Bài giảng Chương 5: Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng

Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ các phương diện xã hội, kỹ thuật và kiến thức bản địa. Đây là một hệ thống sinh thái nhân văn nằm trong mối tương tác giữa hệ xã hội – cộng đồng và hệ tự nhiên – hệ sinh thái rừng. Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở lý thuyết về hệ thống, về cộng đồng, bản địa, sở hữu và quyền hưởng dụng tài nguyên (Đinh Ngọc Lan, 2002)

pdf22 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 5: Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73 CHƯƠNG 5 QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 5.1. Khái niệm về quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ các phương diện xã hội, kỹ thuật và kiến thức bản địa. Đây là một hệ thống sinh thái nhân văn nằm trong mối tương tác giữa hệ xã hội – cộng đồng và hệ tự nhiên – hệ sinh thái rừng. Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở lý thuyết về hệ thống, về cộng đồng, bản địa, sở hữu và quyền hưởng dụng tài nguyên (Đinh Ngọc Lan, 2002). Một cộng đồng được định nghĩa như là: "Những người sống tại một chỗ, trong một tổng thể nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung" (từ điển Webs Ter). Ý tứ về tính chất tổng thể hoặc cùng nhau gắn bó là gốc ngữ nghĩa trong thuật ngữ cộng đồng. Trong khi từ "cộng đồng" ẩn dụ một nhóm người "tổng thể" sống tại một vị trí hoặc cùng với nhau theo một cách nào đó, thì từ "thôn xã" có nghĩa là giữa những nhóm khác nhau trong một cộng đồng (từ điển Oxford). Nói tới cộng đồng là nói tới toàn bộ thôn bản, thị trấn hoặc bất cứ một đơn vị xã hội nào khác thường có ranh giới trong không gian, còn thôn xã lại ẩn dụ những thành viên có hạn chế, những việc phân bổ lợi ích hoặc quyền lợi tới hưởng thụ cho các bộ phận của cộng đồng tách rời nhau về mặt xã hội. Lý luận về quyền sở hữu chung cung cấp nền tảng lý thuyết cho các hệ thống quản lý tài nguyên dựa trên cơ sở cộng đồng. Theo Bromley (1992), quyền sở hữu công cộng là tài nguyên hay tài sản được xây đắp bởi cộng đồng và được cộng đồng thừa nhận, người này sử dụng phụ thuộc vào người kia. Người sử dụng ở đây là người trong cộng đồng và các luật tục sử dụng do mọi thành viên của cộng đồng xây dựng nên. Quyền sở hữu cộng đồng có thể được pháp luật thừa nhận hoặc chỉ là một thứ “lệ làng”. Quyền sở hữu cộng đồng sẽ có hiệu lực hơn khi chúng được Nhà nước công nhận và bảo vệ. Mặc dầu có khá nhiều hệ quản lý rừng công cộng được phát triển và duy trì trong quá khứ tại nhiều nơi ở Nam và Đông Nam Á, nhưng trong mấy thập niên vừa qua nhiều hệ đó đã bị các chính sách quản lý khác làm thay đổi hoặc mất đi. Một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn tới sự suy thoái của việc quản lý rừng công hình như là do sự tham gia và quy chế hóa việc kiểm tra của Nhà nước trong quản lý rừng. Nhiều nhà quan sát đã thấy rằng sự quan tâm của địa phương tới quản lý rừng cộng đã bị giảm sút do hậu quả của việc quốc hữu hóa đất rừng và việc phát triển các cơ quan lâm nghiệp quốc gia (Arnold và Campbell, 1986). Trong thực tế, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng thường có nguồn gốc từ sự phá hủy các thể chế địa phương vốn là những thể chế đã tạo ra các phương thức sử dụng tài nguyên lâu bền. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, việc phát triển các thể chế cộng đồng trong quản lý tài nguyên địa phương là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đồng thời cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn. Qua việc sử dụng rừng và đất rừng, hàng triệu người dân định cư đã phải điều chỉnh nhu cầu về tài nguyên rừng, nhưng những cộng đồng này thường ít có kinh nghiệm quản lý rừng và đất rừng. Chính vì vậy, nghiên cứu để tìm ra phương thức quản lý tài nguyên rừng hợp lý, vừa phát huy được những kinh nghiệm quản lý truyền thống của cộng đồng, vừa kết hợp được những kiến thức quản lý rừng hiện đại là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết trong giai đoạn hiện nay. 74 5.2. Cộng đồng dân cư thôn tham gia quản lí và bảo vệ rừng Một số nhận thức chung Cộng đồng dân cư: Công đồng dân cư tham gia quản lí và bảo vệ rừng được đề cập ở đây là Cộng đồng dân cư thôn, bản sống gần rừng, phụ thuộc nhiều vào rừng, có truyền thống, tập quán gắn bó cộng đồng với rừng trong các hoạt động chung của cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng . Cộng đồng dân cư thôn, bản nếu có nhu cầu có thể - Được ký kết hợp đồng nhận khoán quản lí và bảo vệ rừng với các tổ chức có chức năng (như Ban quản lí rừng phòng hộ, Ban quản lí rừng đặc dụng...) - Được giao rừng ( theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi ngày 14 tháng 12 năm 2004) Trong các quyết định của Chính phủ về hợp đồng khoán quản lí và bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chỉ mới đề cập đến kí hợp đồng khoán giữa các cơ quan có chức năng với : Các tổ chức; Các hộ gia đình ; Các cá nhân...chưa đề cập đến kí hợp đồng khoán quản lí, bảo vệ với Cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuy nhiên, theo luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi tháng 12 năm 2004, cộng đồng dân cư thôn, bản, được công nhận là một bộ phận (đối tác) được giao rừng (như các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) thì việc công đồng dân cư thôn, bản có thể đứng ra thay mặt cho toàn bộ hộ gia đình trong cộng đồng làm đối tác trong việc kí kết hợp đồng nhận khoán quản lí, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với các cơ quan chức năng là hoàn toàn có cơ sở. Trên thực tế, những năm qua, các mô hình cộng đồng dân cư thôn, bản tham gia quản lí và bảo vệ rừng tại một số địa phương của các Dự án MRDP (SIDA); Dự án Sông Đà (GTZ); Dự án Cộng đồng tham gia Quản lí, bảo vệ rừng (UNDP)đã thu được nhiều kết quả và kinh nghiệm tốt cần được nhân rộng. Điều kiện để cộng đồng dân cư thôn , bản có thể kí hợp đồng Quản lí, bảo vệ rừng : - Cộng đồng có nhu cầu nhận khoán quản lí, bảo vệ rừng - Các thành viên của cộng đồng (các hộ gia đình trong cộng đồng) nhất trí, đồng thuận cao trong việc cùng nhau thực hiện tốt quy trình quy phạm, chế độ chính sách khoán quản lí, bảo vệ rừng của Nhà nước (biểu hiện bởi một Quy ước được cộng đồng dân cư xây dựng và nhất trí) - Các thành viên trong cộng đồng dân cư nhất trí đồng thuận kí kết hợp đồng khoán tập thể về quản lí, bảo vệ rừng với cơ quan chức năng thông qua một tổ chức đại diện là Ban quản lí rừng cộng đồng được bầu một cách dân chủ, có quy chế hoạt động thiết thự , hiệu quả và được sự nhất trí của toàn cộng đồng (đặc biệt quy chế vai trò trách nhiệm và phân chia lợi ích của mỗi thành viên tham gia trong cộng đồng dân cư). Giao rừng cho Công đồng dân cư thôn , bản Giao rừng cho cộng đồng dân cư đã được nêu thành một điều khoản trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi tháng 12 năm 2004. Đó là một chủ trương chính sách mới nên đã nêu một số yêu cầu cần có: Điều kiện để một cộng đồng dân cư được giao rừng phải có : Cộng đồng dân cư thôn, bản có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng trong các hoạt động chung của cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng . Cộng đồng dân cư có tính cộng đồng cao và có khả năng cùng nhau quản lí, bảo vệ và phát triển rừng . 75 Cộng đồng dân cư có nhu cầu quản lí, sử dụng rừng, nhu cầu đó phải được thể hiện trong đơn đề nghị Nhà nước giao rừng . Loại rừng có thể được giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản : Những diện tích rừng mà hiện nay cộng đồng dân cư đang quản lí, sử dụng hợp lí, có hiệu quả phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển bao gồm: Những khu rừng được tự quản của công đồng dân cư theo truyền thống từ những năm trước đây Những khu rừng đã được UBND tỉnh, huyện giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản . Những khu rừng đầu nguồn, giữ nước cung cấp nước phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng dân cư thôn, bản . Những khu rừng cung cấp lâm sản và phục vụ các lợi ích chung khác của cộng đồng mà những khu rừng đó không thể giao cho tổ chức, hoặc không thể phân chia hoặc giao cho hộ gia đình, cá nhân. Những khu rừng nằm trong phạm vi ranh giới thôn nơi công đồng dân cư sinh sống và sản xuất . Những khu rừng nằm giáp ranh giữa các thôn mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giữ lại để phục vụ chung cho lợi ích của cộng đồng 5.3. Thẩm quyền giao rừng , thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau: ( trích Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng ) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và quy định ở khoản 1 và 2 ở Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền thu hồi rừng của cộng đồng dân cư thôn theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và i khoản 1 Điều 26 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng , hoặc khi cộng đồng dân cư thôn di chuyển đi nơi khác. Quyền , nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ( Trích Điều 30, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ) Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các quyền sau đây : a. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng b. Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp- nông nghiệp-ngư nghiệp kết hợp theo quy định của luật này và quy chế quản lí rừng c. Được hưởng thành quả lao động , kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao;Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích của các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại d. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liê quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các nghĩa vụ sau đây : 76 a. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện b. Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của UBND xã, phường, thị trấn c. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật d. Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng g. Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãn , góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao. 5.4. Trình tự các bước giao rừng cho cộng đồng quản lí , bảo vệ và phát triển rừng Bước một: Họp dân (trong cộng đồng dân cư thôn) để tuyên truyền chính sách giao rừng và khoán rừng, đồng thời để thể hiện nguyện vọng và nhu cầu của các thành viên trong cộng đồng thôn cùng nhau nhất trí đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giao khu rừng nằm trong địa bàn thôn, xã mình cho cộng đồng thôn tham gia quản lí, bảo vệ và phát triển lâu dài bền vững Bước hai: Đại diện cho cộng đồng dân cư thôn là Trưởng thôn, có trách nhiệm quan hệ, giao dịch với UBND xã và các cơ quan chức năng khác có liên quan trong việc giao rừng, đề đạt nguyện vọng và nộp đơn của cộng đồng dân cư thôn đề nghị được nhận rừng để tham gia vào sự nghiệp quản lí, bảo vệ và phát triển khu rừng một cách có hiệu quả, lâu dài bền vững . Bước ba: Cộng đồng dân cư thôn dưới sự hướng dẫn của UBND xã và các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành một số thủ tục cần thiết theo quy định của Nhà nước –làm cơ sở cho việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn . Bước bốn: Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định của khoản 2 và khoản 5 của Điều 20 (giao rừng) Chương III của nghị định Chính phủ số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật bảo vệ và phát triển rừng và theo quy định sau : - Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với cộng đồng dân cư thôn; ưu tiên giao những khu rừng gắn với phong tục, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số - Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phương án giao rừng của Uỷ ban nhân dân cấp xã đã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt - Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phạm vi cấp xã. Việc giao rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm của khu rừng và phải được ghi trong quyết định giao rừng: vị trí và địa điểm, diện tích khu rừng, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kí quyết định giao rừng . Bước năm: Cộng đồng dân cư Thôn tổ chức việc quản lí, bảo vệ và phát triển có hiệu quả, bền vững lâu dài khu rừng được giao: Bầu ra một Ban quản lí rừng đủ tư cách , đủ năng lực đại diện cho cộng đồng dân cư thôn trong việc giao dịc, điều hành quá trình thực hiện phương án và kế hoạch quản lí , bảo vệ và phát 77 triển khu rừng sẽ được cộng đồng dân cư xây dựng và nhất trí; (được bầu một cách dân chủ với sự tham gia của tất cả các thành viện trong cộng đồng dân cư thôn) Ban quản lí rừng cộng đồng dân cư thôn dự thảo phương án và kế hoạch quản lí, bảo vệ và phát triển khu rừng được giao, thông qua sự thảo luậ , đống góp ý kiến của các thành viên trong cộng đồng và nhất trí cao sẽ trở thành bản phương án chính thức gửi UBND xã,huyện và các cơ quan chức năng có liên quan . Cộng đồng dân cư thôn với sự lãnh đạo của Ban quản lí rừng được sự hỗ trợ của UBNDxã và các cơ quan chức năng có liên quan, cùng nhau xây dựng “Quy ước quản lí, bảo vệ và phát triển rừng” của cộng đồng dân cư thôn phù hợp với quy đinh của Luật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định của pháp luật có liên quan gửi lên UBND xã và UBND huyện xét duyệt . Hàng năm Ban quản lí rừng cùng cộng đồng dân cư thôn lập kế hoach hoạt động và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được duyệt . Cập nhật việc thực hiện , báo cáo với UBND xã và các cơ quan chức năng theo những nội dung đã được quy định trong văn bản giao rừng cho cộng đồng dân cư 5.5. Nội dung quản lý rừng cộng đồng 5.5.1. Cộng đồng được giao quyền quản lý rừng và đất rừng Cộng đồng được giao quyền quản lý rừng và đất rừng dưới các hình thức quản lý rừng cộng đồng có thể được áp dụng: Cộng đồng trực tiếp quản lý rừng được giao cho thôn bản. Cộng đồng quản lý rừng đã được giao cho các hộ gia đình. Các hộ gia đình cam kết với nhau cùng bảo vệ và phát triển rừng theo kế hoạch phát triển của cộng đồng Cộng đồng ký hợp đồng dài hạn với các tổ chức nhà nước để quản lý rừng trong địa bàn của cộng đồng nhằm bảo vệ và phát triển rừng và sử dụng rừng theo yêu cầu của nhà nước và cộng đồng (bảo đảm hài hoà quyền lợi và trách nhiệm giữa cộng đồng và nhà nước) Cộng đồng quản lý rừng theo tập quán truyền thống. Các yêu cầu cần thiết phải có khi tiến hành hoạt động trao quyền quản lý rừng cho cộng đồng: Có sự ủng hộ của cấp chính quyền có thẩm quyền (có cam kết) Tiến hành các bước giao đất giao rừng theo qui định của địa phương (đơn xin nhận đất nhận rừng của các cộng đồng, tiến hành các bước khảo sát, điều tra, lập bản đồ và hoàn thành các văn bản trong hồ sơ giao đất giao rừng theo qui định). Vai trò chủ đạo trong hoạt động này cần có sự tham gia của các cơ quan chức năng (cấp huyện, tỉnh) như: Địa chính, Kiểm lâm, nông nghiệp... Có sự tham gia của cộng đồng trong các bước giao đất giao rừng Có sự tham gia chỉ đạo và thực hiện của chính quyền cấp xã Phải có được văn bản mang tính pháp lý công nhận quyền quản lý rừng của cộng đồng (có Quyết định giao đất giao rừng tạm thời cho cộng đồng bởi cấp có thẩm quyền; Có hợp đồng dài hạn của cơ quan chủ rừng ký kết với cộng đồng trong đó thể hiện rõ quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng và cơ quan chủ rừng Có văn bản thoả thuận của các hộ gia đình đã được giao đất giao rừng chính thức bằng sổ đỏ nay cùng gộp các diện tích đã được giao để quản lý và hưởng lợi chung trong cộng đồng được UBND xã công nhận...) 78 5.5.2. Cộng đồng tổ chức quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng Cộng đồng tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển rừng hàng năm (có thể kết hợp với xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản, kế hoạch sản xuất...) Cộng đồng có kế hoạch bảo vệ (chống phá rừng xâm lấn đất rừng, khai thác lâm sản bất hợp pháp, đốt nương làm rẫy, thả gia súc tự do, chống cháy rừng, xâm canh, giải quyết các tranh chấp...) Có kế hoạch mở rộng diện tích (có kế hoạch cụ thể để thực hiện tái sinh tự nhiên trên đất rừng nghèo kiệt, sau canh tác nương rẫy, sau khai thác, sau cháy rừng... và mở rộng diện tích rừng trồng tại những nơi thích hợp) Có kế hoạch nâng cao chất lượng rừng (chăm sóc rừng, làm giàu rừng, phát triển các loại lâm sản phụ dưới tán rừng, qui hoạch vùng chăn thả gia súc...) Hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống tại chỗ để cung cấp cho nhu cầu phát triển rừng và vườn hộ của địa phương Xây dựng quỹ phát triển rừng Có kế hoạch khai thác hưởng lợi từ rừng Kế hoạch khai thác lâm sản theo qui định chung của cộng đồng Chia sẻ lợi ích từ rừng trong cộng đồng (phục vụ lợi ích chung và giữa các hộ gia đình đặc biệt có kế hoạch giúp đỡ các hộ nghèo, khó khăn, gặp rủi ro...) Chia sẻ lợi ích với nhà nước, với các chủ rừng khác... Giải quyết các tranh chấp về quyền lợi trong nội bộ cộng đồng Xây dựng qui chế qui ước nội bộ Xây dựng bởi cộng đồng và thống nhất ý kiến trong nội bộ cộng đồng Thống nhất với các cộng đồng xung quanh Được sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp chính quyền Được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng địa phương (địa chính, kiểm lâm, nông nghiệp và các tổ chức quần chúng địa phương khác...) 5.5.3. Hỗ trợ các hoạt động sản xuất để nâng cao đời sống Hỗ trợ các hoạt động sản xuất để nâng cao đời sống của người dân trong cộng đồng, góp phần tăng cường công tác quản lý rừng cộng đồng Hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm an toàn lương thực. Chuyển đổi hệ thống canh tác (ngừng đốt nương làm rẫy, bảo vệ đất chống xói mòn, cải tạo đất, khai hoang tăng diện tích canh tác, tăng vụ, thay đổi giống cây trồng...). Cải tiến kỹ thuật canh tác Phát triển chăn nuôi (giống gia súc, thú y, nguồn thức ăn, qui hoạch bãi chăn thả...) Phát triển kinh tế vườn hộ Hỗ trợ các hoạt động kinh doanh từ việc khai thác lâm sản phụ trong rừng và tiêu thụ nông sản Kỹ thuật trồng, khai thác và chế biến các loại lâm sản phụ Kinh doanh, tiêu thụ và mở rộng thị trường lâm sản, nông sản Phát triển ngành nghề dựa trên nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng của cộng đồng Phát triển các hoạt động dịch vụ có liên quan đến rừng cộng đồng nếu có điều kiện (cung cấp nguồn nước, thuỷ điện, du lịch sinh thái...) Chú ý: Các hỗ trợ cho hoạt động phát triển sản xuất (hỗ trợ về cây con, giống, phân bón, vật tư khác...) mà các hộ được hưởng lợi cần có sự đóng góp trở tại cho cộng đồng căn cứ theo 79 qui ước nội bộ cộng đồng để góp vào quỹ bảo vệ phát triển rừng của cộng đồng. Có như vậy thì mới thể hiện sự gắn bó giữa hoạt động này với hoạt động bảo vệ phát triển rừng ở phần 1 và 2. 5.5.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và thực hiện cho cộng đồng Củng cố và phát triển tổ chức cộng đồng Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của ban lãnh đạo cộng đồng, ban quản lý dự án Xây dựng năng lực quản lý cho các tổ chức quản lý quỹ phát triển rừng, quỹ tín dụng thôn bản Xây dựng năng lực quản lý tài chính cho cộng đồng và dự án Bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho thành viên cộng đồng (các lớp tập huấn kỹ thuật phải được lồng ghép và tổ chức cùng với các hoạt động hỗ trợ của dự án như đã nêu ở các mục 1,2 và 3 ở trên để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động đó) 5.5.5. Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức. Có các hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng và khu vực liên quan. Cung cấp thông tin cho báo chí, đài phát thanh để tuyên truyền Xuất bản các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, báo chí, phát thanh, áp phích, băng video...) Tham quan
Tài liệu liên quan