Bản đồ học đại cương

Ngay từ những này đầu thành lập Khoa Địa lí, giáo trình Bản đồ học đã được xác định là một trong những giáo trình chính của chương trình đào tạo. Trong quá trình phát triển của khoa, giáo trình luôn được biên soạn lại để phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo từng thời kì. Năm 1968, giáo trình "Địa đồ học" được tác giả Ngô Đạt Tam biên soạn dùng cho hệ ba năm. Năm 1976, các tác giả Phạm Ngọc Đĩnh, Vũ Tuấn Cảnh, Lâm Quang Dốc, Lê Huỳnh, Hoàng Xuân Lính, Đỗ Thị Minh Tính biên soạn giáo trình "Bản đồ học" dùng cho hệ bốn năm.

pdf146 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bản đồ học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN ĐỒ HỌC ĐẠI CƢƠNG LỜI NÓI ĐẦU Ngay từ những này đầu thành lập Khoa Địa lí, giáo trình Bản đồ học đã đƣợc xác định là một trong những giáo trình chính của chƣơng trình đào tạo. Trong quá trình phát triển của khoa, giáo trình luôn đƣợc biên soạn lại để phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo từng thời kì. Năm 1968, giáo trình "Địa đồ học" đƣợc tác giả Ngô Đạt Tam biên soạn dùng cho hệ ba năm. Năm 1976, các tác giả Phạm Ngọc Đĩnh, Vũ Tuấn Cảnh, Lâm Quang Dốc, Lê Huỳnh, Hoàng Xuân Lính, Đỗ Thị Minh Tính biên soạn giáo trình "Bản đồ học" dùng cho hệ bốn năm. Để phục vụ cải cách đại học, năm 1984 và 1986, Nhà xuất bản Giáo dục cho xuất bản cuốn "Bản đồ học" dùng chung cho các trƣờng đại học và cao đẳng sƣ phạm do các tác giả Ngô Đạt Tam, Lê Ngọc Nam, Nguyễn Trần Cầu, Phạm Ngọc Dĩnh biên soạn. Năm 1995, chƣơng trình đào tạo theo hai giai đoạn, giáo trình "Bản đồ học" đƣợc các tác giả Lâm Quang Dốc, Phạm Ngọc Đĩnh, Lê Huỳnh biên soạn lại. Qua các lần biên soạn, giáo trình đã ngày một hoàn thiện và đã đáp ứng đƣợc các mục tiêu đào tạo đặt ra. Ngày nay, các bộ môn đào tạo của trƣờng Đại học Sƣ phạm đƣợc thực hiện theo các học phần. Bộ môn Bản đồ đƣợc tách ra ba học phần: Bản đồ học đại cƣơng, Bản đồ địa hình và đo vẽ địa phƣơng, Bản đồ giáo khoa. Nội dung chƣơng trình đƣợc cấu trúc lại và có giáo trình riêng cho mỗi học phần. Các giáo trình đƣợc biên soạn lại phù hợp với chƣơng trình và thời lƣợng đào tao. Giáo trình Bản đồ học đại cƣơng là tài liệu chính thức của học phần Bản đồ học đại cƣơng, có nhiệm vụ trang bị những kiến thức cơ bản của Bản đồ học cho sinh viên. Giáo trình đƣợc biên soạn trên cơ sở kế thừa những nội dung khoa học của các giáo trình bản đồ học đã xuất bản ở trong và ngoài nƣớc, nhƣng đƣợc cấu trúc lại, bổ sung, mở rộng, nâng cao và cập nhập những kiến thức bản đồ học hiện đại. - Về cấu trúc: Giáo trình đƣợc cấu trúc hệ thống và hợp lí hơn. Những kiến thức chung về thiên văn, Trái đất có quan hệ chặt chẽ với cơ sở toán học của bnả đồ ở các giáo trình trƣớc đây đƣợc xếp thành chƣơng riêng, nay đƣợc đƣa chung vào chƣơng Cơ sở toán học của bản đồ, tránh sự trùng lặp và bảo đảm tính lôgic khoa học. Những chƣơng mục có quan hệ với Bản đồ học đại chƣơng nhƣng thuộc kiến thức Bản đồ địa hình và Bản đồ giáo khoa không còn đƣợc đề cập trong giáo trình này nữa vì chúng đã đƣa về các giáo trình chuyên ngành mình. Toàn bộ giáo trình đựoc cấu trúc thành 8 chƣơng, 6 chƣơng đầu là những kiến thức lí luận chung, trình bày có hệ thống các khái niệm cơ bản của Bản đồ học và Bản đồ địa lí, 2 chƣơng sau là các lí luận và phƣơng pháp thành lập và sử dụng bản đồ. - Về nội dung: Giáo trình đã bổ sung, nâng cao nhiều cơ sở lí luận và kiến thức hiện đại của Bản đồ học nhƣ lí luận về Phƣơng pháp bản đồ - Phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của Bản đồ học, về ngôn ngữ bản đồ, khái quát hóa những đặc trƣng cơ bản của Bản đồ địa lí. Đặc biệt hai chƣơng Thành lập bản đồ và Sử dụng bản đồ mang tính ứng dụng, không chỉ nâng cao các kiến thức lí luận mà đƣợc trình bày rất sâu sắc, cụ thể các phƣơng pháp mang tính truyền thống và tiếp cận các phƣơng pháp và phƣơng tiện hiện đại. Giáo trình Bản đồ học đại cƣơng đƣợc biên soạn trên cơ sở mục tiêu và chƣơng trình đào tạo giáo viên Địa lí của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà nội, trang bị những kiến thức cơ bản về bản đồ học cho sinh viên đại học, song cũng có thể là tài liệu tham khảo có giá trị với các hệ cao đẳng, thạc sĩ Địa lí, các giáo viên giảng dạy Địa lí ở các trƣờng phổ thông và những ngành khác có quan hệ với các kiến thức bản đồ. Mặc dầu giáo trình đã đƣợc biên soạn rất nghiêm túc, công phu, song không thể tránh khỏi những mặt hạn chế. Các tác giả mong mốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học bản đồ, các đồng nghiệp và anh chị em sinh viên để cho giáo trình tái bản hoàn chỉnh hơn. Các tác giả bày tỏ lòng cảm ơn đến các nhà khoa học: GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS Nhữ Thị Xuân, TS Đỗ Thị Minh Tính về những ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ trong quá trình biên soạn giáo trình. MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1.Cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về bản đồ học, bản đồ địa lí, các phƣơng pháp thành lập và sử dụng bản đồ địa lí. 2. Sinh viên các trƣờng Đại học sƣ phạm học xong chƣơng trình bản đồ học cần phải có các kĩ năng:  Về lí luận, nắm chắc hệ thống khái niệm bản đồ học, bản đồ địa lí. Trong đó, đi sâu nghiên cứu và hiểu một cách đầy đủ về cơ sở toán học, ngôn ngữ bản đồ, tổng quát hoá bản đồ, phân loại bản đồ và quy trình trong hệ thống thành lập – sử dụng bản đồ địa lí.  Về kĩ năng, nắm đƣợc kĩ năng về phƣơng pháp bộ môn. Đó là phƣơng pháp bản đồ ; phƣơng pháp so sánh, phân tích và tổng hợp…bản đồ địa lí ; biết sử dụng ngôn ngữ bản đồ trong thành lập và sử dụng bản đồ. Mỗi sinh viên thực hiện biên tập một bản đồ địa lí.  Biết sử dụng bản đồ địa lí để nghiên cứu khoa học, nhằm không ngừng nâng cao trình đồ chuyên môn đáp ứng đồi hỏi ngày càng cao của xã hội. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT Để học tập tốt môn bản đồ học đại cƣơng, cần phải có các điều kiện sau: - Về thầy giáo:  Hiểu biết đầy đủ và sâu sắc giáo trình bản đồ học đại cƣơng  Có tinh thần trách nhiệm trong dạy học môn bản đồ học  Hƣớng dẫn sinh viên thực hành đầy đủ các chủ đề trong cuốn “Thực hành bản đồ học” in hàng năm của trƣờng ĐHSP Hà Nộ - Về học sinh:  Có đầy đủ tài liệu lí thuyết và thực hành bản đồ học đại cƣơng (ngoài ra, có càng nhiều tài liệu bản đồ khác đã công bố ở trong và ngoài nƣớc về bản đồ học càng tốt) và các trang thiết bị cá nhân dùng cho học tập môn bản đồ học.  Đọc có phân tích và nhận xét các tài liệu đó khi học từng chƣơng, mục.  Thực hành ở lớp và ở nhà các chủ đề mà giáo viên yêu cầu  Lên lớp đủ giờ quy định. Tỉ lệ thời gian học ở lớp và ở nhà nên là 1/1 - Về điều kiện trang thiết bị và các điều kiện khác:  Thƣ viện có đầy đủ sách học bộ môn  Có đầy đủ các thể loại bản đồ để giảng dạy và học tập  Các trang thiết bị truyền thống và hiện đại dùng cho việc dạy học môn bản đồ học có đầy đủ Đề cƣơng bài giảng Chƣơng I. Bản đồ học. 1. Định nghĩa 2. Đối tƣợng và nhiệm vụ của Bản đồ học 3. Những bộ môn cơ bản của khoa học bản đồ 4. Mối quan hệ giữa Bản đồ học với các bộ môn khoa học và nghệ thuật 5. Phƣơng pháp bản đồ 6. Lịch sử phát triển Bản đồ học 6.1. Bản đồ học thời cổ đại 6.2. Bản đồ học thời trung cổ và thời kỳ phục hưng 6.3. Bản đồ học ngày nay.. 7. Lịch sử phát triển ngành đo vẽ ở Việt Nam Câu hỏi ôn tập chƣơng I Chƣơng II. Bản đồ địa lý 1. Định nghĩa và những tính chất cơ bản của bản đồ địa lý 1.1. Bản đồ thành lập trên cơ sở toán học 1.2. Bản đồ sử dụng ngôn ngữ hình ảnh - ký hiệu 1.3. Bản đồ có sự tổng quát hoá. 2. Các yếu tố cấu thành bản đồ địa lý 3. Vai trò và ý nghĩa của bản đồ Câu hỏi ôn tập chƣơng II Chƣơng III. Cơ sở toán học của bản đồ 1. Những khái niệm cơ bản 1.1. Trái đất - Hình dạng và kích thước 1.2. Những điểm và đường cơ bản trên Elipsoid Trấi Đất 1.3. Toạ độ địa lý 1.4. Toạ độ cực cầu 1.5. Toạ độ vuông góc. 2. Cơ sở toán học của bản đồ địa lý 2.1.Cơ sở trắc địa thiên văn 2.2. Tỷ lệ bản đồ 2.3. Phép chiếu hình bản đồ 2.4. Những phép chiếu dùng cho bản đồ có số hiệu 2.5. Cách nhận biết phép chiếu 2.6. Lựa chọn phép chiếu trong thiết kế, biên tập và thành lập bản đồ 2.7. Các yếu tố khác trong cơ sở toán học của bản đồ địa lý Câu hỏi ôn tập chƣơng III Chƣơng IV. Ngôn ngữ bản đồ 1. Khái quát về ngôn ngữ bản đồ 2. Ký hiệu bản đồ. 2.1. Hệ thống ký hiệu bản đồ là thành phần cơ bản, là hệ thống ký hiệu đặc thù của ngôn ngữ bản đồ 2.2. Cái "vỏ" không gian và "nhân" ý nghĩa nội dung 2.3. Tính xác định không gian và sự thay đổi theo thời gian 2.4. Tính xác định nội dung và sự thay đổi theo thời gian 3. Chữ viết trên bản đồ 3.1. Chữ viết và ghi chú trên bản đồ 3.2. Địa danh và sự viết chuyển các địa danh trên bản đồ 4. Các phƣơng pháp biểu hiện bản đồ 4.1. Phương pháp ký hiệu 4.2. Phương pháp ký hiệu dạng đường 4.3. Phương pháp biểu đồ định vị 4.4. Phương pháp chấm điểm 4.5. Phương pháp đường đẳng trị 4.6. Phương pháp nền chất lượng 4.7. Phương pháp vùng phân bố 4.8. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động 4.9. Phương pháp bản đồ biểu đồ (phương pháp Cartodiagram) 4.10. Phương pháp bản đồ đồ giải (phương pháp Cartogram) 4.11. Vận dụng và phối hợp các phƣơng pháp biểu hiện bản đồ Câu hỏi ôn tập chƣơng IV Chƣơng V: Tổng quát hoá bản đồ 1. Khái niệm 2. Tổng quát hóa và ngôn ngữ bản đồ 3. Tổng quát hóa không gian 4. Tổng quát hóa nội dung 5. Tỉ lệ nội dung Câu hỏi ôn tập chƣơng V Chƣơng VI. Phân loại bản đồ địa lí tập bản đồ địa lí 1. Ý nghĩa - nguyên tắc của sự phân loại bản đồ 2. Các hệ thống phân loại bản đồ chủ yếu 2.1. Phân loại bản đồ theo lãnh thổ biểu hiện (không gian biểu hiện) 2.2. Sự phân loại bản đồ theo nội dung biểu hiện 2.3. Phân loại bản đồ theo tỉ lệ 2.4. Sự phân loại theo mục đích 3. Tập bản đồ địa lí (átlát) và sự phân loại 3.1. Khái niệm 3.2. Phân loại các tập bảnđồ Câu hỏi ôn tập chƣơng VI Chƣơng VII. Thành lập bản đồ địa lí 1. Khái quát chung 2.Thiết kế bản đồ 2.1. Nghiên cứu đặc điểm địa lí khu vực 2.2. Phân tích và đánh giá tài liệu 2.3. Thiết kế mô hình bản đồ 3. Thu thập thông tin 3.1. Thu thập thông tin nguyên thủy 3.2. Thông tin tài liệu 4. Biên vẽ bảnđồ 4.1. Khái niệm 4.2. Nội dung các bƣớc trong quá trình biên vẽ theo công nghệ truyền thống 5 Các phƣơng pháp cơ bản thành lập bản đồ 5.1. Phương pháp đo đạc trực tiếp từ thực địa 5.2. Phương pháp ảnh hàng không 5.3. Phương pháp viễn thám 5.4. Phương pháp biên vẽ từ tài liệu bản đồ 5.5. Phương pháp thống kê Câu hỏi ôn tập Chƣơng VII Chƣơng VIII: Sử dụng bản đồ địa lí 8.1. Khái niệm 8.2. Các pương pháp sử dụng bản đồ 8.3. Các hình thức sử dụng bản đồ 8.4. Phân tích bản đồ Câu hỏi ôn tập chương VIII CHƢƠNG I: BẢN ĐỒ HỌC 1.1 ĐỊNH NGHĨA Định nghĩa chặt chẽ và hoàn chỉnh do Giáo sƣ K.A. Salishev đƣa ra, đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận: “Bản đồ học là khoa học về sự nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, sự phối hợp và sự liên kết lẫn nhau của các hiện tượng tự nhiên và xã hội (cả những biến đổi của chúng theo thời gian) bằng các mô hình kí hiệu hình tượng đặc biệt - sự biểu hiện bản đồ”. - Phân tích: + Định nghĩa đã bao hàm trong nó những bản đồ địa lí về Trái Đất và bản đồ các hành tinh khác. + Mở rộng đối với tất cả các sản phẩm bản đồ khác nhƣ Quả cầu địa lí, bản đồ nổi, biểu đồ khối, bản đồ số v.v.... + Định nghĩa này không những xác định "Bản đồ học" là một khoa học độc lập thuộc lĩnh vực các khoa học tự nhiên mà còn chỉ ra Phƣơng pháp bản đồ là một dạng đặc biệt của mô hình hoá. - Năm 1995, tại Bacxêlôna - Tây Ban Nha, đại hội lần thứ 10 Hội Bản đồ thế giới đã đƣa ra định nghĩa: "Bản đồ học là ngành khoa học giải quyết những vấn đề lí luận, sản xuất, phổ biến và nghiên cứu về bản đồ". Với định nghĩa này, vai trò và chức năng của Bản đồ học đƣợc phản ánh rõ ràng và mở rộng hơn. - Phân biệt khái niệm: + “Bản đồ học” và “Bản đồ” không phải là đồng nhất. + Bản đồ học là một môn khoa học trong đó có hệ thống kiến thức lí luận đƣợc tạo ra với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, là các tác phẩm khoa học + Bản đồ là sự hiện diện điều kiện rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của Bản đồ học. Định nghĩa chặt chẽ và hoàn chỉnh do Giáo sƣ K.A. Salishev đƣa ra, đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận: 1.2 ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA BẢN ĐỒ HỌC - Đối tƣợng + Bản đồ học có đối tƣợng nhận thức là không gian cụ thể của các đối tƣợng địa lí và sự biến đổi của chúng theo thời gian. + Bản đồ học là khoa học về các bản đồ địa lí. Bản đồ địa lí là đối tƣợng nhận thức của khoa học bản đồ. - Nhiệm vụ + Chức năng của Bản đồ là phƣơng tiện truyền tin bằng đồ hoạ, vai trò chủ yếu của nó là giao lƣu (D.Morisơn, Arth. Rolimson, L. Ratajski, M.K. Botrarov). + Nhiệm vụ của Bản đồ học là nghiên cứu và hoàn chỉnh phƣơng pháp truyền tin. + R Jolliffe - nhà bản đồ học Australia với góc độ thông tin lại cho rằng Bản đồ là phƣơng tiện ghi nhận, truyền tin và phổ biến thông tin không gian. + Nhiệm vụ của Bản đồ học là nghiên cứu cấu trúc không gian, phản ánh các qui luật của hệ thống không gian địa lí các hiện tƣợng và đối tƣợng tự nhiên, kinh tế - xã hội xét về mặt phân bố, mối tƣơng quan và quá trình phát triển. +Bản đồ là sản phẩm khoa học của Bản đồ học để phản ánh những kết quả nghiên cứu của khoa học địa lí. Bản đồ tạo ra những tri thức mới về thiên nhiên và xã hội. - Phƣơng pháp nghiên cứu + Bản đồ học có phƣơng pháp nghiên cứu riêng - "Phƣơng pháp bản đồ". + Phƣơng pháp bản đồ là phƣơng pháp nhận thức của khoa học bản đồ. + Phƣơng pháp bản đồ nghiên cứu phƣơng pháp luận bản đồ . + Nghiên cứu phƣơng pháp thành lập và sử dụng bản đồ. Tóm lại, Bản đồ học có đối tƣợng nhận thức là không gian cụ thể của các đối tƣợng, hiện tƣợng thực tế khách quan. Đối tƣợng của Bản đồ học là các sản phẩm bản đồ. Nhiệm vụ của Bản đồ học là nghiên cứu cấu trúc không gian, các qui luật phân bố và quá trình phát triển của các đối tƣợng, hiện tƣợng địa lí, và phản ánh lên bản đồ bằng những phƣơng pháp và ngôn ngữ đặc biệt. 1.3 NHỮNG BỘ MÔN CƠ BẢN CỦA KHOA HỌC BẢN ĐỒ  Ngành Bản đồ học lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở lí luận chung, phƣơng pháp luận bản đồ, lịch sử phát triển, ngôn ngữ và sự tổng quát hoá bản đồ, đặc điểm, tính chất và nội dung các thể loại bản đồ, những nguyên tắc và phƣơng pháp thành lập bản đồ, sử dụng bản đồ....  Ngành Toán bản đồ: Nghiên cứu lí luận và vận dụng các thuật toán chuyển bề mặt elípsoid Trái đất sang mặt phẳng bản đồ, lí thuyết sai số, đặc điểm các dạng lƣới chiếu, sự lựa chọn và sử dụng các phép chiếu, cũng nhƣ những yếu tố thuộc các cơ sở toán học khác.  Ngành Đồ bản: Nghiên cứu các phƣơng pháp, kĩ thuật thể hiện, lí luận thiết kế các kí hiệu, các nguyên tắc trình bày bản đồ, ứng dụng các phƣơng tiện, công nghệ xây dựng và sản xuất bản đồ v.v... Sự phân chia thành các ngành nhƣ trên chỉ có ý nghĩa tƣơng đối xét trên góc độ khoa học. Trên thực tiễn, chúng có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Bản đồ học lí thuyết không thể tách rời toán bản đồ và kĩ thuật bản đồ (đồ bản). Lí thuyết bản đồ là cơ sở khoa học của sự phát triển ngành đồ bản. Toán bản đồ và ngành đồ bản tạo nên sự phát triển và hoàn thiện của lí thuyết bán đồ. 1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢN ĐỒ HỌC VỚI CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT Bản đồ học có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học - kĩ thuật và nghệ thuật. Bản đồ học đã có quan hệ chặt chẽ với Toán học, Trắc địa học, Địa lí học, Thiên văn học và Nghệ thuật, với nhiều ngành kĩ thuật liên quan nhƣ kĩ thuật sản xuất giấy, kĩ thuật in, với nhiều lĩnh vực khoa học - kĩ thuật mới ra đời nhƣ Lí thuyết thông tin, Lí thuyết hệ thống, GIS, Geomatics, Điện tử - tin học, Tự động hoá v.v, ... Bản đồ học nhƣ đƣợc chắp thêm đôi cánh nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới đó. Bản đồ học không thể giải quyết đúng đắn các vấn đề phƣơng pháp luận của mình mà không dựa vào các cơ sở triết học, vào lí luận nhận thức biện chứng để nghiên cứu và nhận thức đúng đắn thực tế khách quan, để xây dựng lí luận về tổng quát hóa bản đồ, về ngôn ngữ bản đồ và phƣơng pháp nhận thức bản đồ. - Bản đồ học – Nghệ thuật: Bản đồ không phải là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần mà là một tác phẩm khoa học mang tính nghệ thuật cao. Các tác phẩm bản đồ phải đảm bảo tính mĩ thuật. Từ phƣơng pháp biểu hiện đến sự thể hiện và phối hợp các đƣờng nét , màu sắc, hình vẽ, chữ viết, trình bày bố cục bản đồ đều phải đảm bảo tính mĩ thuật. Chính vì thế, trong Bản đồ học đã xuất hiện bộ môn trình bày bản đồ nhằm nghiên cứu các phƣơng pháp và phƣơng tiện trình bày bản đồ. Bản đồ học – Toán học: + Eratosphen đã ứng dụng toán học để đo và tính toán kích thƣớc Trái Đất. + Grippor đã dùng Toán học và Thiên văn học để xác định toạ độ địa lí các điểm trên mặt đất và vẽ các đƣờng kinh tuyến, vĩ tuyến. + Cở sở lí luận chuyển mặt elipxoit Trái Đất sang mặt phẳng và xây dựng các phép chiếu bản đồ đều do các nhà toán học, nhƣ K.Ptôlêmê, Mercator, Larange, Gauss,v.v... xây dựng. + Ngày nay, khoa học bản đồ phát triển nhanh và ngày càng hoàn thiện nhờ sự ứng dụng rộng rãi nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học nhƣ Toán thống kê, Lí thuyết thông tin, hình học phẳng, đại số quan hệ, v.v… + Toán học là cơ sở tồn tại và phát triển của Bản đồ học và Bản đồ học là một trong những mảnh đất tạo điều kiện cho một số ngành toán học ứng dụng ra đời và phát triển. - Bản đồ học – Trắc địa học: + Trắc địa học có mối quan hệ trực tiếp với Bản đồ học – Xác định hệ qui chiếu không gian trên hành tinh chúng ta. + Trắc địa học cung cấp cho Bản đồ học những số liệu về hình dạng, kích thƣớc Trái Đất và các hành tinh + Số liệu về toạ độ của các điểm, mạng lƣới khống chế đo vẽ trên bề mặt đất, nhằm xác định đƣợc chính xác vĩ độ, kinh độ, độ cao tuyệt đối của các đối tƣợng địa lí. + Đặc biệt là bằng phƣơng pháp tính toán chuyển từ bề mặt vật lí của Trái Đất sang elipxoit Trái Đất làm cơ sở để chuyển bề mặt lồi lõm của Trái Đất sang mặt phẳng bản đồ. -Bản đồ học - Địa hình học: + Địa hình học nghiên cứu chi tiết bề mặt Trái Đất về mặt hình thái, nghiên cứu các phƣơng pháp đo tính và biểu thị bề măt đó lên mặt phẳng ở dạng biểu đồ khối hoặc bản đồ địa hình. + Môn Địa hình học sử dụng các phƣơng pháp và phƣơng tiện đo đạc, tính toán và định vị không gian của Trắc địa học và sử dụng các phép chiếu bản đồ, các nguyên tắc và phƣơng pháp tổng quát hoá, hệ thống ngôn ngữ (kí hiệu) và các phƣơng pháp biểu hiện của Bản đồ học. + Địa hình học là môn nằm giữa Bản đồ học và Trắc địa học. - Bản đồ học – Tin học: Các kĩ thuật đo đạc và thu thập, xử lí, quản lí và hiển thị thông tin Trái Đất đƣợc ứng dụng tin học ở mức cao và đƣợc diễn đạt bởi các thuật ngữ "Geomatics" và "Geoformatics", là lĩnh vực có mối quan hệ hết sức gắn bó với Bản đồ học hiện đại. - Bản đồ học - Địa lí học: + Hai môn khoa học này ra đời trong một cái nôi bản đồ học thời cổ do Eratosphen đặt tên. + Địa lí học nghiên cứu những qui luật phát sinh và phát triển, các mối quan hệ giữa các đối tƣợng và hiện tƣợng địa lí (tự nhiên và kinh tế - xã hội) trong không gian địa lí. Địa lí học cung cấp những tri thức cần thiết về bản chất, sự phân bố và các mối quan hệ tƣơng hỗ của các đối tƣợng, hiện tƣợng địa lí trên lãnh thổ khác nhau, là cơ sở thành lập các bản đồ địa lí. Các khoa học về Trái Đất phát triển đã tạo nên sự phong phú về chủ đề của các bản đồ. + Đến lƣợt mình, Bản đồ học cung cấp cho các nhà Địa lí một phƣơng tiện nghiên cứu đặc biệt - Bản đồ địa lí và phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù - Phƣơng pháp bản đồ. + Nhà địa lí học nổi tiếng Xtrabôn (63TCN- 21SCN) đã nói: “Bản đồ dựa trên kết quả đo đạc. Đó là điều chủ yếu đối với các nhà địa lí, cần phải làm cho anh ta tin vào điều đó”. + K.Ptôlêmê, (90- 168) nhà Địa lí học, Thiên văn học Cổ đại, trong tác phẩm gồm 8 tập Địa lí học đã viết: “Địa lí học là sự thể hiện khoảng cách của tất cả các phần đã biết của Trái Đất trong mối quan hệ của nó . Nó cho chúng ta khả năng nhằm bao quát cả Trái Đất trong một bức tranh cũng như chúng ta có thể bao quát trực tiếp tất cả bầu trời sao quay trên đầu chúng ta”. + Nhà địa lí sử dụng bản đồ nhƣ một phƣơng tiện để nhận thức khoa học và hoạt động thực tế, dùng ngôn ngữ bản đồ và phƣơng pháp bản đồ để nghiên cứu và thể hiện các kết quả nghiên cứu. Chính vì thế, ngôn ngữ bản đồ đã trở thành ngôn ngữ thứ hai của khoa học địa lí. + Các nhà bản đồ không những có kiến thức và kĩ năng bản đồ tốt mà còn phải có những kiến thức địa lí rộng và sâu ở mức cần thiết. + Thành lập bản đồ cần có sự tham gia của các nhà c
Tài liệu liên quan