Xử lý tình huống chính trị - Xã hội ở cấp cơ sở

Xử lý tình huống chính trị là một trong những nội dung quan trọng của nghệ thuật chnhs trị, rất cần thiết cho hoạt động chính trị thực tiễn, vì nó trang bị phương pháp tiếp cận, nhiệm vụ , nguyên tắc và qui trình xử lí một số tình huống chính trị; giúp cho cán bộ thêm khả năng chủ động phát hiện các tình huống chính trị, ngăn cản và hạn chế các tác hại của nó trong thực tiễn. I-XUNG ĐỘT XÃ HỘI, TÌNH HUÔNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI: Dưới những góc độ tiếp cân khác nhau, có thể có những quan điểm khác nhau về tình huống: Quan điểm I cho rằng: Tất cả các sự kiện, các biến cố xảy ra trong đời sống mà con người phải nhận thức và tìm cách giải quyết đều gọi là tình huống. Quan điểm này có những điểm hợp lý, nhưng nếu theo quan điểm nầy thì tất cả mọi hoạt động của con người đều là xử lý tình huống, không phân biệt những sự kiện, biến cố bình thường cần áp dụng những giải pháp bình thường với những sự kiện , biến cố gay cấn, phức tạp đòi hỏi có giải pháp đặc biệt.

pdf19 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 7060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý tình huống chính trị - Xã hội ở cấp cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI Ở CẤP CƠ SỞ. Xử lý tình huống chính trị là một trong những nội dung quan trọng của nghệ thuật chnhs trị, rất cần thiết cho hoạt động chính trị thực tiễn, vì nó trang bị phương pháp tiếp cận, nhiệm vụ , nguyên tắc và qui trình xử lí một số tình huống chính trị; giúp cho cán bộ thêm khả năng chủ động phát hiện các tình huống chính trị, ngăn cản và hạn chế các tác hại của nó trong thực tiễn. I-XUNG ĐỘT XÃ HỘI, TÌNH HUÔNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI: Dưới những góc độ tiếp cân khác nhau, có thể có những quan điểm khác nhau về tình huống: Quan điểm I cho rằng: Tất cả các sự kiện, các biến cố xảy ra trong đời sống mà con người phải nhận thức và tìm cách giải quyết đều gọi là tình huống. Quan điểm này có những điểm hợp lý, nhưng nếu theo quan điểm nầy thì tất cả mọi hoạt động của con người đều là xử lý tình huống, không phân biệt những sự kiện, biến cố bình thường cần áp dụng những giải pháp bình thường với những sự kiện , biến cố gay cấn, phức tạp đòi hỏi có giải pháp đặc biệt. Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ những sự kiện, những biến cố xảy ra không bình thường, có vấn đề gay cấn , phức tạp, đòi hỏi con người phải nhận thức và xử lý băng những giải pháp không bình thường, giải pháp đặc biệt mới gọi là tình huống. Quan điểm II hợp lý hơn, vì hoạt động xử lý tình huống của con người chỉ nên giới hạn ở những giải pháp đặc biệt đối với các sự kiện, biến cố không bình thường. Chính trị là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản của con người trong xã hội có giai cấp. nếu trong điều kiện bình thường, hoạt động của chủ thể cầm quyền diễn ra theo qui trình:Ra quyết định, triển khai quyết định, tổng kết, rút kinh nghiệm và chuẩn bị ra quyết định mới Nhưng họ có thể còn phải gặp những trở ngại như các hiện tượng: Nhân dân khiếu kiện, biểu tìh chống đối, lực lượng phản động gây bạo loạn, bản thân các chủ thể cầm quyền thoái hoá, biến chất Trong trường hợp cụ thể có thể dẫn đến tình huống thiếu chủ thể cầm quyền. những hiện tượng này gây nên sự bất ổn định chính trị- xã hội đòi hỏi phải áp dụng những biện pháp đặc biệt để giải quyết. Trong đời sống xã hội,luôn tồn tai các mâu thuẫn. Chính các mâu thuẫn này là động lực của sự vận động và phát triển xã hội. Các mâu thuẫn này biểu hiện ra trong các hình thức quan hệ xã hội cụ thể,thông thường là những hình thức xung đột, đấu tranh. Nếu quá trinhg giải quyết các mau thuẫn đó được tiến hành sớm, các xung đột, đấu tranh sẽ không phát triển đến mức độ căng thẳng, các diểm nóng xã hội hoặc điểm nóng chính trị - xã hội sẽ không xuất hiện. Nhưng không ít các trường hợp, các mâu thuẫn, các xung đột, không được giải quyết đúng ngay từ đầu; cùng với nhiều nguyên nhân chủ quan khách quan khác đã trở thành căng thẳng, đối đầu, hoặc không tương dung. Lúc đó đời sống chính trị - xã hội ở trong trạng thái " đặc biệt" không bình thường, buộc người cầm quyền sử dụng những phương tiện đặc biệt, không thông thường mới quản lý được xã hội. Như vậy, có thể nói, "tình huống" chính trị - xã hội là trạng thái công khai,căng thẳng của xung đột xã hội . Trong trạng thái đó, có thể có những " tình huống" phát triển theo chièu hướng căng thẳng ở mức độ cao (xung đột ở giai đoạn đối đầu, không tương dung) còn gọi là điểm nóng xã hội"," điểm nóng chính trị - xã hội". Trạng thái "nóng" của đời sống chnhs trị - xã hội được giới truyền thông gọi là "điểm nóng" và có thể dùng như mọt khái niệm của khoa học chính trị để nghiên cứu một trong những quá trình phức tạp của đời sống chính trị. Điểm nóng là khái niệm chỉ trạng thái không bình thường của sự vật. Trong kỹ thuật đó là trạng thái của sự vật ở "điểm sôi', "điểm bốc cháy", "điểm bùng nổ". điểm nóng xã hội khi nổ ra thường có những biểu hiện: đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, có sự rối loạn; sự phản ứng, xung đột của đám đông, của các lực lượng không còn kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau; hành vi của đám đông quần chúng đã vượt ra ngoaì khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức; diễn ra trong không gian, thời gian nhất định, có khả năng lan toả sang nơi khác. Trong thực tiễn thường xảy ra các điểm nóng xã họi nhiều hơn các điểm nóng chính trị- xã hội. Còn điểm nóng chính trị - xã họi xảy ra ít hơn , nhưng phức tạp hơn và quyết liệt hơn, vì nó quan hệ trực tiếp tới quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, điểm nóng xã hội trong các lĩnh vực khác nhau đều có khả năng trực tiếp trở thành điểm nóng chính trị- xã hội Xung đột xã hội xảy ra từ các hình thức thấp, những va chạm, bất đồng các quan hệ xã hội, cho đến những hình thức cao như đấu tranh giữa các nhóm, các giai cấp, xung đột vũ trang, chiến tranh. Những xung đột xã hội, chính trị - xã hội ở mức cao độ gọi là nhưng điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội. Như vạy, điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội chỉ là một hình thưc của xung đột xã hội, nằm trong phạm trù "xung đột xã hội. I- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI: 1- Khái niệm tình huống, tình huống chính trị - xã hội. a- Tình huông: Theo Từ điển tiếng Việt, tình huống là: toàn thể những sự việc xảy ra taị một nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng" . Như vậy có thể hiểu những sự kiện, những biến cố xảy ra không bình thường, có vấn đề gay cấn, phức tạp, đòi hỏi con người phải nhận thức và xử lý bằng những giải pháp không bình thường, giải pháp đặc biệt thì được gọi là tình huống b- Tình huống chính trị - xã hội: Tình huống chính trị - xã hội là những sự kiện, biến cố không bình thường diẽn ra trong đời sống chính trị - xã hội, gây nen sự bất ổn định hoặc khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định chính trị - xã hội, đòi hỏi con người phải áp dụng những giải pháp đặc biệt để giải quyết. Những dấu hiệu cơ bản về biểu hiện tình huống chính trị: - Sự bất mãn, chống đối của một bộ phận nhân dân với một số đại - xung đột giữa phe phái trong lực lượng cầm quyền. - Bộ máy chính quyền bất lực,tê liệt hoặc có khoảng trống quyền lực. - Những chuẩn mực luật pháp, đạo đức, văn hoá có thể không được tuân thủ. - Khủng hoảng vè tư tưởng, niểm tin gây tổn hại đến ý thức hệ chủ đạo của xã hội. - Các lực lượng tiêu cưc, phản động có điều kiện trỗi dậy gây mất an ninh xã hội, làm tăng nguy cơ đối với sự bền vững của chế độ xã hội. Một tình huống chính trị- xã hội xuát hiện không nhất thiết phải có đầy đủ các dáu hiệu trên mà có thể chỉ cần một vài dấu hiệu nào đó, gây nên bất ổn định chính trị - xã hội. Cũng như các hiện trượng xã hội khác, việc xuát hiện các tình huống chính trị - xã hội có những nguyên nhân nhất định. Ở đây có thể có những nguyên nhân khách quan từ sự vận động, biến đổi của kinh tế, chính trị, xã hội nằm ngoài ý thức của chủ thể cầm quyền, nhưng cũng có khi là do những nguyên nhân chủ quan từ sai lầm, yếu kém của chủ thể cầm quyền. Cũng có thể tìm nguyên nhân các tình huống chính trị - xã hội từ đời sống quan hệ quốc tế, từ những nguyên nhân từ bên ngoài dất nước.v.v.. Ở đây có thể có những nguyên nhân khách quan từ sự vận động, biến đổi của KT-CT- XH nằm ngoài ý thức của chủ thể cầm quyền, nhưng cũng có khi là do những nguyên nhân chủ quan từ sai lầm, yếu kém của chủ thể cầm quyền. Tình huống chính trị thường có nguyên nhân khách quan từ kinh tế. Một thể chế kinh tế khi còn phù hợp với trình độ của lực lường sản xuất sẽ tạo đà cho sự phát triển của sản xuất. Tuy nhiên, cũng trong trạng thái khủng hoảng kinh tế, nhưng có nước diễn ra cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng, kéo dài, có nước ít trầm trọng, có nước không xảy ra khủng hoảng chính trị. Về chính trị, sự chống đối, phá hoại của các lực lượng đối lâp trong và ngoài nước, hoặc do người dân bị những lực lượng phản động lợi dụng, kích động, chống đối lại chính quyền nhà nước Tình huống chính trị phức tạp cũng có thể nảy sinh từ chính chủ thể cầm quyền: Khi xác định chính sách không đúng, chủ thể chính trị quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, những người cầm quyền thoái hoá, biến chất Tình huống chính trị cũng có thể nảy sinh từ lĩnh vực tư tưởng xã hội. Khi một chính đảng cầm quyền coi nhẹ công tác giáo dục tư tưởng, chệch hướng hoặc mất định hướng về chính trị sẽ trở thành cơ hội cho các tư tưởng đối lập lan truyền trong đời sống xã hội, gây bất ổn định vè tư tưởng và có thể dẫn tới các tình huống chính trị. 2- Khái niệm điểm nóng chính trị - xã hội: Có thể nói, điểm nóng chính trị - xã hội là một tình huống chính trị - xã hội. Đã là một tình huống chính trị - xã hội thì điểm nóng chính trị - xã hội là một hiện tượng xã hội không bình thường, căng thẳng, mất ổn định, rối loạn. Trong đó, diễn ra xung đột, chống đối giữa các lực lượng xã hội. Chủ thể tham gia trong điểm nóng chính trị xã có thể là cơ quan quyền lực nhà nước hoặc các lực lượng chính trị, các lực lượng xã hội khác nhau. Hành vi của các chủ thể tham gia điểm nóng chính trị - xã hội đã vượt ra ngoài, hoặc có khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật hiện hành và chuẩn mực đạo xã hội. Sự chống đối của đám đông quần chúng hoặc của lực lượng chính trị, các tầng lớp xã hội đã hướng trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước, đe doạ cơ câu quyền lực hiện tồn. Điểm nóng chính trị - xã hội diễn ra tại một địa điểm, nhưng có khả năng ảnh hưởng và lan toả ra nơi khác Điểm nóng chính trị - xã hội thường xảy ra vào các thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội, trong các giai đoạn chuyển giao quyền lực, trong các bước ngoặt phát triển kinh tế - xã hội, trong các giai doạn thay đổi chế độ xã hộiNhững lúc, mà sự vận động, phát triển của xã hội trở nên phức tạp hơn so với nhận thức đang có của con người, vượt ra ngoài tầm kiểm soat của Nhà nứôc và xã hội. II- VÀI NÉT VỀ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA: 1- MỘT SỐ ĐIỂM NÓNG ĐIỂN HÌNH: Ở đồng bằng sông Hồng: trước năm 1977 đã có một số điểm nóng xảy ra ở một số địa phương và đã được xử lý. Từ năm 1977 trở lại đây, ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng một số điểm nóng trở lại, xuất hiện nhiều điểm nóng mới, nhiều điểm nóng còn tiềm ẩn. Cho đến nay, 100% các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đã có điểm nóng xảy ra (11/11 tỉnh). Ở Miền trung – Tây nguyên: ở miền trung cũng đã xuất hiện một ố điểm nóng chính trị - xã hội, như vụ Phật giáo ở Huế (25-5- 1993, vụ Nguyễn Văn Lý (Huế). Đặc biệt là hai cuộc bạo loạn chính trị năm 2001 và năm 2004.Từ năm 1990 đến nay, đã có hàng nghìn vụ tranh chấp, khiếu kiện nổ ra và có chiều hướng tăng. Trong đó nhiều vu có cả đảng viên, cán bộ tham gia. Ở khu vực Nam bộ: ở Nam bộ cũng xuất hiện nhiều điểm nóng về tôn giáo, vỡ hụi, biểu tình của sinh viên, tranh chấp, tham nhũng đất đai v.v.. Gần đây nhất là các cuộc đình công trên quy mô lớn của công nhân. Đáng chú ý là xuất hiện một loại hình điểm nóng mới, điểm nóng môi trường đang gay căng thẳng trong đời sống xã hội của một bộ phận khá lớn nhân dân. Điển hình là vụ gay ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên sống Nhiêu Lộc, Thị Vải (Đồng Nai) trên sông Hồng (Phú thọ) liên quan đến các công ty đầu tư nước ngoài. 2- Một số nhận xét khái quát: Một là, các điểm nóng chính trị - xã hội có số lượng nhiều, quy mô phạm vi ngày càng lớn, điểm nóng xã hội, chính trị- xã hội, từ một vài hiện tượng đặc biệt, đến nay đã trở thành những hiện tượng khá rộng rãi với các quy mô khác nhau: xã, liên xã, toàn huyện, toàn tỉnh, sự phân bố rất phức tạo, ở khắp các địa phương, nhiều nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng. Chúng có thể nổ ra ở xã anh hùng, xã yếu kém, thường nổ ra ở những xã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, có những phong trào điện, đường, trường trạm, những nơi có quy hoạch giải phòng mặt bằng xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị Hai là, tính phức tạp ngày càng tăng. Từ những khiếu kiện đơn thuần có tính kinh té như: thất thoát trong xây dựng điện, đường, trường trạm; tham ô công quỹ, tài chính không rõ ràng, quản lý đất đai tức là những vấn đề thuần tuý nông nghiệp, nông dân ở nông thôn, dần dần chuyển sang những vấn đề liên quan đến đề bù giải phòng mặt bằng, quy hoạch và phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, vỡ hụi, đình công, môi trường Tức là những vấn đề của công nghiệp hoá và đô thị hoá, cho đến những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, thâm chí vấn đề chính rị, vấn đề dân tộc, vấn đề an ninh quốc gia. Ba là, mục tiêu " đấu tranh" của quần chúng cũng rất phức tạp. Qua thực tế có thể thấy, có mấy mục tiêu chủ yếu sau: chống quan lieu tham nhũng, chống những việc làm sai trái của cán bộ,chính quyền cơ sở, đòi hỏi công bằng dân chủ; có động cơ chính trị rõ rệt, làm suy yếu chính quyền đặc biệt là chính quyền cơ sở, đòi ly khai (thành lập nước "Đề Ga độc lập" ở Tây nguyên); có động cơ cá nhân, cục bộ không lành mạnh: quấy rối, trả thù vì lợi ích cá nhân, quyền lợi phe nhóm, dòng họ; có một bộ phận khá lớn quần chúng không có động cơ, mục tiêu cụ thể, bị lợi dung xúi giục, loi kéo chống chính quyền. Bốn là, thành phần tham gia điểm nóng chính trị - xã hội không thuần nhất . Đa số là nông dân, ngoài ra còn có công nhân, có đảng viên cán bộ tốt, có đảng viên cán bộ bất mãn, có cán bộ về hưu, thương binh, có tín đồ, chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc. Năm là, Nội dung của những điểm nóng chính trị - xã hội cũng đa dạng. Về kinh tế liên quan đến đất đai, tài chinh, đóng góp quá sức của dân, tham ô cong quỹ. Về xã hội liên quan tới vấn đề công bằng . Về chính trị liên quan đến phản đối, lên án một số cán bộ chính quyền, yêu sách thay đổi chính sách, thay đổi cán bộ, thậm chí có nơi có biểu hiện chống đối chính quyền địa phương. 3- Một số tính chất cơ bản của các điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta trong thời gian qua. Từ một số vụ phức tạp có tính chất chính trị rõ rết như vụ bạo loạn ở Tây Nguyên (2001 và 2004), vụ nguyễn văn lý, đa số các đỉêm nóng chính trị - xã hội ở nước ta thời gian qua không phải là mâu thuẫn đối kháng mà là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chậm được giải quyết mà thành. Các điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta thời gian diễn biến kéo dài, khó giải quyết triệt để do nhiều nguyên nhân khác nhau, về cơ bản, phản ảnh những bất cập trong một số chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, sự sa sút phẩm chất và năng lực của đội ngũ đảng viên cơ sở, hiệu quả hiệu lực chưa tương xứng của chính quyền cơ sở và phần nào phản ảnh yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân về công bằng và dân chủ. a- Nguyên nhân khách quan: Nước ta là một nước nông nghiệp, đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền, nền kinh té thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành CNH, HĐH đất nước, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập. Trong lúc đó, nguồn lực còn hạn hẹp, kinh nghiệm lãnh đạo quản lý kinh tế - xã hội còn thiếu lại còn phải giải quyết những hậu quả nặng nề của chién tranh, ảnh hưởng dai dẳng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thiên tai dịch hoạ (bao vây cấm vận, phá hoại) đặt ra nhiều thách thức cùng một lúc, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Đây là mâu thuẫn giữa trình độ phát triển, thực lực phát triển và yêu cầu phát triển của nước ta hiện nay, có thể nói đây là mâu thuẫn cơ bản và cũng là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh những điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta thời gian qua. b- Nguyên nhân chủ quan: Sự yếu kém trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của Nhà nước nói riêng trong quá trình huy động và phân bổ nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Như Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh giá: sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm với đòi hỏi của tinh hình phát triển đất nước, bộ máy nhà nước kém hiệu lực, hiệu quả, cồng kềnh. Một bộ phận cán bộ thiếu năng lực, thoái hoá biến chất. Vi phạm dân chủ, ở nhiều nơi chưa phát huy được đầy đủ nội lực cho phát triển đất nước. Đây cũng là những nguyên nhân bên trọng, nguyên nhân sâu xa của các điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta. Cũng có thể tìm thấy những nguyên nhân trực tiếp, đó là sự yếu kém của chính quyền cơ sở và sự bất binh của quần chúng nhân dân. Nguyên nhân trực tiếp: Trong các nguyên nhân trực tiép dẫn đến nảy sinh những điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta có thể thấy có các nhóm nguyên nhân sau: Thứ nhât, nhóm nguyên nhân từ phía quần chúng. Đó là tâm trạng bức xúc, dồn nén vi cảm giác mất mát thiệt thòi của người nông dân, khi thấy lợi ích ngày càng giảm, vị thế ngày càng thấp, các đóng góp và nghĩa vụ ngày càng nhiều. Đó là nhận thức của người nông dân còn yếu kém, nhiều hạn chế, văn hoá chính trị chưa cao, không tìm ra được những hình thức phù hợp để thực hiẹn các quyền dân chủ của mình. Trong khi đó, một số phần tử bất mãn, tiêu cực, chống đối, ly khai lợi dụng tâm trạng bất bình của nhân dân kích động để mưu cầu những lợi ích riêng. Thứ hai, nhóm nguyên nhân từ phía cán bộ chính quyền địa phương và cơ sở. Đó là do trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu. Là sự sa sút về ý thức chính trị, đạo đức và lối sống của một số bộ phận cán bộ cấp xã. Qua nghiên cứu ở các địa phương, có thể thấy rằng, ở nhiều xã, Chủ tịch, Bí thư, chủ nhiệm, kế toán trưởng, cán bộ địa chính, trưởng thôn có những sai phạm về quan liêu, tham nhũng với những mức độ khác nhau. Nhiều nơi, do ý thức chính trị yếu kém, tính cục bộ bản vị chi phối đã gây mất đoàn kết trong nội bộ đảng và chính quyền cơ sở. Ở một số nơi còn có những biểu hiện mất cảnh giác với mâu mưu kẻ địch. Trong khi đó, trong suốt một thời gain dài, chúng ta đã buông lỏng và vi phạm công tác quản lý kinh tế - tài chính, nhất là trên các lĩnh vực đất đai, tài chính, ngân sách, xây dựng cơ bản. Đã vậy, chế độ đãi ngộ cho cán bộ cấp xã chưa hợp lý. Trước đây khi chưa có lượng, phụ cấp cho cán bộ cấp xã chưa đảm bảo cho họ hết lòng với công việc. Hiện nay, trả lượng cho " công chức cấp xã" cũng đặt ra nhiều vấn đề. Một là, làm cho chính quyền cơ sở mất tính tự quản và hai là, cán bộ chính quyền cơ sở dù được hưởng lượng vẫn lao động ở nhà, vẫn được phân đất làm ruộng như những người nông dân khác. Vì vậy, thu nhập của họ lai khá cao so với nông dân. Thứ ba, nhóm nguyên nhân từ cơ sở chính sách. Nước ta trong đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên phải thực hiện chuyển đối cơ chế chính sách nhưng còn không đồng bộ. Một số chính sách về nông nghiệp, nông thôn đã bất cấp nhưng chậm thay đổi. Chính sách, pháp luật đất đai thiếu cụ thể, nhiều bất cập đã gây ra tình trạng cấp đất, mua bán, chuyển nhượng, tranh chấp đât đai trái phép, thậm chí trưởng thôn cũng tự ý cấp, bán đất. Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị còn nhiều bất hợp lý, thiếu nhất quán v.v.. chuyển đổi mô hình hợp tác xã chưa triệt để, dây dưa. Trong khi đó, chính sách xây dựng phát triển nông thôn thiếu rõ ràng, mới dừng lại ở các phương châm: " Nhà nước và nhân dân cùng làm"," lấy đất nuôi công trình", " thu lấy mà chi"Việc đền bù giải phóng mặt bằng không thống nhất, không nhất quán, không thực tế. Cơ chế "xin – cho", " chạy dự an" làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Đã vậy, quy định về khiếu nại, tố cáo chưa khoa học, thống nhất và đồng bộ. Cơ chế giải quyết khiéu kiện không dứt điểm dẫn đến khiếu kiện vượt cấp. Chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc còn nặng tính chủ quan, áp đặt thiếu thực tế, không hiệu quả. Thứ tư, Nhóm nguyên nhân bên ngoài. Đây là một nguyên nhân không thể bỏ qua. Nhiều thế lực bên ngoài đã, đang thực hiện các chính sách: bao vây, kiềm chế, phá hoạiđặc biệt một số thế lực lợi dụng vấn đề dan tộc, tôn giáo, nhân quyền để mua chuộc, dụ dỗ, ly khai, gây chia rẽ giữa các dân tộc, phá hoại sự thống nhất đất nước, đe doạ sự
Tài liệu liên quan