An ninh môi trường

Khái niệm ANMT xuất hiện lần đầu năm 1953, trong những tranh luận về mối liên quan giữa biến đổi môi trường với an ninh. 1977: CIA thiết lập một Trung tâm Môi trường để nghiên cứu mối liên hệ giữa Môi trường và An ninh. 1977: Xuất phát từ những thiệt hại Môi trường do Mỹ rải chất diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam, xuất hiện Văn bản bổ sung I cho Hiệp nghị Giơnevơ 1949 về “Bảo vệ các Nạn nhân chiến tranh vũ trang Quốc tế”, phản ánh mối quan tâm của Quốc tế đến sự xuống cấp môi trường nghiêm trọng ở Việt Nam do chiến tranh. 1977: Hiệp ước quốc tế hậu chiến Việt Nam thứ 2 “Ngăn chặn việc sử dụng các kỹ thuật làm thay đổi môi trường vì mục tiêu quân sự hay vì bất cứ mục tiêu thù địch nào khác” (hiệp định ENMOD).

ppt57 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu An ninh môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * AN NINH MÔI TRƯỜNG Seminar tại INFOTERRA VietNam Tháng 11/2009 PGS.TS. Nguyễn Đình Hoè Khoa Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * 1. Các mốc lịch sử hình thành khái niệm ANMT Khái niệm ANMT xuất hiện lần đầu năm 1953, trong những tranh luận về mối liên quan giữa biến đổi môi trường với an ninh. 1977: CIA thiết lập một Trung tâm Môi trường để nghiên cứu mối liên hệ giữa Môi trường và An ninh. 1977: Xuất phát từ những thiệt hại Môi trường do Mỹ rải chất diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam, xuất hiện Văn bản bổ sung I cho Hiệp nghị Giơnevơ 1949 về “Bảo vệ các Nạn nhân chiến tranh vũ trang Quốc tế”, phản ánh mối quan tâm của Quốc tế đến sự xuống cấp môi trường nghiêm trọng ở Việt Nam do chiến tranh. 1977: Hiệp ước quốc tế hậu chiến Việt Nam thứ 2 “Ngăn chặn việc sử dụng các kỹ thuật làm thay đổi môi trường vì mục tiêu quân sự hay vì bất cứ mục tiêu thù địch nào khác” (hiệp định ENMOD). Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * 1989: Westing cho rằng: An ninh bao gồm 2 bộ phận khăng khít với nhau: An ninh Chính trị (gồm các yếu tố quân sự, kinh tế, con người) và An ninh Môi trường. Gorbachew (nguyên Tổng thống Liên xô cũ): An ninh sinh thái phải được đưa lên hàng đầu (phát biểu sau thảm hoạ hạt nhân 1986 ở Trenobưn). 1990: Christopher W. (Cựu Ngoại trưởng Mỹ): Các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên thường có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ ổn định kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia. Host J. (Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy): Môi trường xuống cấp có thể coi là một phần của xung đột vũ trang vì nó làm các cuộc xung đột thêm nghiêm trọng hơn, hoặc mở rộng quy mô của các cuộc xung đột đó. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * 2. Xác định khái niệm ANMT Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Định nghĩa ANMT:ANMT là trạng thái AN toàn diện, bao gồm AN truyền thống (= AN chính trị) trên cơ sở hệ tài nguyên – môi trường được bảo vệ và sử dụng bền vững. ANMT cho rằng chất lượng môi trường và vốn tài nguyên không thể tách rời với An ninh truyền thống (an ninh chính trị); môi trường xuống cấp và tài nguyên cạn kiệt chắc chắn dẫn đến nhiều mâu thuẫn gay gắt trong phát triển kinh tế – xã hội và quan hệ quốc tế, đe doạ phúc lợi và an ninh truyền thống của vùng lãnh thổ, quốc gia, khu vực, thậm chí toàn cầu. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Những nguyên nhân xã hội của ANMT Nhận thức chưa đủ mức về MT. Quản lý nhà nước về MT thiếu hiệu quả (yếu kém và chính sách, năng lực và trách nhiệm hành pháp, yếu kém về thị trường...). Môi trường là vũ khí của chiến tranh sinh thái. Vai trò tham gia của cộng đồng vào các chính sách và dự án phát triển chưa thỏa đáng Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Ví dụ về sự mở rộng khái niệm về "An ninh" Từ năm 1991, từng hành động trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đều quan tâm đến vấn đề môi trường. Năm 1993, Bộ Quốc phòng Mỹ bổ nhiệm thêm chức thứ trưởng phụ trách an ninh môi trường. Quốc hội Mỹ phần bổ hơn 420 triệu USD cho chương trình nghiên cứu và phát triển chiến lược môi trường. Các nhà phân tích tình báo quốc phòng đang được đào tạo để hiểu sức ép môi trường là mối đe doạ tiềm tàng đến ổn định của chế độ. Cuối cùng, các lực lượng vũ trang và các cơ quan tình báo đã tham gia vào sứ mạng ứng cứu để giảm nhẹ những tổn thất của con người do các thảm hoạ môi trường gây ra. Nguồn: Báo cáo Dự án An ninh và Biến động Môi trường, USA, 1996 Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * 3. ANMT liên quan đến sử dụng và tranh chấp đất đai Xung đột Ảrập – Israel. Những vấn đề nhạy cảm về đất đai ở Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Nam bộ. Nông dân không có đất do giải toả, đền bù và tái định cư - Trường hợp Đại Từ/ Thái Nguyên, sân golf tràn lan Nghèo đói – Suy thoái đất/thiếu đất – và các vấn đề di dân nội bộ ở nước ta. Di dân nông thôn - đô thị Di dân nông thôn – nông thôn Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Xung đột đất đai Ảrập - Israel Thực chất và cốt lõi của cuộc xung đột ảrập - Israel là vấn đề lãnh thổ Palestin. Cuộc chiến tranh giành lãnh thổ giữa tổ tiên người Palestin và tổ tiên người Do thái bắt đầu xảy ra từ thế kỷ 19 trước Công nguyên. Con cháu của 2 dân tộc này, cho đến những năm đầu thế kỷ 21 vẫn tiếp tục chiến tranh. Suốt 4000 năm qua, máu vẫn liên tục đổ. Năm 64 trước Công nguyên, đế quốc La Mã xâm lược vùng đất Palestin, hơn 1 triệu người Do Thái bị tàn sát, những người Do Thái sống sót bị đưa sang Châu Âu, mở đầu cho lịch sử lưu lạc của người Do Thái kéo dài hơn 1.800 năm sau đó. Năm 1896 bắt đầu dấy lên phong trào phục quốc Do Thái. Năm 1916 sau Đại chiến I, nước Anh nhận quyền uỷ trị vùng đất Palestin và đã ủng hộ phong trào phục quốc Do Thái, sự ủng hộ này bị người Palestin kịch liệt phản đối, phát động cuộc khởi nghĩa ảrập từ 1936 đến 1939. Sau Đại chiến II, Mỹ thay thế ảnh hưởng của Anh tại Trung Đông và tiếp tục ủng hộ người Do Thái phục quốc. Nhờ đó, năm 1947, hội nghị Liên hợp quốc khoá 2 thông qua quyết định phân trị vùng lãnh thổ Palestin làm 2 vùng: vùng người ảrập chiếm 43% diện tích Palestin nhưng có đến 2/3 dân số (1,2 triệu), người Do Thái lúc đó chỉ có 600 ngàn người nhưng chiếm 57% diện tích, phần lớn là những dải đất ven biển màu mỡ. Năm 1948, nước Israel tuyên bố thành lập. 2 ngày sau đó, chiến tranh ảrập - Israel bùng nổ cho đến bây giờ. Nguồn: Thông Tấn xã Việt Nam: "Cuộc xung đột Israel - ảrập". Nxb Thông Tấn, Hà Nội, 2002 Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * 4. ANMT và tài nguyên nước Xung đột: Thổ Nhỹ Kỳ – Syria – Iraq Israel – Palestin Ấn Độ – Nepal – Bangladesh – Bhutan Vấn đề sông Mê kông Nước ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ Những đập thủy Điện trên sông Mekong Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Xung đột trên những dòng sông xuyên biên giới Hệ thống các sông Tigris-Euphrates chảy qua các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq là cội nguồn tranh chấp của 3 quốc gia này. Dự án Anatoli khổng lồ của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1990 nhằm xây dựng 20 đập thuỷ điện lớn trên sông Euphrates, đe doạ làm giảm lưu lượng nước chảy sang lãnh thổ Syria từ 30 tỷ m3 xuống 20 tỷ m3. Năm đó, Iraq và Syria lập tức thiết lập liên minh quân sự để trả đũa. Rất may là Thổ đã từ bỏ ý định chặn dòng chảy nên đã tránh được một cuộc chiến tranh đáng tiếc. Cùng chia sẻ sông Jordan nên Israel và Palestin rất khó thống nhất việc phân chia lãnh thổ. Còn Ai Cập thì luôn luôn lo lắng về hành động của Sudan và Ethiopia đối với đòng chảy sông Nin (Nile) vốn là huyết mạch của Ai Cập. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * ở Nam á, các nước Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Bhutan có bốn điều giống nhau: đó là đều nằmỞ sườn nam dãy Himalaya, nghèo, nhiều tài nguyên nước và luôn luôn mâu thuẫn về nguồn nước. Bhutan và Nepal với lợi thế là quốc gia đầu nguồn, tìm mọi cách để xây dựng nhiều đập và hồ thuỷ điện. Ấn Độ đưa ra dự án xây kè Ferrakka trên sông Hằng để chỉnh luồng lạch vào cảng Calcuta, dự án này gây hạ thấp mực nước và gia tăng nhiễm mặn ở cửa sông Hằng trên lãnh thố Bangladesh. Để đối phó, Bangladesh (1996) xây dựng một kè khác cũng trên sông Hằng nhằm dồn nước về vùng cửa sông để khắc phục hậu quả của kè Ferrakka. Những ví dụ trên đây cho thấy sự tranh chấp nguồn nước có thể leo thang thành mối đe doạ đến hoà bình và ổn định. Xung đột liên quan đến nước sẽ căng thẳng hơn khi sang thế kỷ 21, nguồn nước còn trở nên khan hiếm hơn nữa do bùng nổ dân số, do ô nhiễm và do nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh. Nguồn: Khánh Phượng và Bùi Minh Tăng Báo Khoa học và Đời sống tuần 20-26/03/2000 Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Vấn đề nước và ANMT thế kỷ 21: Ô nhiễm theo các dòng sông xuyên quốc gia và xuyên vùng Chỉ số của FAO về sử dụng bền vững tài nguyên nước – Ngưỡng phát triển. AN nước Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Đập Tiểu Loan trên thượng nguồn Mekong Sự tan băng hà vùng thượng nguồn các sông Hồng và Mekong cũng như gia tăng nhu cầu sử dụng nước sẽ dẫn đến tranh chấp nguồn nước của 2 hệ thống sông này: Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Gần 60% nguồn nước của Việt Nam là quá cảnh từ nước ngoài, chủ yếu qua các hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long Sông Hồng đầu năm 2008 Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Cạnh tranh nước ở Việt Nam Canh tranh giữa Bình Định và Gia Lai về dự án thủy điện thượng nguồn sông Hà Thanh Cạnh tranh giữa Bình Phước và Đắc nông về dự án thủy điện Daksil 3-4 chi lưu sông Đồng Nai Cạnh tranh giữa Đồng Nai, Tp HCM và Bình Phước trong dự án đập Phước Hòa, thủy điện Dak my 4,… Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Lưu vực sông Đồng Nai Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Cho đến 2005, tình hình khan hiếm nước trên lưu vực sông Đồng Nai cũng đã đến mức căng thẳng. Theo dự báo của Cục Thủy Lợi Bộ NN và PTNT thì năm 2010 chỉ còn ở mức 2098 m3/người/năm (84% so với 2005); năm 2020 : 1770 m3/người/năm (71,2% so với 2005); năm 2040: 1475 m3/người/năm (59,3% so với 2005) là mức khan hiếm nước (tiêu chuẩn của Hội TN nước Quốc tế thì >4000 m3/người/năm mới là không thiếu nước Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Bình Định Gia Lai Sông Hà Thanh Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * 5. ANMT và an toàn sinh thái Tài nguyên rừng và các cộng đồng sống dựa vào rừng Sự xâm lấn của các sinh vật ngoại lai vào nước ta. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Sinh vật lạ xâm nhập Cá hoàng đế, Cá hổ Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Tôm thẻ chân trắng và virus Taura TSV vốn có nguồn gốc Nam Mỹ như Ecuador, Columbia, Peru, Brazil, El Salvador, Guatemala, Honduras, Belize, Mexico, Nicaragua, Panama, Costa Rica, Venezuela cũng như Hawaii, Texas, Florida and South Carolina . Đến Năm 1997 TSV bao trùm toàn châu Mỹ nhưng chưa hề xuất hiện ở Châu Á nên được gọi là virus Tây bán cầu, Đài Loan là nơi đầu tiên xuất hiện của TSV ở châu Á ,sau đó xuất hiện ở Thailand, Myanmar, China, Korea and Indonesia vào 2003. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Sinh vật lạ xâm nhập Chuột Hamster Mimosa pigra Ốc bươu vàng Đang đẻ trứng Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Chuột Hamster và bệnh sán máng Các nhà khoa học của Hội Vệ sinh Y học Nhiệt đới Hoa Kỳ đã nghiên cứu khả năng nhiễm sán máng của chuột hamster,. Sán trưởng thành sống khoẻ mạnh trong cơ thể chuột nhà và chuột hamster ít nhất 16 tuần lễ,. Rõ ràng chuột hamster có rất nhiều khả năng là động vật tải sán máng. Chuột Hamster nhập về Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Sán máng gây ra các bệnh: sốt viêm gan, viêm lách, viêm hệ thống tiết niệu và viêm ruột. Đây là loại bệnh truyềnnhiễm nguy hiểm và lan truyền nhanh,vắt kiệt sức và làm suy giảm hệ thống miễn dịchcủa bệnh nhân.Từ đó, bệnh nhân có thể tử vong, thậm chí do các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.Trên thế giới có trên 300 triệu người mắc bệnh sán máng, đều ở vùng nhiệt đới. Châu Á (chủ yếu là miền Tây Nam Trung Quốc) chiếm gần ½ số người mắc . Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Cây lang rừng –Sát thủ kiều mộc-Pretty tree killer Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Bệnh tiêu chảy có tả và lợn tai xanh BỆNH TẢ DO PHẢY KHUẨN TẢ ELTOR CÓ NGUỒN GỐC ĐỘ ( THEO WHO) VIRUS LỢN TAI XANH CÓ NGUỒN GỐC TRUNG QUỐC (THEO CỤC THÚ Y TW) Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Vấn đề GMO (Gene Modified Organism) và mặt trái của công nghệ sinh học. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * 6. ANMT và vũ khí sinh thái Đặc điểm của vũ khí sinh thái Tính bí mật Công nghệ cao Tác dụng lâu dài Không công bố Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Hoá chất độc Từ năm 1945, vũ khí hoá học đã được dùng trong các cuộc xung đột ngoại vi, đặc biệt Irak đã sử dụng rộng rãi để chống lại người Kurd trong những năm 1987-1988. Cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học vào thành phố Halagia thuộc người Kurd cư trú đã làm 5000 người chết tức thì, 250.000 người bị nhiễm độc, bùng phát các bệnh ung thư da ác tính, suy hô hấp, mù loà, loạn thần kinh, biến đổi gen trẻ sơ sinh, máu trắng, loạn chức năng tim, ung thư và sảy thai tăng gấp 4 lần. Vũ khí hoá học cũng được Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. 72 triệu lít diệt cỏ, trong đó chứa 6,2% chất độc màu da cam đã được rải xuống chiến trường miền nam trong những năm 1968-1972 mà đến nay vẫn còn di chứng. Các hầm chôn dấu chất hoá học từ thời chiến tranh do quân Mỹ bỏ lại được phát hiện ngày càng nhiều ở những vị trí đồn trú của lĩnh Mỹ. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Vi trùng (gọi chung vi khuẩn, nấm, virus, tế bào...) Đặc điểm của vũ khí vi trùng là: Bùng phát thành dịch sau khi rải vi trùng 2-3 tuần, do đó người rải có thể an toàn trở về căn cứ. Không phân biệt đối tượng tấn công, reo rắc khiếp sợ, tấn công tinh thần toàn thể xã hội. Vi trùng, virus, nấm, tế bào... là các tác nhân của vũ khí vi trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nên rất dễ che dấu khi vận chuyển. Theo nghiên cứu của văn phòng đánh giá công nghệ Mỹ (OTA - 1993) 100kg bụi bệnh than rải từ máy bay có thể giết chết 1-3 triệu người. Khuôn khổ pháp lý mong manh Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Chính phủ Mỹ suốt 30 năm đã dùng vũ khí vi trùng để chống phá cách mạng Cu Ba. Tháng 3/1970, Mỹ đã bí mật đưa sang CuBa một hòm chứa virus gây sốt lợn có nguồn gốc từ Châu Phi, bằng phương tiện tàu đánh cá. 6 tuần sau, bùng nổ đại dịch gia súc ở CuBa, buộc CuBa phải giết trên 500 ngàn con lợn. Bệnh sốt lợn tái xuất ở Cu Ba vào năm 1980, lần này còn lây sang người và gây tử vong. Cùng thời gian này, ở Cu Ba bùng phát dịch đau mắt đỏ làm cho 156 người bị tử vong. Cho đến cuộc khủng bố bằng vi khuẩn than xảy ra ở Mỹ sau ngày 11-09-2001, có thể nói việc kiểm soát vũ khí vi trùng trên thế giới hiện nay là rất yếu kém. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Vào những năm đầu thập kỷ 80, một người đàn ông đã trộn vi khuẩn Salmonella typhi gây bệnh thương hàn vào đồ ăn ở một nhà hàng vùng Oregon, đầu độc 750 người, nhưng rất may là tác dụng của loại vi khuẩn này chưa đủ mạnh để gây nên tử vong. Còn tại Pháp, người ta cũng đã phát hiện được tại hang ổ của nhóm phiến loạn Đỏ ở Paris một lượng nhiều gam trực khuẩn cực độc. Chỉ cần 0,1 microgam trực khuẩn này có thể gây nên cái chết tức thì. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Vũ khí Gen Vũ khí gen là đỉnh cao của vũ khí sinh học, còn có tên là vũ khí di truyền hay vũ khí ADN. Nguyên lí của vũ khí gen là áp dụng công nghệ di truyền, cấp ghép gen vào một sinh vật lành, biến sinh vật đó thành sinh vật gây hại. Sinh vật gây hại có thể là một loại côn trùng, một loại vi khuẩn độc có khả năng kháng thuốc. Năm 1987, Mỹ đã chi đến 1,5 tỷ USD để chế tạo vũ khí sinh thái trong đó có vũ khí gen. Họ đã thành công trong việc tăng độc tố của vi khuẩn than, vi khuẩn viêm gan A, trực khuẩn tả, lị... Nước Nga cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu về vũ khí gen. Họ đã tạo ra vũ khí gen gây tiêu chảy và chảy nước mắt liên tục, các thí nghiệm về sử dụng gen gây viêm cơ cũng đang được tiến hành, theo tính toán chỉ cần 20g chất gây viêm cơ cũng đủ tiêu diệt toàn bộ loài người. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Gen là loại vũ khí công nghệ cao, khó phát hiện và giải mã, dễ sử dụng, lại có thể chỉ nhằm vào một nhóm người có cơ cấu di truyền nhất định. Các nhà khoa học đã nhận xét rằng trong 10 năm tới, vũ khí gen có thể sẽ được sản xuất hàng loạt và "mạnh hơn cả bom nguyên tử". Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Vũ khí thời tiết Vào những năm 1969-1970, CIA đã áp dụng một số biện pháp tác động lên điều kiện thời tiết để phá hoại các vụ mía - loại nông sản chủ đạo của Cu Ba. Các máy bay Mỹ đã lượn trên vùng trời Cu Ba, tạo mưa lũ trên những vùng không trồng mía, để rồi những vùng trồng mía trở nên khô hạn. Một báo cáo của CIA được tờ Tạp chí thứ bảy (Saturday Review) tiết lộ cho thấy một số quốc gia đứng đầu là Mỹ đã có khả năng điều khiển thời tiết dùng cho mục đích quân sự. Mỹ đã từng gây mưa lũ trên một số vùng tại Bắc Việt Nam, Lào và Campuchia để làm hỏng tuyến đường vận chuyển của miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Trong thập kỷ 1885-1995, NATO đã thử nghiệm vũ khí thời tiết để gây hạn hán cho Tây Ban Nha, gây khó khăn cho nước này ngay khi Tây Ban Nha tuyên bố gia nhập EU. Ngày 21-08-1969, Mỹ cho máy bay thả hoá chất để xua tan cơn dông trên vùng trời biển Caribê và chuyển cơn dông sang lãnh thổ Panama, Nicaragoa và Honduras. Người ta phát hiện các hoá chất được sử dụng là iốt bạc, iốt chì và băng khô (CO2 đóng băng). Rõ ràng với việc sử dụng thời tiết vào mục tiêu chiến tranh, các siêu cường quân sự trên thế giới đã can thiệp thô bạo vào môi trường sống của con người. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Vũ khí phóng xạ Trong những năm cuối thập kỷ 1970, cuộc khủng hoảng dầu lửa đã làm cho nhiều nước lao vào phát triển điện hạt nhân, trong đó có Arhentina, Basil, Chi Lê, Nam Phi, Iran, Irak, Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc... và người ta đang lo lắng rằng liệu những nước này có sử dụng hạt nhân chỉ cho mục tiêu hoà bình hay không. Sự sụp đổ của Liên Xô cũ đã đặt thế giới trước những nguy cơ mới: Kho vũ khí hạt nhân của Nga được bảo quản chưa tốt khiến cho nguy cơ xảy ra sự cố hạt nhân là việc đáng ngại. Buôn bán lậu vật liệu phóng xạ, thậm chí cả vũ khí hạt nhân. Chảy máu chất xám hạt nhân từ Nga, do các nhà khoa học hạt nhân của Nga di tản ra nước ngoài hoặc bán phát minh, kỹ thuật của họ cho nước khác. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Trong các xung đột khu vực, vũ khí phóng xạ vẫn bị lạm dụng, điển hình là cuộc chiến vùng Vịnh. Đó là việc liên quân Anh - Mỹ sử dụng đạn pháo chứa Uran nghèo tại cuộc chiến Irak. Quân Đồng Minh đã thừa nhận là có sử dụng hàng trăm tấn đạn pháo chứa Uran nghèo tại các chiến trường miền Nam Irak. Điều đó giải thích cho sự tăng đột biến tỷ lệ ung thư và sinh đẻ có dị tật tại miền Nam Irak sau cuộc chiến. 11 năm sau chiến tranh (2002) vẫn có nhiều người chết do nhiễm phóng xạ phát tán. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Năm 1994, cảnh sát Đức đã bắt giữ một nhóm người mang 300g Plutonium 239. Các chuyên gia cho rằng, với một lượng nguyên liệu ít ỏi như vậy, sẽ không có khả năng hình thành được một vũ khí hạt nhân. Trước bàn hỏi cung, cảnh sát điều tra Đức toát mồ hôi khi kẻ cầm đầu nhóm đã khai: Y cùng đồng bọn dự định đưa lượng Plutonium này vào hệ thống phân phối nước của một thành phố lớn tại Đức với mục đích làm nhiễm phóng xạ toàn bộ cư dân sử dụng hệ thống phân phối nước đó. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Vũ khí thực vật Đôi khi một số loài thực vật có tính cạnh tranh cao trong hệ sinh thái cũng được sử dụng vào mục tiêu quân sự. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã dùng chất diệt cỏ để tiêu diệt loại cỏ Lào - còn được gọi là cỏ Việt Cộng. Đây là loài cây thân thảo mọc thành bụi dày đặc, khó bị đốt cháy, có thể làm nơi nguỵ trang rất tốt cho quân Giải Phóng. Thay vào các thảm cỏ Lào bị khai quang, Mỹ đã gieo giống một loại cỏ mới được gọi là cỏ Mỹ, phát triển tốt ở vùng bị rải chất dioxin, và đặc điểm là mùa khô rất dễ cháy. Cỏ Mỹ hiện nay vẫn phát triển tốt ở các vùng đất miền Nam là chiến trường xưa, chúng rất dễ cháy trong mùa khô và là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nạn cháy rừng hàng năm. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * 7. ANMT và sự cố kỹ thuật Khái niệm về sự cố kỹ thuật Mặt trái của khoa học công nghệ: Vấn đề DDT, CFCs và Amiăng,… An ninh môi trường và phát triển:Cảnh giác với EMH – Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Khí độc rò rỉ ở Bhopal (ấn Độ) Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu ở Bhopal ấn Độ đã làm xì ra một đám mây khí độc vào ngày 3/12/1984. Kết quả là khoảng 2.500 người chết, 200.000 người bị ảnh hưởng đến sức khỏe: mù tạm thời, bỏng phổi, phụ nữ sảy thai hoặc đẻ non. Chủ doanh nghiệp đã bị chính phủ ấn Độ phạt 450 triệu USD, nhưng theo tính toán thực tế, thiệt hại của dân chúng cần phải được bồi thường đến 5 tỷ USD mới tạm thoả đáng. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Vụ Sandos – Thuỵ Sĩ Vào tháng 11/1986, một nhà kho chứa 1.246 tấn thuốc bảo vệ thực vật của công ty Sandos bị cháy. Hoạt động phun nước cứu hoả đã đẩy khoảng 30 tấn hoá chất diệt cỏ, diệt côn trùng vào sông Rhine, tạo ra một vết loang dài trên sông, tiêu diệt hầu hết cá, lươn và nhiều loài thủy sản của sông Rhine trên độ dài gần 200 dặm Anh (khoảng 330 km). Vì Thuỵ Sĩ ở đầu nguồn sông nên vụ rò rỉ gây ảnh hưởng tệ hại đến nước Đức ở cuối nguồn. Riêng một đoạn sông Rhine chảy qua 1 bang của Đức đã đếm được gần 1 triệu con cá bị chết. Công ty Sandos đã phải chi phí 15 triệu bảng Anh để đền bù và khắc phục thảm hoạ sinh thái này. Nguyễn Đình Hòe tháng 11/ 2009 * Vụ Seveso - Italy Cuối tháng 7/1976, một nhà máy hoá c
Tài liệu liên quan