Bài giảng Autocad 2005

5. Mở bản vẽ 5.1 Mở bản vẽ mới * Trên thanh Standard Toolbar : click vào biểu tượng * Trên thanh Menu : chọn File\New * Từ bàn phím : nhấn Ctrl + N * Từ bàn phím : nhấn Alt + F, N5 5.2 Mở bản vẽ có sẵn * Trên thanh Standard Toolbar : click vào biểu tượng * Trên thanh Menu : chọn File/ Open * Từ bàn phím : nhấn Ctrl + O Khác với các Release trước, lệnh Open có thể mở được các file phần mở rộng .DWG, DWT (Template file), DXF. 6. Lệnh xuất bản vẽ (Export) Trên thanh Menu: Chọn File/ Export Lệnh này cho phép xuất bản vẽ với các phần mở rộng khác nhau. Nhờ lệnh này ta có thể trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác. 7. Lệnh Recover Trên thanh Menu: Chọn File/ Drawing utilities/ Recover Khi thực hiện lệnh Recover xuất hiện hộp thoại Select file. Chọn các file cần phục hồi và nhấn nút OK. 8. Lệnh Shell Lệnh Shell cho phép tạm thời thoát khỏi màn hình ACAD và thực hiện các lệnh của hệ điều hành. Command: Shell >>OS command: Sau khi thực hiện các lệnh của hệ điều hành xong, muốn trở lại ACAD ta đáp exit Chú ý: Không được dùng lệnh Shell để chạy chương trình Chkdsk. Không được dùng lệnh Shell để xoá các temporary file (file có phần mở rộng .AC$, .TMP)

pdf159 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Autocad 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN I: AUTOCAD TRONG MÔI TRƯỜNG 2D CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu Autocad CAD là chữ viết tắt của Computer – Aided Design hoặc Computer – Aided Drafting. Do đó phần mềm Cad có nghĩa là phần mềm trợ giúp vẽ và thiết kế bằng máy tính. Phần mềm Cad đầu tiên là Sketchpad xuất hiện vào năm 1962 được viết bởi Ivan Sutherland thuộc trường kĩ thuật Massachsetts. Sử dụng phần mềm Cad ta có thể vẽ thiết kế các bản vẽ hai chiều (2D – chức năng Drafting), thiết kế mô hình 3 chiều (3D-chức năng Modeling), tính toán kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEA- chức năng Analysis) Các phần mềm Cad có 3 đặc điểm nổi bật sau: - Chính xác. - Năng suất cao nhờ các lệnh sao chép (thực hiện bản vẽ nhanh). - Dẽ dàng trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác. AutoCad là phần mềm của hãng AutoDesk dùng để thực hiện các bản vẽ kí thuật trong các ngành: Xây dựng, Cơ khí, Kiến trúc, Điện, Bản đồ, Bản vẽ nào thực hiện được bằng tay thì có thể vẽ bằng phần mềm AutoCad. AutoCad là một trong các phần mềm thiết kế sử dụng cho máy tính cá nhân (PC). Hãng AutoDesk, nhà sản xuất AutoCad là một trong năm hãng sản xuất hàng đầu của thế giới. Là sinh viên, học phần mềm AutoCad giúp bạn trao đổi các kĩ năng làm việc công nghiệp. Ngoài ra ngày càng nhiều người sử dụng phần mềm AutoCad hơn các phần mềm thiết kế khác. Nếu bạn học AutoCad là phần mềm thiết kế đầu tiên thì nó là cơ sở cho bạn tiếp thu các phần mềm CAD vì phương pháp vẽ và các lệnh trong AutoCad được sử dụng trong các phần mềm này 2. Khởi động AutoCad Ðể khởi động AutoCAD 2005, ta có thể thực hiện theo các cách sau: * Double click vào biểu tượng AutoCAD 2005 trên màn hình Desktop. * Click vào nút Start/ Programs/ Autodesk/ AutoCAD 2005. 2 Sau khi khởi động AutoCAD ta có màn hình làm việc: Đi từ trên xuống dưới ta có các thanh sau: Thanh tiêu đề (Title Bar): với tên ban đầu là Drawing1.dwg. Thanh menu: Trên Menu bar có nhiều trình đơn, nếu ta chọn một trình đơn nào đó, thì một thực đơn thả (Full Down Menu) sẽ hiện ra để ta chọn lệnh kế tiếp. 3 Thanh công cụ chuẩn (Standard Toolbar) Hiển thị thanh Standard bằng cách: Từ Menu: chọn View/ Toolbars.... Hộp thoại Toolbars mở ra. Hoặc đánh lệnh Toolbar khi đó hộp thoại xuất hiện Chọn thanh nào muốn hiển thị. Dòng lệnh (Command line): Dòng lệnh có ít nhất 2 dòng phía dưới màn hình đồ hoạ. Đây là nơi ta nhập vào lệnh hoặc hiểu thị các dòng nhắc của máy (Prompt line). Có thể hiển thị toàn bộ các dòng lệnh đã thực hiện khi nhấn F2. Có thể hiển thị số dòng Command bằng cách: đưa con trỏ kéo đến vị trí giao giữa màn hình đồ hoạ và Command line đến khi xuất hiện hai đường song song, kéo lên nếu muốn tăng số dòng hiển thị, kéo xuống là giảm số dòng hiển thị. Vùng vẽ (Graphics area): là vùng ta thể hiện bản vẽ. Màu màn hình đồ hoạ được định bởi hộp thoại: Tools/ Options/ Display/ Colors... Tại trình Window Element ta chọn Model tab background (thay đổi màu màn hình vùng vẽ), rồi click vào ô màu mà ta thích sau đó chọn OK. Màu mặc định của AutoCAD (Default Colors) là màu đen (black) Cursor: thể hiện vị trí điểm vẽ ở trên màn hình. Bình thường cursor có dạng ô hình vuông (box) và 2 đường thẳng trực giao (crosshair) tại tâm hình vuông. Khi hiệu chỉnh đối tượng, cursor có dạng box. Thay đổi màu của cursor hoàn toàn chọn như trên nhưng thay vì chọn Model tab background ta chọn Model tab point. Hình dưới. 4 3. Thoát khỏi AutoCAD Ta có thể thực hiện theo các cách sau: * Trên thanh Menu của AutoCAD 2005: chọn File/ Exit * Click vào nút X ở góc phải trên. * Từ bàn phím : nhấn Alt, F, X hay nhấn Alt + F4 * Từ dòng Command : gõ vào chữ Quit hay Exit 4. Lưu bản vẽ 4.1 Lưu bản vẽ với tên mới Khi mở một bản vẽ mới để vẽ, ta nên đặt tên ngay, bằng cách: * Trên thanh Menu : chọn File/ Save As * Từ bàn phím : nhấn Alt + F, A hoặc Ctrl+Shift+ S 4.2 Lưu bản vẽ đã có tên sẵn * Trên thanh Standard Toolbar : click vào biểu tượng đĩa mềm * Từ bàn phím : nhấn Ctrl + S * Trên thanh Menu : chọn File/ Save * Từ bàn phím : nhấn Alt + F, S 5. Mở bản vẽ 5.1 Mở bản vẽ mới * Trên thanh Standard Toolbar : click vào biểu tượng * Trên thanh Menu : chọn File\New * Từ bàn phím : nhấn Ctrl + N * Từ bàn phím : nhấn Alt + F, N 5 5.2 Mở bản vẽ có sẵn * Trên thanh Standard Toolbar : click vào biểu tượng * Trên thanh Menu : chọn File/ Open * Từ bàn phím : nhấn Ctrl + O Khác với các Release trước, lệnh Open có thể mở được các file phần mở rộng .DWG, DWT (Template file), DXF. 6. Lệnh xuất bản vẽ (Export) Trên thanh Menu: Chọn File/ Export Lệnh này cho phép xuất bản vẽ với các phần mở rộng khác nhau. Nhờ lệnh này ta có thể trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác. 7. Lệnh Recover Trên thanh Menu: Chọn File/ Drawing utilities/ Recover Khi thực hiện lệnh Recover xuất hiện hộp thoại Select file. Chọn các file cần phục hồi và nhấn nút OK. 8. Lệnh Shell Lệnh Shell cho phép tạm thời thoát khỏi màn hình ACAD và thực hiện các lệnh của hệ điều hành. Command: Shell >>OS command: Sau khi thực hiện các lệnh của hệ điều hành xong, muốn trở lại ACAD ta đáp exit Chú ý: Không được dùng lệnh Shell để chạy chương trình Chkdsk. Không được dùng lệnh Shell để xoá các temporary file (file có phần mở rộng .AC$, .TMP) 9. Các phím chọn Các phím chọn của bàn phím có một số chức năng F1: F2: F3 hoặc Ctrl + F F5 hoặc Ctrl + E F6 hoặc Ctrl + D F7 hoặc Ctrl + G F8 hoặc Ctrl + L F9 hoặc Ctrl + B F10 Nút trái chuột Nút phải chuột Shift + nút phải chuột Enter, Spacebar Thực hiện lệnh Help Dùng để chuyển từ màn hình đồ hoạ sang màn hình văn bản hoặc ngược lại Tắt mở chế độ truy bắt điểm thường trú (Running Osnap) Khi SNAP và GRID chọn là Isometric thì phím này dùng để chuyển từ mặt chiếu trục đo này sang mặt chiếu trục đo khác. COORS – ON/OFF dùng để hiển thị toạ độ của con chạy khi thay đổi vị trí trên màn hình. GRID – ON/OFF dùng để mở hay tắt mạng lưới điểm (Grid) ORTHO – ON/ OFF Khi thể loại này được mở thì đường thẳng luôn là thẳng đứng hoặc nằm ngang. SNAP ON/OFF Dùng để mở hoặc tắt SNAP Tắt hay mở dòng trạng thái (Status line) Chỉ định (PICK) một điểm nằm trên màn hình, chọn đối tượng hoặc dùng để chọn lệnh từ Screen Menu hay Menu Bar Tương đương với phím Enter Làm xuất hiện bản danh sách các phương thức truy bắt điểm. Danh sách này gọi là Cursor menu Kết thúc lệnh, kết thúc việc nhập dữ liệu hoặc thực hiện một lệnh trước đó 6 Esc R(Redraw) Up Arrow Huỷ bỏ một lệnh hay xử lý đang tiến hành Tẩy sạch một cách nhanh chóng những dấu “+” (Blipmode) Gọi lại lệnh thực hiện trước đó tại dòng Command: và kết hợp với Down arrow (mũi tên hướng xuống). Lệnh này chỉ thực hiện khi ta nhấn phím Enter. Các phím tắt khác Ctrl + C: Copy cac đối tượng được chọn vào Clipboard Ctrl + X: Cắt các đối tượng được chọn vào Clipboard Ctrl + V: Dán các đối tượng trong Clipboard vào bản vẽ. Ctrl + O: Thực hiện lệnh Open. Ctrl + N: Thực hiện lệnh New Ctrl + S: Thực hiện lệnh Qsave Ctrl + Z: Thực hiện lệnh Undo. Ctrl + Y: Thực hiện lệnh Redo. Ctrl + P: Thực hiện lệnh Plot/ Print. Ctrl + A: Tắt mở nhóm các đối tượng được chọn bằng lệnh Group. Ctrl + J: Tương tự phím Enter. 7 CHƯƠNG II CÁC LỆNH THIẾT LẬP BẢN VẼ CƠ BẢN 1. Thiết lập giới hạn bản vẽ bằng lệnh New Khi thực hiện lệnh New xuất hiện hộp thoại Start up - Tại nút Start from Scatch nếu ta chọn Metric và nhấn OK thì ta chọn giới hạn bản vẽ là 420, 297 và đơn vị vẽ theo hệ Met (milimeter); Các lệnh và biến liên quan bản vẽ hệ Mét Lệnh liên quan Mô tả lệnh Biến Giá trị mặc định Units Đơn vị LUNITS 2 (Decimal) Limits Giới hạn bản vẽ LIMMAX 420, 297 Snap Bước nhảy SNAPUNIT 10 Grid Mật độ lưới GRIDUNIT 10 LTSCALE Tỉ lệ dạng đường LTSCALE 1 DIMSCALE Tỉ lệ kích thước DIMSCALE 1 Text, Dtext,Mtext Text height TEXTSIZE 2.5 Hatch, Bhatch Tỉ lệ mặt cắt HPSIZE 1 Trong trường hợp này thì các biến và lệnh liên quan được thiết lập theo bản trên. Các dạng đường (linestyle) và mẫu mặt cắt (hatch pattern) theo ISO, ta không cần định lại tỉ lệ - Nếu chọn English thì đơn vị vẽ là Inch và giới hạn bản vẽ là 12, 9. - Nếu muốn định bản vẽ với giới hạn khác 420 x 290 (ví dụ 597x420) thì trên hộp thoại Start up ta chọn trang Use a Wizard và ta sẽ thiết lập bản vẽ bằng cách lần lượt chọn định đơn vị (units), giới hạn bản vẽ (area). Tại đó ta có hai lựa chọn  Quick setup: Ta thực hiện theo 2 bước Bước 1: Chọn đơn vị 8 + Decimal 15.5000 Theo hệ số 10 + Engineering 1’-3.5” Kĩ thuật hệ Anh + Architiectural 1”-3 ½” Kiến trúc hệ Anh + Fractional 15 ½ Phân số + Scientific 1.5500E+01 Đơn vị khoa học Ta chọn Decimal trên hộp thoại này Bước 2: Chọn giới hạn bản vẽ, click Next ta có hộp thoại Ở hộp thoại này ta nhập chiều rộng bản vẽ vào ô Width (theo trục X) và chiều dài Length (theo trục Y) 9 2. Định giới hạn bản vẽ Limits Lệnh Limits xác định kích thước vùng đồ hoạ bằng cách xác định các điểm gốc trái phía dưới (Lower left corner) và gốc phải trên (Upper right corner) bằng toạ độ X, Y. Nếu ta muốn thay đổi (đã chọn Metric) các giá trị này thì trước khi vẽ ta phải sử dụng lệnh Limits. Quy ước: Chiều trục X, Y trong AutoCAD tương tự chiều X, Y khi vẽ đồ thị Command: Limits Specify lower left corner or [ON/OFF] :  Specify upper right corner : 420,297 Điểm gốc trái phía dưới (Lower left corner) được đặt trùng với gốc toạ độ 0, 0. Tuỳ vào giới hạn bản vẽ ta nhập điểm gốc phải phía dưới trên (Upper right corner) Khi định giới hạn bản vẽ ta chú ý đến khổ giấy (paper size) ta dự định in. Ví dụ muốn in ra khổ giấy A3 (420x297 thì giới hạn bản vẽ ta có thể định là 840x594 (tỉ lệ 1:2), Các lựa chọn khác ON: Không cho phép vẽ ra ngoài vùng giới hạn bản vẽ đã định. Nếu ta vẽ ra ngoài giới hạn sẽ xuất hiện dòng nhắc “ **outside limits” OFF Cho phép vẽ ra ngoài vùng giới hạn đã định 3. Định đơn vị bản vẽ (Lệnh Units) Lệnh units định đơn vị dài và đơn vị góc cho bản vẽ hiện hành Command Units hoặc Format/ Units hoặc Ddnuts khi đó xuất hiện hộp thoại + Trang Length Type (Đơn vị chiều dài) 1. Scientific: Đơn vị khoa học, 1.55E+01 2. Decimal: Theo hệ số 10, 15.50 3. Engineering: Kĩ thuật hệ Anh, 1’-3.50” đo theo foot và inch; phần inch thể hiện dưới dạng thập phân 4. Architectural: Kiến trúc Anh, 1”-3 ½” đo theo foot và inch; phần inc h thể hiện dưới dạng hỗn số 5. Fractional : Phân số, 15 ½ + Trang Angle Type (Đơn vị đo góc) 1. Decimal degrees: Hệ số 10, 45.0000 2. Degrees/ minutes/ second: Độ, phút giây, 45d0’0” 3. Grads: Theo Grad, 50.0000g 4. Radians: Theo Radian, 0.7854r 5. Surveyor’s units: đo theo góc định hướng trong Trắc lượng. Số đo góc được thể hiện theo độ/(phút)/(giây) kèm theo hướng, đương nhiên góc thể hiện theo dạng Surveyor sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 900 Precision: Chọn cấp chính xác (số các số thập phân) cho đơn vị dài và góc 10 Direction Nếu ta click vào tùy chọn Direction. Hộp thoại Direction control sẽ mở Trong đó: 1. East : lấy chiều dương trục x làm chuẩn để tính góc 0 2. North : lấy chiều dương trục y làm chuẩn để tính góc 0 3. West : lấy chiều âm trục x làm chuẩn để tính góc 0 4. South : lấy chiều âm trục y làm chuẩn để tính góc 0 5. Other : nếu click vào tùy chọn này, sẽ cho phép ta chọn góc 0 là một góc bất kỳ (ta có thể gõ trực tiếp vào dòng angle hoặc chọn pick, theo đó ta có thể chọn góc bằng cách nhặt điểm thứ nhất và điểm thứ hai) 4. Lệnh Mvsetup Lệnh Mvsetup dùng để tổ chức các vấn đề bản vẽ như: chọn hệ đơn vị, tỉ lệ chung cho bản vẽ và khổ giấy vẽ để hiển thị trên màn hình ... Ðể gọi lệnh Mvsetup, ta thực hiện như sau: Từ dòng Command: Mvsetup Enable paper space? (No/): n Dòng này ta chọn n, nghĩa là no, ta làm việc trong không gian mô hình, tức là không gian ta thường vẽ nhất. Units type (Scientific/Decimal/Engineering/Architectural/Metric): m Dòng này yêu cầu ta chọn đơn vị cho bản vẽ, nếu ta chọn là m (Metric) thì một đơn vị ta nhập vào sẽ tương ứng với 1 mm. Enter the scale factor: 50 Dòng này yêu cầu ta chọn scale factor cho bản vẽ, thường nếu bản vẽ có nhiều tỉ lệ, ta sẽ chọn scale factor là tỉ lệ có mẫu số lớn nhất. Ví dụ: Bản vẽ ta có 3 tỉ lệ: 1/10; 1/20; 1/50, ta sẽ chọn scale factor = 50. Enter the paper width: 297 Dòng này yêu cầu ta chọn bề rộng khổ giấy vẽ. Enter the paper height: 210 Dòng này yêu cầu ta chọn chiều cao khổ giấy vẽ. 5. Công cụ trợ giúp (Drafting settings) AutoCAD cung cấp những công cụ trợ giúp vẽ để ta dễ dàng trong việc tổ chức cũng như đẩy nhanh tốc độ khi vẽ, bao gồm các lệnh sau:  Grid: tạo mắc lưới trên bản vẽ  Snap: tạo bước nhảy của con trỏ  Coords: thể hiện tọa độ trên màn hình  Ortho: chế độ thẳng góc Ðể gọi Drafting settings, ta có thể chọn một trong các cách sau: +> Ðánh vào dòng Command: Ddrmodes +> Từ Menu chính: chọn Tools/ Drafting settings 11 6. Grid Tạo mắc lưới cho bản vẽ, giúp xác định tọa độ dễ dàng bằng chuột hay bằng bàn phím. Khoảng cách giữa các điểm lưới theo phương x, y có thể khác nhau hoặc giống nhau. Ðể tắt/ mở Grid, ta có thể chọn những cách sau:  Ðánh vào dòng Command : Grid (rồi chọn On hay Off)  Trên thanh Status : nhấp đúp vào nút Grid  Nhấn F7  Nhấn Ctrl+G Chọn Grid trong hộp thoại Drafting settings Ta có thể chọn mắc lưới theo dạng vuông hay chữ nhật. Sau khi khởi động, AutoCAD sẽ mở ra dòng lệnh: Command: Grid Specify grid spacing(X) or [ON/OFF/Snap/Aspect] : Trong đó:  Grid spacing(X) : Khoảng cách mắc lưới theo trục x bằng với trục y  ON : Hiển thị mắc lưới  OFF : Tắt mắc lưới  Aspect : Giá trị bước nhảy theo phương X, Y sẽ khác nhau, các dòng nhắc phụ Specify horizontal spacing : Khoảng cách theo phương X Specify vertical spacing : Khoảng cách theo phương Y 7. Snap Tạo bước nhảy con trỏ, một công cụ xác định điểm tương đối chính xác, thường dùng kết hợp với Grid trong việc hỗ trợ vẽ. Ðể tắt/ mở Snap, ta có thể chọn các cách sau:  Ðánh vào dòng Command : Snap (rồi chọn On hay Off)  Trên thanh Status : nhắp đúp vào nút Snap  Nhấn F9  Nhấn Ctrl+B  Chọn Snap trong hộp thoại Drafting settings Sau khi khởi động Snap, AutoCAD yêu cầu xác định các tùy chọn sau: Command: Snap  Specify snap spacing or [ON/OFF/Aspect/Rotate/Style/Type] :Trong đó: · Một số tùy chọn có ý nghĩa như Grid · Rotate : Quay sợi tóc chung quanh điểm chuẩn 1 góc (Từ -900 đến 900) Specify base point :  Chọn điểm chuẩn Specify rotation angle : 90 Giá trị góc quay · Style : loại Snap chuẩn 8. Coords (Coordinate Display) Tắt/mở toạ độ màn hình, được đặt trong thanh trạng thái (Status bar), nằm dưới đáy màn hình, default là mở (On) Thực hiện lệnh theo các cách sau: 12  Nhắp đúp vào ô thể hiện tọa độ trên thanh trạng thái  Ðánh vào dòng Command : Coords( rồi chọn 1 (ON) hay 0 (OFF)  Nhấn F6  Nhấn Ctrl+D 9. Chế độ thẳng góc (Ortho) Tạo những đường thẳng song song hay thẳng góc với hệ trục tọa độ. Thực hiện lệnh bằng các cách sau:  Nhắp đúp vào ô Ortho trên thanh trạng thái  Nhấn F8  Nhấn Ctrl+L Hệ toạ độ sử dụng trong AutoCAD Trong AutoCAD, hệ thống tọa độ cố định gọi là hệ WCS (World Coordinate System) có gốc tọa độ đặt tại gốc (0,0), ở góc trái miền vẽ. Hệ thống tọa độ như vậy gọi là tọa độ tuyệt đối. Từ hệ thống tọa độ này, nếu ta thay đổi vị trí gốc tọa độ sang một vị trí mới, ta gọi đó là hệ thống tọa độ của người sử dụng UCS (User Coordinate System), biểu tượng của UCS cũng thay đổi theo điểm nhìn. Ðể hiển thị biểu tượng hệ thống tọa độ UCS, ta thực hiện như sau: Command: Ucsicon  AutoCAD đưa ra các yêu cầu sau: Enter an option [ON/OFF/All/Noorigin/ORigin/Properties] : Trong đó: · ON : yêu cầu AutoCAD thể hiển biểu tượng UCS · OFF : yêu cầu AutoCAD không thể hiện biểu tượng UCS · All : yêu cầu AutoCAD thể hiện biểu tượng trong tất cả các Viewports đang hoạt động · Noorigin: luôn đặt UCS tại góc trái màn hình · ORigin: đặt UCS tại gốc tọa độ · Properties: Xuất hiện hộp thoại cho phép ta đặt lại một số lựa chọn. Chú ý: Ucsicon cũng là biến hệ thống; nếu Ucsicon = 1, mở; nếu Ucsicon = 0, tắt; nếu Ucsicon = 2, Ucs đặt tại gốc tọa độ. Định vị lại hệ thống toạ độ UCS Việc định lại hệ thống tọa độ UCS là rất cần thiết, nhất là trong môi trường 3D, chẳng hạn khi ta vẽ mái nhà, việc đưa UCS về mặt phẳng mái nhà là rất cần thiết (z=0). AutoCAD cung cấp cho ta nhiều hình thức định vị lại hệ thống tọa độ, tùy trường hợp cụ thể mà ta vận dụng các tùy chọn thích hợp.  Ðánh vào dòng Command : UCS Khi UCS được khởi động, AutoCAD sẽ đưa ra các tùy chọn sau: Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World] Trong đó: · New : Thiết lập hệ toạ độ mới · Move : chuyển hệ tọa độ sang vị trí mới · orthoGraphic : định lại điểm gốc tọa độ 13 · Prev : trở về hệ thống tọa độ đã định trước đó · Restore : gọi lại hệ thống tọa độ đã lưu trữ · Save : lưu trữ hệ thống tọa độ · Del : xóa bỏ hệ thống tọa độ đã lưu trữ khi không muốn sử dụng nữa · ? : liệt kê các hệ thống tọa độ đã lưu trữ · : trở về WCS, mặc định 14 CHƯƠNG III CÁC KĨ THUẬT VẼ CƠ BẢN Trong chương này chúng ta tìm hiểu các đối tượng mà AutoCAD có thể vẽ, các phương thức nhập toạ độ điểm và các kĩ thuật vẽ cơ bản như: đường thẳng (line), cung tròn (arc), đường tròn (circle), 1- Các đối tượng vẽ 2D của AutoCAD Thành phần cơ bản nhất (nhỏ nhất) trong bản vẽ AutoCAD được gọi là đối tượng (object hoặc entity), ví dụ một đối tượng có thể là đoạn thẳng (line), cung tròn (arc) vẽ hình nhật bằng lệnh Line gồm 4 đối tượng Các lệnh vẽ (Draw Commands) tạo nên các đối tượng. Thông thường tên lệnh vẽ trùng tên với đối tượng mà nó tạo nên (tiếng Anh). Trong AutoCAD các đối tượng được tạo có thể là các đối tượng đơn (Simple objects) hoặc đối tượng phức (Complex objects). Các đối tượng đơn bao gồm: point (điểm), line, arc, circle. Các đối tượng phức là 1 hình gồm có: Ellipse (đường elip), Polygon (đa giác đều), Pline (đa tuyến), Donut (hình vành khăn), Spline, Xline, Mline, Các đối tượng phức được cấu tạo từ một hoặc nhiều phân đoạn (segment) và liên kết chúng thành một đối tượng duy nhất. Phân đoạn trong đối tượng phức có thể là đoạn thẳng hoặc cung tròn. 1- Các phương pháp nhập toạ độ điểm Các lệnh vẽ nhắc chúng ta phải nhập toạ độ các điểm vào trong bản vẽ. Ví dụ khi ta thực hiện lệnh Line xuất hiện các dòng nhắc “Specify first point:” “Specify next point or [Undo]:” yêu cầu ta nhập toạ độ điểm đầu và điểm cuối vào bản vẽ. Sau khi ta nhập toạ độ hai điểm vào thì AutoCAD sẽ cho chúng ta đoạn thẳng nối 2 điểm đó. Trong bản vẽ 2 chiều (2D) thì ta chỉ cần nhập hoành độ (X) và tung độ (Y), còn trong bản vẽ 3 chiều ta phải nhập thêm cao độ (Z). Có 6 phương pháp nhập toạ độ một điểm vào trong bản vẽ 1> Dùng phím chọn (Pick) của chuột (kết hợp với các phương thức truy bắt điểm của đối tượng) 2> Toạ độ tuyệt đối: Nhập toạ độ tuyệt đối X, Y của điểm theo gốc toạ độ (0,0). Chiều của trục quy định như hình vẽ 3.1a. 3> Toạ độ cực: Nhập toạ độ cực của điểm (D< ) theo khoảng cách D từ điểm đang xét đến gốc toạ độ (0,0) và góc nghiêng  so với đường chuẩn 4> Toạ độ tương đối: Nhập toạ độ của điểm theo điểm cuối cùng nhất xác định trên bản vẽ, tại dòng nhắc ta nhập @X, Y. Dấu @ (At sign) có nghĩa là Last point (điểm cuối cùng nhất mà ta xác định trên bản vẽ) Quy ước chiều trục như hình vẽ 3.1b. 5> Nhập khoảng cách trực tiếp (Direct distance entry): Nhập khoảng cách tương đối so với điểm cuối cùng nhất, định hướng bằng Cursor và nhấn Enter. 6> Toạ độ cực tương đối: Tại dòng nhắc ta nhập @D< với + D (Distance) là khoảng cách giữa điểm ta cần xác định và điểm xác định cuối cùng nhất (last point) trên bản vẽ. + Góc  là góc giữa đường chu
Tài liệu liên quan