Về tội phạm có dấu hiệu "Có tổ chức" trong Luật Hình sự Việt Nam

Bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng sử dụng luật hình sự như là công cụ hữu hiệu để đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm nói chung cũng như tội phạm có dấu hiệu “có tổ chức” nói riêng. Tuy nhiên, luật hình sự các nước quy định về nhóm tội phạm có dấu hiệu “có tổ chức” lại rất khác nhau. Luật hình sự Việt Nam quy định vấn đề này là xuất phát từ yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam. Nhưng câu hỏi vẫn được đặt ra là quy định này đã đáp ứng được ở mức độ nào yêu cầu của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề, từ đó đưa ra kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm có dấu hiệu “có tổ chức”. 1. Nghiên cứu BLHS hiện hành cho thấy ở một số tội phạm, dấu hiệu “có tổ chức” được quy định là dấu hiệu định tội thuộc mặt khách quan của tội phạm. Cụ thể: Hành vi khách quan của một số tội phạm được quy định có đặc điểm là có tổ chức. Vậy những tội phạm nào có hành vi khách quan mang đặc điểm có tổ chức? Theo quan điểm của chúng tôi, các dạng hành vi khách quan sau đây mang đặc điểm có tổ chức: Thứ nhất, dấu hiệu “có tổ chức” được phản ánh qua quy định hành vi khách quan của tội phạm dưới dạng là hoạt động chung có tổ chức của nhiều người. Các tội phạm thuộc loại này là một số tội xâm phạm an ninh quốc gia mà điển hình là tội bạo loạn (Điều 82 BLHS). Đặc điểm có tổ chức ở tội này được phản ánh qua dấu hiệu hành vi khách quan là hoạt động vũ trang có tổ chức hoặc hoạt động bạo lực có tổ chức của nhiều người. Những người tham gia hoạt động vũ trang hoặc bạo lực có tổ chức dù với vai trò nào cũng là những người thực hiện tội phạm này. Việc xác định vai trò của từng người thực hiện tội phạm trong hoạt động chung có tổ chức không phải là điều kiện để xác định có trách nhiệm hình sự hay không mà để xác định khung hình phạt áp dụng đối với họ. Chính vì vậy mà điều luật quy định về những tội phạm này bao giờ cũng có các khung hình phạt khác nhau cho các đối tượng người thực hiện tội phạm với vai trò khác nhau. Khung hình phạt quy định cho người có vai trò có tổ chức, hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng nghiêm khắc hơn khung hình phạt quy định cho những người khác (Điều 81 - Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Điều 82 - Tội bạo loạn; Điều 83 - Tội hoạt động phỉ; Điều 89 - Tội phá rối an ninh; Điều 91 - Tội trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền dân chủ nhân dân).

pdf7 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về tội phạm có dấu hiệu "Có tổ chức" trong Luật Hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về tội phạm có dấu hiệu "Có tổ chức" trong Luật Hình sự Việt Nam Bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng sử dụng luật hình sự như là công cụ hữu hiệu để đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm nói chung cũng như tội phạm có dấu hiệu “có tổ chức” nói riêng. Tuy nhiên, luật hình sự các nước quy định về nhóm tội phạm có dấu hiệu “có tổ chức” lại rất khác nhau. Luật hình sự Việt Nam quy định vấn đề này là xuất phát từ yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam. Nhưng câu hỏi vẫn được đặt ra là quy định này đã đáp ứng được ở mức độ nào yêu cầu của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề, từ đó đưa ra kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm có dấu hiệu “có tổ chức”. 1. Nghiên cứu BLHS hiện hành cho thấy ở một số tội phạm, dấu hiệu “có tổ chức” được quy định là dấu hiệu định tội thuộc mặt khách quan của tội phạm. Cụ thể: Hành vi khách quan của một số tội phạm được quy định có đặc điểm là có tổ chức. Vậy những tội phạm nào có hành vi khách quan mang đặc điểm có tổ chức? Theo quan điểm của chúng tôi, các dạng hành vi khách quan sau đây mang đặc điểm có tổ chức: Thứ nhất, dấu hiệu “có tổ chức” được phản ánh qua quy định hành vi khách quan của tội phạm dưới dạng là hoạt động chung có tổ chức của nhiều người. Các tội phạm thuộc loại này là một số tội xâm phạm an ninh quốc gia mà điển hình là tội bạo loạn (Điều 82 BLHS). Đặc điểm có tổ chức ở tội này được phản ánh qua dấu hiệu hành vi khách quan là hoạt động vũ trang có tổ chức hoặc hoạt động bạo lực có tổ chức của nhiều người. Những người tham gia hoạt động vũ trang hoặc bạo lực có tổ chức dù với vai trò nào cũng là những người thực hiện tội phạm này. Việc xác định vai trò của từng người thực hiện tội phạm trong hoạt động chung có tổ chức không phải là điều kiện để xác định có trách nhiệm hình sự hay không mà để xác định khung hình phạt áp dụng đối với họ. Chính vì vậy mà điều luật quy định về những tội phạm này bao giờ cũng có các khung hình phạt khác nhau cho các đối tượng người thực hiện tội phạm với vai trò khác nhau. Khung hình phạt quy định cho người có vai trò có tổ chức, hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng nghiêm khắc hơn khung hình phạt quy định cho những người khác (Điều 81 - Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Điều 82 - Tội bạo loạn; Điều 83 - Tội hoạt động phỉ; Điều 89 - Tội phá rối an ninh; Điều 91 - Tội trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền dân chủ nhân dân). Thứ hai, dấu hiệu có tổ chức được phản ánh qua quy định hành vi khách quan của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân (Điều 79 BLHS). Đặc điểm có tổ chức của hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện ở hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân. Điều luật không đòi hỏi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân nhất thiết phải là hoạt động do nhiều người thực hiện nhưng việc thực hiện hoạt động đó không thể không cấu kết với nhiều người. Đây là điều luật duy nhất quy định hành vi khách quan của tội phạm là hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức tội phạm. Như vậy, theo luật hình sự Việt Nam, hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức có mục đích phạm tội chỉ cấu thành tội phạm khi tổ chức đó là tổ chức nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân. Đây là tổ chức tội phạm duy nhất được quy định trong luật hình sự Việt Nam. Thứ ba, ở một số ít tội phạm khác thì dấu hiệu có tổ chức lại được quy định là hành vi tổ chức việc thực hiện hành vi phạm tội (hoặc vi phạm) của người khác. Đó là các tội: Tội tổ chức tảo hôn (Điều 148); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206); Tội tổ chức đánh bạc (Điều 249) và Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275). Người phạm các tội phạm này là người có hành vi có tổ chức cho người khác thực hiện hành vi thuộc tội tảo hôn, tội sử dụng trái phép chất ma tuý, tội đua xe trái phép, tội đánh bạc, tội trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Hành vi tổ chức có thể là hành vi lôi kéo, rủ rê, kích động hoặc là hành vi sắp đặt hoặc tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật. Điều luật không đòi hỏi hành vi tổ chức phải là hành vi do nhiều người thực hiện. Nhưng trên thực tế vẫn có thể có trường hợp nhiều người cùng cố ý thực hiện các tội phạm này. 2. Ngoài việc quy định dấu hiệu có tổ chức là dấu hiệu định tội nêu trên, BLHS còn quy định dấu hiệu phạm tội có tổ chức hay đồng phạm có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Việc quy định này chỉ được thực hiện đối với các tội phạm cố ý mà hành vi khách quan của tội này không được quy định phải là hành vi chung của nhiều người phạm tội. Như vậy, nhóm tội thứ nhất trong ba nhóm tội thuộc loại tội có dấu hiệu định tội là dấu hiệu có tổ chức nêu ở mục trên không thuộc các tội phạm này. Phạm tội có tổ chức hay đồng phạm có tổ chức là trường hợp nhiều người cùng cố ý thực hiện tội phạm mà giữa họ có sự cấu kết chặt chẽ (khoản 3 Điều 17 BLHS). Đối với nhiều tội phạm, tình tiết phạm tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt (ở 78 Điều luật của phần các tội phạm cụ thể). Đối với những tội phạm cố ý còn lại, phạm tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm a khoản 1 Điều 48 BLHS). Dấu hiệu có tổ chức hay đồng phạm có tổ chức nói ở đây là dấu hiệu phản ánh phương thức thực hiện hành vi phạm tội (hành vi phạm tội có thể được thực hiện bằng phương thức này hoặc không phải bằng phương thức này). Trong khi đó dấu hiệu có tổ chức nói ở mục trên là dấu hiệu phản ánh chính đặc điểm bắt buộc của hành vi phạm tội. Trong thực tế, nhóm tội thứ hai và thứ ba trong ba nhóm tội thuộc loại tội có dấu hiệu định tội là dấu hiệu có tổ chức nêu ở mục trên có thể được thực hiện bằng phương thức có tổ chức. Như vậy, dấu hiệu có tổ chức của trường hợp này thể hiện ở cả đặc điểm bắt buộc của hành vi phạm tội và ở cả phương thức thực hiện hành vi phạm tội. Từ những phân tích trên cho thấy luật hình sự Việt Nam đã quy định hai loại tội phạm mang đặc điểm có tổ chức. Đó là loại tội có dấu hiệu có tổ chức là dấu hiệu định tội và loại tội phạm có dấu hiệu có tổ chức là dấu hiệu tăng nặng định khung hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hai loại tội phạm này có thể được gọi chung là tội phạm có tổ chức. Việc quan niệm tội phạm có tổ chức như vậy là hoàn toàn dựa trên cơ sở quy định của BLHS hiện hành. Thuộc về tội phạm có tổ chức không bao gồm những hành vi mà luật hình sự Việt Nam chưa quy định là tội phạm như hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm thực hiện một hoặc nhiều tội phạm nhất định, tuy những hành vi đó đã được luật hình sự một số nước quy định là tội phạm. Như vậy, có thể định nghĩa tội phạm có tổ chức như sau: Tội phạm có tổ chức là tội phạm mà việc thực hiện hành vi khách quan đòi hỏi phải có sự cấu kết với nhiều người hoặc hành vi khách quan được thực hiện với sự cấu kết chặt chẽ của nhiều người. 3. Tình hình tội phạm có tổ chức ở Việt Nam trong những năm gần đây đang đặt ra đòi hỏi phải hoàn thiện quy định của BLHS về tội phạm có dấu hiệu “có tổ chức”. Các nhận định của nhiều tác giả cũng như các số liệu thống kê phản ánh tình hình tội phạm có tổ chức trong những năm gần đây của Tổng cục cảnh sát nhân dân Bộ công an đã được công bố ở nhiều bài viết, công trình khác nhau,(1) cho thấy tình hình là ngày càng nhiều tổ chức được thành lập nhằm mục đích thực hiện tội phạm mà hiện nay được tạm gọi là băng, ổ, nhóm tội phạm hoặc tổ chức tội phạm theo kiểu xã hội đen. Trong khi đó số tội phạm có tổ chức do các có tổ chức tội phạm đó thực hiện bị phát hiện lại có xu hướng giảm. Ví dụ, nếu như năm 1992 phát hiện được 67.742 vụ phạm tội hình sự (không kể các vụ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia) do 2.365 băng, nhóm tội phạm thực hiện thì đến năm 2001 phát hiện được 45. 962 vụ phạm tội hình sự do 2.972 băng, nhóm tội phạm thực hiện.(2) Trong khoảng thời gian 6 năm (từ năm 1992 đến năm 1997) chúng ta đã phát hiện được 13.134 băng, ổ, nhóm tội phạm.(3) Nhưng trong khoảng thời gian chỉ 4 năm tiếp đó (từ năm 1998 đến 2001) chúng ta cũng đã phát hiện được số băng, ổ, nhóm tội phạm tương đương là 13.068.(4) Đặc biệt trong vài năm gần đây đã xuất hiện nhiều tổ chức tội phạm theo kiểu xã hội đen, chuyên hoạt động phạm tội trên nhiều lĩnh vực, thậm chí cấu kết với cả với các có tổ chức tội phạm nước ngoài, dùng bạo lực hoặc nhiều thủ đoạn nguy hiểm để mở rộng và tăng mức độ ảnh hưởng của tổ chức... Điển hình là tổ chức tội phạm theo kiểu xã hội đen Phúc Bồ, Khánh Trắng ở Hà Nội và Trương Văn Cam ở thành phố Hồ Chí Minh. Hậu quả của việc hình thành, tồn tại và phát triển các tổ chức tội phạm nêu trên không chỉ thể hiện ở các tội phạm do các tổ chức tội phạm đó gây ra mà còn thể hiện ở sự gây nguy hại nghiêm trọng cho trật tự, an toàn công cộng. Ngay sự thành lập những tập hợp người có cùng mục đích phạm tội mà chưa cần có hoạt động phạm tội cụ thể đã đe doạ gây nguy hại cho trật tự, an toàn công cộng. Việc đấu tranh chống các tổ chức tội phạm này cần phải được bắt đầu ngay khi có tổ chức đó mới được hình thành. Như vậy, đấu tranh triệt để chống các tổ chức tội phạm không thể chỉ thông qua việc đấu tranh chống các tội phạm có tổ chức do các tổ chức tội phạm gây ra mà phải bao gồm cả việc đấu tranh chống sự hình thành và tồn tại của các tổ chức tội phạm đó. Có như vậy, mới có thể hạn chế được sự hình thành và gia tăng của các tổ chức tội phạm cũng như ngăn chặn các tội phạm có tổ chức do các tổ chức tội phạm thực hiện. Tuy nhiên, quy định của BLHS hiện hành về các tội phạm có dấu hiệu “có tổ chức” chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Các quy định của BLHSmới chỉ cho phép đấu tranh chống các tổ chức tội phạm thông qua việc đấu tranh chống các tội phạm do các tổ chức đó thực hiện. BLHS hiện hành chưa tạo cơ sở pháp lí để đấu tranh trực tiếp và ngăn chặn kịp thời sự hình thành và tồn tại của các tổ chức tội phạm. Vì vậy, theo chúng tôi, BLHS nên có thêm quy định coi những hành vi thành lập, tham gia hoặc hỗ trợ tổ chức có mục đích thực hiện tội phạm là tội phạm. BLHS không nên chỉ dừng lại ở việc quy định hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức tội phạm đặc biệt như tổ chức nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân mới là tội phạm. 4. Qua nghiên cứu luật hình sự nước ngoài cho thấy một số nước đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc quy định loại tội phạm này. Điều 36 BLHS Cộng hòa liên bang Ngaquy định những nguyên tắc chung về xác định trách nhiệm hình sự đối với người thành lập hoặc tham gia tổ chức tội phạm. Theo đó những người thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm thực hiện các tội rất nghiêm trọng hoặc hội khủng bố” (Điều 129a). Theo Điều 129 thì người nào thành lập hiệp hội mà mục đích hoặc hoạt động của nó nhằm vào việc thực hiện tội phạm hoặc người nào tham gia làm thành viên của hiệp hội, quảng cáo hoặc hỗ trợ cho hiệp hội đó thì bị phạt tù đến 5 năm hoặc bị phạt tiền. Như vậy, theo quy định này thì mọi tập hợp nhiều người có tổ chức trong khoảng thời gian nhất định để theo đuổi mục đích thực hiện bất cứ tội phạm nào cũng bị coi là hiệp hội tội phạm hay tổ chức tội phạm; không chỉ những người có hành vi thành lập hoặc tham gia hiệp hội tội phạm mà cả những người có hành vi quảng cáo hoặc ủng hộ hay hỗ trợ cho hiệp hội tội phạm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội thành lập hiệp hội tội phạm. Trong khi Điều 129 quy định về trường hợp thành lập hiệp hội tội phạm thông thường thì Điều 129a quy định về trường hợp thành lập hiệp hội tội phạm đặc biệt, đó là hiệp hội khủng bố. Hiệp hội khủng bố là hiệp hội được thành lập mà mục đích hay hoạt động của nó hướng vào việc thực hiện những tội phạm gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ và quyền tự do của con người nhưcác tội giết người, diệt chủng (Điều 211, 212, 220a), các tội xâm phạm tự do cá nhân như tội bắt cóc tống tiền (Điều 239a), tội bắt con tin (Điều 239b)... Những tội phạm này được liệt kê cụ thể trong Điều 129a. Người nào thành lập hiệp hội khủng bố sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 10 năm. Quy định của hai điều luật nêu trên thể hiện rất rõ sự phân hoá trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội thành lập hiệp hội thông thường và trường hợp phạm tội thành lập hiệp hội khủng bố. BLHS của Cộng hoà Pháp có cách quy định đơn giản hơn về tội “tham gia tổ chức tội phạm”. Theo Điều 450-1 tổ chức tội phạm là nhóm người được tập hợp lại nhằm thực hiện một hay nhiều trọng tội hay khinh tội có mức phạt tù là 10 năm. Người tham gia vào tổ chức tội phạm này sẽ bị phạt tù 10 năm và phạt tiền 1.000.000 frăng. Khi quy định về cấu thành tội phạm của tội phạm này, BLHS của Cộng hoà Pháp không phân biệt hành vi thành lập tổ chức với hành vi tham gia tổ chức mà quy định chung cho hai loại hành vi đó là hành vi tham gia tổ chức tội phạm. Những đánh giá về thực trạng quy định các tội phạm có dấu hiệu “có tổ chức” trong BLHS Việt Nam hiện hành cùng những nhận thức đúng về yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm có tổ chức ở Việt Nam cũng như sự tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số nước trên thế giới về loại tội tổ chức tội phạm là những cơ sở thuyết phục cho phương hướng hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về tội phạm có dấu hiệu “có tổ chức”./. TS Lê Thị Sơn Nguồn: Tạp chí Luật học số 1/2003 (1) .Xem: Phạm Thường Khanh, Về khái niệm “tội phạm có tổ chức”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/1997, tr. 42; TS. Trần Hữu ứng, Nhận dạng về tội phạm có tổ chức ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí toà án nhân dân số 1/1998tr. 24-27; Nhận diện về tội phạm có tổ chức và đấu tranh với những có tổ chức tội phạm ở Việt Nam, Báo An ninh thế giới ngày 27/6/2002, tr.1, 2; Nguyễn Trung Thành, Phạm tội có tổ chức trong luật hình sự Việt Nam và việc đấu tranh phòng chống (Luận án tiến sĩ luật học), năm 2002 ( 2), (4).Xem: Nguyễn Trung Thành, Phạm tội có tổ chức trong luật hình sự Việt Nam và việc đấu tranh phòng, chống (Luận án tiến sĩ luật học), năm 2002, tr. 212. (3) .Xem: Nhận diện tội phạm có tổ chức và đấu tranh với những có tổ chức tội phạm ở Việt Nam, Báo An ninh thế giới,ngày 27/6/2002, tr.2.