Bài giảng Quản lý chất lượng

- Khái niệm công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp gồm 3 loại hoạt động chủ yếu: + Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ; + Chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác, của nông lâm ngư nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; + Hoạt động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm công nghiệp nhằm khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. - Vị trí của công nghiệp: + Công nghiệp là một trong ba bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế; Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2005: Nông nghiệp: 30.7% 19.6% Công nghiệp: 25.6%  40.2% Dịch vụ: 40.3% trong 2 năm 2004, 2005. + Công nghiệp là ngành chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người; + Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

doc68 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. Vị trí, vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 1.1.1. Vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Khái niệm công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp gồm 3 loại hoạt động chủ yếu: + Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ; + Chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác, của nông lâm ngư nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; + Hoạt động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm công nghiệp nhằm khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. - Vị trí của công nghiệp: + Công nghiệp là một trong ba bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế; Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2005: Nông nghiệp: 30.7%à 19.6% Công nghiệp: 25.6% à 40.2% Dịch vụ: 40.3% trong 2 năm 2004, 2005. + Công nghiệp là ngành chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người; + Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.1.2. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế Viết Nam theo định hướng XHCN - Vai trò của công nghiệp: + Công nghiệp sản xuất và trang bị những tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất) ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tếtrong quá trình CNH, HĐH và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn XHCN; + Công nghiệp định hướng về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý cho các ngành kinh tế quốc dân. + Công nghiệp góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ có có tính chiến lược của nền kinh tế-xã hội như: tạo việc làm cho lực lượng lao động, xoá bỏ sự cách biệt thành thị nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược... Do trình độ PT của LLSX-trang thiết bị cơ sở vật chất-kỹ thuật, và trình độ hoàn thiện về tổ chức sản xuất, từ đó hình thành một đội ngũ lao động có tính kỷ luật, tính tổ chức và trình độ trí tuệ cao; + Công nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa tiêu dùng đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống của dân cư; - Điều kiện phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp: + Xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, tổ chức và phát triển công nghiệp, phối hợp với mục tiêu kinh tế-xã hội của nền kinh tế và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của các mục tiêu kinh tế – xã hội đó: * Xác định đúng đắn định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành. * Thu hút được các nguồn vốn, đảm bảo đủ vốn để áp dụng công nghệ hiện đại. * Chuẩn bị nguồn lực lao động đủ về số lượng, cơ cấu và có trình độ tay nghề. + Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trong các lĩnh vực xây dựng hệ thống kế hoạch định hướng, nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật và hoàn thiện các chính sách quản lý vĩ mô. 1.2. Các mô hình chiến lược phát triển công nghiệp Chiến lược phát triển công nghiệp phải xác định được mục tiêu dài hạn (10 năm, 20 năm) của hệ thống công nghiệp và phương thức, biện pháp cơ bản để đạt được mục tiêu dài hạn ấy. Chiến lược phát triển công nghiệp phải xác định trạng thái tương lai của công nghiệp và cách thức đưa công nghiệp đến trạng thái ấy. 1.2.1 Mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu - Khái niệm: Mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu là tập trung phát triển mạnh sản xuất các loại hàng hoá, đặc biệt là hàng tiêu dùng, để thay thế các hàng hoá lâu nay vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tức là nhằm khai thác các nguồn lực sẵn có trong nước để sản xuất và mở rộng thị trường, tạo thêm công ăn việc làm, tiết kiệm ngoại tệ... - Tư tưởng cơ bản của mô hình: Lấy thị trường trong nước là trọng tâm trong định hướng phát triển các ngành công nghiệp. - Nội dung của chiến lược: + Xác định tổng cầu của mỗi loại hàng hóa trên thị trường trong nước: phân tích cơ cấu và sản lượng hàng hóa đã nhập khẩu, nhu cầu của dân cư và khả năng thanh toán của dân cư; + Ban hành các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển các DN phát triển sản xuất hàng hoá trong nước để thay thế hàng nhập khẩu như chính sách tín dụng, thuế, thủ tục đầu tư. + Ban hành các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước (thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp...). Các chính sách bảo hộ thực hiện qua ba giai đoạn: Bảo hộ với cường độ cao trong thời gian đầu; Giảm dần mức độ bảo hộ để các DN trong nước vươn tới trình độ cao hơn; Xoá bỏ bảo hộ khi các DN trong nước đủ sức khống chế thị trường nội địa và có thể vươn ra nước ngoài. - Hạn chế của chiến lược : + Chính sách bảo hộ chậm được sửa đổi, gây nên sự ỷ lại của các nhà sản xuất ; + Dung lượng thị trường không lớn, tạo nên những cản trở cho sự phát triển sản xuất ; + Khả năng vươn ra thị trường nước ngoài bị hạn chế vì h/ hoá kém sức cạnh tranh ; + Tình trạng thiếu hụt ngoại tệ không được giải toả, vì lượng NK các điều kiện sản xuất hàng thay thế tăng lên. 1.2.2. Mô hình chiến lược hướng về xuất khẩu - Tư tưởng cơ bản của mô hình: Phát huy lợi thế so sánh để tập trung phát triển mạnh một số ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu. - Cơ sở hình thành mô hình chiến lược: + Thuyết lợi thế so sánh: Xuất khẩu những sản phẩm mà chi phí sản xuất trong nước nhỏ hơn chi phí bình quân quốc tế và nhập khẩu những sản phẩm mà chi phí sản xuất trong nước lớn hơn chi phí bình quân quốc tế. + Xu thế mở rộng phạm vi phân công lao động quốc tế và xu thế toàn cầu hóa kinh tế. - Nội dung: Giai đoạn đầu của công nghiệp hóa các nước đang phát triển tập trung phát triển + Các ngành khai thác và xuất khẩu sản phẩm thô sang các nước công nghiệp phát triển. Trở ngại của xuất khẩu sản phẩm thô: * Cầu sản phẩm thô trên thị trường quốc tế tăng chậm và giá cả bấp bênh; * Điều kiện trao đổi bất lợi: giá sản phẩm thô tăng chậm hơn mức độ tăng giá sản phẩm chế biến sản phẩm phải nhập khẩu từ các nước công nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2009, lượng dầu thô xuất khẩu ước đạt 8,282 triệu tấn, với trị giá 3,31 tỉ USD, tăng 23,5% về lượng nhưng giảm 41,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thỏng 7/2008, giá dầu thế giới ở mức cao đỉnh điểm 147,27 USD/thùng. *Quy mô và trình độ trang bị kỹ thuật của ngành công nghiệp khai thác phụ thuộc vào mức độ đầu tư của các nước công nghiệp phát triển. + Phát triển các ngành khai thác lợi thế về lao động bao gồm công nghiệp dệt - may, da giày, lắp ráp cơ khí và điện tử...). - Sự thành công của chiến lược này phụ thuộc vào: + Định hướng và kế hoạch phát triển công nghiệp mỗi thời kỳ; + Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài; + Chính sách khuyến khích xuất khẩu; + Chính sách tỷ giá hối đoái; + Tham gia các tổ chức liên kết kinh tế phạm vi khu vực và thế giới. 1.2.3. Mô hình chiến lược hỗn hợp - Tư tưởng cơ bản của mô hình: Đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của đất nước đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có khả năng sản xuất có hiệu quả. - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam năm 2001-2010: “ Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trườngtrong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, điện tử – tin học, một số sản phẩm và hàng tiêu dùng”. 1.3 Cơ cấu công nghiệp 1.3.1 Khái niệm và vai trò của cơ cấu công nghiệp - Khái niệm cơ cấu công nghiệp Cơ cấu công nghiệp là số lượng các bộ phận hợp thành công nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy. + Số lượng các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp: * Phản ánh trình độ phát triển phân công lao động xã hội, trình độ phát triển chung của công nghiệp; * Phụ thuộc vào yêu cầu của công tác quản lý công nghiệp của mỗi nước. + Mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và kỹ thuật giữa các bộ phận trong một hệ thống thống nhất. - Vai trò + Cơ cấu công nghiệp là để xác định vị trí của bộ phận trong hệ thống, người ta xác định hệ số vượt của bộ phận Kvi: Kvi = Trong đó: Vi : Tốc độ phát triển bộ phận i VCN : Tốc độ phát triển chung của công nghiệp Các ngành công nghiệp trong điểm, mũi nhọn thường có Kvi > 1 nghĩa là tốc độ phát triển của chúng phảI lớn hơn tốc độ phát triển bình quân của toàn bộ hệ thống công nghiệp. + Cơ cấu công nghiệp luôn là cơ cấu động điều chỉnh thích ứng với sự thay đổi môI trường và yêu cầu phát triểnà Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp + Kế hoạch hóa cơ cấu công nghiệp là xác định phương hướng, quy mô, tốc độ phát triển các bộ phận hợp thành của hệ thống công nghiệp và đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa các bộ phận ấy. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu công nghiệp . Thị trường Thị trường tác động trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của mỗi nước. - Thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp, hạt nhân cơ bản của của nền công nghiệp đất nước. - Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ kinh doanh của DN để thích ứng với các điều kiện của thị trường được tổng hợp lại tạo thành sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của đất nước. - Không chỉ thị trường hàng hoá (dịch vụ), mà còn có các loại thị trường khác(TT lao động, TT khoa học-công nghệ, TT tài chính...) cũng đều có ảnh hưởng đến cơ cấu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. - Trong cơ chế TT có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô, đó là; tạo điều kiện hình thành đồng bộ các loại thị trường; điều tiết thị trường và tạo môi trường, điều kiện cho thị trường và cho các hoạt động kinh doanh của DN thông qua các chính sách tài chính-tiền tệ, đầu tư, xuất nhập khẩu... Tiến bộ khoa học-công nghệ - Tiến bộ khoa học-công nghệ thúc đẩy sự phát triển phân công lao động xã hội. Trình độ tiến bộ KH-CN càng cao, phân công lao động càng sâu sắc, sự phân hoá công nghiệp diễn ra càng mạnh và cơ cấu công nghiệp càng phức tạp. - Việc thực hiện các nội dung của tiến bộ KH-Cn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH đòi hỏi phải phát triển mạnh một số ngành công nghiệp. - Tiến bộ khoa học-công nghệ không những chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ trọng của chúng trong cơ cấu công nghiệp, mà con tạo ra những nhu cầu mới. - Tiến bộ khoa học-công nghệ hạn chế ảnh hưởng của tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi những điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Sự ảnh hưởng của nhân tố này đến cơ cấu công nghiệp phụ thuộc vào chính sách KH-CN của đất nước. Các nguồn lực và lợi thế của đất nước - Các loại tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, hải sản) và các điều kiện (thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, sông, hồ, bờ biển...), các yếu tố này hoặc trở thành đối tượng lao động để phát triển các ngành khai thác và chế biến; hoặc trở thành điều kiện để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp. - Dân số và lao động được coi là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng (Số lượng dân tạo thành thị trường tiêu thụ, trình độ tạo KN tiếp thu kỹ thuật cao). - Vị trí địa lý kinh tế của đất nước cũng là một nguồn lực cần được xem xét khi xác định cơ cấu công nghiệp, điều này cho phép xác định lợi thế của đất nước. - Sự ổn định về chính trị - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, động viên đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp. Môi trường thể chế Môi trường thể chế (hệ thống các chủ trương, chính sách...) là biểu hiện cụ thể những quan điểm, ý tưởng và hành vi của Nhà nước trong việc phát triển công nghiệp và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia. - Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định (định hướng phát triển, định hướng đầu tư). - Nhà nước tạo môi trường thể chế để khuyến khích, động viên hoặc tạo áp lực để các nhà đầu tư trong và ngoài nước vận động theo định hướng đã định. Đổi mới công nghệ trong phát triển và sản xuất kinh doanh công nghiệp Công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được dùng để chuyển hoá các nguồn lực thành một loại sản phẩm hoặc một loại dịch vụ nào đó. Công nghệ: - Công cụ, máy móc thiết bị, vật liệu (gọi là “phần cứng”). - Thông tin, phương pháp, qui trình, bí quyết (2) - Tổ chức, thể hiện trong thiết kế tổ chức, liên kết, phối hợp, quản lý (3). - Con người (4). (2), (3) và (4) gọi là “phần mềm”. 1.4.1. Vai trò của đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ là động lực của phát triển KT-XH, phát triển ngành. Đổi mới công nghệ sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành mới đại diện cho tiến bộ khoa học-công nghệ. Đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng SP, tạo ra nhiều SP mới, đa dạng hoá SP, tăng sản lượng, tăng NS lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu... Đổi mới công nghệ sẽ giải quyết được nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống và làm việc, giảm LĐ nặng nhọc, độc hại, biến đổi cơ cấu LĐ theo hướng: nâng cao tỷ trọng LĐ chất xám, LĐ có kỹ thuật, và giảm LĐ phổ thông, giản đơn. . Đánh giá công nghệ trong phát triển và sản xuất kinh doanh công nghiệp + Theo WPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) thì đánh giá công nghệ là việc nghiên cứu có phê phán, có hệ thống và có triển vọng hoặc là sự phân tích hàng loạt ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ được kiến nghị. + Mục tiêu của đánh giá công nghệ: - Đánh giá tính thích hợp của công nghệ cần được chuyển giao và thích nghi (chủ yếu là tìm hiểu CN sẵn có ở các nước PT phần nào thích hợp và có cơ hội thích nghi bên trong môi trường các nước đang phát triển). - Lựa chọn công nghệ để phát triển (nhận biết các CN ngoại nhập, trong nước phù hợp với mục tiêu quốc gia). - Kiểm soát các công nghệ thích hợp. 1.4.2.1. Phân tích ảnh hưởng của công nghệ được kiến nghị áp dụng Cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng sau: + Ảnh hưởng về kỹ thuật: công suất, năng lực, tin cậy, chất lượng SP, hiệu quả, tính linh hoạt, qui mô về công nghệ, khả năng sẵn sàng của hạ tầng cơ sở (DV hỗ trợ). + Ảnh hưởng về kinh tế: chi phí, nguồn khả năng sẵn có về năng lượng, vật liệu, tài chính, nhân lực; hiệu quả mang lại; hiệu quả vốn, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và khả năng mở rộng thị trường. a. Ảnh hưởng về kinh tế vi mô + Mục tiêu cơ bản của phân tích ảnh hưởng về kinh tế vi mô là xác định xem lợi ích thu được từ một dự án có bù đắp được chi phí bỏ ra hay không (sự phân tích chi phí trên hiệu quả trực tiếp của dự án). a.1. Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value- NPV) Trong đó: n: Thời gian đầu tư (thời gian hoạt động của dự án) “năm”. t: Năm thứ t Rt: Khoản thu hồi ròng (lãi ròng + khấu hao) của năm thứ t Ct: Vốn đầu tư thực hiện tại năm t i: Lãi suất chiết khấu NPV: Cho biết hiện giá tiền lời của một dự án là lớn hay nhỏ, sau khi đã hoàn trả đủ vốn đầu tư (nếu NPV>0 dự án có lời, có thể đầu tư; nếu NPV=0 dự án HV). a.2. Thời gian hoàn vốn (T) T là số năm cần thiết để cho tổng giá trị hiện tại thu hồi vừa bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư (T càng ngắn càng tốt): Trong đó: Rt: Thu hồi ròng (lãi ròng + khấu hao) của năm t Ct: Vốn đầu tư thực hiện tại năm t a.3. Suất thu hồi nội bộ (Internal of Return - IRR) Là lãi suất chiết khấu r mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng vừa bằng tổng hiện giá vốn đầu tư. IRR bằng với lãi suất chiết khấu (r) mà ứng với nó NPV=0. a.4. Tỷ số lợi ích trên chi phí (Benefit/Cost) Cho biết tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của thu nhập (D.thu) và giá trị hiện tại của CP. Trong đó: Bt: Thu nhập tại năm t Ct: Chi phí tại năm t Nếu B/C >1, Dự án có lãi; B/C = 1, dự án hoà vốn; B/C < 1, dự án lỗ. b. Ảnh hưởng về kinh tế vĩ mô Bao gồm chi phí và lợi ích đối với Nhà nước, đối với xã hội nói chung: + Ảnh hưởng về môi trường: tác động đến môi trường vật chất; đất, nước, không khí; tác động đến điều kiện sống: sự thuận lợi, tiếng ồn... + Ảnh hưởng đối với văn hoá, xã hội, tâm lý; đó là sự tác động đến cá nhân-chất lượng cuộc sống, tác động đến xã hội-các giá trị, khả năng thích hợp của nền văn hóa hiện có... Phân tích ảnh hưởng của công nghệ Phân tích ảnh hưởng Kỹ thuật Môi trường Kinh tế Xã hội, văn hoá, tâm lý Thông báo KQ Mô tả công nghệ dự đoán Qui định giới hạn 1.4.2.2. Đánh giá thực trạng công nghệ hiện có Bao gồm: - Đánh giá thực trạng công nghệ hiện có. - Đánh giá sự đổi mới công nghệ đã thực hiện và khả năng đổi mới. Thông qua việc đánh giá thực trạng công nghệ sẽ xác định được điểm xuất phát, khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ (Văn bản của Bộ Khoa học- công nghệ-môi trường). 1.4.2.3. Đánh giá năng lực và nhu cầu công nghệ + Đánh giá năng lực công nghệ của các quốc gia (xác định hiện trạng và tiềm năng của các nguồn tài nguyên TN, tình trạng và hàm lượng công nghệ của các nguồn lực được sản xuất ra; tình trạng và cấu trúc trình độ của các nguồn nhân lực, tình trạng và mức độ trưởng thành của các nguồn động lực về thể chế). + Rút ra các lĩnh vực công nghệ thích ứng từ việc phân tích các mục tiêu kinh tế – xã hội của quốc gia và mục tiêu của khu vực sản xuất. + Phân loại các lĩnh vực công nghệ thích ứng thành các lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược, có tiềm năng cao và các lĩnh vực khác. + xác định các loại công nghệ đặc thù, công nghệ chung, các chùm công nghệ thông qua việc phân tích quá trình công nghệ. + Phân loại và định thời gian các nhu cầu công nghệ của quốc gia theo các miền công nghệ. + Xem xét lại, điều chỉnh. . Lựa chọn phương hướng, trình độ và phương thức đổi mới công nghệ 1.4.3.1 Những vấn đề phải lựa chọn - Hướng công nghệ (loại công nghệ), ví dụ như: cơ học hay hoá học, sinh học... - Trình độ hay mức độ hiện đại của công nghệ, có thể sử dụng các cách phân loại: -- Theo phạm vi: Đổi mới có trọng điểm (cục bộ, bộ phận) và đổi mới toàn diện, đồng bộ có hệ thống. -- Theo mức độ: Công nghệ truyền thống, công nghệ trung gian, công nghệ hiện đại. -- Theo yêu cầu về vốn và lao động có: công nghệ cần ít vốn, giải quyết nhiều việc làm (CN truyền thống và trung gian) và có CN cần nhiều vốn, ít lao động (CN hiện đại). -- Theo tình hình sử dụng tài nguyên, phế thải có: công nghệ không phế thải và công nghệ có phế thải, gây ô nhiễm. - Phương thức thực hiện đổi mới: cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống, hoặc tự có thể tự nghiên cứu công nghệ mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nước; hoặc nhập và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. 1.4.3.2. Căn cứ và phương pháp lựa chọn + Nghiên cứu nhu cầu đổi mới công nghệ Căn cứ: phải từ mục tiêu phát triển KT-XH, phát triển ngành và mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà xác định mục tiêu cụ thể, trực tiếp của tiến bộ khoa học-công nghệ, của đổi mới công nghệ. Nhu cầu của tiến bộ KH-công nghệ và đổi mới công nghệ (ĐMCN) là nhu cầu mang tính “dẫn xuất” từ là từ nhu cầu của thị trường về SP và vì DV mà xác định nhu cầu ĐMCN và chiến lược ĐMCN. + Đánh giá trình độ công nghệ hiện có và khả năng cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh Cần so sánh đánh giá những công nghệ được các đối thủ cạnh tranh sử dụng. Phải phân tích, đánh giá để xác định từng công nghệ cụ thể thuộc loại nào (đánh giá chung về các xu hướng chung của tiến bộ KH-CN trong và ngoài ngành, những công nghệ trong các lĩnh vực có liên quan, về khả năng vốn, về lao động để ĐMCN). + Dự đoán sự phát triển của công nghệ Cần xác định công nghệ đang ở đâu trong quá trình phát triển. Cần xác định khuynh hướng của công nghệ trong tương lai ra sao, công nghệ thay thế nó tiến triển như thế nào và thay đổi sẽ diễn ra như thế nào. + Cân đối, xem xét quan hệ cung cầu về đổi mới công nghệ và xu thế phát triển của công nghệ để lựa chọn công nghệ thích hợp Mục tiêu cụ
Tài liệu liên quan