Vai trò kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển của xã hội loài người

Nông nghiệp là ngành sản xuất có đầu tiên và trải qua một thời kỳ dài là cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỹ XVIII, rồi cách mạng khoa học kỹ thuật vào giữa thế kỹ XX, đã tạo ra sự phát triển mới hết sức lớn lao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, theo đó nhiều ngành sản xuất mới đã ra đời và phát triển lớn mạnh: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng ở nhiều quốc gia và trên cả hành tinh của chúng ta. Nông nghiệp có vai trò quan trọng đó vì những lẽ sau đây: Nông nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho đời sống của con người, như: lương thực, thực phẩm và những sản phẩm tiêu dùng khác có gốc nguyên liệu từ nông sản.

doc14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển của xã hội loài người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TE NONG NGHIEP II.Vai Trò Kinh Tế Nông Nghiệp 1) Nông nghiệp đối với sự phát triển của xã hội loài người Nông nghiệp là ngành sản xuất có đầu tiên và trải qua một thời kỳ dài là cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỹ XVIII, rồi cách mạng khoa học kỹ thuật vào giữa thế kỹ XX, đã tạo ra sự phát triển mới hết sức lớn lao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, theo đó nhiều ngành sản xuất mới đã ra đời và phát triển lớn mạnh: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ… Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng ở nhiều quốc gia và trên cả hành tinh của chúng ta. Nông nghiệp có vai trò quan trọng đó vì những lẽ sau đây: Ø Nông nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho đời sống của con người, như: lương thực, thực phẩm và những sản phẩm tiêu dùng khác có gốc nguyên liệu từ nông sản. Không có những sản phẩm thiết yếu đó con người không thể tồn tại và phát triển được, vì như Ăng ghen đã khẳng định “trước hết con người cần phải có ăn, uống và ở, mặc, trước khi lo đến chuyện làm chính trị, tôn giáo…Xã hội càng phát triển với quy mô dân số và chất lượng cuộc sống cao hơn, nhu cầu về những sản phẩm thiết yếu đó càng lớn cả về số lượng, chủng loại đa dạng và chất lượng cao”. • Nông nghiệp gắn với các vấn đề xã hội và môi trường – cái không thể thiếu được cho một xã hội văn minh và sự trường tồn của hành tinh chúng ta. • Nông nghiệp đóng góp một khối lượng đáng kể vào tổng giá trị sản phẩm của nhiều quốc gia (GDP) với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế trong thương mại quốc tế. Điều này càng trở nên quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế. • Xã hội nông thôn vốn rất rộng lớn và là một bộ phận hợp thành rất quan trọng của thị trường hàng công nghệ và dịch vụ. 2) Nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì thế nông nghiệp càng có vai trò quan trọng. • Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hoá xuất khẩu. Giá trị sản phẩm nông nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP) . Theo số liệu thống kê năm 1999 bộ phận cấu thành này là 25,4%. Giá trị nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu với 9 trong 15 mặt hàng xuất chủ yếu của toàn bộ nền kinh tế (gạo, cà phê, cao su, trà, đậu phộng, hạt điều, rau quả và hải sản). • Nông nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn lao động và dân cư cả nước. Trong đó chủ yếu và trực tiếp là lao động nông thôn với một quy mô dân số còn rất lớn - khoảng trên 58 triệu người, bằng 76,5% so với cả nước (tính tại thời điểm 1/14/1999). Giải quyết tình trạng thiếu việc làm và nghèo đói ở nông thôn hiện nay rõ ràng là một trọng trách của việc phát triển nông nghiệp. • Nông nghiệp là nguồn cung cấp sức lao động cho nhiều mặt hoạt động kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. • Nông nghiệp nông thôn là thị trường rộng lớn của hàng hoá công nghiệp, dịch vụ và hàng nông sản của bản thân nông nghiệp. Nông nghiệp phát triển vững mạnh sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, góp phần kích cầu để ngăn chặn tình trạng giảm phát của nền kinh tế. • Nông nghiệp gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, với bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên - cái không thể thiếu trong việc xây dựng một nông thôn văn minh, một đội ngũ nông dân có trí thức. • Với vai trò quan trọng như vậy, nên trong đường lối cách mạng Việt Nam, Đảng và Bác Hồ luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề __________nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp đã đi đầu trong đổi mới và đã góp phần to lớn vào sự thành công của đổi mới. Nông nghiệp đã và sẽ là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. )-Thế giới đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực mà nguyên nhân một phần là do con người đã quên đi đóng góp quan trọng của nông nghiệp vào đời sống xã hội, quên đi công sức của người nông dân. Tuy nhiên, phải thừa nhận, trong hàng chục năm trở lại đây, nông nghiệp đã dựa vào công nghiệp mà tiến bộ đáng kể. Vấn đề còn lại là cần xác định cho đúng vị trí của nông nghiệp trong mối tương quan với công nghiệp và các vấn đề nhạy cảm khác như an ninh lương thực, phát triển kinh tế và chất lượng sống của người nông dân trong thời đại toàn cầu hoá Về an ninh lương thực, vai trò của nông nghiệp thế giới trong thế kỷ 21 đã khác xa những thế kỷ trước kia. Vì vậy, tư duy của các nhà hoạch định chiến lược nông nghiệp cũng phải thay đổi. Quan niệm mới cho thấy an ninh lương thực không chỉ là sản xuất thật nhiều lương thực để đáp ứng nhu cầu nội địa, mà còn cả ở chất lượng, quy hoạch, tổ chức và phân phối nông sản. Các cuộc khủng hoảng lương thực thế giới đều chứng minh cho cách nhìn mới này. Năm 1974, khi khủng hoảng năng lượng thế giới đang diễn ra, nạn đói làm thiệt mạng gần 1,5 triệu người ở Bangladesh là do phân phối lương thực kém hiệu quả và nạn đầu cơ chứ không phải thiếu lương thực. Những chệch choạc về phân phối và quản lý thị trường có thể là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng lương thực, vì có nước sản xuất dư thừa mà lương thực vẫn không đến được tay người dân, hay đến nhưng giá quá cao. Trong khi nhiều nước công nghiệp sản xuất lúa gạo thấp hơn nhu cầu nội địa như Malaysia, Brazil vẫn có đủ gạo tồn kho và không thấy hiện tượng cơn sốt ảo. Tại nước đang phát triển như Việt Nam, trọng tâm phát triển kinh tế quốc gia không còn nằm ở nông thôn mà ở các khu công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, tầm quan trọng của nông nghiệp giảm dần. Phần đóng góp của nông nghiệp vào tổng sản lượng GDP giảm dần, chỉ còn từ 15 đến 30%. Trước thực trạng này, phải có thay đổi mạnh mẽ trong tư duy về an ninh lương thực, phải có tầm nhìn mới đối với nền nông nghiệp để tránh thiệt thòi cho những vùng đất chỉ thích hợp với nghề nông. ND - Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất nông nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho xã hội. Trong tiến trình công nghiệp hóa, nông nghiệp cung cấp vốn, lao động, nguyên liệu... cho công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với hơn 70% số dân sống ở nông thôn, nguồn sống chính vẫn là thu nhập từ nông nghiệp. Nhận thức rõ vị trí của nông nghiệp, trong bối cảnh suy giảm kinh tế, tập trung đầu tư vốn cho nông nghiệp - nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII (khóa X) Ban Chấp hành T.Ư Đảng về phát triển sản xuất, tăng tiêu dùng, ổn định kinh tế, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trong điều kiện hiện nay đất nông nghiệp ngày một giảm nhường đất để phát triển công nghiệp, đô thị hóa, giao thông..., trong khi dân số ngày một tăng, vấn đề an ninh lương thực là một thách thức lớn. Nông nghiệp - nông thôn có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện nay nông nghiệp đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn: Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn chậm, sau hơn 20 năm đổi mới chúng ta mới chỉ "đưa công nghiệp về làng". Hằng năm vốn đầu tư cho nông nghiệp còn ít, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn thấp... Sau hai mươi năm đổi mới, kinh tế phát triển, mức sống dân cư tăng, nhưng mức chênh lệch thu nhập giữa thành phố, trung tâm công nghiệp với nông thôn từ hai đến ba lần, thậm chí có nơi gấp tới mười lần, nông thôn, vùng sâu, vùng xa mức sống rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói cao. Trước tình hình đó, giải pháp trước mắt, theo chúng tôi cần dành vốn đầu tư cho nông dân sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Bộ, ngành và các địa phương trên cơ sở dự báo thị trường trong và ngoài nước, khuyến cáo cho nông dân nên sản xuất sản phẩm gì, chất lượng, quy mô sản xuất. Thực tế lâu nay nông dân thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường, họ thường hành động theo phong trào, hoặc theo chỉ đạo một cách máy móc. Đầu tư vốn để khôi phục, phát triển ngành nghề nông thôn giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho lao động thất nghiệp do suy giảm kinh tế đang dồn về nông thôn. Nghiên cứu mở rộng đối tượng được vay vốn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ để phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển sản xuất đồng thời cũng là biện pháp kích cầu tiêu dùng. Nước ta với gần 87 triệu dân hơn 70% số dân sống ở nông thôn, nguồn sống chủ yếu vẫn là thu nhập từ nông nghiệp, tuy thu nhập thấp nhưng dân cư lại đông là thị trường tiêu thụ lớn cho sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Bằng các biện pháp kích cầu tiêu dùng như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, bán hàng trả chậm cũng là biện pháp tốt để kích cầu tiêu dùng. Về giải pháp lâu dài, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa X. Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại kỹ thuật cao, phát triển bền vững; quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc và mỗi địa phương. Trên cơ sở xác định sản phẩm có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, nhu cầu của thị trường trong nước và cho xuất khẩu, nhất là vấn đề an ninh lương thực cho gần 90 triệu dân trước mắt, tương lai xa là 100, 120 triệu dân. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy lợi, quy hoạch, thiết kế lại đồng ruộng... Mặt khác, dành nguồn vốn thích đáng cho nghiên cứu khoa học, công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ gien... tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp, phát triển bền vững. Để nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề bảo quản, chế biến nông sản cần được quan tâm đặc biệt. Tăng cường công tác đào tạo cho nông dân về khoa học, kỹ thuật, đặc biệt về kinh tế thị trường. Họ biết và tự đưa ra quyết định nên sản xuất sản phẩm gì, số lượng, chất lượng và bán ở đâu để có hiệu quả kinh tế cao nhất; Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... cũng cần đổi mới phương thức hoạt động, phải quán triệt quan điểm "khuyến nông, lâm, ngư theo định hướng thị trường" để có hiệu lực thật sự". Phát triển nông nghiệp bền vững: Tính tất yếu khách quan của tích tụ ruộng đất (20-09-2010 ) Không riêng gì gạo, các nông sản khác của Việt Nam cũng gặp phải những vấn đề về tính đồng đều của chất lượng để có một thương hiệu bền vững. Năm 2010, ngành nông nghiệp đưa ra mục tiêu tiếp tục phát triển ổn định, bền vững sản xuất nông nghiệp, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, góp phần tích cực vào ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội cho khu vực nông thôn và nông dân. Thế nhưng, thực tế sản xuất nông nghiệp lại đang phát sinh nhiều vấn đề cần phải tìm hướng khắc phục, giải quyết. Nông sản quý mà chỉ xuất khẩu được một lần! Uống rượu Sake là một trong những nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản. Một công ty nổi tiếng sản xuất loại rượu này ở Nhật, qua kết quả khảo nghiệm một giống nếp lai Việt Nam, đã đặt mua một lượng đáng kể với giá cao hơn rất nhiều giá gạo dùng làm lương thực. Rõ ràng là trong thương vụ này, doanh nhân Việt Nam và nông dân đều có lợi. Thế nhưng, đáng tiếc, mặc dù cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn chu đáo quy trình thâm canh cho nông dân, chất lượng gạo vẫn không đồng đều nên chỉ xuất được vài chục tấn. Một công ty khác xuất khẩu cà rốt sang Nhật nhưng có thể do nông dân bón quá ít phân kali hoặc mua phải loại phân kali giả nên trên đường chuyên chở đã thối hết 60%. Hai mươi năm trước, cũng từ Nhật Bản, Tập đoàn Dầu vừng Kadoya và Công ty Mitsui đã mang sang khảo nghiệm nhiều giống vừng một vỏ tỷ lệ dầu cao, đã kết luận về tính ưu việt của giống V6 với năng suất cao bình quân 1,5 tấn/ha, (cá biệt có hộ nông dân đạt 1,5 tạ hạt trên 1 sào Trung bộ). Diện tích V6 có năm đã lên tới 5.000ha nhưng cũng do không đồng đều về chất lượng hạt khi thu hoạch, điển hình là tỷ lệ dầu chênh lệch khá lớn giữa các hộ trồng và lẫn với giống vừng truyền thống hai vỏ nên cũng chỉ dừng lại ở một lần xuất khẩu duy nhất với khối lượng vài trăm tấn. Trong khi đó, hàng năm, nước Nhật cần tới vài chục vạn tấn để ăn và để điều chế các dược phẩm. Nhìn rộng ra với các nông sản khác cũng gặp phải những vấn đề tương tự về tính đồng đều của chất lượng để có một thương hiệu bền vững. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là tích tụ đất đai phải chăng đã trở thành yếu tố đầu tiên cần phải xem xét để tạo lập một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đặc biệt, khi đời sống của nông dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các thành phần xã hội khác; khi các nước trên thế giới đều đánh giá nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến thần kỳ rất đáng học tập; những đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ nông nghiệp khi đã có các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Phải tích tụ ruộng đất Chủ trương “khoán sản phẩm trong nông nghiệp”, theo cách gọi dân dã là “khoán 10”, một phần tư thế kỷ qua đã trở thành động lực tạo nên một bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Lao động tập thể có vị trí cực kỳ quan trọng trong khắc phục thiên tai nhưng phương thức sản xuất tập thể theo kiểu... “mặt trời lên quá ngọn tre mới ra đồng sắp hàng lao động” thì rõ ràng hiệu quả không cao nếu không nói là quá thấp vì không phù hợp với quy luật tăng năng suất lao động khi được phân công hợp lý và cũng chẳng phù hợp lòng người khi hưởng thụ thành quả của lao động như nhau trong lúc lại rất khác nhau về cường độ lẫn chất lượng lao động của từng cá thể. Không hề cường điệu khi nói, nếu không có “khoán 10” thì may lắm chúng ta chỉ có thể tự túc được lương thực nói gì đến dư thừa để xuất khẩu. Rõ ràng là khi thực sự được làm chủ trên mảnh đất của mình, người nông dân đã đi theo con đường duy nhất đúng là thâm canh trên cơ sở phát huy độ phì nhiêu thực tế của một mảnh đất cụ thể để thu được năng suất cao tính bằng giá trị chứ không còn câu nệ về những con số tấn, tạ. Thế nhưng, khi đã vào WTO thì thuộc tính hàng hóa của nông sản làm ra phải mang một chất mới, phải có những điều kiện cần và đủ để cạnh tranh, không những trên thị trường quốc tế mà còn ngay cả trên “sân nhà”. Theo thiển ý của chúng tôi, cần đặt vấn đề tích tụ ruộng đất ngay từ bây giờ dựa trên mấy yếu tố chủ yếu sau: Một là, nông sản lưu thông trên thị trường phải là nông sản chiến lược, rất nhiều nước cần nhưng không sản xuất được do khí hậu, thời tiết không phù hợp hoặc sản xuất được với giá thành cao hơn chúng ta. Loại nông sản chiến lược ấy có thể chung cho cả nước, có thể đặc trưng cho từng vùng sinh thái. Hai là, nông sản ấy phải có chất lượng cao về giá trị dinh dưỡng, không chứa độc tố như kim loại nặng và tàn dư thuốc bảo vệ thực vật. Phải thừa nhận chất lượng nông sản hiện nay ở nước ta còn kém nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển... Ba là, tiềm năng kinh tế của từng hộ nông dân nước ta hiện nay còn quá thấp, không đủ điều kiện để đầu tư vào thâm canh đúng với những biện pháp kỹ thuật tối ưu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nên thu nhập của người nông dân tăng trưởng còn rất chậm. Hơn thế, khi canh tác trên những diện tích nhỏ, manh mún khó có điều kiện để đồng nhất độ phì nhiêu thực tế, đồng nhất về hiệu lực phân bón, chất lượng giống ban đầu cũng như thời vụ gieo trồng và gặt hái. Bốn là, khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có không gian rộng hơn, lực lượng lao động nhiều hơn, ảnh hưởng của khí hậu thời tiết lớn hơn trong lúc hiểu biết về kỹ thuật của nông dân lại không đồng đều nên lợi nhuận thu được cũng rất khác nhau. Năm là, khi đã có chủ trương đúng và biện pháp kỹ thuật tối ưu vẫn rất cần sự chỉ đạo cụ thể, sát sao, điều chưa thật phổ biến trong hoạt động thực tiễn. Sáu là, mức độ tiếp nhận thông tin về khoa học và thị trường chưa thật phổ biến kịp thời và rộng rãi trong nông dân đã hạn chế đáng kể khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như trong nước. Thay cho phần kết luận về tính tất yếu khách quan phải tập tích tụ ruộng đất xem như một chủ trương phù hợp với quy luật và lòng người, xin dẫn một thông tin đăng trên trang nhất báo Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh số ra ngày 25/3/2010. Trong bài “Giật mình với Qatar” tờ báo có đưa một thông tin về đề xuất của Qatar muốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lúa ở Trà Vinh với diện tích 25.000ha! Tất nhiên còn phải bàn bạc thận trọng từ mục tiêu, loại hình liên doanh, phân phối lợi nhuận cũng như bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn và hàng loạt vấn đề theo quy định của pháp luật, phù hợp với đường lối quốc tế và chính sách ngoại giao đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Nhưng rõ ràng, đây là một thông tin rất đáng suy ngẫm. Năm 2009, cả nước xuất khẩu được 6,052 triệu tấn gạo, tăng 29,35% so năm 2008, là năm xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay, tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,463 tỉ USD. Nhưng làm thế nào để người trồng lúa có lãi, nâng cao thu nhập, ổn định được cuộc sống, đồng thời bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Từ đó, dưới góc nhìn từ sản xuất - thị trường vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp phải đổi mới như thế nào và cả người nông dân cũng cần đổi mới ra sao để tăng tính cạnh tranh? Làm cách nào để đưa nông nghiệp nước ta tăng trưởng nhanh và hiện đại hơn các nước trong khu vực? Thành tựu trong nông nghiệp và đôi điều trăn trở về đời sống nông dân Từ tháng 9-1989, Việt Nam đã tham gia trở lại vào thị trường xuất khẩu gạo và từ đó đến nay lượng gạo xuất đã tăng dần từ mức 2 triệu lên hơn 6 triệu tấn, nước ta được xếp vào hàng quốc gia thứ hai xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới. Nhiều nước đã ngạc nhiên trước sự kiện này, nhất là các nước đang bao vây, cấm vận kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ. Khi đó rất nhiều người đặt câu hỏi: làm sao Việt Nam đã xuất khẩu được trên 1,6 triệu tấn gạo khi mà hai năm trước đó Chính phủ Việt Nam còn kêu gọi quốc tế cứu trợ lương thực cho đồng bào một số tỉnh Miền Bắc và Miền Trung? Ngoài các lý do như nông dân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật và một số biện pháp liên hoàn như: giống mới năng suất cao, đẩy mạnh làm thủy lợi mở rộng diện tích cao sản, tăng thêm phân bón cùng các vật tư nông nghiệp khác, phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng,... thì lý do cơ bản, quyết định nhất là sự đổi mới chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp. Đó là chính sách giao quyền sử dụng ổn định và lâu dài, đối với đất canh tác thông qua cơ chế khoán 10 đến từng hộ gia đình nông dân, chính sách về giá nông sản và các vật tư nông nghiệp, ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam, v.v.. Mặc dù sự đổi mới đã trải qua hơn hai thập niên, nhưng người nông dân, những người trực tiếp làm ra hạt thóc, chiếm gần 80% dân số cả nước, đến nay có mức thu nhập vẫn đứng vào hàng thấp nhất so với những người lao động trong các thành phần kinh tế khác. Thực tế cho thấy, dù giá lúa của nông dân được Nhà nước bảo hộ, thì mức thu nhập của nông dân Việt Nam so với nông dân nước láng giềng Thái Lan vẫn chưa bằng nửa mức thu nhập của họ (600 USD/người/năm). Chừng nào sức mua của nông dân ta còn thấp, thì chừng đó công nghiệp chưa phát triển mạnh được. Mặt khác, ngay trong trường hợp giá lúa còn thấp như thế mà vẫn còn một số những người không trực tiếp sản xuất lúa gạo, không dễ dàng trang trải ổn định khẩu phần lương thực hằng ngày. Thêm vào đó, từ năm 2007 Việt Nam đã gia nhập vào cộng đồng thị trường quốc tế, hạt gạo Việt Nam phải cạnh tranh rất mãnh liệt với hạt gạo Thái Lan, ấn độ, Pa-ki-xtan. Từ đó, vấn đề đặt ra “nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ cơ chế thị trường” đòi hỏi phải đổi mới cơ chế điều hành xuất khẩu theo hướng “tiêu thụ hết lúa hàng hóa theo đúng giá thị trường thế giới cho nông dân”; và cả người nông dân phải đổi mới như thế nào để sản xuất ra “cái mà thị trường cần”, chứ không chỉ là độc canh cây lúa. Chỉ 5 năm sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách về kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy, có thể nói thập niên 80 của thế kỷ trước là giai đoạn quá độ chuyển từ mô hình tập trung, quan liêu, bao cấp sang
Tài liệu liên quan