Bài giảng Chương 5: Rủi ro đối với tài sản

Mục tiêu nghiên cứu Mô tả các loại tài sản có nguy cơ rủi ro. Giải thích tại sao nguồn gốc rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế lại trở nên quan trọng đối với nhà quản trị rủi ro. Phân biệt giữa nguy cơ rủi ro gián tiếp và trực tiếp của tài sản. Thảo luận về các lợi ích gắn liền với tài sản. Giải thích khi nào một tổ chức sẽ quyết định tái đầu tư vào tài sản bị hư hỏng và làm thế nào đo lường tổn thất trong trường hợp tài sản hư hỏng bị lọai bỏ. Xác định các kết quả rủi ro về mặt thời gian (tổn thất hay lợi ích) Phân biệt giữa tổn thất về mặt thời gian do nguyên nhân giảm thu nhập và do nguyên nhân tăng chi phí.

ppt12 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 3450 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 5: Rủi ro đối với tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu nghiên cứuMô tả các loại tài sản có nguy cơ rủi ro.Giải thích tại sao nguồn gốc rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế lại trở nên quan trọng đối với nhà quản trị rủi ro.Phân biệt giữa nguy cơ rủi ro gián tiếp và trực tiếp của tài sản.Thảo luận về các lợi ích gắn liền với tài sản.Giải thích khi nào một tổ chức sẽ quyết định tái đầu tư vào tài sản bị hư hỏng và làm thế nào đo lường tổn thất trong trường hợp tài sản hư hỏng bị lọai bỏ.Xác định các kết quả rủi ro về mặt thời gian (tổn thất hay lợi ích)Phân biệt giữa tổn thất về mặt thời gian do nguyên nhân giảm thu nhập và do nguyên nhân tăng chi phí.RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNChương 5tsunamiChương 5I. DẪN NHẬP Nghiên cứu rủi ro đối với tài sản theo ba yếu tố: rủi ro trực tiếp, rủi ro gián tiếp và rủi ro về mặt thời gian.II. CÁC LOẠI NGUY CƠ RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNNguy cơ rủi ro đối với tài sản có thể được phân loại theo 4 cách:1. Theo loại tài sản.Bất động sảnĐộng sảnTài sản để sử dụngTài sản để bán2. Theo nguyên nhân của rủi ro.Nguyên nhân từ môi trường vật chất: lửa, bãovvNguyên nhân từ môi trường xã hội: trộm cắp, lừa đảo, bất cẩnvvNguyên nhân từ môi trường kinh tế: khủng hoảng kinh tế, khả năng thanh toán nợ của các đối tác...vvRỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNtsunamiChương 53. Theo các rủi ro trực tiếp, gián tiếp, và rủi ro về mặt thời gian.Kết quả rủi ro trực tiếp: xuất hiện khi một mối nguy hiểm xuất hiện hay những nguyên nhân tác động lên một đối tượng vật chất, tạo nên sự thay đổi giá trị của đối tượng đó. Ví dụ hỏa hoạn thiêu hủy bên trong căn nhà, tổn thất trực tiếp là chi phí sửa chữa những hư hỏng.Kết quả rủi ro gián tiếp: xuất hiện như một hệ quả của một kết quả trực tiếp nhưng nó không dính đến các tác động trực tiếp của sự nguy hiểm lên đối tượng. Ví dụ: một trận bão đã làm hư hỏng nặng đường dây tải điện gây nên mất điện và như vậy các loại thực phẩm được cất giữ trong tủ lạnh bị hư hỏng vì không có điện. Tổn thất trực tiếp là chi phí sửa chữa đường dây tải điện, tổn thất gián tiếp là thực phẩm trong tủ lạnh bị hư hỏng.Kết quả nguy cơ rủi ro về mặt thời gian: là lọai kết quả gián tiếp đặc biệt, trong đó yếu tố thời gian được đưa vào để đánh giá kết quả. Ví dụ một người chủ có thể mất thu nhập cho thuê nhà khi ngôi nhà không thể ở được sau trận hỏa hoạn.II. CÁC LOẠI NGUY CƠ RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNRỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNChương 54. Theo lợi ích trong tài sản: bao gồm các lợi ích theo những nguy cơ rủi ro của tài sản, nguy cơ rủi ro về thời gian, và nguy cơ rủi về trách nhiệm pháp lý.Các chủ sở hữu: lợi ích tài sản rõ ràng nhất là sở hữu cá nhân, lợi ích của chủ tài sản có được từ việc mua tài sản, bán tài sản, thế chấpvvCác chủ nợ được đảm bảo: một chủ nợ được bảo đảm có quyền lợi trong tài sản được thế chấp như khoản bảo đảm cho món nợ, vì khả năng thu hồi con nợ sẽ bị giảm nếu tài sản bị hư hỏng.Những người bán và người mua: được thỏa thuận theo bản hợp đồng. Ví dụ người nào có tư cách pháp nhân đối với tài sản tại thời điểm tài sản tăng giá và giảm giá sẽ được hay tổn thất tài sản về mặt pháp lý. Ví dụ theo bộ luật thương mại chung (Uniform Comercial Code) 1. F.O.B (Free on Board): vận chuyển hàng hóa theo điều kiện giao hàng lên tàu tại điểm khởi hành:Người bán phải chịu trách nhiệm đóng gói bao bì, kiểm tra hàng hóa, hòan tất thủ tục xin giấy phép xuất khẩu, và chịu mọi phí tổn giao hàng đến chiếc tàu do người mua chỉ định, tại cảng bốc hàng quy địnhII. CÁC LOẠI NGUY CƠ RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNRỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNChương 5Người mua phải chịu mọi phí tổn thuê tàu để nhận hàng, thông báo cho người bán biết tên tàu, địa điểm bốc hàng và ngày giao hàng. Chịu mọi rủi ro và phí tổn kể từ khi hàng hóa qua hẳn lan can tàu tại cảng bốc hàng và thanh toán tiền hàng như đã quy định. Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển cho người mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển và người mua đã thanh tóan cước phí vận chuyển cũng như tiền hàng theo quy định. 2. F.A.S (Free Alongside Ship): vận chuyển hàng hóa theo điều kiện giao hàng dọc mạn tàu tại cảng khởi hành.Người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro cho tới khi hàng đã được đặt tại dọc mạn tàu tải cảng bốc hàng, phải giao đủ chứng từ vận chuyển chứng minh hàng đã được đặt dọc tại mạn tàu chỉ định.Người bán giúp người mua lấy giấy phép xuất khẩu và mọi chứng từ cấp tại nước gửi hàng (người mua chịu mọi phí tổn). Người mua phải thuê tàu để vận chuyển hàng hóa, báo cho người bán tên tàu, nơi quy định cho việc bốc hàng, ngày giao hàng, chịu mọi phí tổn và tổn thất rủi ro khi hàng đã được giao dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định, thanh tóan tiền hàng theo hợp đồng. Quyền sở hữu được xác lập cho người mua khi hàng hóa đã giao dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng.II. CÁC LOẠI NGUY CƠ RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNRỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN4. Theo lợi ích trong tài sảnChương 5 3. C.I.F (Tiền hàng + phí bảo hiểm + cước vận chuyển): vận chuyển hàng hóa theo điều kiện giao hàng tại cảng đến.Người bán phải chịu mọi phí tổn và ký kết hợp đồng vận tải biển chở hàng đến cảng quy định, bốc hàng lên tàu và chịu chi phí dỡ hàng xuống tàu tại cảng quy định theo thời hạn quy định, chịu mọi phí tổn mua bảo hiểm hàng hóa với giá trị bằng giá CIF + 10% giá trị hợp đồng, chịu mọi rủi ro về hàng hóa cho tới khi hàng đã quy hẳn lan can tàu tại cảng dỡ hàng.Người mua sẽ nhận hàng tại cảng quy định, chịu mọi phí tổn về hàng hóa trong quá trình vận chuyển trên biển cho tới khi hàng tới cảng (trừ cước phí và phí bảo hiểm) chịu mọi rủi ro về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu tại cảng dỡ hàng. Quyền sở hữu cũng được xác lập kể từ lúc này. 4. C.O.D (Collect on Delivery) người gửi hàng vẫn giữ nguyên quyền sở hữu hàng hóa cho tới khi bên mua thanh toán hết tiền hàng.Người thuê: + Chịu trách nhiệm về tài sản hư hỏng do sự bất cẩn của người thuê. + Hoàn trả nguyên trạng tài sản ban đầu cho người cho thuê (có điều kiện) + Cải thiện tình trạng tài sản khi giao lại cho người cho thuê.II. CÁC LOẠI NGUY CƠ RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNRỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN4. Theo lợi ích trong tài sảnChương 5Nhận hàng gửi (bailees): Người nhận hàng gửi là người giữ tài sản của người khác, chịu trách nhiệm về tài sản do bất cẩn của mình gây ra. Người đại diện của chủ sở hữu: một người nhận hàng gửi làm theo hướng này có một mối quan tâm đối với tài sản như một đại diện hay một đại lý của chủ sỡ hữuNhững lợi ích khác + Sự cho phép người khác sử dụng tài sản của mình. + Giấy phép + Bất động sản suốt đờiIII. ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT TIỀM NĂNG CỦA TÀI SẢN1. Phương pháp đánh giá nguy cơ rủi ro tài sản của chủ sở hữu1.1. Phương pháp định giá theo giá trị thị trường: trị giá bất động sản hay động sản là giá trị của tài sản mà một người mong muốn bán sẽ đồng ý bán và một người muốn mua sẽ trả tiền để mua tài sản đó trong một giao dịch vào ngày tài sản được định giá. Giá trị tài sản được định giá là giá tài sản tương tự được mua bán vào thời điểm gần nhất (nếu có).II. CÁC LOẠI NGUY CƠ RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNRỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN4. Theo lợi ích trong tài sảnChương 51.2. Phương pháp định giá theo chi phí thay mới: Chi phí thay mới là chi phí mua/lắp đặt tài sản mới. Nhược: giá trị thay mới lớn hơn giá trị tài sản hư hỏng. Ưu; ít bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan1.3. Phương pháp định giá theo chi phí thay mới có giảm bớt hao mòn hữu hình và lỗi thời. Lý do tài sản mới có giá trị lớn hơn đối với kinh doanh so với tài sản cũ, các hợp đồng bảo hiểm thường sử dụng chi phí thay thế trừ bớt hao mòn hữu hình để đo lường sự hư hỏng đối với tài sản.2. Phương pháp đánh giá trong trường hợp không có sửa chữa hay thay mới tài sản: khi tài sản không được thay thế hoặc sửa chữa, hậu quả kinh tế của tài sản hư hỏng đối với chủ sở hữu là hiện giá thu nhập tương lai của tài sản đó. Ví dụ như kiệt tác của một nghệ nhân đã qua đời.III. ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT TIỀM NĂNG CỦA TÀI SẢNRỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN1. Phương pháp đánh giá nguy cơ rủi ro tài sản đối với chủ sở hữuChương 51. Giảm thu nhập1.1. Tổn thất thu nhập cho thuê.Trong trường hợp do phải sửa chữa nhà/tài sản cho thuê thì bên cho thuê sẽ mất đi thu nhập trong thời gian cần thiết để khôi phục, xây dựng theo điều kiện cho thuê.1.2. Gián đoạn thu nhập.Vì tài sản bị hư hỏng hay bị hủy họai nên công việc kinh doanh có thể bị hủy bỏ hoặc các hoạt động của nó bị giảm đi.Tổn thất do gián đoạn họat động sản xuất kinh doanh bao gồm:Lãi ròng có thể có trong trường hợp không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh.Các chi phí vẫn phải tiếp tục trả mặc dù gián đoạn hoạt động.1.3. Gián đọan kinh doanh bất ngờ: phụ thuộc vào tổ chức đó lệ thuộc như thế nào vào một nhà cung ứng hay một khách hàng, sức chịu đựng của các nhà cung ứng và khách hàng đó đối với tổn thất gián đoạn, và tương tự đối với thời gian phục hồi.IV. TỔN THẤT VỀ MẶT THỜI GIANRỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNChương 52. Tăng chi phí2.1. Chi phí tăng thêm: Nhằm duy trì tình trạng họat động sản xuất kinh doanh bình thường khi bị gián đọan sản xuất kinh doanh. Chi phí tăng thêm bao gồm: chi phí di chuyển tạm thời tài sản đến văn phòng mới, chi phí thuê văn phòng và thiết bị mới, trả giá cao cho việc đặt mua gấp các loại nguyên vật liệuvv2.2. Hủy bỏ hợp đồng thuê:Giá thuê trên thị trường cao hơn tiền thuê: Người thuê sẽ được hưởng lợi khỏan tiền chênh lệc so với giá thị trường.Người thuê sẽ đối phó với một tổn thất tiềm năng bằng hiện giá chênh lệch giữa giá thuê trên thị trường và giá hợp đồng đối với phần còn lại của họp đồng thuê.Chi phí tổn thất tiềm năng do việc phải di chuyển văn phòng khi kết thúc hợp đồng thuê.Khoản tiền trả thêm hay khoản tiền đặt cọc: Người thuê sẽ chịu một tổn thất tiềm năng cho thời gian còn lại của hợp đồng thuê nếu hợp đồng bị kết thúc hoặc hủy bỏ, cụ thể ít nhất là bằng tiền lãi khi dùng số tiền cọc để đầu tư vào ngân hàng.IV. TỔN THẤT VỀ MẶT THỜI GIANRỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNChương 53. Phần cải thiện không di chuyển được:Phần cải thiện thêm do người thuê nhà thực hiện thường thì không thể di chuyển được khi người người thuê rời bỏ căn nhà thu. Một tổ chức khi cải thiện căn nhà khi họ tin rằng việc cải thiện này sẽ làm tăng thêm giá trị sử dụng của căn nhà họ đang thuê. Người thuê sẽ gặp tổn thất tài sản tiềm năng bằng với giá trị sửa chữa cải thiện căn nhà.Nếu chủ bất động sản sửa chữa căn nhà thì tổn thất của người thuê chỉ là tổn thất do gián đọan kinh doanh.V. CÁC SỐ LIỆU VỀ TẦN SỐ VÀ MỨC TỔN THẤT TÀI SẢNCác sự kiện/số liệu trong bảo hiểm như hỏa hoạn, đụng xe, đình công, tai nạn lao động.Báo điều tra của chính phủ về những rủi ro đã gặp phải trong các ngành kinh tế.Các nguồn khác từ báo chí, tạp chí, tin tức được thu thập hàng ngàyThống kê tổn thất trong các doanh nghiệp Hết chương 5 IV. TỔN THẤT VỀ MẶT THỜI GIANRỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNChương 5CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢNTrong bài các nguy cơ rủi ro đối với tài sản có thể được phân loại theo 4 hình thức. Hãy kể tên và giải thích nội dung của 4 hình thức phân loại này?Tổn thất trực tiếp tài sản khác với tổn thất gián tiếp tài sản như thế nào?Kể 3 thí dụ về tổn thất gián tiếp tài sảnCho 4 thí dụ về quyền lợi trong tài sản khác với quyền sở hữu cá nhân.
Tài liệu liên quan