Bài giảng Cuộc cải cách quân đội Nga hiện nay

Hiện nay, cả thế giới quan tâm và theo dõi cuộc cải cách quân đội với qui mô lớn chưa từng có đang diễn ra tại Liên bang Nga, một cuộc cải cách với mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Nga đề ra là “Xây dựng một quân đội kiểu mới, theo một quan điểm hoàn toàn mới, theo một thể chế biên chế hoàn toàn mới”.

doc4 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Cuộc cải cách quân đội Nga hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc cải cách quân đội Nga hiện nay Hiện nay, cả thế giới quan tâm và theo dõi cuộc cải cách quân đội với qui mô lớn chưa từng có đang diễn ra tại Liên bang Nga, một cuộc cải cách với mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Nga đề ra là “Xây dựng một quân đội kiểu mới, theo một quan điểm hoàn toàn mới, theo một thể chế biên chế hoàn toàn mới”.  1/ Xác lập Học thuyết Quân sự mới.   Ngày 11-5-2009, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev phê chuẩn “Chiến lược An ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020”. Tháng 9-2009, Nga đưa ra “Học thuyết Quân sự mới” (HTQSM). HTQSM nhấn mạnh đến vai trò và tác dụng của sức mạnh quân sự trên trường chính trị quốc tế, tác dụng của biện pháp răn đe chiến lược, nhấn mạnh chiến lược, quân sự của Nga chuyển từ phòng ngự bị động sang phòng ngự tích cực, áp dụng các biện pháp tổng hợp để bảo đảm an ninh nước Nga, giữ nguyên quyền được đánh đòn phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân. HTQSM hoàn toàn khác với quan niệm chiến tranh truyền thống, cho rằng không gian vũ trụ trở thành chiến trường chính trong chiến tranh tương lai do không quân, hải quân, lực lượng không gian và bộ đội tác chiến tin học thực hiện, thay đổi hoàn toàn quan điểm trước đây là dựa vào quân đông, qui mô lớn, vào lục quân và tác chiến mặt đất. HTQSM của Nga cho rằng thời đại tác chiến chính diện với các sư đoàn qui mô lớn không còn nữa, thắng lợi của chiến tranh hiện đại không còn phụ thuộc nhiều vào số lượng binh sĩ, xe tăng hay máy bay, tên lửa tham gia chiến tranh, mà là phụ thuộc vào hệ thống vũ khí kiểu mới và tố chất, bản lĩnh chiến đấu của người lính trên chiến trường. Hai văn kiện trên đây đã chỉ ra phương thức tiến hành chiến tranh và phương hướng xây dựng quân đội Nga trong tương lai, đặc biệt là cho công cuộc cải cách quân đội Nga 2009-2012. Lực lượng tên lửa chiến lược. 2/ Điều chỉnh hệ thống chỉ huy. Trọng tâm của cải cách quân đội là cải tổ hệ thống chỉ huy, thực hiện biên chế lữ đoàn thay cho sư đoàn và trung đoàn. Trước mắt chuyển từ hệ thống 4 cấp: Quân khu-Tập đoàn quân-Sư đoàn-Trung đoàn, thành 3 cấp: Quân khu-Bộ Tư lệnh tác chiến-Lữ đoàn, hoàn thành vào năm 2012, nhằm nâng cao năng lực phản ứng nhanh để thích ứng với tình trạng khẩn cấp. Giải tán Bộ TổngTư lệnh của 3 quân chủng Hải quân, Không quân, Lục quân, quyền lực của các cơ quan này trả về Bộ Tổng Tham mưu, thành lập các Cục Hải quân, Cục Không quân, Cục Lục quân. Xác định rõ ràng chức năng của Tổng Tham mưu trưởng, là người chỉ huy quân sự với đầy đủ ý nghĩa của nó-là người trực tiếp tổ chức chỉ huy huấn luyện, tác chiến của quân đội. Giải tán Bộ Tư lệnh Tên lửa Chiến lược, Bộ Tư lệnh bộ đội Không gian, Bộ Tư lệnh Bộ đội đổ bộ đường không, thành lập Bộ Tư lệnh Lực lượng Hạt nhân chiến lược-Phòng ngự Không gian-Phản ứng nhanh. 3/Điều chỉnh biên chế. Tuy vẫn  tiếp tục giữ 3 quân chủng: Không quân, Hải quân, Lục quân nhưng trước năm 2012, Lục quân hoàn thành việc chuyển biên chế từ 4 cấp: Quân khu-Tập đoàn quân-Sư đoàn-Trung đoàn, thành 3 cấp: Quân khu-Bộ Tư lệnh tác chiến-Lữ đoàn. Lục quân hiện có 1.890 chi đội, sau cải cách chỉ còn 172 chi đội và binh đoàn. Lục quân giảm 27 vạn; giữ nguyên biên chế 6 Quân khu, trong đó bao gồm 7 Bộ Tư lệnh tác chiến; xóa bỏ 23 sư binh chủng; tổ chức lại 12 lữ bộ binh cơ giới; xây dựng 39 lữ binh chủng, 21 lữ pháo binh và tên lửa, 7 lữ phòng không, 12 lữ thông tin, 2 lữ tác chiến tin học. Bắt đầu từ năm 2009, các cụm Tập đoàn quân Lục quân sẽ chuyển từ biên chế: Sư -Trung đoàn thành biên chế Lữ đoàn. Trong quá trình chuyển đổi này, các căn cứ, kho tàng sẽ giảm một nửa, sẽ loại bỏ 14 vạn đơn vị khí tài cũ bao gồm cả xe tăng, tên lửa,  máy bay và các khí tài đặc chủng khác. Không quân bỏ sư đoàn, trung đoàn, trên cơ sở các đại đội không quân hiện có, tổ hợp thành 33 căn cứ không quân; bộ đội tên lửa phòng không và bộ đội không quân tiêm kích hợp thành 4 Bộ Tư lệnh khu vực; biên chế 13 lữ phòng không. Từ 360 chi đội không quân giảm còn 180, tổng cộng giảm 5 vạn quân. Đối với Hải quân, Tổng thống Medvedev phát biểu “Không có một lực lượng Hải quân hợp lí, nước Nga không thể có một tương lai chắc chắn”. Chuyển Bộ Tư lệnh Hải quân từ Moscow tới St Persburg với chi phí hơn 1 tỉ USD. Thực hiện tinh giảm bộ máy của 4 Hạm đội: Biển Đen, Thái Bình Dương, Phương Bắc, Ban Tích và Phân Hạm đội Lý Hải. Khôi phục sự có mặt của Hải quân trên tất cả các đại dương, ưu tiên phát triển tàu ngầm hạt nhân, tăng cường lực lượng hạt nhân Hải quân phấn đấu chiếm 58% trong hệ thống lực lượng hạt nhân răn đe và chiến lược của Nga. Lực lượng Hải quân Lục chiến hiện có 1 vạn quân sẽ được tăng cường bổ sung binh lực. Trong vài năm tới sẽ thiết lập các căn cứ Hải quân ở nước ngoài. 4/ Điều chỉnh nhân sự. Toàn quân đến năm 2012 sẽ giảm từ 120 vạn xuống còn 100 vạn. Số sĩ quan ở cơ quan Bộ Quốc phòng sẽ giảm 60%. Hiện tại cơ quan Bộ có 10.523 sĩ quan, ở Bộ Tổng Tham mưu có 11.290 sĩ quan, tổng cộng 2 cơ quan này có 22.000 sĩ quan. Đến năm 2012, con số này chỉ còn 8.500 người, tuy nhiên cơ cấu chức năng của Bộ TTM và các cơ quan quân sự Trung ương không thay đổi.Trọng tâm giảm sĩ quan ở các bộ phận chỉ huy tham mưu và bảo đảm hậu cần, thay đổi cơ bản tình trạng bất hợp lí từ lâu nay là tỉ lệ cán bộ cao cấp thì cao, còn cán bộ cấp thấp lại thấp. Tổng số sĩ quan toàn quân giảm từ 35,5 vạn xuống còn 15 vạn, cụ thể là: Cấp Tướng giảm từ 1.107 xuống còn 886 người. Cấp Đại tá giảm từ 25.665 xuống còn 9.114 người. Cấp Trung tá, Thiếu tá giảm từ 99.550 xuống còn 25.000 người; Cấp Đại úy giảm từ  90.000 xuống còn  40.000 người. Cấp Trung úy, Thượng úy tăng từ  50.000 lên 60.000 người.   Tỉ lệ sĩ quan và binh sĩ: 1 sĩ quan tương ứng với 15 binh sĩ và công nhân viên; 1 tướng lĩnh tương ứng với  1.100 binh sĩ và công nhân viên.  Quân đội Nga sẽ bỏ quân hàm Chuẩn úy từ năm 2009, sẽ giải thể 30/46 trường đào tạo Chuẩn úy chỉ giữ lại 16 trường đào tạo Chuẩn úy theo đề nghị của BTL Hải quân. Như vậy trong 140.000 chuẩn úy, chỉ còn lại 20.000, số Chuẩn úy này sẽ phiên thành quân hàm Thiếu úy. 5/ Bảo đảm xã hội. Nhà nước sẽ có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với 120.000 Chuẩn úy và các sĩ quan chuyển ngành, xuất ngũ, tùy theo nguyện vọng họ có thể ở lại phục vụ quân đội với tư cách là công nhân viên hay bộ đội hợp đồng, hoặc được đào tạo nghề mới miễn phí tại các cơ sở của quân đội để chuyển ra ngoài. Trong quá trình 3 năm thực hiện cải cách, Bộ Quốc phòng có kế hoạch cụ thể cấp nhà ở cố định cho sĩ quan và cấp úy chuyển ngành, trong năm 2009 đã cấp 45.900 nhà. Bộ Quốc phòng còn cấp giấy chứng minh Nhà nhà nước cho 9.000 sĩ quan chuyển ngành. Bộ Quốc phòng bắt đầu xây dựng 320.000 nhà công vụ để đến năm 2012 có đủ nhà ở cho sĩ quan và công nhân viên theo biên chế, hiện tại đã có 226.000 nhà công vụ. Lương sĩ quan sẽ được tăng đáng kể: Bước 1 đến hết năm 2010 điều chỉnh lương cho 52.000 sĩ quan và công nhân viên; Bước 2 đến năm 2012 sẽ điều chỉnh toàn bộ. Lương tháng theo cấp bậc và chức vụ sẽ từ  75.000 đến  250.000 Rúp (theo hiện nay 28 Rúp tương đương 1 USD). Cuộc Cải cách Quân đội Nga đang bước vào giai đoạn quan trọng, được tiến hành theo đúng kế hoạch đề ra và được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội. Nhân dân Nga hiểu rằng: Nếu không có một quân đội kiểu mới hùng mạnh sẽ không có địa vị chính trị của nước Nga trên trường quốc tế, thậm chí sẽ không có nền an ninh cơ bản hiện thực của nước Nga, càng không thể nói tới việc làm sống lại ước mơ dân tộc Nga. Cải cách quân đội Nga chứng minh chân lí từ lâu đời trong lịch sử quân sự: Mệnh vận của một quốc gia đặt vào quân đội, mệnh vận của quân đội đặt vào cải cách, thành bại của cải cách quyết định ở ý thức và ý chí của người lãnh đạo tối cao của đất nước. Đại tá ths Nguyễn Ngọc Điệp