Bài giảng Công nghệ phần mềm (Phần II)

3.1.1. Khái niệm thiết kế phần mềm Trong thiết kế, chúng ta định hình hệ thống và tìm dạng thức của nó (kể cả kiến trúc) mà đáp ứng được mọi yêu cầu, cả yêu cầu phi chức năng và các ràng buộc khác – được đặt ra cho hệ thống đó. Bản chất thiết kế phần mềm là một quá trình chuyển hóa các yêu cầu phần mềm thành một biểu diễn thiết kế. Từ những mô tả quan niệm về toàn bộ phần mềm, việc làm mịn liên tục dẫn đến một biểu diễn thiết kế rất gần với cách biểu diễn của chương trình nguồn để có thể ánh xạ vào một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Xét một cách chi tiết mục tiêu của thiết kế là: - Thu được sự hiểu biết sâu về các yêu cầu phi chức năng và các ràng buộc có liên quan tới ngôn ngữ lập trình, sử dụng lại thành phần, các hệ điều hành, các công nghệ phân tán, các công nghệ CSDL, các công nghệ giao diện người dùng, các công nghệ quản lý các giao dịch - Tạo ra một đầu vào thích hợp và xuất phát điểm cho các hoạt động cài đặt tiếp theo sau bằng cách nắm bắt các yêu cầu về mỗi hệ thống cụ thể, các giao diện và các lớp - Có khả năng phân rã việc cài đặt thành các mẫu nhỏ dễ quản lý hơn được nhiều đội phát triển khác nhau xử lý và có thể tiến hành đồng thời. Điều này sẽ có ích trong các trường hợp khi mà không thể tiến hành sự phân rã giữa các kết quả thu được từ nắm bắt các yêu cầu hoặc phân tích - Nắm bắt sớm các giao diện chủ yếu giữa các hệ thống con trong vòng đời của phần mềm. Điều này sẽ có ích khi chúng ta suy luận về kiến trúc và khi chúng ta sử dụng các giao diện như những công cụ đồng bộ các phát triển khác nhau - Trực quan hóa và suy luận thiết kế bằng cách sử dụng một hệ thống các ký pháp chung - Tạo ra một sự trừu tượng hóa liên tục của việc cài đặt của hệ thống, tức là cài đặt sự làm mịn dần thiết kế bằng cách đắp thịt vào khung xương nhưng không thay đổi cấu trúc của nó. Hoạt động thiết kế là một hoạt động đặc biệt: - Là quá trình sáng tạo, đòi hỏi có kinh nghiệm và sự nhanh nhạy, sáng tạo - Cần phải được thực hành và học bằng kinh nghiệm, bằng khảo sát các hệ thống tồn tại, chỉ học bằng sách vở là không đủ.

pdf57 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ phần mềm (Phần II), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Công nghệ phần mềm 58 Chương 3. THIẾT KẾ PHẦN MỀM Thời lượng: 08 tiết lý thuyết Kết thúc chương này, sinh viên có thể: - Hiểu được tại sao phải thiết kế phần mềm - Biết các kiến thức cơ bản về 3 phần thiết kế: dữ liệu, xử lý, giao diện - Biết các phương pháp thiết kế phần mềm - Biết được khi nào thiết kế có chất lượng tốt 3.1. TỔNG QUAN 3.1.1. Khái niệm thiết kế phần mềm Trong thiết kế, chúng ta định hình hệ thống và tìm dạng thức của nó (kể cả kiến trúc) mà đáp ứng được mọi yêu cầu, cả yêu cầu phi chức năng và các ràng buộc khác – được đặt ra cho hệ thống đó. Bản chất thiết kế phần mềm là một quá trình chuyển hóa các yêu cầu phần mềm thành một biểu diễn thiết kế. Từ những mô tả quan niệm về toàn bộ phần mềm, việc làm mịn liên tục dẫn đến một biểu diễn thiết kế rất gần với cách biểu diễn của chương trình nguồn để có thể ánh xạ vào một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Xét một cách chi tiết mục tiêu của thiết kế là: - Thu được sự hiểu biết sâu về các yêu cầu phi chức năng và các ràng buộc có liên quan tới ngôn ngữ lập trình, sử dụng lại thành phần, các hệ điều hành, các công nghệ phân tán, các công nghệ CSDL, các công nghệ giao diện người dùng, các công nghệ quản lý các giao dịch - Tạo ra một đầu vào thích hợp và xuất phát điểm cho các hoạt động cài đặt tiếp theo sau bằng cách nắm bắt các yêu cầu về mỗi hệ thống cụ thể, các giao diện và các lớp - Có khả năng phân rã việc cài đặt thành các mẫu nhỏ dễ quản lý hơn được nhiều đội phát triển khác nhau xử lý và có thể tiến hành đồng thời. Điều này sẽ có ích trong các trường hợp khi mà không thể tiến hành sự phân rã giữa các kết quả thu được từ nắm bắt các yêu cầu hoặc phân tích Bài giảng Công nghệ phần mềm 59 - Nắm bắt sớm các giao diện chủ yếu giữa các hệ thống con trong vòng đời của phần mềm. Điều này sẽ có ích khi chúng ta suy luận về kiến trúc và khi chúng ta sử dụng các giao diện như những công cụ đồng bộ các phát triển khác nhau - Trực quan hóa và suy luận thiết kế bằng cách sử dụng một hệ thống các ký pháp chung - Tạo ra một sự trừu tượng hóa liên tục của việc cài đặt của hệ thống, tức là cài đặt sự làm mịn dần thiết kế bằng cách đắp thịt vào khung xương nhưng không thay đổi cấu trúc của nó. Hoạt động thiết kế là một hoạt động đặc biệt: - Là quá trình sáng tạo, đòi hỏi có kinh nghiệm và sự nhanh nhạy, sáng tạo - Cần phải được thực hành và học bằng kinh nghiệm, bằng khảo sát các hệ thống tồn tại, chỉ học bằng sách vở là không đủ. 3.1.2. Tầm quan trọng Tầm quan trọng của thiết kế có thể được phát biểu bằng một từ “chất lượng”. Thiết kế là nơi chất lượng phần mềm được nuôi dưỡng trong quá trình phát triển: cung cấp cách biểu diễn phần mềm có thể được xác nhận về chất lượng, là cách duy nhất mà chúng ta có thể chuyển hóa một cách chính xác các yêu cầu của khách hàng thành sản phẩm hay hệ thống phần mềm cuối cùng. Bài giảng Công nghệ phần mềm 60 Hình 3. 1: Luồng thông tin trong thiết kế Thiết kế phần mềm là công cụ giao tiếp làm cơ sở để có thể mô tả một cách đầy đủ các dịch vụ của hệ thống, để quản lý các rủi ro và lựa chọn giải pháp thích hợp. Thiết kế phần mềm phục vụ như một nền tảng cho mọi bước kỹ nghệ phần mềm và bảo trì: Không có thiết kế, ta có nguy cơ dựng lên một hệ thống không ổn định – một hệ thống sẽ thất bại khi có một thay đổi nhỏ; một hệ thống khó có thể mà thử được; một hệ thống không thể nào xác định được chất lượng chừng nào chưa đến cuối tiến trình kiểm thử; khi thời gian con rất ngắn mà không ít tiền đã phải chi ra. Thiết kế tốt là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo chất lượng phần mềm. 3.1.3. Kết quả thiết kế phần mềm Kết quả của việc thiết kế sản phẩm nói chung là các bản vẽ: bản vẽ nhà, bản vẽ máy bay, “bản vẽ phần mềm”,Các bản vẽ này cung cấp các thông tin chi tiết về cấu trúc của sản phẩm tương ứng. Trong lĩnh vưc tin học, thuật ngũ “bản vẽ phần mềm” không được sử dụng mà thay vào đó là thuật ngữ mô hình phần mềm với cùng ý nghĩa. Mô hình phần mềm cung cấp các thông tin chi tiết về 3 thành phần phần mềm: - Thành phần giao diện Bài giảng Công nghệ phần mềm 61 - Thành phần xử lý - Thành phần dữ liệu Thông tin về thành phần giao diện bao gồm các thông tin sau: - Nội dung và hình thức trình bày các màn hình giao tiếp của phẩn mềm - Hệ thống các thao tác mà người dùng có thể thực hiện trên một màn hình giao tiếp và xử lý tương ứng của phẩn mềm. Thông tin về thành phần xử lý bao gồm các thông tin sau: - Hệ thống các kiểu dữ liệu được sử dụng trong phần mềm. Các kiểu dữ liệu này mô tả cách tổ chức lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ chính của phần mềm - Hệ thống các hàm được sử dụng trong phần mềm. Các hàm này sẽ thể hiện tương ứng việc thực hiện một công việc nào đó của thế giới thực trên máy tính (kiểm tra tính hợp lệ việc cho mượn sách, ghi vào sổ việc cho mượn sách,) Thông tin về thành phần dữ liệu bao gồm các thông tin liên quan đến cách thức tổ chức lưu trữ các dữ liệu (nội dung của công việc ghi chép vào sổ sach trong thế giới thực) trên bộ nhớ phụ - Dạng lưu trữ được sử dụng của phần mềm - Hệ thống các thành phần lưu trữ cùng với quan hệ giữa chúng Bảng sau mô tả tóm tắt các kết quả cần có khi thiết kế các thành phần phần mềm Bài giảng Công nghệ phần mềm 62 Bảng 3. 1: Các kết quả cần có khi thiết kế các thành phần phần mềm Thành phần Kết quả Kết quả chi tiết Thành phần giao diện Hệ thống các màn hình giao diện Sơ đồ các màn hình Danh sách các màn hình Nội dung từng màn hình Biến cố và xử lý trên từng màn hình Thành phần xử lý Hệ thống các hàm cùng với cấu trúc dữ liệu tương ứng Danh sách các hàm Danh sách các kiểu dữ liệu Mô tả chi tiết từng hàm Mô tả chi tiết các kiểu dữ liệu Thành phần dữ liệu Tổ chức lưu trữ trên bộ nhớ phụ Sơ đồ (cấu trúc lưu trữ) Danh sách các thành phần lưu trữ Mô tả chi tiết các thành phần Danh sách các ràng buộc 3.1.4. Phương pháp thiết kế phần mềm Tùy thuộc vào quy trình được chọn khi thực hiện phần mềm, việc thiết kế có thể được tiến hành theo hai phương pháp chính: - Phương pháp trực tiếp - Phương pháp gián tiếp a. Phương pháp trực tiếp Được áp dụng khi thực hiện phần mềm không thông qua giai đoạn phân tích. Với phương pháp này việc thiết kế sẽ nhận kết quả chuyển giao trực tiếp từ giai đoạn xác định yêu cầu. Mô hình phần mềm sẽ được xây dựng trực tiếp từ các yêu cầu. Cách tiếp cận này sẽ rất khó khăn cho người thực hiện với các phần mềm có quy mô lớn (nhiều yêu cầu, yêu cầu phức tạp,) Bài giảng Công nghệ phần mềm 63 Với phương pháp trực tiếp, thiết kế phần mềm là quá trình cho phép chuyển đổi từ các yêu cầu (kết quả giai đoạn xác định yêu cầu) đến mô hình phần mềm tương ứng. Mục tiêu chính của việc thiết kế là mô tả các thành phần của phần mềm (thành phần giao diện, thành phần xử lý, thành phần dữ liệu) tương ứng với các yêu cầu của phần mềm (yêu cầu chức năng nghiệp vụ, yêu cầu chức năng hệ thống, yêu cầu phi chức năng). b. Phương pháp gián tiếp Được áp dụng với các quy trình có giai đoạn phân tích. Với phương pháp này việc thiết kế chỉ nhận một phần các kết quả chuyển giao trực tiếp từ giai đoạn xác định yêu cầu, phần chính yếu sẽ được nhận gián tiếp qua giai đoạn phân tích. Mô hình phần mềm sẽ được xây dựng tương ứng theo các mô hình trong giai đoạn phân tích. Cách tiếp cận này sẽ thuận lơi trong đa số trường hợp với các phần mềm quy mô lớn. Với phương pháp gián tiếp, thiết kế phần mềm là quá trình cho phép chuyển từ mô hình thế giới thực (kết quả giai đoạn phân tích) đến mô hình phần mềm tương ứng. Mục tiêu chính của việc thiết kế là mô tả các thành phần của phần mềm (thành phần giao diện, thành phần xử lý, thành phần dữ liệu) tương ứng với các mô hình của thế giới thực (mô hình xử lý, mô hình dữ liệu). 3.1.5. Thiết kế phần mềm và các yêu cầu chất lượng Khi thực hiện thiết kế, mỗi yêu cầu chất lượng có những yêu cầu riêng trên các thành phần: dữ liệu, xử lý, giao diện. Các yêu cầu này được mô tả trong các bảng bên dưới: Bài giảng Công nghệ phần mềm 64 Bảng 3. 2: Thiết kế dữ liệu và yêu cầu chất lượng Yêu cầu chất lượng Yêu cầu trên thành phần dữ liệu của phần mềm Tính đúng đắn Phù hợp với mô hình dữ liệu (giai đoạn phân tích) hoặc theo đúng yêu cầu (giai đoạn xác định yêu cầu) nếu bỏ qua giai đoạn phân tích. Tính tiến hóa Có dự kiến về các thay đổi trên nội dung dữ liệu cần lưu trữ và các ràng buộc tương ứng Tính hiệu quả Lưu trữ ít tốn chỗ, truy xuất nhanh Bảng 3. 3: Thiết kế xử lý và yêu cầu chất lượng Yêu cầu chất lượng Yêu cầu trên thành phần xử lý của phần mềm Tính đúng đắn Phù hợp với mô hình xử lý (giai đoạn phân tích) hoặc theo đúng yêu cầu (giai đoạn xác định yêu cầu) nếu bỏ qua giai đoạn phân tích Tính tiến hóa Có dự kiến về các thay đổi trên các quy định, quy tắc tính toán Tính hiệu quả Tốc độ thực hiện nhanh Tính tương thích Cho phép chuyển đổi dữ liệu với các phần mềm khác Bài giảng Công nghệ phần mềm 65 Bảng 3. 4: Thiết kế giao diện và yêu cầu chất lượng Yêu cầu chất lượng Yêu cầu trên thành phần giao diện của phần mềm Tính đúng đắn Phù hợp với mô hình xử lý (nếu có thực hiện giai đoạn phân tích) hoặc theo đúng yêu cầu (giai đoạn xác định yêu cầu) nếu bỏ qua giai đoạn phân tích Tính tiến hóa Có dự kiến về các thay đổi trên thành phần dữ liệu và xử lý Tính tiện dụng Tự nhiên, dễ học, dễ sử dụng, đầy đủ thông tin Tính hiệu quả Thao tác thực hiện nhanh, sử dụng tối ưu các không gian Tính tương thích Sự nhất quán giữa các màn hình 3.1.6. Chất lượng thiết kế Không có cách nào hay để xác định được thể nào là thiết kế tốt. Tiêu chuẩn dễ bảo trì là tiêu chuẩn tốt cho người dùng. Một thiết kế dễ bảo trì có thể thích nghi với việc cải biên các chức năng và việc thêm các chức năng mới. Một thiết kế như thế phải dễ hiểu và việc sửa đổi chỉ có hiệu ứng cục bộ. Các thành phần thiết kế phải kết dính (cohesive) theo nghĩa là tất cả các bộ phận trong thành phần phải có một quan hệ logic chặt chẽ, các thành phần ghép nối (coupling) với nhau là lỏng lẻo. Ghép nối càng lỏng lẻo thì càng dễ thích nghi, nghĩa là càng dễ sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh mới. Để xem một thiết kế có tốt hay không, người ta tiến hành thiết lập một số độ đo chất lượng thiết kế: a. Sự kết dính (Cohesion) Sự kết dính của một module là độ đo về tính khớp lại với nhau của các thành phần trong module đó. Nếu một module chỉ thực hiện một chức năng logic hoặc là một thực thể logic, tức là tất cả các bộ phận của module đó đều tham gia vào việc thực hiện một công việc thì đọ kết dính là cao. Nếu một hoặc nhiều bộ phận không tham gia trực tiếp vào việc chức năng logic đó thì mức độ kết dính của nó là thấp. Thiết kế là tốt khi độ kết dính cao. Khi đó chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được từng module và việc sửa chữa một module sẽ không (ít) ảnh hưởng tới các module khác. Bài giảng Công nghệ phần mềm 66 Constantine và Yourdon định ra 7 mức kết dính theo thứ tự tăng dần như sau: 1. Kết dính gom góp: các công việc không liên quan với nhau, song lại bị bó vào một module 2. Kết dính logic: các thành phần cùng thực hiện các chức năng tương tự về logic, chẳng hạn: vào/ra, xử lý lỗi, được đặt vào cùng một module 3. Kết dính thời điểm: tất cả các thành phần cùng hoạt động một lúc, chẳng hạn như các thao tác khởi tạo được bó lại với nhau 4. Kết dính thủ tục: các phần tử trong module được ghép lại trong một dãy điều khiển 5. Kết dính truyền thông: tất cả các phần tử của module cùng thao tác trên một dữ liệu vào và đưa ra cùng một dữ liệu ra 6. Kết dính tuần tự: trong một module, đầu ra của phần từ này là đầu vào của phần từ khác 7. Kết dính chức năng: mỗi phần của module đều là cần thiết đề thi hành cùng một chức năng nào đó Các lớp kết dính này không được định nghĩa chặt chẽ và cùng không phải luôn luôn xác định được. Một đối tượng kết dính nếu nó thể hiện như một thực thể đơn: tất cả các phép toán trên thực thể đó đều nằm trong thực thể đó. Vậy có thể xác định một lớp kết dính nữa là: 8. Kết dính đối tượng: mỗi phép toán đều liên quan đến thay đổi, kiểm tra và sử dụng thuộc tính của một đối tượng, là cơ sở cung cấp các dịch vụ của đối tượng. b. Sự ghép nối (Coupling) Ghép nối là độ đo sự nối ghép với nhau giữa các đơn vị (module) của hệ thống. HỆ thống có nối ghép cao thì các module phụ thuộc lẫn nhau lớn. Hệ thống nối ghép lỏng lẻo thì các module là độc lập hoặc là tương đối độc lập với nhau và chúng ta sẽ dễ bảo trì nó. Các module được ghép nối chặt chẽ nếu chúng dùng các biến chung và nếu chúng trao đổi các thông tin điều khiển (ghép nối chung nhau và ghép nối điều khiển). Ghép nối lỏng lẻo đạt được khi bảo đảm rằng các thông tin cục bộ được che giấu trong các Bài giảng Công nghệ phần mềm 67 moduun và các module trao đổi thông tin thông qua danh sách thao số (giao diện) xác định. Có thể chia ghép nối thành các mức từ chặt chẽ đến lỏng lẻo như sau: 1. Ghép nối nội dung: hai hay nhiều module dùng lẫn dữ liệu của nhau, đây là mức xấu nhất, thường xảy ra đối với các ngôn ngữ mức thấp dùng các dữ liệu toàn cục hay lạm dụng lệnh GOTO 2. Ghép nối chung: một số module dùng các biến chung, nếu xảy ra lỗi thao tác dữ liệu, sẽ khó xác định được lỗi đó do module nào gây ra 3. Ghép nối điều khiển: một module truyền các thông tin điều khiển để điều khiển hoạt đọng của một module khác 4. Ghép nối dư thừa: module nhận thông tin thừa không liên quan trực tiếp đến chức năng của nó, điều này sẽ làm giảm khả năng thích nghi của module đó 5. Ghép nối dữ liệu: các module trao đổi thông tin thông qua tham số và giá trị trả lại 6. Ghép nối không có trao đổi thông tin: module thực hiện một chức năng độc lập và hoàn toàn không nhận tham số và không có giá trị trả lại Ưu điểm của thiết kế hướng đối tượng là do bản chất che giấu thông tin của đối tượng dẫn tới việc tạo ra các hệ ghép nối lỏng lẻo. Việc thừa kế trong hệ thống hướng đối tượng lại dẫn tới một dạng khác của ghép nối, ghép nối giữa các đối tượng mức cao và đối tượng kế thừa nó. c. Sự hiểu được (Understandability) Sự hiểu được của thiết kế liên quan tới một số đặc trưng sau đây: - Tính kết dính: có thể hiểu được thành phần đó mà không cần tham khảo tới một thành phần nào khác hay không? - Đặt tên: phải chăng là mọi tên được dùng trong thành phần đó đều có nghĩa? Tên có nghĩa là những tên phản ánh tên của thực thể trong thế giới thực được mô hình bởi thành phần đó. - Soạn tư liệu: thành phần có được soạn thảo tư liệu sao cho ánh xạ giữa các thực thể trong thế giới thực và thành phần đó là rõ ràng. - Độ phức tạp: độ phức tạp của các thuật toán được dùng để thực hiện thành phần đó như thế nào? Bài giảng Công nghệ phần mềm 68 Độ phức tap cao ám chỉ nhiều quan hệ giữa các thành phần khác nhau của thành phần thiết kế đó và một cấu trúc logic phức tạp mà nó dính líu đến độ sâu lồng nhàu của cấu trúc if-then-else. Các thành phần phức tạp là khó hiểu, vì thế người thiết kế nên làm cho thiết kế thành phần càng đơn giản càng tốt. Đa số công việc về đo chất lượng thiết kế được tập trung vào cố gắng đo độ phức tạp của thành phần và từ đo thu được một vài độ đo về sự dễ hiểu của thành phần. Độ phức tạp phản ánh độ dễ hiểu, những cùng có một số nhân tố khác ảnh hưởng đến độ dễ hiểu, chẳng hạn như tổ chức dữ liệu và kiểu cách mô tả thiết kế. Các số đo độ phức tạp có thể chỉ cung cấp một chỉ số cho độ dễ hiểu của một thành phần. d. Sự thích nghi được (Adaptability) Một thiết kế dễ bảo trì thì nó phải sẵn sàng thích nghi được, nghĩa là các thành phần của chúng nên được ghép nối lỏng lẻo. Một thành phần có thể là ghép nối lỏng lẻo theo nghĩa là chỉ hợp tác với các thành phần khác thông qua việc truyền các thông báo. Sự thích nghi được còn có nghĩa là thiết kế phải được soạn thảo tư liệu tốt, dễ hiểu và nhất quán. Để có độ thích nghi thì hệ thống còn cần phải tự chứa. Muốn là tự chứa một cách hoàn toàn thì một hệ thống không nên dùng các thành phần khác được xác định ngoại lai. Tuy nhiên, điều đó lại mâu thuẫn với kinh nghiệm nói rằng các thành phần hiện có nên là dùng lai được. Vậy là cần có một cân bằng giữa tính ưu việt của sự dùng lại các thành phần và sự mất mát tính thích nghi được của hệ thống. Một trong những ưu điểm chính của kế thừa trong thiết kế hướng đối tượng là các thành phần này có thể sẵn sàng thích nghi được. Cơ cấu thích nghi được này không dựa trên việc cải biên thành phần đã có mà dựa trên việc tạo ra một thành phần mới thừa kế các thuộc tính và các chức năng của thành phần đó. Chúng ta chỉ cần thêm các thuộc tính và chức năng cần thiết cho thành phần mới. Các thành phần khác dựa trên thành phần cơ bản đó sẽ không bị ảnh hưởng gì. Bài giảng Công nghệ phần mềm 69 3.2. THIẾT KẾ DỮ LIỆU 3.2.1. Tổng quan Mục tiêu chính của thiết kế dữ liệu là mô tả cách thức tổ chức lưu trữ các dữ liệu của phần mềm. Có hai dạng lưu trữ chính mà người thiết kế cần phải cân nhắc và lựa chọn. - Lưu trữ dưới dạng tập tin - Lưu trữ dưới dạng CSDL Lưu trữ dưới dạng tập tin thường chỉ thích hợp với một số phần mềm đặc thù (cờ tướng, trò chơi,), đặc điểm chung của các phần mềm này là chú trọng rất nhiều vào xử lý, hình thức giao diện và không chú trọng nhiều đến lưu trữ lại các thông tin được tiếp nhận trong quá trình sử dụng phần mềm (thông thường các thông tin này được tiếp nhận và xử lý ngay). Cách tiếp cận dùng CSDL rất thông dụng cho các phần mềm chú trọng nhiều đến việc lưu trữ các thông tin được tiếp nhận trong quá trình sử dụng phần mềm 3.2.2. Kết quả của thiết kế dữ liệu Cách thức tổ chức lưu trữ dữ liệu của phần mềm được mô tả thông qua hai loại thông tin sau: - Thông tin tổng quát Cung cấp góc nhìn tổng quan về các thành phần lưu trữ + Danh sách các bảng dữ liệu: Việc lưu trữ cần sử dụng bao nhiêu bảng dữ liệu và đó là các bảng nào? + Danh sách các mối quan hệ: Các bảng dữ liệu có quan hệ, có mối liên kết giữa chúng ra sao? - Thông tin chi tiết + Danh sách các thuộc tính của từng thành phần: Các thông tin cần lưu trữ của thành phần + Danh sách các miền giá trị toàn vẹn: Các quy định về tính hợp lệ của các thông tin được lưu trữ Bài giảng Công nghệ phần mềm 70 3.2.3. Quá trình thiết kế Có hai cách tiếp cận chính để thiết kế dữ liệu: (bài giảng chọn CSDL quan hệ để mô tả) - Phương pháp trực tiếp Từ các yêu cầu đã xác định, tạo lập trực tiếp lược đồ quan hệ cùng với bảng thuộc tính, bảng miền giá trị. Cách tiếp cận này rất khó thực hiện đối với sơ đồ logic phức tạp. - Phương pháp gián tiếp Từ các yêu cầu đã xác định, tạo lập mô hình quan niệm dữ liệu, sau đó dựa vào mô hình này để tạo lập lược đồ quan hệ, bảng thuộc tính, bảng miền giá trị. Cách tiếp cận này dễ thực hiện hơn vì mô hình quan niệm dữ liệu thường đơn gian (chứa các thành phần dữ liệu bản chất nhất của phần mềm). Tương ứng với ba yêu cầu của phần mềm, quá trình thiết kế dữ liệu bao gồm ba bước lớn: - Thiết kế với tính đúng đắn + Đảm bảo đầy đủ và chính xác về mặt ngữ nghĩa các thông tin liên quan đến các công việc trong yêu cầu + Các thông tin phục vụ cho các yêu cầu chất lượng sẽ không được xét đến trong bước thiết kế này - Thiết kế với yêu cầu chất lượng + Vẫn đảm bảo tính đúng đắn nhưng thỏa mãn thêm các yêu cầu chất lượng khác (Tiến hóa, tốc độ nhanh, lưu trữ, tối ưu). + Cần chú ý đảm bảo tính đúng đắn khi cải tiến lược đồ quan hệ - Thiết kế với yêu cầu hệ thống + Vẫn đảm bảo tính đúng đắn và các yêu cầu chất lượng khác nhưng thỏa mãn thêm các yêu cầu hệ thống (phân quyền, cấu hình phần cứng, môi trường phần mềm,) 3.2.4. Thiết kế dữ liệu và yêu cầu về chất lượng Mục tiêu: Xem xét đánh giá lược đồ quan hệ theo các yêu cầu về chất lượng và tiến hành cập nhật lại sơ đồ để bảo đảm các tiêu chuần về chất lượng. Ngoài tính đúng Bài giảng Công ng