Tổng quan về công nghệ NG - SDH

Vòng xoáy tài chính và công nghệ của ngành công nghiệp viễn thông buộc các nhà sản xuất, các nhà vận hành, các nhà khai thác và các tổ chức chuẩn hóa hướng đến một mạng mới cắt giảm chi phí trong khi vẫn mở rộng được dịch vụ. Công nghệ SDH được thiết kế tối ưu cho mục đích truyền tải các tín hiệu ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM). Với khuynh hướng truyền tải dữ liệu ngày càng tăng, hệ thống SDH truyền thống không thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng của các dịch vụ số liệu nữa. Xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông là: • Sự bùng nổ của các dịch vụ trên Internet • Sự tích hợp dịch vụ • Khả năng di động và chuyển vùng • Yêu cầu QoS theo nhiều mức độ khác nhau

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về công nghệ NG - SDH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ NG - SDH Giới thiệu Vòng xoáy tài chính và công nghệ của ngành công nghiệp viễn thông buộc các nhà sản xuất, các nhà vận hành, các nhà khai thác và các tổ chức chuẩn hóa hướng đến một mạng mới cắt giảm chi phí trong khi vẫn mở rộng được dịch vụ. Công nghệ SDH được thiết kế tối ưu cho mục đích truyền tải các tín hiệu ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM). Với khuynh hướng truyền tải dữ liệu ngày càng tăng, hệ thống SDH truyền thống không thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng của các dịch vụ số liệu nữa. Xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông là: Sự bùng nổ của các dịch vụ trên Internet Sự tích hợp dịch vụ Khả năng di động và chuyển vùng Yêu cầu QoS theo nhiều mức độ khác nhau Có thể phân chia thành bốn loại dịch vụ ứng dụng với các mức QoS khác nhau: - Nhạy cảm với trễ và tổn thất (video tương tác, game…). - Nhạy cảm với trễ nhưng tổn thất vừa phải (thoại). - Nhạy cảm về tổn thất nhưng yêu cầu trễ vừa phải (dữ liệu tương tác). - Yêu cầu đối với trễ và tổn hao đều không cao (truyền tệp). Độ an toàn cao Tính linh hoạt, tiện dụng Giá thành mang tính cạnh tranh cao Từ sự dẫn nhập ở trên có thể thấy xu hướng sử dụng dịch vụ theo hướng tăng tính giải trí, tăng tính di động, tăng khả năng thích nghi giữa các mạng, tăng tính bảo mật, tăng tính tương tác nhóm, giảm chi phí… Chính xu hướng phát triển dịch vụ đó đã thúc đẩy sự phát triển các mạng viễn thông theo hướng: công nghệ hiện đại, dung lượng lớn, chất lượng cao, khai thác đơn giản, thuận tiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao. SDH thế hệ sau (NG-SDH) được phát triển dựa trên nền mạng SDH hiện tại, là một cơ chế truyền tải cho phép truyền dữ liệu ở tốc độ cao, băng thông rộng và tồn tại đồng thời các dịch vụ truyền thống và các dịch vụ mới trên cùng một mạng mà không làm ảnh hưởng lẫn nhau. Điều quan trọng nhất là NG-SDH có thể thực hiện việc phân bố băng thông mà không làm ảnh hưởng tới lưu lượng hiện tại. Ngoài ra, SDH thế hệ sau còn có khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ (QoS) thích hợp cho các dịch vụ mới và khả năng truyền tải đồng thời nhiều loại dịch vụ khác nhau trong cùng một môi trường, Hình 2.1: Mô hình giao thức trong NG-SDH. cho phép các nhà khai thác cung cấp nhiều dịch vụ chuyển tải dữ liệu để tăng hiệu quả của các trạm SDH đã lắp đặt bằng cách thêm vào các nút biên MSSP. Nghĩa là không cần lắp đặt một mạng chồng lấp hoặc thay đổi tất cả các nút hay sợi quang. Cắt giảm được chi phí trên 1 bit lưu chuyển, thu hút nhiều khách hàng mới và giữ được những dịch vụ kế thừa. SDH thế hệ sau và sự kế thừa Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẵn sàng chuyển các dịch vụ Ethernet/IP trong kinh doanh sang các mạng đô thị. Mặt khác, sự kết hợp Ethernet/IP có thể làm tăng lợi thế truyền tải đường dài của SDH bao gồm sự mềm dẻo, tin cậy, khả năng chuyển đổi, bảo vệ tích hợp, quản lý và định tuyến lại. SDH thế hệ sau cho nhiều hơn thế. Các node mới của nó được gọi là "Nền tảng cung cấp đa dịch vụ” MSSP cho phép kết hợp các giao tiếp dữ liệu như Ethernet, 8B/10B, MPLS hoặc RPR mà không cần bỏ các giao tiếp SDH/PDH. Ngoài ra, để dữ liệu chuyển tải hiệu quả hơn, SDH đã chấp nhận một tập các giao thức mới đã được cài đặt trong các nút MSSP. Các nút này được kết nối với các thiết bị cũ đang chạy trên mạng. Hình 2.2: Khả năng linh hoạt, mềm dẽo và hiệu quả của SDH thế hệ sau Phần lớn các nhà vận hành, khai thác đã sử dụng SDH trong vài thập niên trở lại đây, chủ yếu để chuyển tải thoại và các giao thức dữ liệu định hướng kết nối. Do đó, truyền tải dữ liệu không hướng kết nối là một thách thức. Mặc dù nhiều kiến trúc được phát triển theo hướng này (PoS, ATM, ...) nhưng chúng không được chấp nhận rộng rãi trong thương mại vì chi phí, sự phức tạp hoặc hiệu quả thấp. Hướng đến sự phát triển của SDH thế hệ sau, trước hết là mong muốn tìm ra một phương thức đơn giản có khả năng thích ứng với bất kỳ giao thức dữ liệu gói nào và thứ hai là cách sử dụng băng thông hiệu quả. Nghĩa là cần một lớp giao thức thích ứng và một cơ chế sắp xếp mới để điều khiển việc sử dụng băng thông. Cơ chế phải thực hiện được tất cả nhưng điều này và giữ được việc truyền tải SDH tin cậy và sự quản lý tập trung. Các hệ thống truyền dẫn đang ngắm vào SDH trong việc định tuyến các khối lưu lượng SDH tốc độ cao cho mục đích truyền tải đường dài. Để làm được việc này, SDH cần một số giao thức sau: - Giao thức đóng khung chung (GFP): được định nghĩa trong khuyến nghị G.7041 ITU-T. Đây là một giao thức ghép bất kỳ dịch vụ liên kết dữ liệu nào gồm Ethernet, quảng bá video số (DVB) và các mạng vùng lưu trữ (SAN). GFP được so sánh với các thủ tục đóng khung khác như gói qua SDH hay X.86 có mào đầu nhỏ đáp ứng yêu cầu phân tích, xử lý ít hơn. - Ghép chuỗi ảo (VCAT): được định nghĩa trong khuyến nghị G.707 ITU-T, tạo ra các ống lưu lượng có kích thước biết trước, đáp ứng sự linh hoạt và khả năng lớn với sự kế thừa các công nghệ trong SDH. - Cơ chế điều chỉnh dung lượng tuyến (LCAS): được định nghĩa trong khuyến nghị G.7042 ITU-T, phân phối hoặc tập hợp các đơn vị băng thông phù hợp các yêu cầu truyền tải dữ liệu hoặc để bổ sung sự co giãn giữa hai điểm truyền tải. Những chức năng này được thực hiện trên các nút MSSP mới được đặt ở các biên của mạng. Chúng trao đổi các gói dữ liệu client được tổng hợp qua nền SDH mà tiếp tục không được thay đổi. Nghĩa là các nút MSSP đại diện cho SDH thế hệ sau và được hiểu là sự kế thừa mạng SDH. Giao thức tạo khung chung GFP GFP (Generic Framing Protocol) là kỹ thuật sắp xếp dữ liệu có tốc độ bit không đổi và thay đổi vào khung đồng bộ SDH. GFP hỗ trợ nhiều giao thức được sử dụng trong mạng LAN và SAN. GFP thêm vào mào đầu để tăng hiệu quả lớp quang. Có hai loại thích ứng tín hiệu client được định nghĩa cho GFP: Sắp xếp khung GFP (GFP-F) sự đóng gói lớp 2 PDU định hướng kiểu thích ứng. Dữ liệu được đóng gói vào các khung có kích thước thay đổi. GFP trong suốt (GFP-T) sự đóng gói lớp 1 hoặc mã khối được định hướng kiểu thích ứng. Các giao thức sử dụng lớp vật lí 8B/10B (như Kênh quang, ESCON, 1000BASE-T) được đóng gói vào khung có kích thước không đổi. Hình 2.3: Sự tập hợp dữ liệu gói sử dụng GFP Gói ở hàng đợi chờ được sắp xếp vào kênh TDM. Ở đầu kia, các gói được sắp xếp ngược trở lại hàng đợi và được phân phối đến từng port. Hình trên là sơ đồ đóng gói và truyền dẫn của khung GFP vào các container VC và được gắn vào khung STM. Phần chung của GFP Có 2 loại khung GFP được định nghĩa: khung khách hàng GFP và khung điều khiển GFP. GFP cũng hỗ trợ một cơ chế phần mở rộng đầu đề tải trọng linh động để dễ dàng cho việc thích ứng của GFP với các cơ chế truyền thay đổi khác nhau. * Khung khách hàng GFP Đầu đề chính (Core Header): có chiều dài 4 byte, gồm một trường chỉ thị chiều dài PDU (PLI) và một trường kiểm tra lỗi đầu đề chính cHEC. PLI gồm 16 bit chỉ thị số byte trong vùng tải trọng GFP. Giá trị tối thiểu của PLI trong một khung khách hàng là 4, PLI có giá trị 0-3 được dành riêng cho việc sử dụng các khung điều khiển. Trường cHEC chứa CRC-16 bảo vệ tính toàn vẹn nội dung của phần đầu đề chính thông qua khả năng sửa lỗi đơn bit và phát hiện lỗi đa bit. cHEC được tính toán trên 4 byte đầu đề chính. Hình 2.4: Các giao thức và định dạng khung GFP. - Vùng tải trọng (Payload): Tất cả các byte trong khung GFP sau phần đầu đề chính được xem như là vùng tải trọng GFP, được dùng để truyền thông tin giao thức đặc trưng của khách hàng. Vùng tải trọng GFP có chiều dài từ 4 đến 65535 byte, gồm 2 thành phần chung: trường đầu đề tải trọng và trường thông tin tải trọng, và một trường kiểm tra tuần tự khung tải trọng (pFCS) tuỳ chọn. Vùng đầu đề tải trọng (Payload Header): là một vùng có chiều dài thay đổi từ 4 đến 64 byte, để hỗ trợ các thủ tục quản lý liên kết dữ liệu đặc trưng cho tín hiệu khách hàng. Vùng này gồm 2 trường bắt buộc là trường kiểu (Type) và trường tHEC, và một số lượng biến đổi các trường đầu đề mở rộng (Extension Header). Sự có mặt của phần đầu đề mở rộng, định dạng của nó và sự có mặt của pFCS tuỳ chọn được chỉ thị bởi trường kiểu. Trường kiểu bao gồm các trường sau: PTI (3 bit) PFI(1 bit), EXI (4 bit) và UPI (1 byte). Trường tHEC bảo vệ tính toàn vẹn nội dung của trường kiểu. Đầu đề mở rộng (Extension Header): là một trường dài từ 0 đến 60 byte (gồm eHEC) hỗ trợ các đầu đề liên kết dữ liệu đặc trưng công nghệ, ví dụ như nhận dạng liên kết ảo, các địa chỉ nguồn và đích, số port, loại dịch vụ, vv. Trường kiểm tra lỗi đầu đề mở rộng (eHEC): CRC-16 bảo vệ tính toàn vẹn nội dung của phần đầu đề mở rộng. Trường Check sum: pFCS (Payload Frame Check Sequence) có 4 byte, tuỳ chọn, chứa mã sửa lỗi CRC-32 bảo vệ nội dung của trường thông tin tải trọng GFP. Hình 2.5: GFP định dạng sắp xếp các client. GFP-F có thể được sử dụng cho Ethernet, PPP/IP và HDLC như là các giao thức mà tính hiệu quả và tính mềm dẻo là quan trọng. Để thực thi quá trình đóng gói thì cần phải nhận hoàn tất gói client nhưng thủ tục này làm tăng độ trễ, GFP thì không thích hợp cho các giao thức nhạy thời gian. * Khung điều khiển GFP Các khung điều khiển được sử dụng trong việc quản lý kết nối GFP, các giá trị PLI từ 0 đến 3. Khung PLI = 0 được gọi là khung rỗng (Idle frame) là một khung đặc biệt gồm 4 byte, chỉ bao gồm phần đầu đề chính GFP và không có vùng tải trọng. Khung rỗng được sử dụng để duy trì một tốc độ bit không đổi khi không có PDU khách hàng nào sẵn sàng truyền. GFP sắp xếp khung (GFP-F) Trong khung GFP-F, nếu một gói client hoàn tất thì nó được sắp xếp hoàn toàn vào khung GFP. Các gói rỗi thì không được truyền, kết quả là tăng hiệu quả truyền dẫn. Tuy nhiên, các kỹ thuật riêng được quy định để truyền tải từng loại giao thức. GFP trong suốt (GFP-T) GFP trong suốt (GFP-T) là một giao thức độc lập, phương thức đóng gói mà tất cả các từ mã được giải mã và sắp xếp vào các khung GFP có chiều dài cố định. Các khung được truyền ngay lập tức mà không phải chờ gói dữ liệu client được nhận hoàn tất. Vì vậy, nó cũng là cơ chế truyền tải lớp 1 bởi vì tất cả các ký tự client được chuyển đến đầu cuối một cách độc lập không có vấn đề gì nếu đó là thông tin, header, điều khiển, hoặc bất kỳ loại mào đầu nào. GFP-T thì rất tốt cho các giao thức nhạy độ trễ, SAN. Bởi vì, không cần xử lý khung client hoặc đợi khung đến khi hoàn tất. Lợi thế này được khắc chế bởi sự hiệu quả do nút MSPP nguồn vẫn phát lưu lượng khi không có dữ liệu nhận từ client. Khả năng GFP GFP cho phép các nút MSPP cung cấp hai dịch vụ TDM và gói định hướng, quản lý các mức ưu tiên truyền dẫn và loại bỏ thích hợp. GFP chỉ là một thủ tục đóng gói nhưng mạnh mẽ và chuẩn hóa tốt cho việc truyền các gói dữ liệu trên SDH và OTN. GFP sử dụng kỹ thuật phát họa cơ bản HEC giống như ATM, vì vậy nó không cần các bit hoặc byte nhồi. Kích thước khung có thể dễ dàng thiết lập chiều dài không đổi. Khi sử dụng kiểu GFP-F, có một lựa chọn tiêu đề mở rộng GFP, được sử dụng như một giao thức riêng như địa chỉ nguồn / đích, số port, lớp dịch vụ,... Giữa các loại EXI tuyến tính hỗ trợ submultiplexing trên một đường, nhận dạng kênh (CID) cho phép ghép kênh đoạn nhỏ qua kênh VC kiểu GFP. Ghép chuỗi (Concatenation) Ghép chuỗi là một quá trình tập hợp băng thông của X container (C-i) vào một container lớn hơn. Băng thông lớn hơn nên sẽ tốt cho việc truyền các tải trọng (payload) lớn, yêu cầu một container lớn hơn VC-4, nhưng nó cũng có khả năng ghép chuỗi các container dung lượng thấp như VC-11, VC-12 hay VC-2. Có hai phương thức ghép chuỗi: - Ghép chuỗi liền kề (CCAT): tạo ra container lớn, không thể chia nhỏ ra trong suốt quá trình truyền. Mỗi NE phải có một cotainer chức năng. - Ghép chuỗi ảo (VCAT): truyền các VC riêng biệt và kết hợp chúng lại ở điểm cuối đường truyền. Chức năng ghép chỉ được cần đến ở cuối đường truyền. Ghép chuỗi liền kề (CCAT) đòi hỏi được cung cấp bởi tất cả các node. Ghép chuỗi ảo (VCAT) phân phối băng thông hiệu quả hơn và có thể được cung cấp bởi sự thiết lập kế thừa. Hình 2.6: Ghép chuỗi liền kề (CCAT): các con trỏ và container. Cấu trúc một VC-4-Xc (X=1, 4, 16, 64, 256), với X là mức. Đơn vị tăng giảm (đồng chỉnh) là 3 X, phụ thuộc vào mức AU-4 = 3 byte, AU-4-256c = 768 byte. Ghép chuỗi liền kề của VC-4: Một VC-4-Xc cung cấp một vùng tải của X cotainer loại C-4. Nó sử dụng giống HO-POH được sử dụng trong VC-4 và với chức năng nhận dạng. Cấu trúc này có thể được truyền trong khung STM-n (với n=X). Tuy nhiên, các sự kết hợp khác cũng có thể thực hiện, ví dụ như: VC-4-4c có thể được truyền trong khung STM-16 và STM-64. Ghép đảm bảo tính toàn vẹn của dãy bit, bởi vì cả container được truyền như là một đơn vị xuyên qua mạng. Hình 2.7 : Ghép chuỗi liền kề VC-4-4c trong khung STM-16. Bảng 2.1: Ghép chuỗi liền kề của VC-4-Xc, với X là số VC-n. SDH X Dung lượng Đồng chỉnh Truyền tải VC-4 1 149.760 Kbit/s 3 byte STM-1 VC-4-4c 4 599.040 Kbit/s 12 byte STM-4 VC-4-16c 16 2.396.160 Kbit/s 48 byte STM-16 VC-4-64c 64 9.583.640 Kbit/s 192 byte STM-64 VC-4-256c 256 38.338.560Kbit/s 768 byte STM-256 Ghép chuỗi liền kề các VC-4 được định nghĩa bởi ITU-T tiêu chuẩn G.707. Cấu trúc khung của VC-4-Xc được thể hiện ở hình 1.11 với 9 hàng và X*261 cột, tốc độ khung là 125µs. VC-4-Xc được tạo thành bởi phương pháp ghép xen byte của X VC-4 riêng biệt kề nhau. Trong X cột chứa, các byte POH từ các VC-4 gốc chỉ là một, được đặt tại cột đầu tiên, được sử dụng như là POH chung cho toàn bộ VC-4-Xc. Cột thứ hai tới cột X chứa các byte chèn cố định. X*260 cột còn lại là vùng tải trọng của VC-4-Xc và có kích thước bằng với C-4-Xc. VC-4-Xc sẽ được truyền trong X AU-4 kề nhau trong tín hiệu STM-N. Cột đầu tiên của VC-4-Xc sẽ luôn luôn được đặt trong AU-4 thứ nhất. Con trỏ của AU-4 thứ nhất này chỉ ra vị trí của byte J1 trong POH của VC-4-Xc. Các con trỏ của AU-4 còn lại, nghĩa là từ AU-4 #2 tới AU-4 #X, được thiết lập để chỉ thị tải trọng được ghép chuỗi liền kề, nghĩa là hai byte H1 và H2 của các AU-4 này chứa giá trị “1001xx11 11111111”. Việc hiệu chỉnh con trỏ được thực hiện chung cho cả X AU-4 ghép chuỗi và khi chèn sử dụng X×3 byte. Ghép chuỗi ảo VCAT Công nghệ không kết nối và gói định hướng, như là IP hoặc Ethernet không thỏa băng thông được cung cấp bởi ghép chuỗi liền kề. Để thực hiện một đường truyền 1Gbit/s thì nó sẽ cần dùng một container VC-4-16c mà dung lượng là 2.4Gbit/s. Nhiều hơn gấp đôi băng thông yêu cầu. Bảng 2.2: Dung lượng của ghép chuỗi ảo SDH VC-n-Xv. SDH Dung lượng riêng X Dung lượng ảo VC-11 1.600 Kbit/s 1 ÷ 64 1.600 ÷ 102.400 Kbit/s VC-12 2.176 Kbit/s 1 ÷ 64 2.176 ÷ 139.264 Kbit/s VC-2 6.784 Kbit/s 1 ÷ 64 6.784 ÷ 434.176 Kbit/s VC-3 48.384 Kbit/s 1 ÷ 256 48.384 ÷ 12.386 Kbit/s VC-4 149.760 Kbit/s 1 ÷ 256 149.760 ÷ 38.338.560 Kbit/s Ghép chuỗi ảo (VCAT) là một giải pháp cho phép tăng băng thông trên một đơn vị VC-n. Ở nút nguồn MSSP VCAT tạo ra một tải trọng tương đương với X lần đơn vị VC-n (Xem Bảng 2.2). Việc thiết lập X container được hiểu là một nhóm container ảo (VCG) và mỗi VC là một phần tử của VCG. Tất cả các phần tử VC được gởi một cách độc lập đến nút đích MSSP. Ở đích đến, tất cả VC-n được sắp xếp theo chỉ số đươc cấp bởi byte H4 hoặc byte V5, sau cùng là phân phối đến client. Chênh lệch độ trễ giữa các phần tử VCG là có khả năng, chúng được truyền riêng biệt và theo các đường đi có độ trễ khác nhau. Vì vậy, MSSP đích sẽ bù những khoảng trễ khác nhau trước khi ráp lại vào tải và phân phối dịch vụ. Ghép chuỗi ảo chỉ được dùng ở các nút biên và tương thích với mạng SDH trước đó, mặc dù chúng không hỗ trợ ghép. Để thu được lợi ích này, những container riêng biệt nên được truyền theo những đường khác nhau trên mạng. Nếu một kết nối hoặc một nút hỏng thì chỉ một phần kết nối bị ảnh hưởng. Đây cũng là phương pháp cung cấp một dịch vụ có khả năng phục hồi. Hình 2.8: Ghép chuỗi ảo VC-4-7v. * Phân phối và phục hồi tải trọng Việc phân phối nội dung của container tải trọng liền kề C-n-Xc, một số thứ tự duy nhất SQ (Sequence Number) được gán vào mỗi VC-n thành viên của VCG bởi NMS (Network Management System). SQ xác định thứ tự mà các byte được phân phối, Giá trị được gán cho SQ trong một VCG kích thước X sẽ từ 0 tới (X-1). Hình 2.9: Phân phối của C-4-4c. Mỗi VC-n trong VCG sẽ được truyền riêng biệt qua mạng, đường đi của các VC-n khác nhau dẫn đến độ trễ đường truyền khác nhau giữa các VC-n. Do đó, thứ tự của các VC-n đến sẽ thay đổi. Tại trạm đích, các VC-n này phải được bù trễ trước khi khôi phục lại VC-n-Xv. Để phát hiện được độ trễ, chỉ thị đa khung MFI (Multi-Frame Indicator) được định nghĩa. Tại phía phát, MFI của tất cả thành viên thuộc một VCG đều bằng nhau và tăng sau mỗi khung. Tại phía thu, MFI được sử dụng để tập hợp lại tải trọng cho tất cả các thành viên trong nhóm. Độ trễ có thể được xác định bằng cách so sánh các giá trị MFI tại phía thu. Quá trình xử lý tại trạm đích phải bù được khoảng trễ tối thiểu 125 μs. MFI được xem là một bộ đếm và bắt đầu lại bằng ‘0’ nếu nó bị tràn. Tại trạm đích, các VC-n phải được bù trễ, sắp xếp và tập hợp lại để khôi phục lại khối tải trọng ban đầu. Hình 2.10: Minh họa việc khôi phục lại VC-4-4v. (a) Các thành viên của VCG khi đến phía đích có độ trễ khác nhau. (b) Các thành viên sau khi qua các bộ đệm bù trễ sử dụng thông tin MFI. (c) C-n-4c sau khi xếp thứ tự, sử dụng thông tin SQ. Hình 2.11: Quá trình phân phối và phục hồi VC-3-4v * VCAT của VC-3/4 Mỗi VC-3/4 có mào đầu tuyến riêng. Hình 1.13 trình bày cấu trúc đa khung VC-3/4-Xv. Byte H4 của VC-3/4 được dùng để chỉ thị thứ tự SQ và chỉ thị đa khung MFI. Bảng 2.3: Trình bày dung lượng tải trọng của các VC-3/4-Xv. VC-n-Xv (X = 1…256) VC-n p Dung lượng tải trọng VC-4-Xv VC-3-Xv VC-4 VC-3 260 84 X*149.760 Kbit/s X*48.384 Kbit/s 125µs 125µs 125µs Hình 2.12: Cấu trúc khung VC-3/4-Xv Để phục vụ cho việc bù trễ ở trạm đích, phía nguồn sắp xếp các VC-3/4 lại thành đa khung. Một đa khung tổng VCAT tốc độ 512 ms được sử dụng để bù trễ trong khoảng từ 125 µs đến 256 ms. Đa khung tổng gồm 256 đa khung và mỗi đa khung gồm 16 khung. Chỉ thị đa khung gồm hai phần. Phần thứ nhất sử dụng bit [5…8] của byte H4 để chỉ thị đa khung (MFI-1). MFI-1 này tăng một đơn vị sau mỗi khung và có giá trị từ 0 tới 15. Phần thứ hai là chỉ thị đa khung 8 bit (MFI-2) sử dụng các bit [1…4] của byte H4 thuộc khung 0 (MFI-1=0) sẽ là các bit [1…4] của MFI-2 và thuộc khung 1 (MFI-1=1) sẽ là các bit [5…8] của MFI-2 (bảng 1.2). MFI-2 tăng lên 1 đơn vị sau mỗi 16 khung (1 đa khung) và có giá trị từ 0 tới 255. Kết quả là đa khung tổng gồm 4096 khung và dài 512 ms (hình 2.13). Chỉ thị số thứ tự SQ nhận biết thứ tự các VC-3/4 riêng lẻ của VC-3/4-Xv. Mỗi VC-3/4 riêng lẻ của VC-3/4-Xv có một số thứ tự cố định duy nhất trong khoảng từ 0 tới (X-1) (hình 1.8). VC-3/4 truyền trong trong các khe thời gian 1, (X+1), (2X+1)… của VC-3/4-Xc sẽ có số thứ tự là 0, VC-3/4 truyền trong các khe thời gian 2, (X+2), (2X+2)….của VC-3/4-Xc sẽ có số thứ tự là 1, vv….. VC-3/4 truyền trong các khe thời gian X, 2X, 3X….của VC-3/4-Xc sẽ có số thứ tự là (X-1). Giá trị của SQ phải do NMS thiết lập. Số thứ tự SQ 8-bit (cho giá trị của X lên tới 256) sử dụng các bit [1…4] của byte H4 thuộc khung 14 (MFI-1 = 14) sẽ là các bit [1…4] của SQ và thuộc khung 15 (MFI-1 = 15) sẽ là các bit [5…8] của SQ (bảng 2.4). Hình 2.13 Cấu trúc đa khung tổng VC-3/4-Xv. Bảng 2.4: Chỉ thị thứ tự và đa khung trong byte * VCAT của VC-1/2 Mỗi VC-1/2 có một mào đầu riêng. Cấu trúc khung cũng tương tự như VC-3/4Xv được trình bày trong hình 1.16. 500µs 500µs 500µs Hình 2.14: Cấu trúc đa khung VC-1/2-Xv. Bảng 2.5: Trình bày dung lượng tải trọng của VC-1/2Xv. VC-m-Xv (X = 1…64) VC-m p Dung lượng tải trọng VC-12-Xv VC-11-Xv VC-12 VC-11 34 25 X*2.176 Kbit/s X*1.600 Kbit/s Giá trị của X bị giới hạn từ 1 tới 64 bởi vì không thể sắp xếp nhiều hơn 63 VC-11 hoặc VC-12 vào một VC-4 và do đó trường SQ bị giới hạn và có 6 bit. Bit thứ 2 của byte K4 trong VC-1/2 POH được sử dụng để mang thông tin về chỉ thị thứ tự SQ của VC-1/2 và chỉ thị đa khung MFI. Các bit thứ 2 thuộc byte K4 của một đa khung (gồm 32 khung) sẽ hình thành một chuỗi 32 bit đ
Tài liệu liên quan