Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Luật sư

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Luật sư Hoạt động của các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có vai trò tích cực trong việc nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại. Trong quá trình hoạt động, nhiều tổ chức hành nghề luật sư đã có ý thức chấp hành các quy định của Luật Luật sư và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn công tác quản lý nhà nước về luật sư trong thời gian qua nói chung, công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư nói riêng cho thấy có địa phương còn chưa quan tâm đúng mức tới quản lý đối với tổ chức và hoạt động của luật sư, một bộ phận các tổ chức hành nghề luật sư còn có những vi phạm pháp luật, thậm chí là những vi phạm khá nghiêm trọng cần được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Do đó, quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của luật sư là vấn đề cần được tăng cường trong giai đoạn hiện nay. Thanh tra chuyên ngành về tổ chức và hoạt động của luật sư là công việc cần thiết, quan trọng để phục vụ cho yêu cầu quản lý.

pdf37 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Luật sư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Luật sư Hoạt động của các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có vai trò tích cực trong việc nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại. Trong quá trình hoạt động, nhiều tổ chức hành nghề luật sư đã có ý thức chấp hành các quy định của Luật Luật sư và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn công tác quản lý nhà nước về luật sư trong thời gian qua nói chung, công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư nói riêng cho thấy có địa phương còn chưa quan tâm đúng mức tới quản lý đối với tổ chức và hoạt động của luật sư, một bộ phận các tổ chức hành nghề luật sư còn có những vi phạm pháp luật, thậm chí là những vi phạm khá nghiêm trọng cần được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Do đó, quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của luật sư là vấn đề cần được tăng cường trong giai đoạn hiện nay. Thanh tra chuyên ngành về tổ chức và hoạt động của luật sư là công việc cần thiết, quan trọng để phục vụ cho yêu cầu quản lý. Phần I Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Luật sư Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp nói chung, trong hoạt động luật sư nói riêng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật nhằm góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động luật sư vẫn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra là răn đe, phòng ngừa vi phạm để từ đó nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Cho đến nay, các địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tư pháp chưa nhiều; cơ quan thanh tra chuyên ngành tư pháp còn rất ít khi thực hiện thẩm quyền đó. Thực tiễn, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động luật sư, một số người có thẩm quyền còn nhiều lúng túng khi vận dụng các quy định của pháp luật để xử phạt. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận lớn những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các hoạt động còn chưa cao. Để góp phần đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn; đưa những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động vào thực tiễn đời sống xã hội, chuyên đề này sẽ đưa ra, thảo luận và phân tích một số nội dung cơ bản của việc xử phạt hành chính trong hoạt động luật sư như sau. 1. Cơ sở pháp lý Vào những năm đầu của thập kỷ 90, các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và các văn bản pháp luật có liên quan mới chỉ dừng lại ở mức quy định có tính chất định hướng cho việc xử phạt vi phạm hành chính. Thời điểm đó, chưa có quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể để tiến hành xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp nói chung, trong hoạt động nói riêng. Sau khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) ra đời, thay thế Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh được ban hành và đặc biệt Nghị định số 76/2006/NĐ-CP và Nghị định số 60/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp (sau đây gọi tắt là Nghị định 76 và Nghị định 60) được ban hành đã cụ thể hoá các hành vi bị xử phạt trong lĩnh vực Tư pháp. Đây là văn bản tạo cơ sở pháp lý chi tiết, cụ thể nhất và trực tiếp nhất hiện nay cho việc tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động. Ngoài ra, còn phải kể đến một loạt các văn bản quan trọng khác liên quan đến những quy định về xử phạt vi phạm hành chính như Luật Thanh tra năm 2004, Nghị định số 74/2006/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp; Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản có liên quan khác. 2. Đối tượng xử phạt Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định 60, đối tượng có thể bị xử phạt hành chính trong hoạt động là rất rộng, bao gồm các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực mà không phải là tội phạm. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư của các cá nhân, tổ chức mà không phải là tội phạm đều là đối tượng bị xử phạt. Cần nhấn mạnh rằng hành vi vi phạm hành chính phải được pháp luật quy định. Cụ thể trong hoạt động luật sư, chỉ có những hành vi được quy định từ Điều 23 đến hết Điều 26 của Nghị định số 60/2009/NĐ-CP mới bị xem xét, xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cũng bị xử phạt theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó. Một điểm quan trọng, cần lưu ý nữa là những hành vi vi phạm chế độ công vụ của cán bộ, công chức đang làm nhiệm vụ trong lĩnh vực luật sư, thanh tra viên tư pháp và những cán bộ, công chức có liên quan khác trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực luật sư mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và không bị xử phạt như các cá nhân, tổ chức đề cập ở trên. 3. Hành vi vi phạm và hình thức xử phạt Hành vi vi phạm hành chính là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước do cá nhân, tổ chức thực hiện và vi phạm này không phải là tội phạm, tức là chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, trong đó yếu tố có tính chất quyết định là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính. Tương tự như hành vi phạm tội, hành vi vi phạm hành chính cũng là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và thường là phạm vào các điều cấm của pháp luật, song tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính thấp hơn tội phạm. Đồng thời như đã trình bày ở trên, một trong những nguyên tắc cơ bản của xử lý vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính phải được pháp luật quy định, nói cách khác hành vi nào không được pháp luật về vi phạm hành chính quy định thì không bị coi là vi phạm hành chính. Trong hoạt động luật sư, các hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt những hành vi vi phạm hành chính đó đã được quy định cụ thể tại Điều 21 đến Điều 26 của Nghị định số 60/2009/NĐ-CP. Theo quy định đó, hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động luật sư có áp dụng hình thức xử phạt tiền (thấp nhất là 500.000 đồng và cao nhất là 30.000.000 đồng), hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. ời phải luật sư. Vì một số nội dung như nguyên tắc xử phạt, thẩm quyền xử phạt, trình tự thủ tục xử phạt đã được trình bày tai chuyên đề xử phạt vi phạm hành chính và thanh tra chuyên ngành trên lĩnh vực công chứng nên tác giả đề nghị bạn đọc thảm khảo tại chuyên đề trên để tránh trùng lặp nội dung. Sau đây, tác giả xin trình bày phần quy trình nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành trên lĩnh vực luật sư. Phần II Để đáp ứng yêu cầu của nhiều địa phương và có thêm tài liệu tham khảo về công tác chỉ đạo nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Tư pháp, trong phạm chuyên đề này, chúng tôi xin trao đổi cùng các bạn một số nội dung cơ bản về cơ sở pháp lý, quy trình và nghiệp vụ thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành về tổ chức và hoạt động của luật sư như sau: I. Cơ sở pháp lý và phạm vi thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Tư pháp trong lĩnh vực Luật sư 1. Thẩm quyền của Thanh tra Bộ - Khoản 2 và 3, Điều 25 của Luật Thanh tra quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ: “2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách. 3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”. - Khoản 2, điều 83 của Luật Luật sư quy định: “2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: i) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư;: - Khoản 2 và 3, Điều 7 của Nghị định số 74/2006/NĐ-CP ngày 01/8/2006 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ như sau: “2. Thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật, bao gồm: kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; luật sư, chứng thực; hộ tịch; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; trợ giúp pháp lý; đăng ký giao dịch bảo đảm; hợp tác với nước ngoài về pháp luật và công tác tư pháp khác. 3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”. 2. Thẩm quyền của Thanh tra Sở - Khoản 2, Điều 28 của Luật Thanh tra quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở: “Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, các nhân trong lĩnh vực quản lý do sở phụ trách”; - Khoản 4, Điều 83, Luật Luật sư quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: "d) Kiểm tra, thanh tra, xử l ý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;". - Điểm h, khoản 2, Điều 25 của Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư đã quy định Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: “Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền.”; - Khoản 2, Điều 10 của Nghị định số 74/2006/NĐ-CP ngày 01/8/2006 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở như sau: “ Thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật gồm: kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự cấp huyện (theo sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); luật sư, chứng thực; hộ tịch, quốc tịch; lý lịch tư pháp; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; luật sư; tư vấn pháp luật; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; trợ giúp pháp lý và công tác tư pháp khác.”; 3. Phạm vi thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Tư pháp trong lĩnh vực luật sư Từ những quy định của pháp luật nêu trên, Thanh tra Bộ Tư pháp và Thanh tra Sở Tư pháp có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư và tổ chức hành nghề luật sư trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp. Do đó, khi tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với Đoàn luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn thanh tra phải căn cứ khoản 3, Điều 4 của Luật Thanh tra năm 2004: “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý”. Theo đó, về phạm vi thanh tra đối với Đoàn luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư chỉ giới hạn trong việc chấp hành pháp luật, những quy định chuyên môn, quy tắc quản lý của ngành Tư pháp. Khi tiến hành thanh tra về tổ chức và hoạt động của luật sư, Đoàn thanh tra cần chú ý: + Đối tượng của thanh tra chuyên ngành gồm: cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư và các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực này. + Đối với sai phạm của cán bộ công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư thì xử lý theo Pháp luật về cán bộ, công chức. + Đối với hành vi vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực luật sư thì xử lý theo Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định 60/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp. + Trong quá trình thanh tra, nếu tra phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm, theo quy định tại tiểu mục 2.1 của Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/VKSNDTC-TTrCP-BCA-BQP ngày 23/03/2006 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày phát hiện dấu hiệu tội phạm, phải chuyển hồ sơ vụ việc đó và bản kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. II. Quy trình thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Luật sư Quy trình thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư gồm 03 bước: + Chuẩn bị và quyết định thanh tra; + Trực tiếp thanh tra; + Kết thúc thanh tra. Bước 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra Chuẩn bị thanh tra và quyết định thanh tra nhằm thiết lập những nội dung, kế hoạch để tiến hành thanh tra, bao gồm các công việc sau: 1. Thu thập thông tin và tập hợp, nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan - Thông tin là cơ sở quan trọng để quyết định nội dung và kế hoạch thanh tra, do vậy khi thu thập thông tin cần nắm toàn diện các thông tin có liên quan đến mục đích, yêu cầu và đối tượng, sự việc cần thanh tra. Cụ thể, người ra Quyết định thanh tra chỉ đạo người sẽ được giao làm Trưởng Đoàn thanh tra liên hệ, có buổi làm việc trước khi thanh tra với Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư và các cá nhân tổ chức có liên quan khác để nắm thông tin tình hình về các cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư. Số liệu phải thu thập là: có bao nhiêu luật sư, bao nhiêu văn phòng luật sư, Công ty Luật, tình hình hoạt động, của các cá nhân, tổ chức đó, tổ chức nào hoạt động có hiệu quả hoặc bị khiếu nại, tố cáo, hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đối với các Đoàn thanh tra của Bộ, ngoài làm việc với Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư, trước khi thanh tra cần phải làm việc với Vụ Bổ trợ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Bổ trợ tư pháp để nắm bắt thêm tình hình. - Song song với việc thu thập thông tin, cần phải tập hợp đầy đủ và nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của luật sư như: Luật Thanh tra, Nghị định số 74/2006/NĐ-CP, Quyết định số 2151/2006/QĐ -TTCP; Luật luật sư, Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Thông tư số 02/2007/TT- BTP ngày 25/4/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư; Nghị định số 60/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp; Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; Nghị định Số 89/2002/ NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn; Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ... 2. Lập báo cáo khảo sát Nghiên cứu, phân tích các thông tin đã thu thập được, lập báo cáo khảo sát theo nội dung và trình tự sau: - Danh sách trích ngang các cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư: có họ tên người đứng đầu tổ chức, tên tổ chức, địa chỉ, số điện thoại liên lạc - Hoạt động, kết quả hoạt động và sự việc liên quan đến các quy định của ngành. - Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Những thuận lợi, khó khăn và tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan, tổ chức đối với đối tượng thanh tra (để tránh thanh tra trùng lắp). - Đề xuất những nội dung cần thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm; những tổ chức, cơ quan, cá nhân cần đến thanh tra, xác minh. 3. Ban hành quyết định thanh tra - Thứ nhất, ra quyết định thanh tra theo chương trình, kế hoạch: Điều 37 của Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra đã quy định về quyết định thanh tra chuyên ngành theo chương trình, kế hoạch: “1. Căn cứ chương trình, kế hoạch thanh tra đã được Bộ trưởng, Giám đốc sở phê duyệt, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra hoặc phân công Thanh tra viên chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. 2. Trường hợp Chánh Thanh tra phân công nhiệm vụ cho Thanh tra viên chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì việc phân công phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra.". + Với những quy định của pháp luật trên cho thấy chỉ trong trường hợp cần thiết thì Bộ trưởng, Giám đốc Sở mới trực tiếp ký quyết định thanh tra. + Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở có thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra hoặc phân công Thanh tra viên chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo chương trình, kế hoạch thanh tra đã được Bộ trưởng, Giám đốc Sở phê duyệt. Ví dụ tại thành phố Hà Nội: Chánh Thanh tra Sở Tư pháp thành phố Hà Nội hoặc Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra về tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực luật sư bao gồm: Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, phòng nghiệp vụ được Giám đốc Sở Tư pháp giao quản lý lĩnh vực luật sư, các tổ chức và cá nhân hành nghề luật sư tại thành phố Hà Nội nếu nội dung thanh tra được Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở Tư pháp đưa vào chương trình, kế hoạch thanh tra trong năm và đã được Bộ trưởng, Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt. - Thứ hai, ra quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất: Khác với căn cứ và trình tự, thủ tục ban hành quyết định thanh tra chuyên ngành theo chương trình, kế hoạch, Điều 38 của Nghị định số 41/2005/NĐ-CP quy định việc tiến hành thanh tra chuyên ngành đột xuất được thực hiện như sau: “1. Thanh tra chuyên ngành đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước giao. 2. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở trình Bộ trưởng, Giám đốc sở quyết định việc thanh tra chuyên ngành đột xuất. Chậm nhất sau 3 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ trưởng, Giám đốc sở có trách nhiệm phê duyệt và thông báo cho Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở. 3. Căn cứ vào quyết định phê duyệt của Bộ trưởng, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành việc thanh tra. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.". Như vậy, cũng chỉ trong trường hợp cần thiết thì Bộ trưởng, Giám đốc Sở mới trực tiếp ký quyết định thanh tra; Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở có thẩm quyền ra quyết định thanh tra