Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Khái niệm, nguồn gốc,đặc điểm và vai trò của tư tưởngHCM về đạo đức cách mạng 1. Khái niệm tưtưởngHCM về đạo đức cách mạng TưtưởngHCM về đạo đức cách mạng là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc của Ngườivề những chuẩn mực ( tiêu chuẩn, quy tắc, quy phạm ) và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới, khác về chất so với nền đạo đức cũ, nhằm phát triển toàn diện con người trong thời đại mới.

pdf52 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ CHÍ MINH ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG BÀI 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG NĂM - 2013 I. Khái niệm, nguồn gốc,đặc điểm và vai trò của tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng 1. Khái niệm tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng Tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc của Người về những chuẩn mực ( tiêu chuẩn, quy tắc, quy phạm) và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới, khác về chất so với nền đạo đức cũ, nhằm phát triển toàn diện con người trong thời đại mới. Hồ Chí Minh xây dựng nền đạo đức cách mạng với hai nội dung cơ bản: Một là, xây dựng những hệ thống chuẩn mực của nền đạo đức mới. Tổng hợp những chuẩn mực đó thành phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân và tập thể Hai là, xây dựng những nguyên tắc trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức mới. Hai nội dung này nhằm mục đích phát triển con người một cách toàn diện, hướng tới các giá trị cao đẹp chân - Thiện - Mỹ - Truyền thống đạo đức dân tộc được hình thành và phát triển trên cơ sở của chủ nghĩa yêu nước. Nhiều giá trị đạo đức từ đó được tích luỹ như : đạo lý yêu quê hương đất nước, yêu thương, quý trọng con người; đồng cam cộng khổ cứu giúp lẫn nhau; cần cù trong lao động sản xuất, dũng cảm hy sinh trong đánh giặc cứu nước; sống có thuỷ chung, có tình có nghĩa; uống nước nhớ nguồn; 2. Nguồn gốc tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng a. Truyền thống đạo đức dân tộc Tất cả những giá trị đạo đức ấy đã đi vào tâm hồn HCM ngay từ khi còn nằm trong nôi nghe những lời hát ru của mẹ và trở thành yếu tố nội sinh giúp HCM kế thừa, vận dụng tinh hoa đạo đức nhân đạo và đi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. b. Tinh hoa đạo đức nhân loại - Trước khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, HCM đã tiếp thu, vận dụng nhiều đạo đức của Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Mặc gia - HCM rất coi trọng và đánh giá cao tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, đó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân,vì thế Người viết “ học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân” Thế nhưng Người vẫn phê phán và loại bỏ lập trường tư tưởng phong kiến của Khổng Tử như tôn thờ chế độ phong kiến, phân biệt đẳng cấp ( quân tử, tiểu nhân); trọng nam kinh nữ “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” HCM kế thừa mặt tiến bộ trong tư tưởng tam dân của Tôn Dật Tiên và tư tưởng tự do, bình đẳng, bắc ái của dân chủ tư sản để xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta. HCM viết “ học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Chúa Giê –su có ưu điểm là lòng bác ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là Phuong pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên là có ưu điểm là chính sách Tam dân thích hợp với điều kiện nước tatôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” c. Đạo đức cộng sản được thể hiện trong học thuyết Mác – Lênin và phong trào cộng sản quốc tế Để xây dựng nền đạo đức mới, HCM đã kế thừa, vận dụng đạo đức học Mác – Lênin, đạo đức của giai cấp vô sản. Đó là các phạm trù và các tiêu chuẩn đạo đức được hình thành trên nền tảng cách mạng vô sản, của chủ nghĩa tập thể vô sản, lấy việc giải phóng triệt để giai cấp, dân tộc, con người làm mục đích tối cao; coi hạnh phúc không phải chỉ là thoả mãn nhu cầu của cá nhân mà cái chính là phục vụ cho tất cả mọi người. d. Sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức không mệt mỏi của HCM Cả cuộc đời Người là một tấm gương vĩ đại về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của Người, đã nâng Người lên thành bậc đại trí, đại nghĩa, đại dũng, đại liêmcủa thế kỷ XX, khiến kẻ thù cũng phải kính phục, bị cảm hoá và nhân loại tin tưởng noi theo. Đó là, HCM không chỉ yêu thương và muốn cứu con người, dân tộc Việt Nam, mà còn thương yêu nhân dân các nước thuộc địa, vươn tới yêu thương nhân loại. Thể hiện tính Đại nhân, đại nghĩa ở HCM. Đại trí, đại dũng HCM không hề sợ hãi trước sự đe doạ của kẻ thù mà càng tăng thêm quyết tâm hoạt động cách mạng. Ngay trong tù đày lao khổ, Người vẫn luôn rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện ý chí cách mạng Vì thế Người tâm sự “ Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó” - Đạo đức cách mạng là đạo đức của giai cấp công nhân. Các tiêu chuẩn đạo đức hướng tới chân thiện mỹ thực chất là hướng tới cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN hướng tới phục vụ Đảng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân 3. Những đặc điểm của đạo đức cách mạng - Nền đạo đức mới – đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức về hình thức chúng ta thấy có nhiều khái niệm, phạm trù, mệnh đề của đạo đức truyền thống, nhưng nội dung là của nền đạo đức mới. Các tiêu chuẩn đạo đức của Hồ Chí Minh rất toàn diện, không chung chung trừu tượng mà rất cụ thể, dễ thực hiện, có cả những tiêu chuẩn đạo đức chung, nhưng cũng có những tiêu chuẩn thích ứng cho mỗi giao cấp, mỗi tầng lớp, mỗi tổ chứcTrong đó, Người đặc biệt chú ý tới đạo đức cán bộ đảng viên. - Hồ Chí Minh là người xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức mới, nhưng cũng là người thực hiện những tiêu chuẩn đó một cách mẫu mực nhất, có sự thống nhất cao giữa lời nói và việc làm. Đặc điểm này làm cho Hồ Chí Minh toả sáng và trở thành tấm gương đạo đức vĩ đại. 4. Vai trò của đạo đức cách mạng đối với cách mạng nước ta. - HCM luôn đề cao vai trò của đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng có chức năng điều chỉnh sự suy nghĩ và hành vi của con người, đồng thời tạo ra động cơ hành động đúng đắn, tạo ra ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của con người. Từ đó, HCM coi đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng. Người viết: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Vì thế, Vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng được HCM khẳng định: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Do đó, đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc và là phẩm chất của mỗi con người. HCM luôn đánh giá cao cả hai mặt đức và tài ở mỗi con người. Trong mối quan hệ này Người khẳng định đạo đức là gốc, nó quyết định sức mạnh tinh thần to lớn của con người, sức mạnh của đoàn kết dân tộc, nhờ đó mà đạo đức góp phần to lớn vào việc quyết định sự thành bại của cách mạng nước ta. Chính vì vậy HCM luôn coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho con người, trước hết là cho cán bộ đảng viên, Người nhấn mạnh: “Đảng ta là một đảng cầm quyền mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. II. Nội dung cơ bản của TTHCM về đạo đức cách mạng. 1. Những chuẩn mực đạo đức cần phải thướng xuyên phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người, trước hết là của cán bộ đảng viên. a. Trung với nước, hiếu với dân. Trung, hiếu là những chuẩn mực đạo đức truyền thống: Trung với vua và hiếu với cha mẹ. Nhưng trên tinh thần phủ định biện chứng, HCM vẫn sử dụng khái niệm, Trung, hiếu nhưng nội hàm đã đổi mới: - Trung, tức là tận trung với nước, - Hiếu, tức là tận hiếu với dân. Trong TTHCM, tận trung với nước là chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đó là lẽ phải, là chân lý. Vì Người, cho rằng “ Nước mất thì nhà tan, mỗi người dân sẽ thành nô lệ”. - Do đó, là người công dân thì phải tận trung với nước tức là phải tận tâm, tận lực phục vụ tổ quốc: suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc vì CNXH; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng; phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc, dù bất cứ hoàn cảnh nào, cũng không phản bội, quy hàng kẻ địch - Tận trung với nước cũng chính là tận trung với Đảng, với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, quyết tâm đưa Đất nước phát triển theo con đường độc lập dân tộc và CNXH. Vì thế người cho rằng: “Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Trong TTHCM, trung với nước, với Đảng và hiếu dân là hai mặt thống nhất của một vấn đề, gắn bó chặt chẽ hữu cơ với nhau. Theo Người, Nước ta là nước dân chủ, dân là chủ nhân của Đất nước. Vì vậy, đã tận trung với nước, thì phải tận hiếu với dân. Tận hiếu với dân nghĩa là thấy rõ sức mạnh, vai trò thật sự của nhân dân. Dân là gốc của nước, là những người sáng tạo làm nên lịch sử. Do đó, phải gắn bó với dân, kính trọng và lắng nghe ý kiến của dân, hoà mình với dân; tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phải thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí; bất cứ việc gì có lợi cho dân thì ta phải làm, bất cứ việc gì có hạicho dân thì ta phải tránh Từ “ trung với vua, hiếu với cha mẹ” chuyển thành “ tận trung với nước, tận hiếu với dân”, HCM đã thực hiện một cuộc cách mạng về đạo đức. Nhân dân từ chỗ là kẻ nghèo hèn, bị thống trị, cần được chăn dắt, sai kiến đã trở thành lực lượng làm nên lịch sử. Trước quan lại là quan phụ mẫu của dân, thì nay là cán bộ, đảng viên. Với ý nghĩa ấy, HCM viết “ Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời.Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” b. Yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa, có tình. - HCM quan niệm về con người: “Chữ người nghĩa hẹp là gia đình anh em, họ hàng, bầu bạn, nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”. Đó là những con người cụ thể, có đời sống tình cảm riêng, và do đó “Mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng”. --- Con người là văn minh hay dã man, thiện hay ác, tốt hay xấu cũng đều có tình. Đó chính là mẫu số chung để HCM kêu gọi con người cần phải thương yêu nhau, thực hành hai chữ “Bác ái” và chúng ta cần “ làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. - Tình yêu thương con người ở HCM không chung chung, trừu tượng mà rất cụ thể, sâu sắc và bao dung. HCM chẳng những yêu thương tất cả những người lao động, mà đặc biệt thương yêu những người bị áp bức bóc lột, bị đày đoạ đau khổ. Tình yêu thương con người của HCM không chỉ dừng lại ở lòng “Trắc ẩn” mà còn được nâng lên ở tầm cao của nhận thức tư tưởng. - Sống có nghĩa, có tình, giúp người, cứu người, hướng tới giải phóng triệt để con người đây là động cơ mạnh mẽ là mục tiêu lý tưởng cao cả của HCM. Người nói rõ: “Chúng ta tranh được tư do, độc lập rồi mà dân chết đói, chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì”. Do đó, để giải phóng triệt để con người thì không chỉ đánh đổ bọn thực dân xâm lược, giải phóng dân tộc mà còn xoá bỏ tình trạng người bóc lột người. Theo Người, để thực hiện được mục tiêu đó thì “không có con đường nào khác con đường CMVS”. c. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. - Cần thường xuyên cố gắng, chăm chỉ trong suốt cả cuộc đời. - Cần còn biết chủ động và sắp xếp công việc có kế hoạch, có sáng tạo, biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng để có thể làm việc lâu dải, đạt kết quả cao. - Cần còn được hiểu là tang năng suất trong công tác, bất kỳ đó là công tác gì; làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm, làm cho chu đáo, việc ngày nào làm xong ngày ấy, chớ chờ ngày mai - Cần là phải chống bệnh chay lười, biếng nhát, ỷ lại, thụ động, vô kỷ luật - Kiệm, là tiết kiệm công sức, tiền của và thời gian, sử dụng chúng sao cho có ích nhất, hiệu quả nhất. - Kiệm cũng có nghĩa là không xa sĩ, không hoang phí, không bừa bãi trong sản xuất và đời sống. - Tiết kiếm theo HCM hoàn toàn trái ngược với bủn sỉn. Bủn sỉn là việc đáng chi tiêu cũng không tiêu, là một thói xấu cần phải loại bỏ, Người nói: “ khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho tổ quốc, thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng” Liêm - là: “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. “ Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá, chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Không đem của công dùng vào việc tư và luôn tôn trọng giữ gìn của công và của nhân dân. Người nói: “ Những người ở các công sở, từ làng đến chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng”.Vì vậy, Người yêu cầu, cán bộ, công chức trong các công sở trước hết phải giữ lấy chữ liêm làm đầu. Chính là không tà, là thẳng thắn và đúng đắn. Theo HCM: “Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia ra làm hai thứ: việc Chính và việc Tà. Làm việc Chính là người thiện, làm việc Tà là người ác”. Như vậy, chính tức là việc gì có lợi cho dân thì dù nhỏ cũng hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì dù nhỏ cũng hết sức tránh. Cán bộ công chức là những người làm việc công cho nên chính còn là sự công tâm, công đức khi giải quyết công việc. HCM cho rằng, chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng người có tài năng làm được việc chớ vì bà con bầu bạn mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Vì thế, Người nhấn mạnh đối với cán bộ, công chức phải tự mình “chính” trước mới giúp được người khác “chính”, nếu mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý. Chí công vô tư là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, tức là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người nhấn mạnh, thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. d. Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung. Trong tư tưởng đạo đức HCM, HCM cho rằng chủ nghĩa quốc tế chính là quan hệ hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ, tương trợ với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, với những người yêu hoà bình, công lý và tiến bộ trên thế giới. Nhưng chủ nghĩa quốc tế chỉ có thể tốt đẹp khi mỗi quốc gia phải phát huy tinh thần chủ động, tự lực tự cường và phải hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nước lớn, biệt lập, kỳ thị dân tộc đều là những khuynh hướng cản trở việc thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phá vỡ khối đoàn kết quốc tế, thậm chí dẫn đến tình trạng đối đầu, đối địch giữa các quốc gia dân tộc. Vì thế, theo HCM, CNQT trong sáng phải gắn liền, thống nhất với CN yêu nước chân chính. Người cho rằng, không thể có tinh thần QT trong sáng nếu không có tinh thần yêu nước chân chính. Đó là tinh thần quốc tế cao đẹp mà Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên đều phải thấm nhuần và rèn luyện trong cuộc đấu tranh chung vì hoà bình phát triển và tiến bộ trên toàn thế giới. 2. Những nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. a. Tu dưỡng đạo đức bền bĩ suốt đời, chủ yếu trong thực tiễn cách mạng Theo HCM, Người cho rằng đã tham gia vào đời sống cộng đồng thì mỗi người- không phải là thánh nhân – ít nhiều đều mắc sai lầm, khuyết điểm. Người nói: “ người nào không mắc khuyết điểm mới là lạ”. Nhất là cán bộ đều có ít nhiều chức quyền, nếu không tự giáo dục mình đi theo hướng thiện thì dễ đi vào hướng ác. Người so sánh sự tu dưỡng đạo đức cách mạng giống như người trồng lúa, phải có công chăm bón, diệt cỏ trừ sâu lúa mới tốt; còn cái ác giống như cỏ dại, nếu không diệt thì nó mọc tràn lan, lu bù, sinh sôi nảy nở rất dễ. - Do đó, trong đời sống cộng đồng thì mỗi người phải phấn đấu tu dưỡng đạo đức bền bĩ suốt đời sao cho phần thiện ngày càng nảy nở như hoa mùa xuân, còn phần ác ngày càng ít đi. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng rất khó khăn gian khổ. Phương pháp quan trọng nhất hiệu quả nhất là “Luôn luôn biết sửa lỗi mình”, biết “tự phê bình và phê bình theo lý tưởng CS”. HCM ví việc tu dưỡng đạo đức như “gạo đem vào giã”, như “Ngọc mài, vàng luyện”. Vì thế HCM kết luận: “ Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bĩ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” b. Nêu gương đạo đức Nói đi đôi với làm HCM coi trọng sự gương mẫu trong thực hành đạo đức nói đi đôi với làm, nói được phải làm được. Đó là một nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới, Người viết “ Nói chung là các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một tram bài diễn văn tuyên truyền” Người nhấn mạnh: trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “Cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mật thước cho người ta bắt chướcHô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã”. Từ đó, Người dạy: “ đảng viên đi trước” để cho “ làng nước theo sau” c. Để xây dựng nền đạo đức mới phải luôn đấu tranh với những hiện tượng phi đạo đức, nhất là chống chủ nghĩa cá nhân Xây dựng đạo đức cách mạng là để giải phóng dân tộc và xây dựng thành công CNXH. Nhưng theo HCM trong xã hội ít nhiều ai cũng mang trong mình vết tích về tư tưởng của xã hội cũ, nhất là những tiêu chuẩn đạo đức cũ đã lỗi thời, cái xấu, cái vô đạo đức. Chúng đang là “kẻ địch trong lòng” ngăn trở to lớn đến việc xây dựng nền đạo đức mới. Vì vậy, phải luôn đấu tranh chống lại những trở lực to lớn đó mới có thể xây dựng được đạo đức cách mạng. Cho nên, xây phải đi đôi với chống, chống là để xây và xây cũng là để chống, nhưng xây là mục đích chính. Nguyên nhân của những trở lực đó chính là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, phải tập trung chống nghĩa cá nhân. Theo HCM, chủ nghĩa cá nhân là tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân, khi làm bất cứ việc gì cũng chỉ đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, trước hết; không muốn mình vì mọi người, chỉ muốn mọi người vì mình, chỉ muốn mình béo, mặc thiên hạ gầy. Vì thế, Người cho rằng, nó là một thứ vi trùng rất độc, Người chỉ rõ: “ Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng tram thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí”, óc hẹp hòi, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, cơ hội chủ nghĩa Tuy nhiên, cần có nhận thức đúng và cần phân biệt giữa chủ nghĩa cá nhân với lợi ích cá nhân. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “ giày xéo lên lợi ích cá nhân” Vì, mỗi người đều có lợi ích của bản thân và của gia đình mình. “ Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu” Để xây dựng đạo đức cách mạng, theo HCM thì cần có nhiều giải pháp thích hợp. - Trước hết, Người nhấn mạnh phải thành thật và thường xuyên tự phê bình và phê bình. Nhưng, Người cũng chú ý “ phê bình việc chứ không phê bình người” để giúp nhau tiến bộ. - Đề cao vai trò của dư luận xã hội chống chủ nghĩa cá nhân. - Nêu gương, kỷ luật nghiêm minh III. Vận dụng sáng tạo tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng trong công cuộc đổi mới 1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM trong công cuộc đổi mới hiện n
Tài liệu liên quan