Ảnh HDR - HDR Toning - Photomatix Pro

Nhiều khi chúng ta chụp xong một bức ảnh, đem cho bạn bè xem nhưng vẫn phải kèm theo câu nói “thực tế ở đó thì đẹp hơn ảnh này nhiều”. Ý bạn muốn nói rằng thực tế đã không được ghi nhận giống như mắt mình nhìn thấy.

pdf18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh HDR - HDR Toning - Photomatix Pro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh HDR - HDR Toning - Photomatix Pro A) ẢNH HDR - CÁCH CHỤP ẢNH HDR . Vậy HDR là gì ? Nhiều khi chúng ta chụp xong một bức ảnh, đem cho bạn bè xem nhưng vẫn phải kèm theo câu nói “thực tế ở đó thì đẹp hơn ảnh này nhiều”. Ý bạn muốn nói rằng thực tế đã không được ghi nhận giống như mắt mình nhìn thấy. Do cấu tạo của mắt người, chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh sự cảm nhận ánh sáng để có thể nhìn thấy chi tiết trong tối và chi tiết cả ở vùng sáng bằng cách co dãn đồng tử, còn máy ảnh thì chỉ có thể thực hiện được điều này sau mỗi lần chụp khác nhau. Ví dụ, trong một ngày nắng, mắt bạn có thể vừa nhìn thấy trời xanh, mây trắng, nắng vàng, vừa nhìn thấy chi tiết của những tán cây bên đường. Còn nếu dùng máy ảnh chụp được chi tiết vùng mây thì ta thấy cây bên đường chỉ là những đám đen. HDR là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Một trong những hạn chế của máy ảnh số là nó chỉ có thể ghi lại hình ảnh với một “dynamic range” khá hẹp (dynamic range được hiểu là sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại). Trên thực tế, khi bạn đứng trước một khung cảnh đẹp với những vùng sáng tối rất khác biệt, mắt bạn có thể tự điều tiết để ghi nhận được một hình ảnh chi tiết và ấn tượng hơn nhiều những gì chiếc máy ảnh làm được trong một bức hình. Tuy nhiên, máy ảnh có thể chụp rất nhiều hình của cùng một đối tượng với độ phơi sáng khác nhau. Vậy nên bạn có thể điều chỉnh độ phơi sáng thích hợp riêng với vùng ảnh sáng, rồi ở một tấm ảnh khác, lại chọn độ phơi sáng phù hợp nhất với riêng vùng ảnh tối, thêm một thiết lập nữa cho vùng ảnh có độ sáng trung bình. Bạn có thể chụp 3 tấm khác nhau hoặc nhiều hơn, sau đó dùng phần mềm chuyên dụng để kết hợp chúng lại nhằm tạo nên một bức ảnh hoàn chỉnh, truyền tải đầy đủ và chi tiết vẻ đẹp của quang cảnh mà bạn thấy. Nói nôm na HDR (High Dynamic Range) là một dạng ảnh kết hợp của nhiều vùng ánh sáng khác nhau tại cùng một thời điểm (không thật cần thiết), cùng một vị trí (quan trọng nhất – sai 1cm vị trí đặt máy cũng không thể ra được ảnh). Cách chụp ảnh với 3 độ phơi sáng khác nhau? Cách 1 Chụp file Raw, dùng phần mềm chỉnh file RAW ( Photoshop ...) Chỉ chỉnh ánh sáng ở phần Exposure (hoặc có thể chỉnh màu mè gì cũng được nhưng phải ghi nhớ tất cả các thông số để chỉnh cho những ảnh sau). Tạo 3, 4, 5 ảnh với các độ ánh sáng khác nhau (bằng cách mở file RAW rồi tắt, unsaved, rồi lại mở lại file Raw đấy) , cảm tính sao cho 3 ảnh kết hợp ra đủ sáng (or thừa sáng, thiếu sáng…). Khuyến cáo nên tạo theo -4, -2,0,+2, +4 hoặc -2,0,+2. Cách 2: Tripod * Có thể sử dụng cách chụp hẹn giờ, chụp 3 ảnh với 3 độ ánh sáng khác nhau (dùng Bkt hoặc EV ) – nếu đẹp dời thì có thể giữ máy bằng tay cũng được (make sure trong lúc sập ống kính, tay không di chuyển gì cả) * Thay đổi 1 trong 3 thông số: Iso, khẩu độ và độ sập ống kính. Cứ thay đổi làm sao cho 3 cái với 3 ánh sáng khác nhau. VD như cái 1 chọn Iso 100, f khoảng 8 đi, shutter speed tầm 10s với ánh sáng nhất, cái 2 Iso cả f vẫn thế, shutter speed thì làm tầm 70 là đủ sáng và cái thứ 3 vẫn tiếp tục thay shutter speed khoảng 160 để cho thiếu sáng. Lưu ý là máy vẫn dựng nguyên 1 chỗ. * Cũng có thể để máy cả ngày, chờ ánh sáng sáng tối theo … mặt trời , cách này chưa ai thử cũng ko bảo đảm lắm, nhưng mình nghĩ chắc cũng đựơc. B) PHOTOMATIC PRO - PHẦN MỀM TRỘN ẢNH TUYỆT VỜI 1) Giới thiệu: Hiện nay, có rất nhiều những phần mềm có thể giúp bạn mô phỏng một bức ảnh HDR, trong đó có cả Photoshop. Tuy vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một phần mềm ít người biết tới hơn, nhưng lại được đánh giá là đem lại hiệu quả ấn tượng hơn khá nhiều, đó là Photomatix Pro. Nếu bạn đã từng sử dụng các chức năng ghép ảnh của Photoshop, Corel, Magicphoto… thì Photomatix sẽ gây ngạc nhiên cho bạn bằng khả năng “trộn” ảnh kỳ lạ của nó. Khác với các thao tác ghép ảnh, tức đặt một phần hoặc nhiều ảnh số vào chung một tấm ảnh duy nhất, tính năng “trộn” ảnh của Photomatix sẽ trộn toàn bộ mọi chi tiết của nhiều tấm ảnh số lại với nhau để tạo thành một tấm ảnh tổng hợp theo kiểu "tả pí lù" rất độc đáo, tức bao gồm tất cả mọi đường nét của các tấm ảnh gốc. Lợi thế: • Saving on lighting equipment Hầu hết các camera số đều có thể tự động điều chỉnh để quan sát theo những hướng khác nhau, bạn không cần phải trang bị thêm công cụ xử lý ánh sáng khi chụp những cảnh có độ tương phản cao. Chỉ cần để chế độ Auto Exposure Bracketing, và mặc cho Photomatix tạo ra những bức ảnh có dải động rộng. • Saving time in post-processing Photomatix Pro giúp bạn đạt được hiệu quả tối đa trong công việc - tự động phối màu, unlimited stacking (cho phép undo không hạn chế), so sánh kết quả của từng bước thực hiện cũng như xử lý hàng loạt hay làm việc trên từng lớp ảnh. • Taking advantage of your 32-bit images Bạn đã biết cách làm ra ảnh HDR (high dynamic range) bằng Photoshop CS6 (Hoặc CS5) nhưng không thể nào thực hiện chuyển đổi ảnh thường sang dạng HDR? Công cụ Tone Mapping của Photomatix là câu trả lời mà bạn hằng tìm kiếm. Hãy so sánh sự khác biệt của nó với khả năng chuyển đổi sang dạng HDR của Photoshop CS6 (hoặc CS5) • Great pictures on cloudy days Những cảnh như: một tia sáng le lói giữa bầu trời đen kịt u ám thường tạo ra những bức ảnh bị mờ, Photomatix Pro sẽ giúp bạn điều chỉnh để có được bức ảnh có chất lượng tốt hơn.
Tài liệu liên quan