Bài giảng Chương 4: Hoạt động nhận thức

Cảm giác là gì?  Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tuợng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. 1.2. Đặc điểm của cảm giác -Là một quá trình tâm lý -Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ -Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp -Phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể

pdf59 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 7248 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 4: Hoạt động nhận thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Quá trình tâm lý Phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật và hiện tượng Khi sự vật và hiện tượng trực tiếp tác động vào giác quan tương ứng Tri giác Quá trình tâm lý Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng Khi sự vật và hiện tượng trực tiếp tác động vào con người Cảm giác I.NHẬN THỨC CẢM TÍNH 1.Khái niệm chung về cảm giác và tri giác 1.1.Định nghĩa về cảm giác và tri giác 1.1. Cảm giác là gì?  Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tuợng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. 1.2. Đặc điểm của cảm giác - Là một quá trình tâm lý - Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ - Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp - Phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể 2. Các loại cảm giác - Cảm giác nhìn - Cảm giác nghe - Cảm giác ngửi - Cảm giác nếm -Cảm giác da (đụng chạm, nén, nóng, lạnh, đau) Các loại tri giác -Phân loại theo cơ quan phân tích: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó. -Phân loại theo đối tượng phản ánh: tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động, tri giác con người. 3.Vai trò của cảm giác: -Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người. -Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức nhận thức cao hơn. -Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não -Cảm giác là con đường nhận thức hiện tượng khách quan đặc biệt của người khuyết tật. Vai trò của tri giác: -Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính -Tri giác là điều kiện quan trọng để định hướng hành vi và hoạt động của con người với môi trường xung quanh -Quan sát là hình thức tri giác cao nhất, tích cực, chủ động và có mục đích của con người 4.Các qui luật cơ bản của cảm giác 4.1.Quy luật ngưỡng cảm giác -Kích thích chỉ gây ra cảm giác khi kích thích đó đạt tới một giới hạn nhất định. -Cảm giác có 2 ngưỡng: ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên. Phạm vi giữa 2 ngưỡng cảm giác đó gọi là vùng cảm giác tốt nhất (ánh sáng, âm thanh) -Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ của 2 kích thích khác nhau đủ để phân biệt gọi là ngưỡng sai biệt. 4.2.Quy luật thích ứng của cảm giác -Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: tăng hoặc giảm độ nhạy cảm. -Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng khác nhau. -Khả năng thích ứng của cảm giác có thể phát triển do hoạt động và rèn luyện. Quy luật tác động lẫn nhau của các cảm giác -Cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau, có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp. Lạnh  Nóng  Nóng hơn Ngọt  Chua  Chua hơn 5.Quy luật của tri giác 5.1.Quy luật về tính đối tượng của tri giác Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. +Một mặt phản ánh đặc điểm đối tượng +Mặt khác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan 5.2.Quy luật về tính lựa chọn của tri giác Tri giác của con người không thể đồng thời phản ánh tất cả các SVHT đang trực tiếp tác động, mà chỉ tách ra một số tác động để tri giác. 5.3.Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác Các hình ảnh của tri giác luôn có một ý nghĩa nhất định. Khi tri giác con người luôn dùng kinh nghiệm, vốn hiểu biết của mình để gọi tên SVHT, xếp nhóm, phân loại SVHT đó. 5.4.Quy luật về tính ổn định của tri giác -Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi. -Do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh, vốn kinh nghiệm của con người về đối tượng. -Tính ổn định của tri giác không do bẩm sinh mà có, chủ yếu được hình thành trong đời sống cá thể, với điều kiện hoạt động thực tiễn của con người 5.5.Quy luật tổng giác -Tri giác của con người còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, mục đích, động cơ, -Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách được gọi là tổng giác. 5.6.Quy luật ảo giác -Trong những điều kiện thực tế xác định, tri giác không cho ta hình ảnh đúng về sự vật. Hiện tượng này gọi là ảo giác thị giác. II.TRÍ NHỚ Luyện tập ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy 1. Định nghĩa trí nhớ Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây. Phân biệt trí nhớ với cảm giác, tri giác TRÍ NHỚ CẢM GIÁC, TRI GIÁC Phản ánh sự vật, hiện tượng đã tác động vào giác quan trước đây. Phản ánh sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan. Sản phẩm là biểu tượng- hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong óc con người khi không có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan ta. Sản phẩm là hình ảnh- phản ảnh sự vật, hiện tượng một cách khái quát hơn Biểu tượng mang tính khái quát và trừu tượng. 2. Vai trò của trí nhớ  Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý của con người.  Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường, ổn định, lành mạnh, là điều kiện để con người có và phát triển các chức năng tâm lý bậc cao, để con người tích luỹ vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng nó ngày càng tốt hơn.  Trí nhớ giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức con người có thể học tập và phát triển trí tuệ. 3. Cơ sở sinh lý của trí nhớ Trí nhớ là một quá trình phức tạp.  Học thuyết Paplov về những quy luật hoạt động thần kinh cấp cao: phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý học của sự ghi nhớ.  Quan điểm hiện nay: những kích thích xuất phát từ nơron hoặc được dẫn vào những nhánh của nơron hoặc quay trở lại thân nơronnơron được nạp thêm năng lượng cơ sở sinh lý của sự tích luỹ dấu vết và là bước trung gian từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài hạn. 4. Một số quan điểm tâm lý học về sự hình thành trí nhớ Tâm lý học hiện đại về trí nhớ Thuyết liên tưởng về trí nhớ Tâm lý học Gestal về trí nhớ THUYẾT LIÊN TƯỞNG VỀ TRÍ NHỚ  Coi sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ.  Sự xuất hiện một hình ảnh tâm lý trên vỏ não bao giờ cũng diễn ra đồng thời hoặc kế tiếp với một hiện tượng tâm lý khác theo quy luật liên tưởng (liên tưởng gần nhau về không gian, thời gian, nội dung- hình thức, liên tưởng đối lập, liên tưởng lôgic).  Chỉ dừng lại ở sự mô tả những điều kiện bên ngoài của sự xuất hiện những ấn tượng đồng thời, chưa lý giải một cách khoa học về sự hình thành trí nhớ. TÂM LÝ HỌC GESTAL VỀ TRÍ NHỚ  Mỗi đối tượng có một cấu trúc thống nhất các yếu tố cấu thành cơ sở tạo nên trong bán cầu đại não một cấu trúc tương tự của những dấu vết  trí nhớ được hình thành.  Cấu trúc vật chất là cái cơ bản để ghi nhớ, song cấu trúc này chỉ được phát hiện nhờ hoạt động của cá nhân  quan điểm Gestal không vượt xa được quan điểm tâm lý học liên tưởng. TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI VỀ TRÍ NHỚ  Coi hoạt động của cá nhân quyết định sự hình thành tâm lý và trí nhớ.  Sự ghi lại, giữ gìn và tái hiện được quy định bởi vị trí, vai trò và đặc điểm của tài liệu đối với hoạt động của cá nhân. Quá trình này có hiệu quả nhất khi tài liệu trở thành mục đích của hành động.  Sự hình thành những mối quan hệ giữa những biểu tượng riêng lẻ được quy định bởi mục đích ghi nhớ tài liệu của cá nhân. II.CÁC LOẠI TRÍ NHỚ CĂN CỨ PHÂN LOẠI TRÍ NHỚ Dựa vào tính tích cực nổi bật nhất trong một hoạt động Dựa vào tính mục đích của hoạt động Dựa vào mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động Dựa vào tính ưu thế, chủ đạo của giác quan 1. Dựa vào tính tích cực nổi bật nhất trong một hoạt động Trí nhớ vận động Trí nhớ từ ngữ lôgic Trí nhớ xúc cảm Trí nhớ hình ảnh 1.1. Trí nhớ vận động 1.2. Trí nhớ xúc cảm 1.3. Trí nhớ hình ảnh 1.4. Trí nhớ từ ngữ- lôgic Là trí nhớ về những quá trình vận động ít nhiều mang tính chất tổ hợp, giúp hình thành kỹ xảo trong lao động chân tay. Là trí nhớ về những xúc cảm, tình cảm diễn ra trong hoạt động trước đây. Loại trí nhớ này có vai trò quan trọng để cá nhân cảm nhận được giá trị thẩm mỹ, đạo đức trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật. Là trí nhớ về một ấn tượng của các sự vật, hiện tượng đã tác động vào giác quan của chúng ta trước đây. Là trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà nội dung được tạo nên bởi ý nghĩa, tư tưởng của con người, có cơ sở sinh lý là hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ). Trí nhớ không chủ định - Là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện một cái gì đó được thực hiện một cách tự nhiên, không có mục đích đặt ra từ trước. - Nhờ loại trí nhớ này mà ta thu được kinh nghiệm sống. Trí nhớ có chủ định - Là loại trí nhớ mà trong đó sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện đối tượng theo mục đích đặt ra từ trước. - Có sau trí nhớ không chủ định. 2. Dựa vào tính mục đích của hoạt động 3. Dựa vào mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động Trí nhớ dài hạn Là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện thông tin được kéo dài sau nhiều lần lặp lại thông tin được giữ lại dài lâu trong trí nhớ Trí nhớ ngắn hạn (Trí nhớ tức thời) Là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ (tạo vết), giữ gìn (củng cố vết) và tái hiện diễn ra ngắn ngủi, chốc lát 4. Dựa vào tính ưu thế, chủ đạo của giác quan Trí nhớ bằng mắt Trí nhớ bằng tai Trí nhớ bằng tay Trí nhớ bằng mũi CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ GHI NHỚ GIỮ GÌN TÁI HIỆN SỰ QUÊN • Là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ. • Đó là quá trình tạo nên dấu vết (ấn tượng) của đối tượng trên vỏ não. • Đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có.  Quá trình này rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích luỹ kinh nghiệm. • Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc vào nội dung, tính chất của tài liệu nhớ, động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân. 1 Quá trình ghi nhớ 1 Quá trình ghi nhớ (tiếp) • Có nhiều hình thức ghi nhớ. Căn cứ vào mục đích ghi nhớ Ghi nhớ không chủ định Ghi nhớ có chủ định Ghi nhớ máy móc Ghi nhớ có chủ định Là loại ghi nhớ theo mục đích đặt ra từ trước, đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định và cần có những thủ thuật và phương pháp nhất định để đạt được mục đích ghi nhớ Ghi nhớ máy móc Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu ghi nhớ, không cần hiểu nội dung tài liệu. VD: nhớ số điện thoại, số nhà Ghi nhớ ý nghĩa Là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, sự nhận thức được mối liên hệ lôgic giữa các bộ phận của tài liệu đó, tức là phải hiểu bản chất của nó. Quá trình ghi nhớ gắn với quá trình tư duy và tưởng tượng. Ghi nhớ không chủ định Là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TRÍ NHỚ TỐT? 1. Làm thế nào để ghi nhớ tốt?  Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú, say mê với tài liệu ghi nhớ.  Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ phù hợp.  Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ 2. Làm thế nào để giữ gìn (ôn tập) tốt? Phải ôn tập tích cực, bằng cách tái hiện là chủ yếu, theo trình tự sau: Tái hiện toàn bộ tài liệu một lần Tái hiện từng phần, đặc biệt là phần khó Tái hiện lại toàn bộ tài liệu Phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản Xác định mối liên hệ trong mỗi nhóm Xây dựng cấu trúc lôgic của tài liệu Phải ôn tập ngay, không để lâu Phải ôn tập xen kẽ Ôn tập kết hợp với nghỉ ngơi Thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập 3. Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?  Phải lạc quan, tin tưởng sẽ hồi tưởng lại được  Phải kiên trì hồi tưởng  Đối chiếu, so sánh với những hồi ức có liên quan trực tiếp với nội dung tài liệu mà ta cần nhớ lại  Sử dụng sự kiểm tra của tư duy, tưởng tượng về quá trình hồi tưởng và kết quả hồi tưởng  Sử dụng liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng. III.NHẬN THỨC LÝ TÍNH 1.Tư duy 1.1.Khái niệm tư duy a.Định nghĩa tư duy  Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. b.Bản chất xã hội của tư duy -Mọi hành động tư duy đều dựa vào kinh nghiệm mà thế hệ trước đã tích lũy được. -Tư duy sử dụng vốn ngôn ngữ do các thế hệ trước sáng tạo ra. -Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội. -Bề rộng và chiều sâu của việc phát hiện ra bản chất của các sự vật hiện tượng được qui định bởi khả năng của cá nhân và kết quả hoạt động nhận thức của loài người đạt được. c.Đặc điểm của tư duy -Tính “có vấn đề của tư duy”: tư duy chỉ xuất hiện khi nào gặp hoàn cảnh, gặp tình huống “có vấn đề” Tình huống “có vấn đề” là tình huống chứa đựng mục đích, vấn đề mới mà hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ, tuy còn cần thiết nhưng chưa đủ sức giải quyết. Vấn đề  tình huống “có vấn đề”: - Con người nhận thức được tình huống có vấn đề - Nhận thức được mâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề - Chủ thể có nhu cầu giải quyết c.Đặc điểm của tư duy Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ - Nhờ có ngôn ngữ  tư duy có tính “có vấn đề”, có tính gián tiếp, có tính trừu tượng, khái quát. - Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tư duy. - Nếu không có tư duy, ngôn ngữ là chuỗi âm thanh vô nghĩa. - Ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. c.Đặc điểm của tư duy Tính gián tiếp của tư duy: - Con người dùng ngôn ngữ để tư duy - Trong quá trình tư duy con người dùng công cụ, phương tiện. Mở rộng được nhận thức của con người, phản ánh hiện tại, quá khứ và tương lai. c.Đặc điểm của tư duy Tính trừu tượng và khái quát của tư duy: - Tư duy có tính trừu trượng xuất ra khỏi sự vật, hiện tượng những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng. - Từ đó khái quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ, có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Con người có thể giải quyết nhiệm vụ hiện tại và tương lai. Con người khi giải quyết nhiệm vụ có thể xếp sự vật hiện tượng vào một nhóm, một loại, một phạm trù có những quy tắc, phương pháp giải quyết tương tự. 1.2.Các giai đoạn của tư duy a.Xác định và biểu đạt vấn đề b.Huy động các tri thức, kinh nghiệm c.Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết d.Kiểm tra giả thuyết e.Giải quyết vấn đề -Xác định nhiệm vụ tư duy và biểu đạt được nó. Đây là giai đoạn đầu tiên rất quan trọng của tư duy -Xuất hiện các liên tưởng - Sàng lọc liên tưởng phù hợp với nhiệm vụ Dự kiến cách giải quyết nhiệm vụ - Kiểm tra giả thuyết nào phù hợp, giả thuyết nào tối ưu - Khâu cuối cùng của quá trình tư duy Các giai đoạn của quá trình tư duy Nhận thức vấn đề Xuất hiện các liên tưởng Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết Kiểm tra giả thuyết Chính xác hóa Khẳng định Phủ định Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới 1.3.Các loại tư duy a.Theo lịch sử hình thành và phát triển tư duy: -Tư duy trực quan hành động -Tư duy trực quan hình ảnh -Tư duy trừu tượng (tư duy lôgic – ngôn ngữ) b.Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ: -Tư duy thực hành -Tư duy hình ảnh cụ thể -Tư duy lý luận 2.Tưởng tượng 2.1.Khái niệm tưởng tượng  Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. b.Đặc điểm của tưởng tượng -Về nội dung phản ánh: cái mới, chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân. -Về phương thức phản ánh: bắt đầu bằng hình ảnh, phản ánh bằng biểu tượng -Về kết quả phản ánh: sản phẩm của tưởng tượng là biểu tượng. c.Vai trò của tưởng tượng -Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nào của con người. Quan trọng nhất là cho phép con người hình dung ra kết quả cuối cùng của lao động trước khi bắt đầu lao động và quá trình đi đến kết quả đó. -Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà con người mong đợi và vươn tới.  nhẹ bớt những khó khăn trong cuộc sống.  kích thích con người hành động để đạt kết quả lớn lao. 2.2.Các loại tưởng tượng a.Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực -Tưởng tượng tích cực: tưởng tượng tạo ra hình ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu tích cực, kích thích tích cực thực tế của con người. -Tưởng tượng tiêu cực: loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh tiêu cực, không được thể hiện trong cuộc sống. b.Ước mơ và lý tưởng -Ước mơ: sáng tạo hình ảnh mới hướng vào hoạt động tương lai -Lý tưởng: hình ảnh mẫu mực, hấp dẫn của tương lai thúc đẩy con người vươn tới. 2.3.Các cách sáng tạo tưởng tượng -Thay đổi kích thước -Nhấn mạnh một vài thuộc tính của sự vật hiện tượng -Chắp ghép -Liên hợp -Điển hình hóa -Loại suy – tương tự Sáng tạo công cụ lao động từ phép tương tự thao tác của đôi bàn tay 3.Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng 3.1.Giống nhau -Đều nảy sinh khi con người rơi vào “hoàn cảnh có vấn đề” -Phản ánh hiện thực gián tiếp, có tính khái quát chung cho toàn bộ các SVHT -Dùng ngôn ngữ, tài liệu cảm tính làm cơ sở để giải quyết vấn đề đặt ra. -Kết quả phản ánh: cho ra cái mới trong kinh nghiệm cá nhân và xã hội. 3.2.Khác nhau -“Tình huống có vấn đề” của tư duy sáng tỏ, rõ ràng hơn so với tưởng tượng. -Kết quả của tưởng tượng cho ra hình ảnh mới. Kết quả của tư duy cho ra khái niệm mới, quy luật, kết luận, phán đoán mới, IV.CHÚ Ý 1.Khái niệm chú ý:  Chú ý là sự tập trung vào một hay một nhóm đối tượng, sự vật nào đó để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có kết quả. 2. Vai trò của chú ý : Chú ý là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động. Do tính chọn lọc của chú ý, nên nó giúp cho hoạt động tâm lý ở người tập trung vào đối tượng này mà bỏ qua hoặc xao lãng đối tượng khác. Nhờ vậy, hoạt động tâm lý có ý thức hơn, các hoạt động tập trung hơn, kết quả hoạt động sẽ cao hơn. 3. Phân loại chú ý: Có 3 loại chú ý: 3.1. Chú ý không chủ định:  Là loại chú ý không có mục đích đặt ra trước, không cần sự nỗ lực của bản thân. Chú ý không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra, phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích như : - Độ mới lạ của kích thích. - Cường độ kích thích. - Độ hấp dẫn của kích thích. - Loại kích thích này thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng nhưng kém bền vững, khó duy trì lâu. 3.2. Chú ý có chủ định :  Là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực của bản thân. Do đã xác định mục đích của hoạt động nên chủ thể vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động, vẫn tiến hành hoạt động không phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích. 3. 3. Chú ý sau chủ định :  Là chú ý lúc đầu do mục đích định trước, về sao do hứng thú với hoạt động mà chú ý có chủ định đã phát triển đến mức chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động.  Loại chú ý này giúp cho hoạt động của con người giảm được căng thẳng thần kinh, giảm được tiêu hao năng lượng.  Nó bộc lộ ở trạng thái say sưa công việc của con người. 4.CÁC THUỘC TÍNH CỦA CHÚ Ý: 4.3 Sức tập trung chú ý Là khả năng gạt bỏ những gì không liên quan đến hoạt động, tập trung, tập trung ý thức cao độ vào một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, cần thiết cho hoạt động lúc đó.  Khái niệm “Sức tập trung của chú ý” liên quan mật thiết với khái niệm “khối lượng chú ý”.  Số lượng các đối tượng mà sức tập trung của chú ý bao quát được gọi là khối lượng chú ý.  Khối lượng chú ý phụ thuộc vào đ
Tài liệu liên quan