4 tính năng mobile apps của thương hiệu nên có

Mobile apps đang dần trở thành một cỗ máy tạo ra tiền cho thương hiệu. Vậy những yếu tố cơ bản nào mà một ứng dụng thương hiệu cần có? Hãy tham khảo những yếu tố trong bài.

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 4 tính năng mobile apps của thương hiệu nên có, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 tính năng mobile apps của thương hiệu nên có Mobile apps đang dần trở thành một cỗ máy tạo ra tiền cho thương hiệu. Vậy những yếu tố cơ bản nào mà một ứng dụng thương hiệu cần có? Hãy tham khảo những yếu tố trong bài. Đối với các marketer thương hiệu, mobile app đang trở thành một dạng website mới. Cũng như website đã chuyển đổi dần từ dạng marketing tương tác sang thành những cửa hàng số, thế hệ thứ hai của mobile apps đang dần trở thành một cỗ máy tạo ra tiền cho thương hiệu. Có thể đó chính là lý do mà các marketer đã tăng ngân sách chi cho điện thoại lên tới 70% trong nẳm nay. Hãng đo lường mobile app Flurry đã khám phá ra rằng khách hàng thường dành nhiều thời gian tương tác với mobile apps hơn hiển thị website, và công ty này dự đoán lượng tương tác với ứng dụng di động sẽ sớm vượt số lượt xem TV. Những ứng dụng di động đang lấy đi rất nhiều thời gian mà trước đây khách hàng dành cho những kênh quan trọng trước đây- web và tivi- chính sự thật này làm cho rất nhiều thương hiệu đang cân nhắc xây dựng các ứng dụng của riêng mình. Tuy nhiên rất nhiều ứng dụng của các thương hiệu lại thất bại dù cho họ có đổ rất nhiều tiền vào việc nghiên cứu và phát triển nó. Chắc chắn rằng lượng ứng dụng khổng lồ được cung cấp trên App Store hay Google Play sẽ làm cho ứng dụng của các thương hiệu càng ít được để ý, nhưng vấn đề lớn hơn chính là chất lượng của các ứng dụng thương hiệu. Chris Silva, một nhà phân tích công nghệ di động của Altimeter Group đã nhận định rằng hầu như các ứng dụng của thương hiệu thất bại vì họ thường cố gắng đưa ra quá nhiều thứ. Nếu như ít hơn là nhiều hơn đối với ứng dụng di động, vậy thì những yếu tố cơ bản nào mà một ứng dụng thương hiệu cần có? Hãy tham khảo những yếu tố dưới đây: 1. Lời nhắc nhở thông minh Những thông báo nâng cấp, hoặc thông báo được nhận thông qua ứng dụng, nên làm tốt hơn chỉ là một tín hiệu thông thường để thông báo tải về hoặc cập nhật. Ngày nay sự thúc đẩy thông minh có thể liên kết người dùng với thương hiệu bằng cách dự đoán và đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Sử dụng cách thúc đẩy hiệu quả có thể lưu lại được hành vi khách hàng và địa điểm, từ đó có thể đưa ra thông điệp chính xác dựa vào tình huống cá nhân cụ thể. Mobile app của công ty dược phẩm online Walgreens cho phép người dùng scan một toa thuốc bằng camera điện thoại của họ để nhận thông báo khi bắt đầu kiểm tra thuốc cho đơn hàng và khi tới thời điểm để đặt mua toàn bộ số thuốc. Thông báo “nhắc nhở và đầy đủ” luôn đi theo mục tiêu của công ty là “giúp đỡ và giữ cho mọi người khỏe mạnh”. Tuy nhiên một điểm cần lưu ý: Sử dụng quá nhiều các hình thức thúc đẩy có thể phản tác dụng, vì vậy hãy đảm bảo rằng mọi sự thúc đẩy của bạn đều có giá trị 2. Yếu tố địa điểm Với rất nhiều thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu bán lẻ, địa điểm luôn là yếu tố quyết định. Khả năng cung cấp những gợi ý và chào hàng cho khách hàng dựa vào vị trí của họ là một điều mà rất nhiều marketer quan tâm. Small Luxury Hotels of the World, một mạng lưới các khách sạn cao cấp độc lập, đã phát hành một ứng dụng cho phép khách du lịch tìm kiếm được những nơi mà họ ưa thích gần địa điểm họ đang đứng dựa vào liên kết với GPS, la bàn và tính toán gia tốc. Marketing tại một cơ sở có thể sử dụng công nghệ điện thoại của Michaels Stores' app, cho phép tạo ra, tìm kiếm và lựa chọn những sự kiện sắp tới sẽ diễn ra tại địa điểm của họ. 3. Tích hợp mạng xã hội. Gần như tất cả mọi ứng dụng phục vụ thương hiệu đều bao gồm cả khả năng chia sẻ. Hầu như họ chia sẻ qua Facebook và Twitter, trong khi một số khác, tiêu biểu là hãng mỹ phẩm Sephora, lựa chọn Pinterest. Nhưng đối với hầu hết các ứng dụng, chia sẻ qua mạng xã hội thành công phụ thuộc nhiều vào việc “chia sẻ cái gì” hơn là “ chia sẻ ở đâu”. Người dùng chắc chắn sẽ không chia sẻ về sản phẩm của bạn chỉ với mục đích quảng cáo cho thương hiệu của bạn, họ cần nhận được giá trị từ hành động đó. Yếu tố chia sẻ qua mạng xã hội của REI's Snow Report apptập trung vào giá trị của khách hàng. Bằng cách cho phép người dùng thông báo địa điểm của họ ở trên núi qua mạng xã hội và qua bảng thông báo địa phương, ứng dụng cho phép những người trượt tuyết và những nhà tổ chức thi đấu có thể gặp nhau tại một địa điểm. 4. Cho phép mua sắm dễ dàng Mọi marketer đều hiểu rằng tăng ngân sách phải đi kèm với kì vọng cao hơn. Tuy nhiên trước khi marketer có thể tạo ra lợi nhuận từ những ứng dụng điện thoại tốn tiền, họ cần phải nắm bắt được thông tin thẻ tín dụng của khách hàng và từ đó đưa ra một quy cách phù hợp cho giao dịch. Những nhãn hiệu từ Starbucks tới Hungry Howies Pizza đã quản lý khoa học việc thanh toán qua điện thoại cho những giao dịch đơn giản, nhưng đối với những giao dịch phức tạp hơn thì sao? Hãy xem cách làm của Converse. Ứng dụng Sampler appcủa công ty này hoàn toàn tương ứng với lời hứa của họ -“ giữ mọi thứ đơn giản”- người dùng sử dụng một bàn chân giả trong ứng dụng, ướm nó lên chân của họ sử dụng camera điện thoại, chụp một tấm ảnh để thử liệu có vừa hay không, nếu như họ thích, họ có thể đặt hàng nó trực tiếp qua ứng dụng. Một việc đơn giản nhưng thực sự mang lại hiệu quả tối ưu. Mặc dù 4 yếu tố này có thể là những gia vị thiết yếu để tạo nên một ứng dụng hiệu quả, một mình chất lượng không bao giờ đảm bảo được thành công. Những ứng dụng phổ biến nhất thường đi kèm với một kế hoạch marketing hiệu quả. Tin mừng cho các thương hiệu là đội ngũ nhân lực chịu trách nhiệm phát triển ứng dụng cũng chính là đội ngũ đảm bảo cho việc quảng bá nó. Và vì chúng cùng một mục tiêu, tại sao marketer lại không bắt đầu nghĩ đến kế hoạch tạo ra một ứng dụng mới có lợi cho thương hiệu của bạn?
Tài liệu liên quan