Bài giảng Chương 3: Những vấn đề cơ bản trong Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Thành công trong quản lý rừng cộng đồng được xác định đa chiều, đa thông số. Một thông số đơn lẻ (chẳng hạn như thông số nâng cao độ che phủ rừng, tăng diện tích rừng trồng, công bằng về chia sẻ lợi ích, hay xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng) có thể làm nổi bật sự thành công này trên một khía cạnh nào đó, nhưng nếu chỉ xem xét tính thành công dưới một góc độ riêng lẻ thì chúng ta không thể xác định được tính bền vững cũng như sự thành công của quản lý rừng cộng đồng. Ví dụ: mặc dù điều kiện rừng (mật độ cây, độ tàn che,

doc29 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 3: Những vấn đề cơ bản trong Quản lý rừng dựa vào cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Những vấn đề cơ bản trong Quản lý rừng dựa vào cộng đồng 3.1 Các biện pháp và yếu tố để thành công Adchraporn Pagdee và các cộng sự. 2005 Thành công trong quản lý rừng cộng đồng được xác định đa chiều, đa thông số. Một thông số đơn lẻ (chẳng hạn như thông số nâng cao độ che phủ rừng, tăng diện tích rừng trồng, công bằng về chia sẻ lợi ích, hay xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng) có thể làm nổi bật sự thành công này trên một khía cạnh nào đó, nhưng nếu chỉ xem xét tính thành công dưới một góc độ riêng lẻ thì chúng ta không thể xác định được tính bền vững cũng như sự thành công của quản lý rừng cộng đồng. Ví dụ: mặc dù điều kiện rừng (mật độ cây, độ tàn che, và sự đa dạng loài) có thể đã được cải thiện, nhưng việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân địa phương vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Điều này là do các quy định còn hạn chế, mà các quy định được thiết lập chỉ để giúp cải thiện điều kiện rừng. Về mặt lý thuyết, định nghĩa về sự thành công trong quản lý rừng cộng đồng cần phải kết hợp với tích tính bền vững sinh thái, công bằng xã hội, và hiệu quả kinh tế để đáp ứng mong đợi của xã hội và người sử dụng. Biện pháp thành công trong quản lý rừng cộng đồng đã được thảo luận và phân chia thành 3 nhóm chính là: bền vững về mặt sinh thái, công bằng, và hiệu quả. Sinh thái bền vững bao gồm: Cải thiện điều kiện rừng (ví dụ: tăng diện tích rừng, tăng đa dạng loài, tăng năng suất của rừng, và tăng số lượng các loài có giá trị). Giải quyết các vấn đề suy thoái môi trường (ví dụ: tái trồng rừng, bảo vệ xói mòn đất, và quản lý lưu vực). Khía cạnh công bằng liên quan tới: Nâng cao công bằng trong chia sẻ chức năng quản lý (quyền quản lý), quyền hạn (quyền tiếp cận và kiểm soát), và có trách nhiệm đối với vùng được giao hay đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cải thiện vấn đề chia sẻ lợi ích công bằng giữa các thành viên Tăng đầu tư cho rừng trong tương lai. Hiệu quả bao gồm: Đáp ứng các nhu cầu địa phương, cải thiện đời sống của người dân địa phương và giảm nghèo. Giảm xung đột giữa các cộng đồng địa phương và các cấp chính quyền. Kiểm soát tham nhũng. Giải quyết được các vấn đề trong khúc mắc trong quản lý (ví dụ: sự mất cân bằng quyền lực hành chính, và sự mất cân bằng giữa giữa sinh thái môi trường và kinh tế xã hội). Giảm việc sử dụng rừng sai mục đích của cá nhân (ví dụ: buôn lậu gỗ). Tuy nhiên, để quản lý rừng thành công thì quan trọng nhất là phải đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương, cải thiện điều kiện rừng, giải quyết các vấn đề môi trường và phân chia lợi ích công bằng. Những biện pháp này là để đạt được các mục tiêu trước mắt trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Các yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng có thể được chia thành 9 nhóm chính như sau: Hệ thống về quyền sở hữu Đảm bảo quyền sở hữu tài nguyên (ví dụ: hưởng lợi lâu dài, đảm bảo quyền sở hữu đất hợp pháp) Xác định rõ quyền sở hữu trong sử dụng và quản lý tài nguyên (ví dụ: chia sẻ hay độc quyền trong việc ra quyết định). Xác định rõ ranh giới địa lý các nguồn tài nguyên rừng trong cộng đồng. Xác định mục đích sử dụng của rừng Hài hòa giữa năng lực của cộng đồng với các nguồn lực và ranh giới về mặt xã hội (ví dụ: chuẩn mực xã hội và quy định hạn chế về mặt thời gian, địa điểm, công nghệ, và sử dụng các nguồn lực). Các quy tắc để điều tiết việc sử dụng các sản phẩm rừng trong cả hai hình thức chính thức và không chính thức. Các tổ chức Thực thi hiệu quả các quy tắc bằng các quy định để kiểm soát những người thực hiện sai nguyên tắc, và mang ra phán xét những người này. Giám sát các phương pháp để đánh giá xem khuôn khổ thể chế vẫn còn có thể áp dụng được đối với cộng đồng hay không. Xử phạt bằng phạt tiền. Những cán bộ hành chính có kinh nghiệm và kỹ năng trong việc tự quản lý tài nguyên Kiên quyết trong lãnh đạo và tổ chức địa phương có hiệu quả với nguồn tài chính nhân lực sẵn có. Các ưu đãi và lợi ích Lợi ích về giá trị: một nguồn tài nguyên có giá trị ở một mức độ nào, đó là giá trị mà cộng đồng phải thành lập các nhóm địa phương chịu trách nhiệm để quản lý tài nguyên. Thây đổi chi phí trong đầu tư quản lý rừng cộng đồng và thay đổi thể chế. Mang đến lợi ích cho người dân thôn, bản khi tham gia các chương trình quản lý rừng. Phụ thuộc vào rừng. Rừng được coi là một nguồn tài nguyên đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cộng đồng (ví dụ: thực phẩm, củi đun, và các loại thuốc, và là nơi có những hoạt động truyền thống của người dân địa phương). Chia sẻ những lợi ích chung sẽ tạo nên sự quản lý trong cộng đồng. Hỗ trợ tài chính và nguồn nhân lực Đồng ý với các cấp chính quyền và nhân viên để thực hiện quản lý rừng cộng đồng Hỗ trợ nguồn tài chính và nhân lực từ các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, và cá nhân. Hỗ trợ kỹ thuật từ của các quan trong ngành lâm nghiệp cho cộng đồng địa phương. Các đặc trưng tự nhiên của rừng Quy mô rừng: rừng rộng lớn hay nhỏ bé. Địa điểm: khả năng tiếp cận của cộng đồng địa phương (khả năng khó hay dễ tiếp cận với cộng đồng bên ngoài) Tính đa dạng (ví dụ: các loại rừng, sự đa dạng về mặt sinh thái, mật độ cây rừng cao hay thấp). Mức độ suy thoái tài nguyên hiện tại. Mức độ suy thoái có thể ảnh hưởng tới động lực tham gia quản lý rừng cộng đồng. Xu hướng phá rừng đang gia tăng, ổn định, hay suy giảm. Khả năng dự báo các nguồn tài nguyên. (1) Có thể dự đoán được một cách tương đối và (2) không thể dự báo một cách tương đối. Các đặc trưng của cộng đồng bao gồm: Quy mô cộng đồng: cộng đồng có quy mô lớn hay nhỏ. Địa điểm: sống gần rừng. Dân số tăng nhanh. Mức độ di cư tăng. Có tranh chấp giữa người dân địa phương và người bên ngoài. Social-cultural diversity = heterogeneity. Đa dạng về văn hóa xã hội (tính không đồng nhất). Điều kiện kinh tế của các thành viên trong cộng đồng. Có kinh nghiệm trong các công việc chung. Các hoạt động thực tiễn truyền thống. Người dân vẫn duy trì các kỹ thuật truyền thống để sử dụng và khai thác lâm sản. Mức độ tham gia Khi phần lớn các thành viên trong cộng đồng tham gia quản lý, việc quản lý sẽ trở nên thành công. Cấp độ phân quyền Sự công nhận của địa phương. Sự công nhận mang tính pháp lý của nhóm người địa phương (có thẩm quyền trong quản lý rừng). Sự công nhận không chính thức của người dân địa phương: không có tư cách pháp lý của nhóm người địa phương, nhưng các quan chức làm việc cùng với cộng đồng. Sự chấp nhận của người dân địa phương: không có tư cách pháp lý, không có công việc hợp tác giữa các quan chức và cộng đồng, nhưng những người dân địa phương vẫn tự cho phép được làm việc. Không có sự công nhận của địa phương. Xác định rõ các thủ tục quản lý ở địa phương. Xây dựng lại chức năng hành chính cho người dân địa phương (địa phương chịu trách nhiệm). Xây dựng lại các nguồn ngân sách cho các cơ quan (chính quyền địa phương) Ảnh hưởng của công nghệ và thị trường Thay đổi về mặt kỹ thuật. Yêu cầu của thị trường cao hơn về các sản phẩm rừng và tăng giá trị kinh tế các sản phẩm rừng. Giới thiệu về cơ sở hạ tầng. Bất ổn và biến động về điều kiện thị trường. 3.2. Vấn đề tổ chức cộng đồng và ra quyết định Như được mô tả trong chương 1, một cộng đồng là một nhóm người sống chung trong một khu vực. Nhóm người này có cùng mối quan tâm và cùng làm việc với nhau và tôn trọng đến lợi ích chung của họ. Một cộng đồng lâm nghiệp là một nhóm người sống gần rừng hoặc sống trong rừng. Họ cùng quản lý và sử dụng tài nguyên rừng cho sinh kế của họ. Ở các nước Đông Nam á, một cộng đồng lâm nghiệp bao gồm hộ gia đình trong một làng hay một xã. Theo truyền thống, một cộng đồng có một người lãnh đạo và ra quyết định về các hoạt động của cộng đồng. Ở Lào PDR, thôn bản được nhận công nhận như một đơn vị có tính pháp lý pháp lý và chính thức của chính phủ. Đây cũng là cấp thấp nhất trong các tổ chức quản lý rừng có thẩm quyền ban hành các quy định và thực hiện chính sách của chính phủ. Với sự công nhận này, thôn bản có quyền thành lập các đơn vị rừng thôn để hỗ trợ chính quyền địa phương trong quản lý, bảo tồn và bảo vệ rừng trong phạm vi ranh giới của thôn bản. Phù hợp với quy định của chính phủ, chính quyền thôn cũng có quyền ban hành quy tắc thôn bản để điều tiết việc sử dụng đất đai và tài nguyên rừng trong phạm vi thôn bản. Thôn bản có thể thành lập các hiệp hội quản lý rừng trong thôn (viết tắt là VFMA) để tham gia quản lý rừng sản xuất trên cơ sở hợp đồng có trước Khamphay Manivong & Phouthone Sophathilath 2007 . Trưởng thôn là người đứng đầu trong thôn và là người hướng dẫn việc đưa ra quyết định trong các cuộc họp thôn. Ở Campuchia, một cộng đồng thôn bản chỉ đơn giản là một nhóm người cùng sống và làm việc trong một khu vực, chia sẻ những giá trị chung, các ý tưởng chung, và những lợi ích trong và ngoài ngoài thôn.Thôn bản là đơn vị hành chính của chính phủ. Thường có bốn đến 7 thôn trong một xã. Trong thôn có vài nhóm người cùng chung sống với nhau, và thuộc một hay nhiều gia tộc khác nhau. Thôn bản là nơi mà người dân địa phương trao đổi với nhau trong cuộc sống đời thường. Thông thường, trưởng thôn là người có ảnh hưởng lớn đối với các thành viên trong thôn KEA KIRI Renol 2005 . Ở Việt Nam, thôn bản không phải là một đơn vị hành chính, mà nó được định nghĩa như là một đơn vị địa lý nhân văn. Thôn bản không phải là tổ chức thuộc nhà nước, tuy nhiên, nhà nước công nhận tổ chức lâu đời này gồm có trưởng thôn, già làng, các hộ gia đình, và các cá nhân, ban quản lý rừng của thôn, tổ chức đảng và các tổ chức cộng đồng, các nhóm hộ gia đình, các nhóm sở thích, hoặc tổ chức cộng đồng về bảo vệ rừng, các cán bộ khuyến nông-lâm trong thôn Nguyen Ba Ngai và các cộng sự. 2005 . Trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng, cộng đồng địa phương thành lập nên các tổ chức để quản lý bền vững các khu rừng trong ranh giới của thôn bản. Các tổ chức được đặt tên khác nhau, phụ thuộc vào địa điểm và các quốc gia, chẳng hạn như nhóm quản lý rừng của thôn, hay các đơn vị, hiệp hội, tổ chức hoặc các ủy ban nhân dân. Tổ chức đó có một nhà lãnh đạo/ chủ tịch được các thành viên của thôn bầu ra thông qua cuộc họp thôn. Cơ cấu các tổ chức quản lý rừng thôn bản thay đổi theo quốc gia. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định về quản lý và sử dụng rừng, càng có nhiều người tham gia thì càng tốt. Tốt nhất là khi cả cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định. Tại thôn Nampheng (huyện Namo, tỉnh Oudomaxay, Lào), nơi triển khai dự án Lâm sản ngoài gỗ của IUCN (IUCN-NTFP) với sự hỗ trợ tài chính của chính phủ Hà Lan, trưởng thôn chính là trưởng nhóm tiếp thị lâm sản ngoài và nhận được được một khoản tiền khuyến khích của nhóm tiếp thị lâm sản ngoài gỗ trong thôn. Dự án thành lập các nhóm tiếp thị lâm sản ngoài gỗ bằng cách tiếp cận có sự tham gia dựa trên nhu cầu của người dân. Mục tiêu của nhóm tiếp thị là cải thiện khả năng thương thảo của người dân trong thôn với các nhà tiểu thương, thiết lập hệ thống quản lý măng đắng bền vững, tăng thu nhập cho hộ gia đình, và tăng quỹ phát triển dựa vào thôn bản. Trong nhóm tiếp thị cộng đồng có các nhóm nhỏ như sau: nhóm tiếp thị cộng đồng, nhóm giám sát, nhóm tài chính và kế toán, và tất cả các thành viên trong thôn đều là thanh viên của nhóm. Một người trong hộ gia đình đại diện tham dự các cuộc họp nhóm, để cùng tham gia trong quá trình ra quyết định và các quy định. Thông qua nhóm này, tất cả các hộ gia đình đều tham gia vào các hoạt động tiếp thị và quản lý ISHIKAWA Miyuki và DOUANGPHOSY Boonthavy. 2003 . Cấu trúc của các nhóm tiếp thị lâm sản ngoài gỗ trong thôn được thể hiện trong sơ đồ sau: Nguồn: ISHIKAWA Miyuki và DOUANGPHOSY Boonthavy 2003 Trong các dự án Quản lý rừng bền vững và dự án Phát triển nông thôn, có nhu cầu thành lập một tổ chức lâm nghiệp trong thôn (VFO). Một VFO về cơ bản gồm có: (1) các thành viên VFO nói chung bao gồm những người đăng ký là thành viên của VFO, và (2) tập hợp cán bộ những người cùng nhau lập nên Ủy ban lâm nghiệp thôn bản (VFC) của VFO. Một VFC gồm có chủ tịch VFO, một thư ký, một thủ quỹ, và ít nhất một người làm lâm nghiệp trong thôn. Nên có ít nhất một người phụ nữ là thành viên trong VFC. Ngoài chủ tịch VFO, người đồng thời là trưởng thôn, những cán bộ VFO khác nên được các thành viên trong VFO lựa chọn. Tiếp theo là thành lập các nhóm trong thôn để phụ trách các hoạt động cụ thể của PSFM, ví dụ như điều tra rừng. Những người trong thôn làm nghề rừng lập nên các nhóm với xác nhận của chủ tịch VFO Ministry of Agriculture and Forestry 2008 . Cơ cấu tổ chức của hội lâm nghiệp thôn được trình trong sơ đồ sau Ministry of Agriculture and Forestry 2001 : Organizational Structure of Village Forestry Association Ở Ratanakiri, Campuchia, ủy ban lâm nghiệp cộng đồng thôn bản (VCFC) và các ủy ban lâm nghiệp cộng đồng xã (CCFC) được thành lập thông qua sự bầu cử dân chủ của các thành viên của các thôn liên quan. Các thành viên của ủy bản lâm nghiệp cộng động xã được lựa chọn từ các đại diện của ủy ban lâm nghiệp cộng đồng thôn. Nhiệm vụ của VCFC tập trung vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia trong thôn có liên quan, bao gồm có việc lập kế hoạch, thực hiện, tuần tra, cũng như giải quyết xung đột trong thôn. Cơ cấu tổ chức ủy ban lâm nghiệp cộng đồng thôn bản ở Ratanakiri, Campuchia được trình bày như sau: Organizational Structure of Village Community Forestry Committee in Ratanakiri, Cambodia Cơ cấu tổ chức nhóm sử dụng rừng (FUGs) ở Nepal Khác các cộng đồng có thứ bậc theo kiểu truyền thống thường gặp, FUGs nâng cao tính dân chủ trong việc ra quyết định và các hoạt động tổ chức. Quyền và trách nhiệm của các thành viên của FUG được thể hiện trong quy chế, điều lệ và quy định. Tư cách thành viên của một nhóm bao gồm các thành viên đại diện cho các hộ gia đình. Các thành viên cùng tham gia vào Ban đại diện (một tổ chức hoạch định chính sách cao nhất của FUG). Họ bầu ra các cán bộ tạo thành ủy ban thực thi hay ủy ban của những người sử dụng rừng (FUC) có trách nhiệm quản lý hoạt động của nhóm cùng với các quyết định kịp thời hơn. . Cơ chế chia sẻ lợi ích Mahanty, S. và các cộng sự. 2007 Thuật ngữ "chia sẻ lợi ích" được hiểu khác nhau tùy theo mỗi người. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng có thể mang lại cho cộng đồng những lợi ích như sau: Thu nhập bằng tiền mặt từ bán tài nguyên hoặc từ công việc quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Những lợi ích không tính được bằng tiền như sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho cuộc sống đời thường, yên tâm hơn về quyền sử dụng các nguồn tài nguyên, trao quyền hợp pháp của chính phủ cho các nhóm bị cách ly với xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng và học tập được từ các thành viên và các nhóm, giữ gìn các giá trị văn hóa, tôn giáo gắn liền với tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, lợi ích của những người tham gia vào quản lý rừng dựa vào cộng đồng là - lợi ích về mặt môi trường, bao gồm cả việc duy trì các dịch vụ môi trường như bảo vệ vùng phòng hộ đầu nguồn, tích lũy carbon, và bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài lợi ích nói trên, còn có khoản tiền hỗ trợ cho những người tham gia quản lý rừng cộng đồng. Ví dụ, cộng đồng địa phương đồng ý sử dụng nguồn tài nguyên có giới hạn, đồng ý cam kết thời gian vào các hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng – đó là chi phí cơ hội cho việc người tham gia phải bỏ thời gian, công sức, đất đai, và các tài nguyên khác để thực hiện quản lý rừng. Các chi phí cơ hội khác bao gồm: Thu thập thông tin để lập kế hoạch quản lý tài nguyên, các quyền hạn truyền thống, các loại hình sử dụng tài nguyên hiện tại, những nguyên nhân dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên, và các điều kiện xã hội. Xây dựng các quyền hạn của cộng đồng để sử dụng và quản lý một khu vực. Ví dụ: các thủ tục trong quá trình đăng ký để thành lập nhóm sử dụng rừng, hoặc để xin cấp giấy chứng nhận hợp pháp của nhà nước. Thỏa thuận về đề quản lý, bao gồm có việc xây dựng các quy định về quản lý, ra soát lại quy định có trước, và dung hòa những tranh chấp nếu có; Phục hồi những nguồn tài nguyên đã bị suy thoái Kiểm tra việc tuân thủ các quy định, giám sát, bảo vệ Đi đôi với hưởng lợi, các chi phí quản lý rừng dựa vào cộng đồng của các nhóm khác nhau trong một cộng đồng có thể không đồng đều. Để hiểu được cơ chế chia sẻ lợi ích này, đòi hỏi chúng ta phải xem xét ai là người phải trả phí, và số lượng chi phí tương đối trên lợi ích của các nhóm khác nhau. Có hai vấn đề chính được đề cập khi phân tích cơ chế chia sẻ lợi ích: Thông qua hoạt động quản lý tài nguyên có sự của cộng đồng, lợi ích nào thực sự dành cho cộng đồng? Lợi ích và chi phí sẽ được phân bổ như thế nào trong cộng đồng? Các vấn đề về quản lý, điều kiện tài nguyên cũng như các điều kiện kinh tế xã hội trong cộng đồng có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc phân bổ chi phí và lợi ích. Trong khi sự tổ chức quản lý cấp địa phương và các điều kiện kinh tế xã hội (các điều kiên cộng đồng) có thể làm sáng tổ việc phân bổ lợi ích cấp cộng đồng, các điều luật và chính sách, nhân tố liên quan đến tài nguyên có thể góp phần hiểu rõ dòng chảy lợi ích vào cộng đồng. Khung phân tích chia sẻ lợi ích Dòng chảy lợi ích vào cộng đồng Cần có kiến thức về các điều kiện quản lý (quyền sở hữu: cộng đồng có những loại quyền nào?; và các điều luật và chính sách khác: có chính sách và điều luật hiện hành hướng dẫn về dòng chảy lợi ích, thí dụ như: trả thuế và tiền quyền bản quyền; nếu có các chính sách và điều luật liên quan thì tính khả kha và công bằng của chúng sẽ như thế nào?; và các điều kiện tài nguyên (xác định điều kiện tài nào nằm dưới sự quản lý của cộng đồng, thí dụ như như giá trị tài nguyên cao hay bị suy giảm?, và xác định các mối liên quan đó đối với dòng chảy lợi ích?) Phân bổ lợi ích trong cộng đồng Cần có thông tin về cơ cấu quản lý cấp địa phương (các quyết định về chia sẻ lợi ích được hình thành như thế nào? Và vai trò của các tổ chức địa phương hiện có và mới thành lập trong phân bổ lợi ích là gì?) và các thông về điều kiện địa phương (điều kiện cộng động ảnh hưởng như thế nào đên việc phân chia cơ chế hưởng lợi gồm có nội lực, mối quan tâm, năng lực, trách nhiệm, và mối quan hệ khác nhau giữa các cá nhan và các nhóm trong cộng đồng? Cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng ở Cambodia Để giải quyết vấn đề suy giảm tài nguyên rừng ở khu vực Tonle Sap, Siem Reap, một dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia đã được thành lập với mục tiêu nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân trong cộng đồng, duy trì tài nguyên thiên thiên theo yêu cầu địa phương, và phát triển quá trình có sự tham gia để đạt được mục tiêu tổng quát. Một Ủy ban lâm nghiệp cộng đồng đã được các thành viên cộng đồng bầu chọn. 10% kinh phí được dành cho xã củng cố tinh thần trách nhiệm và cơ cấu chia sẻ lợi ích, 90% được cộng đồng sử dụng trong việc trồng cây, bảo vệ rừng, phát triển cơ sở hạ tầng, và hỗ trợ những người nghèo nhất trong xã. Cho tới nay, khai thác đem lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng Siem Reap. Số tiền thu được đã được sử dụng để xây trường học, đầu tư các hoạt động phát triển khác. Chia sẻ lợi ích bao gồm việc đảm bảo sử dụng bền vững các sản phẩm rừng và lâm sản ngoài gỗ (NTFPs) theo cách truyền thống, quản lý thương mại, và phân bổ lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra, cũng cần phải thiết lại nguồn tài nguyên rừng để đảm bảo nó có tính bền vững lâu dài. Các yếu tố chính xác định sự thành trong chia sẻ lợi ích của quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng ở Campuchia được trình bày như sau: Chia sẻ lợi ích trong quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại Lào Ở Lào, người ta đã tiến hành thử nghiệm các hệ thống khác nhau trong quản lý rừng bền vững và việc phân chia lợi ích về sự tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên, Bộ Nông và Lâm nghiệp đã đưa ra các quy định về cơ chế chia sẻ lợi ích của những người tham gia trong quản lý rừng bền vững. Trong đó, phần thu nhập cố định của chủ sở hữu rừng từ việc khai thác gỗ được nộp cho ngân sách quốc gia, phần thu nhập dư ra từ bán gỗ sẽ được phân chia như sau: 30% dành cho ngân sá
Tài liệu liên quan