Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Chương 2: Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

Mục tiêu • Nhận diện hệ thống, các thành phần của hệ thống. • Mô tả các hành vi của hệ thống. • Phân loại được các hệ thống thông tin. • Nhận diện được các vấn đề lợi ích, chi phí, hiệu quả trong sử dụng hệ thống thông tin • Nhận diện các lợi thế cạnh tranh khi sử dụng hệ thống thông tin. • Nhận diện các vấn đề đạo đức và xã hội của hệ thống thông tin.

pdf17 trang | Chia sẻ: baothanh01 | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Chương 2: Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 1 Mục tiêu • Nhận diện hệ thống, các thành phần của hệ thống. • Mô tả các hành vi của hệ thống. • Phân loại được các hệ thống thông tin. • Nhận diện được các vấn đề lợi ích, chi phí, hiệu quả trong sử dụng hệ thống thông tin • Nhận diện các lợi thế cạnh tranh khi sử dụng hệ thống thông tin. • Nhận diện các vấn đề đạo đức và xã hội của hệ thống thông tin. Nội dung 1.Tổng quan về hệ thống, hệ thống thông tin 2.Vai trò của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp ngày nay 3.Các khía cạnh của hệ thống thông tin 4.Quy trình kinh doanh và hệ thống thông tin 5.Phân loại hệ thống thông tin 6.Các phương pháp tiếp cận hệ thống thông tin hiện nay 7.Hiệu quả của hệ thống thông tin 8.Vấn đề đạo đức và xã hội trong hệ thống thông tin 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN •Khái niệm •Mô hình •Tính chất •Lý thuyết hệ thống trong quản lý THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 2 Hệ thống KHÁI NIỆM – CHỨC NĂNG • Lý thuyết hệ thống: nghiên cứu về các ứng xử và tương tác bên trong và giữa các hệ thống với nhau. • Hệ thống: là tập hợp các thành phần có liên quan tương tác với nhau nhằm đạt được một mục đích. • Chức năng của hệ thống là nhận các yếu tố đầu vào (input) và tạo ra các yếu tố đầu ra (output). Hệ thống (tt) MÔ HÌNH Hệ thống (tt) MÔ HÌNH Ví dụ: Hệ thống kế toán của doanh nghiệp • Đầu vào: Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn, hợp đồng, • Xử lý: Phần mềm kế toán, Bảng tính bằng Excel, Quy trình hạch toán, Nghiệp vụ định khoản • Đầu ra: Bảng cân đối kế toán. • Phản hồi: Tổng Tài sản khác Tổng Nguồn vốn. • Điều khiển: Thực hiện các nghiệp vụ hiệu chỉnh. Hệ thống (tt) TÍNH CHẤT • Tính chất 1: Các thành phần của một hệ thống có cùng mục đích. • Tính chất 2: Các hệ thống không hoạt động hoàn toàn độc lập. • Tính chất 3: Hệ thống có thể phức tạp và được tạo ra bởi các hệ thống khác nhỏ hơn. • Tính chất 4: Các hệ thống con tương tác với nhau bằng cách trao đổi thông tin. • Tính chất 5: Sự gắn kết giữa các hệ thống không đồng nhất. • Tính chất 6: Các hệ thống có tính thứ bậc. THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 3 Hệ thống (tt) TÍNH CHẤT 1 - Các thành phần của một hệ thống có cùng mục đích. • Các thành phần của một hệ thống có cùng mục đích hay còn gọi là mục tiêu của hệ thống. • Mục tiêu của hệ thống thường rất cụ thể và thường được thể hiện bằng một câu đơn. Hệ thống (tt) TÍNH CHẤT 2 - Các hệ thống không hoạt động hoàn toàn độc lập. • Các hệ thống không hoạt động hoàn toàn độc lập. Chúng được chứa trong một môi trường (environment) có chứa các hệ thống khác và các trung gian bên ngoài. • Phạm vi của hệ thống được xác định bởi đường ranh giới (boundary). Tất cả những cái bên ngoài đường ranh giới là một phần trong môi trường của hệ thống, tất cả những cái bên trong đường ranh giới tạo thành các bộ phận của hệ thống. • Đường ranh giới cũng đánh dấu giao diện (interface) giữa hệ thống và môi trường. Giao diện này mô tả các trao đổi giữa hệ thống với môi trường hoặc các hệ thống khác. Hệ thống (tt) TÍNH CHẤT 3 - Hệ thống có thể phức tạp và được tạo ra bởi các hệ thống khác nhỏ hơn. • Hệ thống có thể phức tạp và được tạo ra bởi các hệ thống khác nhỏ hơn gọi là hệ thống con (subsystems). Hệ thống hình thành từ một hay nhiều hệ thống con được gọi là hệ thống cha (suprasystems). • Mục tiêu của hệ thống con là hỗ trợ cho mục tiêu lớn hơn của hệ thống cha. • Một hệ thống có sự tương tác với các thành phần bên ngoài đường ranh giới được gọi là hệ thống mở (open system). Trong trường hợp ngược lại được gọi là hệ thống khép kín (closed systems). Hệ thống (tt) TÍNH CHẤT 4 - Các hệ thống con tương tác với nhau bằng cách trao đổi thông tin. • Các hệ thống con tương tác với nhau bằng cách trao đổi thông tin thông qua phần giao diện giữa các hệ thống. Trong hệ thống thông tin và hệ thống kinh doanh, việc định nghĩa một cách rõ ràng phần giao diện này là rất quan trọng đối với hiệu quả làm việc của các tổ chức. THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 4 Hệ thống (tt) TÍNH CHẤT 5 - Sự gắn kết giữa các hệ thống không đồng nhất. • Hệ thống/hệ thống con có sự gắn kết cao với các hệ thống/hệ thống con khác được gọi là hệ thống có tính gắn kết cao (close-coupled systems). Trong trường hợp này, đầu ra của hệ thống này là đầu vào trực tiếp của hệ thống khác. • Hệ thống có tính tách biệt (decoupled systems) là hệ thống/hệ thống con ít phụ thuộc với các hệ thống/hệ thống con khác. Hệ thống (tt) TÍNH CHẤT 6 - Các hệ thống có tính thứ bậc. • Hệ thống được tạo từ các hệ thống con và các hệ thống con này cũng có thể được tạo từ các hệ thống con nhỏ hơn nữa. Từ đó, các hệ thống con có thể phụ thuộc vào nhau. • Sự phụ thuộc này có nghĩa là một sự thay đổi tại một bộ phận của hệ thống có thể dẫn đến sự thay đổi ở các bộ phận khác. Lý thuyết hệ thống trong quản lý Lợi ích của việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết hệ thống: • Tạo cách nhìn toàn diện • Tạo cách suy nghĩ theo kiểu tư duy hệ thống • làm tăng khả năng sáng tạo và đề xuất cách làm mới . • phân biệt giữa mục tiêu và phương tiện thuận lợi và dễ dàng hơn. • tăng thêm công cụ để cán bộ quản lý lựa chọn và sử dụng Tư duy hệ thống giúp các nhà quản lý nhìn nhận, giải quyết vấn đề một cách khái quát, nắm đúng vấn đề và nhanh chóng tìm được điểm bắt đầu để giải quyết vấn đề. 2. VAI TRÒ CỦA HTTT TRONG DOANH NGHIỆP NGÀY NAY •Vai trò gia tăng giá trị của hệ thống thông tin •Vai trò chiến lược của hệ thống thông tin trong môi trường cạnh tranh THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 5 Vai trò gia tăng giá trị của hệ thống thông tin HTTT gia tăng giá trị cho tổ chức bằng cách: • Cải tiến sản phẩm • Cải tiến các quá trình nghiệp vụ liên quan đến việc sản xuất ra các sản phẩm. • Nâng cao chất lượng sản phẩm • Hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định. Vai trò gia tăng giá trị của hệ thống thông tin (tt) HTTT gia tăng giá trị cho các quá trình nghiệp vụ Kiểm soát mức tác nghiệp Kiểm soát mức quản lý Lập kế hoạch Câu hỏi liên quan Đơn hàng có hợp lệ hay không ? Công ty còn đủ hàng trong kho không ? Hàng tồn kho của công ty có nhiều quá hay ít quá không ? Thanh toán của khách hàng có kịp thời không ? Có cần đưa thêm hay bỏ bớt đi một dây chuyền sản xuất mới / hiện có hay không ? Hệ thống thông tin gia tăng giá trị Hệ thống xử lý giao dịch Chủ yếu là hệ thống thông tin quản lý và có thể gồm hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định Hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định Vai trò gia tăng giá trị của hệ thống thông tin (tt) HTTT gia tăng giá trị cho các sản phẩm: • giúp nâng cao hoặc bổ sung đặc tính mới cho sản phẩm hoặc cải tiến hình thức cung cấp. • giúp cải tiến phương thức cung cấp sản phẩm đến khách hàng. Vai trò gia tăng giá trị của hệ thống thông tin (tt) HTTT gia tăng giá trị cho chất lượng sản phẩm: • bằng cách đổi mới hoặc nâng cao chất lượng các quá trình và các sản phẩm đó. • bằng cách cải tiến chất lượng của sản phẩm thông qua việc thu thập thông tin phản hồi, thiết kế và thực hiện cải tiến sản phẩm; truyền đạt nội dung những thay đổi cần thiết đến đối tượng liên quan trong quá trình sản xuất bằng hệ thống thư điện tử hay báo điện tử. THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 6 Vai trò chiến lược của hệ thống thông tin trong môi trường cạnh tranh • HTTT đã và đang đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh doanh và tính sống còn của tổ chức. • HTTT là những công cụ then chốt, đảm bảo cho tổ chức đạt được những ưu thế cạnh tranh. • Các tổ chức có xu hướng sử dụng HTTT tạo ưu thế cạnh tranh bằng các thiết lập liên kết với các tổ chức khác, cùng hợp tác chia sẻ nguồn lực hoặc dịch vụ. Vai trò chiến lược của hệ thống thông tin trong môi trường cạnh tranh (tt) • Triển khai HTTT thường đòi hỏi sự thay đổi trong mục tiêu chiến lược kinh doanh, mối quan hệ khách hàng & nhà cung cấp, các hoạt động nghiệp vụ, kiến trúc thông tin của tổ chức HTTT chiến lược đòi hỏi sự thay đổi không những về mặt kỹ thuật mà cả về mặt xã hội. Do đó các nhà quản lý cần: - Sắp xếp và thiết kế lại các quá trình nghiệp vụ trong tổ chức. - Thiết lập một cơ chế mới trong phối hợp các hoạt động của tổ chức. - Giúp khách hàng & nhà cung cấp liên kết chặt chẽ và cùng chia sẻ trách nhiệm với nhau 3. CÁC KHÍA CẠNH CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN • Tổ chức • Quản trị • Kỹ thuật KHÍA CẠNH “TỔ CHỨC” • Phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm: - Quản lý cấp cao - Quản lý trung gian - Quản lý tác nghiệp - Công nhân tri thức - Công nhân dữ liệu - Công nhân sản xuất hoặc dịch vụ THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 7 KHÍA CẠNH “TỔ CHỨC” (tt) • Phân rã chức năng kinh doanh −Bán hàng và marketing −Nguồn nhân lực −Tài chính và kế toán −Sản xuất • Quy trình kinh doanh riêng • Văn hóa kinh doanh riêng • Chính trị của tổ chức KHÍA CẠNH “QUẢN TRỊ” • Các nhà quản lý thiết lập chiến lược tổ chức để ứng phó với những thách thức kinh doanh. • Ngoài ra, các nhà quản lý phải hành động sáng tạo: − Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới − Chủ động trong tái tạo tổ chức KHÍA CẠNH “KỸ THUẬT” • Phần cứng máy tính và phần mềm • Công nghệ quản lý dữ liệu • Công nghệ mạng và viễn thông − Mạng Internet − Mạng Intranets − Mạng Extranet − World Wide Web • Cơ sở hạ tầng CNTT: cung cấp nền tảng xây dựng đượchệ thống trên. 4. QUY TRÌNH KINH DOANH VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN • Quy trình kinh doanh • Cách thức HTTT giúp cải thiện quy trình kinh doanh THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 8 Quy trình kinh doanh • Quy trình kinh doanh:  Luồng nguyên liệu, thông tin, tri thức  Tập hợp các bước hoạt động  Có thể được gắn với khu vực chức năng hoặc có chức năng chéo • Doanh nghiệp: Có thể được coi là tập các quy trình kinh doanh. Quy trình kinh doanh – Quy trình hoàn tất đơn đặt hàng Cách thức HTTT giúp cải thiện quy trình kinh doanh Hệ thống thông tin tăng cường các quá trình kinh doanh bằng cách: • Tăng hiệu quả của quy trình hiện tại  Tự động hoá các bước hoạt động • Kích hoạt các quá trình hoàn toàn mới  Thay đổi dòng chảy của thông tin  Thay thế các bước tuần tự thành bước song song  Loại bỏ sự chậm trễ trong việc ra quyết định  Hỗ trợ mô hình kinh doanh mới 5. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN Có nhiều góc nhìn trong phân loại hệ thống thông tin: - Phân loại theo cấp độ tổ chức - Phân loại theo chức năng - Phân loại theo hệ thống doanh nghiệp THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 9 Phân loại theo cấp độ tổ chức Hệ thống thông tin điều hành Hệ hỗ trợ ra quyết định Hệ thống thông tin báo cáo Hệ thống tự động văn phòng Hệ thống xử lí giao dịch Hệ thống kiểm soát tiến trình Phân tích đối thủ cạnh tranh Dự đoán dòng tiền mặt Hệ thống thông tin quản lí Hệ thống thông tin tác nghiệp Lập hóa đơn bán hàng Phân loại theo chức năng •Hệ thống quản trị nguồn nhân lực (Human resource management information systems) •Hệ thống thông tin tiếp thị (Marketing information systems) •Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information Systems - AIS) Phân loại theo hệ thống doanh nghiệp •Hệ thống doanh nghiệp (Enterprise System) hỗ trợ cho các quy trình nghiệp vụ của một tổ chức với các chức năng như sản xuất, phân phối, bán hàng, kế toán, tài chính và nhân sự. •Có ba hệ thống chính trong hệ thống doanh nghiệp: •Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) •Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng / nhà cung cấp (Customer / Supplier Relationship Management – CRM / SRM) •Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HTTT HIỆN NAY • Phương pháp tiếp cận kỹ thuật • Phương pháp tiếp cận hành vi • Tiếp cận theo hệ thống kỹ thuật xã hội THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 10 Phương pháp tiếp cận kỹ thuật • Nhấn mạnh việc dựa trên mô hình toán học. • Khoa học máy tính, khoa học quản lý, nghiên cứu hoạt động. Phương pháp tiếp cận hành vi • Các vấn đề về hành vi (tích hợp chiến lược kinh doanh, thực hiện, ) • Tâm lý học, kinh tế học, xã hội học Tiếp cận theo hệ thống kỹ thuật xã hội • Tổ chức hệ thống đạt được tối ưu bằng cách phối hợp tối ưu hóa hệ thống theo xã hội và theo kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất. • Giúp tránh cách tiếp cận hoàn toàn công nghệ. • Đây là hướng tiếp cận mà môn học này sử dụng Tiếp cận theo hệ thống kỹ thuật xã hội (tt) THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 11 7. HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN • Lợi ích kinh tế của HTTT • Chi phí cho HTTT • HTTT giúp đạt được lợi thế cạnh tranh Lợi ích kinh tế của HTTT • Lợi ích hữu hình (lợi ích trực tiếp): có thể đo đếm được bằng tiền. • Lợi ích vô hình (lợi ích gián tiếp): không thể đo đếm được bằng tiền nhưng góp phần tăng uy tín cho tổ chức. Lợi ích kinh tế của HTTT (tt) – Lợi ích hữu hình GIÁ TRỊ CỦA THÔNG TIN QUẢN LÝ: • Thông tin do HTTT tạo ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định  Cần xem xét giá trị thông tin thông qua việc thông tin đó đóng góp như thế nào vào quyết định quản lý và trên của quản lý kết quả ứng xử của tổ chức sau khi thực hiện quyết định. • Giá trị của thông tin bằng lợi ích thu được của việc thay đổi phương án quyết định do thông tin đó tạo ra. Lợi ích kinh tế của HTTT (tt) – Lợi ích hữu hình GIÁ TRỊ CỦA THÔNG TIN QUẢN LÝ: • Cần xem xét giá trị thông tin theo 2 bước: 1.Giá trị của một thông tin phải được đánh giá thông qua tác động của nó đối với những quyết định của tổ chức. 2.Cách thức thực hiện quyết định của tổ chức phải được đánh giá thông qua việc đối chiếu với các mục tiêu mà tổ chức đã ấn định. • Giả sử nhà quản lý phải chọn 1 trong N phương án. Khi chưa có thông tin A thì nhà quản lý chọn phương án D1. Sau khi có thông tin A thì nhà quản lý chọn phương án Dn  Giá trị thông tin A bằng chênh lệch của hiệu quả do phương án Dn mang lại trừ hiệu quả do phương án D1 mang lại. THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 12 GIÁ TRỊ CỦA THÔNG TIN QUẢN LÝ Ví dụ: Đối với sản phẩm mới sẽ bán ra thị trường, người quản lý khảo sát 3 chiến lược giá như sau: - Chiến lược A: Giá thấp - Chiến lược B: Giá trung bình - Chiến lược C: Giá cao Dựa trên các tin tức hiện có nhà quản lý chọn phương án A. Để chắc chắn trước khi quyết định, họ tiến hành khảo sát thị trường và kết quả như sau: - Chiến lược A: kết quả là 70 - Chiến lược B: kết quả là 100 - Chiến lược C: kết quả là 50  Theo kết quả khảo sát thì chiến lược B là thích hợp nhất. Vậy giá trị thô của thông tin khảo sát thị trường là: 100 - 70 = 30 Lợi ích kinh tế của HTTT (tt) – Lợi ích hữu hình GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN: • HTTT tồn tại để có những đóng góp cần thiết cho nhà quản lý  cần phải đánh giá tính hữu ích của HTTT theo cách ứng xử của tổ chức, tức là việc thực hiện mục tiêu của HTTT. • Có 2 phương pháp tính toán thường dùng: • Tính theo sự thể hiện bằng tiền tập hợp các rủi ro mà tổ chức tránh được và các cơ hội mà tổ chức có được nhờ HTTT. • Sử dụng phương pháp chuyên gia. GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN PP1: Tính theo sự thể hiện bằng tiền tập hợp các rủi ro mà tổ chức tránh được và các cơ hội mà tổ chức có được nhờ HTTT. - Gọi A1, A2, , An là thiệt hại của các rủi ro - Gọi P1, P2, , Pn là xác suất xảy ra của các rủi ro - Gọi R1, R2, , Rn là tỷ lệ giảm bớt rủi ro nhờ HTTT - Gọi C1, C2, , Cn là lợi ích khi tận dụng được cơ hội - Lợi ích tránh rủi ro là: PR = å Ai Pi Ri - Lợi ích tận dụng cơ hội của HTTT là: CR = å Ci Pi Ri - Lợi ích hằng năm của HTTT là: PR - CR GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN PP2: Phương pháp chuyên gia - HTTT mang lại 2 loại lợi ích: trực tiếp và gián tiếp. - Lợi ích trực tiếp: tổ chức phải tiến hành thử nghiệm để đo lường. - Lợi ích gián tiếp: là lợi ích không để đo đếm chính xác được, do đó chỉ có thể ước lượng dựa vào ý kiến đánh giá của chuyên gia. • Gọi Pt(i) là lợi ích trực tiếp của HTTT năm thứ i • Gọi Pg(i) là lợi ích gián tiếp của HTTT năm thứ i được tính : Pg(i) = a * Pt(i) * m • Với: a là tỷ lệ % của Pg(i) đối với Pt(i) (a thường có giá trị từ 0.3 đến 0.5) m là hệ số chất lượng của HTTT theo sự đánh giá của các chuyên gia. (m=1 : 90%; m=0,5 : 50% đến 90% ; m=0 : dưới 50% chuyên gia đánh giá tốt về HTTT) THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 13 Chi phí cho hệ thống thông tin CHI PHÍ CỐ ĐỊNH: -Chi phí phân tích và thiết kế -Chi phí xây dựng (thực hiện) -Chi phí máy móc -Chi phí cài đặt -Chi phí trang bị, phục vụ -Chi phí cố định khác Chi phí cho hệ thống thông tin (tt) CHI PHÍ VẬN HÀNH: (chi phí biến động) -Chi phí thù lao nhân lực -Chi phí thông tin đầu vào, văn phòng phẩm -Chi phí điện, truyền thông, . -Chi phí bảo trì sửa chữa -Chi phí vận hành khác HTTT giúp đạt được lợi thế cạnh tranh LỢI THẾ CẠNH TRANH: • Lợi ích lớn và dài hạn giúp cho công ty vượt lên trên đối thủ cạnh tranh • Khả năng thiết lập và duy trì lợi thế cạnh tranh là rất quan trọng cho sự thành công của công ty • Tổ chức thường sử dụng hệ thống thông tin để đạt được lợi thế cạnh tranh 8. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ XÃ HỘI TRONG HTTT • Vấn đề đạo đức • Vấn đề bảo mật • Vấn đề sức khỏe THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 14 Vấn đề đạo đức • Sử dụng HTTT trong kinh doanh có tác động lớn đến xã hội nhưng cũng làm tăng thêm sự trầm trọng của những vấn đề về xã hội như: vi phạm sự riêng tư, tội phạm, điều kiện việc làm, nhân cách, • Các nguyên tắc đạo đức cho việc triển khai công nghệ: • Sự cân đối • Sự ưng thuận • Lợi ích và thua thiệt • Tối thiểu hóa rủi ro Vấn đề đạo đức (tt) • Luật không cung cấp một hướng dẫn đầu đủ về hành vi đạo đức • Nhiều tổ chức liên quan đến IS có các quy tắc đạo đức cho các thành viên. • Quy tắc đạo đức và ứng xử chuyên nghiệp của American Computing Machinery (ACM): tổ chức xã hội về máy tính lâu đời nhất được thành lập vào năm 1947. • Đóng góp cho xã hội và đời sống con người • Tránh gây tổn hại cho người khác • Hãy trung thực và đáng tin cậy • Hãy công bằng và có hành động không phân biệt đối xử • Tôn trọng quyền sở hữu bao gồm bản quyền và bằng sáng chế • Cung cấp tín dụng thích hợp cho sở hữu trí tuệ • Tôn trọng sự riêng tư của người khác • Vinh dự khi được giao giữ bí mật. Vấn đề đạo đức (tt) Mason tóm tắt 4 vấn đề đạo đức của thông tin bằng từ viết tắt PAPA gồm: • Tính riêng tư (Privacy) • Tính chính xác (Accuracy) • Sở hữu (Property) • Truy nhập (Accessibility) Vấn đề bảo mật • Với hệ thống thông tin, việc bảo mật đối phó với việc thu thập và sử dụng hoặc lạm dụng dữ liệu • Ngày càng có nhiều thông tin về tất cả chúng ta được thu thập, lưu trữ, sử dụng và chia sẻ giữa các tổ chức. • Ví dụ: • Bảo mật tại nơi làm việc • Bảo mật thư điện tử • Bảo mật trên Internet • Chính sách bảo mật của doanh nghiệp THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 15 Vấn đề sức khỏe • Những quan ngại về sức khỏe: • Căng thẳng về nghề nghiệp. • Tổn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại (RSI – Repetitive stress injury) • Hội chứng CTS – Carpal tunnel syndrome • Phát thải từ các thiết bị được duy trì và sử dụng không đúng cách. • Gia tăng trong tai nạn giao thông do các lái xe sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay hoặc các thiết bị khác trong khi lái xe Vấn đề sức khỏe (tt) • Tránh các vấn đề sức khỏe và môi trường: • Tránh làm việc với căng thẳng: các hoạt động nguy hiểm liên quan đến điều kiện môi trường không thuận lợi, môi trường làm việc được thiết kế kém. • Công thái học (ergonomics): khoa học về thiết kế máy móc, sản phẩm và các hệ thống để tối đa hóa an toàn, thoải mái và hiệu quả cho người sử dụng chúng • Người sử dụng lao động, các cá nhân và các công ty sản xuất phần cứng có thể thực hiện các bước để giảm RSI và phát triển một môi trường làm việc tốt hơn. THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU 3/18/2016 16 Bài tập Ghép nội dung 2 cột sao cho hợp lý: a. Đầu vào (1) Cung cấp thông tin về hiệu suất của hệ thống. b. Xử lý (2) Mô tả cách trao đổi giữa hệ thống và môi trường. c. Đầu ra (3) Chuyển hóa nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm d. Phản hồi (4) Chứa tất cả những gì bên ngoài của hệ thống. e. Điều khiển (5) Xác định phạm vi của hệ thống. f. Đường ranh giới (6) Ví dụ: nguyên liệu, năng lượng và sức la
Tài liệu liên quan