Báo cáo thí nghiệm Quan trắc chất lượng ở hồ Tiền

• Quan trắc chất lượng nước Hồ Tiền nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số có thể gây ra tác động tới môi trường. • Hồ Tiền nằm trong khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, có diện tích khoảng 4000m2. Hồ Tiền 4 phía tiếp giáp với các công trình cố định cao tầng: Trung tâm ở phía bắc; thư viện Tạ Quang Bửu, nhà D9 ở phía đông; nhà D6, D8 ở phía tây; phía nam giáp trường Xây dựng. Xung quanh hồ có đường rải nhựa, kè bờ 100%.

docx17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thí nghiệm Quan trắc chất lượng ở hồ Tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thí nghiệm Bài 1 Quan trắc chất lượng nước Hồ Tiền Sinh viên: Hoàng Hà Tuyên Lớp: Kỹ thuật môi trường K52 Mở đầu Quan trắc chất lượng nước Hồ Tiền nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số có thể gây ra tác động tới môi trường. Hồ Tiền nằm trong khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, có diện tích khoảng 4000m2. Hồ Tiền 4 phía tiếp giáp với các công trình cố định cao tầng: Trung tâm ở phía bắc; thư viện Tạ Quang Bửu, nhà D9 ở phía đông; nhà D6, D8 ở phía tây; phía nam giáp trường Xây dựng. Xung quanh hồ có đường rải nhựa, kè bờ 100%. Nguồn nước vào hồ chủ yếu là nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước giếng khoan. Không có đường nước ra. Mục đích tiến hành quan trắc Hồ Tiền là để phục vụ mục đích môn học và xem xét chất lượng nước hồ. Vị trí lấy mẫu, thông số phân tích Vị trí lấy mẫu Nhóm thí nghiệm tiến hành quan trắc Hồ Tiền vào ngày 06/10/2010 từ 14-15h. Hiện trạng Hồ Tiền: Trên hồ có 2 cống thoát nước. Nguồn nước vào hồ chủ yếu là nước mưa, nước thải từ thư viện, căng tin, và nguồn nước ngầm qua bơm; không có đường nước ra. Nước hồ tĩnh, nồng độ các chất ô nhiễm hầu như không thay đổi trong thời gian dài. Nói chung là nước hồ tương đối ổn định, đồng nhất ở mọi vị trí. Vì vậy không cần quan trắc lien tục và chỉ cần sử dụng phương pháp lấy mẫu đơn để lấy mẫu. Nước hồ có độ sâu nhỏ nên chỉ cần lấy một mẫu đại diện ở mỗi điểm lấy mẫu. Nhóm thí nghiệm được chia làm 3 nhóm nhỏ theo thứ tự phụ trách lấy mẫu và phân tích mẫu ở 3 vị trí khác nhau trên hồ. Các vị trí được đánh dấu theo sơ đồ: HồTiền Đại học Xây dựng D9 Thư viện Tạ Quang Bửu D8 D6 Trung tâm Việt Đức Trung tâm tiếng Anh Vị trí số 1 Vị trí 1 Vị trí 3 Vị trí 2 Các thông số phân tích Nhận xét về tính chất nước và điều kiện xung quanh Hồ Tiền: Hồ Tiền được sử dụng để điều hòa vi khí hậu cho khu vực xung quanh, nuôi thủy sản. Hồ chỉ có nguồn nước vào gồm nước mưa, nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước giếng khoan. Xung quanh là các giảng đường, trung tâm nghiên cứu, thư viện, căng tin. => nguồn phát thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Từ các nhận xét trên, tham chiếu với bộ quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt QCVN08:2008/BTNMT ta có thể có bộ thông số phân tích sau: Các thông số đo nhanh: pH, DO, nhiệt độ T, SS, độ dẫn, độ muối, độ đục. Các thông số hóa học: BOD5, COD, chất tẩy rửa, tổng P, ammoniac, nitrit, nitrat, coliform Tuy nhiên do thời gian có hạn, và với mục đích của môn học chỉ tiến hành phân tích 2 thông số là COD và SS, tại hiện trường chỉ đo được thông số pH. Lấy mẫu và đo nhanh tại hiện trường Nhân lực Nhóm gồm 4 người: Hoàng Hà Tuyên, Ngô Duy Tuyền, Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hải Yến. Vị trí lấy mẫu: vị trí số 2. Dụng cụ lấy mẫu: Lấy mẫu: xô nhựa buộc vào một sợi dây dài, gáo nhựa. Chứa mẫu: 1 chai nhựa 0,5lit. Phương pháp lấy mẫu Tráng rửa dụng cụ: Đưa xô nhựa ra xa cách bờ 2m, cho nước hồ tràn vào đầy xô thì kéo vào. Nhúng ngập gáo múc nước, khuấy đều nước trong xô, múc nước rót xung quanh miệng xô, rồi bỏ nước đó đi. Lấy mẫu thật tại vị trí đã lấy nước để rửa dụng cụ. Nhanh chóng múc nước ra một gáo nhựa mang đi đo nhanh các thông số đo nhanh hiện trường, cùng lúc dùng gáo khác múc nước hồ vào chai nhựa. Dán nhãn cẩn thận vào chai mẫu. Ghi lại biên bản quan trắc tại hiện trường. Bảo quản mẫu và vận chuyển Mẫu sẽ được mang về phân tích ngay nên không có áp dụng phương pháp bảo quản. Lấy mẫu xong vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm. Phân tích mẫu Hóa chất và dụng cụ Xác định chỉ số COD: Dụng cụ phân tích thể tích: buret, pipet, bình tam giác, ống nghiệm chịu nhiệt. Thiết bị gia nhiệt. Dung dịch phân tích: hỗn hợp H2SO4 đặc + K2Cr2O7 3:1. Dung dịch sắt amoni sunfat 0,025N (FAS). Chất chỉ thị feroin. Dung dịch KHP: dung dịch có COD = 500. Xác định SS: Bình hút chân không. Tủ sấy. Cân phân tích. Giấy lọc. Phễu lọc. Các dụng cụ và hóa chất phân tích phòng thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn. Phân tích COD Phương pháp phân tích: Lượng oxy tham gia phản ứng được xác định gián tiếp bằng phương pháp dùng các chất oxy hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7… ở đây ta dùng bicromat kali K2Cr2O7. Hầu hết các chất hữu cơ đều bị oxy hóa bởi hỗn hợp bicromat kali và axit sunfuric đặc theo phản ứng: Chất hữu cơ + Cr2O72- + H+ = 2Cr3+ + CO2↑ + H2O Lượng Cr2O72- dư được chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn FAS với chất chỉ thị là Feroin. Phản úng oxy hóa được tiến hành ở 150oC trong vòng 2h trong môi trường axit đặc. Tiến hành phân tích: Lấy vào 6 ống nghiệm các hóa chất theo thứ tự như sau: +) 2 ống mẫu trắng: 4ml dung dịch phân tích + 2ml nước cất. +) 2 ống mẫu kiểm soát: 4ml dung dịch phân tích + 2ml dung dịch KHP. +) 2 ống mẫu phân tích: 4ml dung dịch phân tích + 2ml mẫu. Đậy nắp ống nghiệm, lắc đều rồi đun nóng các dung dịch ở 150oC trong 2h. Sau đó để nguội đến nhiệt độ phòng rồi mang chuẩn độ bằng dung dịch FAS với chất chỉ thị feroin. Điểm cuối của quá trình chuẩn độ màu của dung dịch sẽ chuyển từ màu xanh sang đỏ nâu. Nhu cầu oxy hóa học COD được tính theo công thức: COD = A-B.N.8.10002.k , mg/l Trong đó: A – là thể tích dung dịch FAS khi chuẩn độ mẫu trắng, ml. B – là thể tích dung dịch FAS khi chuẩn độ mẫu thử, ml. N – là nồng độ đương lượng của dung dịch FAS, N. 8 – nguyên tử khối của oxy. 2 – thể tích mẫu thử đem phân tích, ml. k – hệ số pha loãng, ở đây k = 1. Phân tích hàm lượng cặn SS Phương pháp phân tích: phương pháp khối lượng, sử dụng cái lọc để xác định lượng cặn lơ lửng. Cách tiến hành: Sấy cái lọc ở 105oC đến khối lượng không đổi, để nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân cái lọc, ghi lại khối lượng m của cái lọc. Lấy 100ml mẫu nước phân tích đem lọc bằng bình hút chân không, phần nước được lọc qua cái lọc vừa mới được cân. Sau đó mang cái lọc đi sấy ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi, để nguội trong bình hút ẩm. Cân cái lọc, ghi lại khối lượng m’ của cái lọc. Tiến hành phân tích: Lấy 3 cái lọc đánh số thứ tự đã được sấy. Dùng 2 cái lọc để lọc mẫu nước phân tích, 1 cái lọc để lọc nước cất làm mẫu trắng. Lượng cặn lơ lửng SS được tính theo công thức: SS = m'-m+b.106V Trong đó: m – là khối lượng cái lọc trước khi lọc cặn, g. m’ – là khối lượng cái lọc sau khi lọc cặn, g. b – hệ số hiệu chỉnh, g. Nếu mẫu trắng có m’-m0 ; ngược lại nếu (m’-m)mẫu trắng>0 thì b <0 và có độ lớn |b|=|m’-m|mẫu trắng. V – thể tích nước lấy phân tích, ml. Kết quả phân tích có sử dụng kết quả của các nhóm khác cùng buổi quan trắc. Kết quả đo nhanh hiện trường: Nhóm Vị trí Nhiệt độ nước oC pH Điều kiện thời tiết 1 1 20 8,10 Trời nắng nhẹ, nhiều gió. 2 2 20 8,10 3 3 20 7,96 Kết quả phân tích COD: Thể tích dung dịch FAS đã sử dụng như sau: Nhóm Mẫu trắng Mẫu QC Mẫu phân tích Số 1 Số 2 TB Số 1 Số 2 TB Số 1 Số 2 TB 1 9,7 9,9 9,8 9,0 9,1 9,05 9,6 9,5 9,55 2 10,2 10,4 10,3 9,2 9,4 9,3 10,1 10,0 10,05 3 9,8 9,9 9,85 8,95 9,1 9,025 9,6 9,7 9,65 Chỉ số COD tính được như sau: Nhóm Vị trí COD Mẫu QC Mẫu PT 1 1 75 22,5 2 2 100 25 3 3 82,5 20 Đồ thị mô tả hàm lượng COD ở Hồ Tiền: Kết quả phân tích SS: Kết quả cân cái lọc như sau: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Mẫu trắng Mẫu PT 1 Mẫu PT 2 Mẫu trắng Mẫu PT 1 Mẫu PT 2 Mẫu trắng Mẫu PT 1 Mẫu PT 2 Mã số cái lọc 6 4 5 8 7 9 3 1 2 Trước khi lọc, g. 0,5073 0,5058 0,5001 0,5002 0,5009 0,5031 0,5014 0,5025 0,5026 Sau khi lọc, g. 0,4943 0,4986 0,4910 0,4955 0,4987 0,5002 0,4969 0,4996 0,5004 Với thể tích nước lấy phân tích V=100ml, giá trị tổng SS ở các vị trí quan trắc như sau: Nhóm Vị trí Mẫu Tổng SS, mg/l Trung bình, mg/l 1 1 4 58 48,5 5 39 2 2 7 25 21,5 9 18 3 3 1 16 19,5 2 23 Đồ thị thể hiện tổng lơ lửng SS ở Hồ Tiền: Nhận xét Căn cứ vào kết quả phân tích COD – SS, căn cứ vào quy định về giới hạn của các thông số chất lượng nước ở Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN08:2008/BTMNT thì nước ở Hồ Tiền đã bị ô nhiễm. Không thể dùng cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, chỉ dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích không yêu cầu chất lượng nước cao. Khuyến nghị Hồ đã bị nhiễm bẩn, do đó cần có biện pháp hạn chế những hoạt động gây ô nhiễm đến hồ như đổ chất thải xuống hồ, vứt rác xuống hồ. Cần có biện pháp duy trì, nâng cao hơn nữa cảnh quan xung quanh hồ để hồ thật sự là nơi điều hòa không khí trong trường, là nơi thư giãn sau những giờ học tập và nghiên cứu và làm việc căng thẳng của sinh viên, cán bộ công nhân viên trong trường. Phụ lục Quy chuẩn Việt Nam QCVN08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt Quy định chung 1.1. Phạm vi áp dụng 1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. 1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. 1.2 Giải thích từ ngữ Nước mặt nói trong Quy chuẩn này là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm… 2. Quy định kỹ thuật Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định tại Bảng 1. Bảng 1 _ Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin+Dieldrin mg/l 0,002 0,004 0,008 0,01 Endrin mg/l 0,01 0,012 0,014 0,02 BHC mg/l 0,05 0,1 0,13 0,015 DDT mg/l 0,001 0,002 0,004 0,005 Endosunfan (Thiodan) mg/l 0,005 0,01 0,01 0,02 Lindan mg/l 0,3 0,35 0,38 0,4 Chlordane mg/l 0,01 0,02 0,02 0,03 Heptachlor mg/l 0,01 0,02 0,02 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ Paration Malation mg/l mg/l 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4 28 Hóa chất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat mg/l mg/l mg/l 100 80 900 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt độ phóng xạ a Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ b Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E. Coli MPN/ 100ml 20 50 100 200 32 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 7500 10000 Chú thích - Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình sử lý theo quy định). - Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có quy định riêng Báo cáo thí nghiệm Bài 2 Quan trắc chất lượng môi trường không khí trên tuyến đường Trần Đại Nghĩa Sinh viên: Hoàng Hà Tuyên Lớp: Kỹ thuật Môi trường K52 Mở đầu Phố Trần Đại Nghĩa là một tuyến phố mới được thành lập từ nửa cuối năm 2007 trên cơ sở cống hóa sông Sét. Với chiều dài khoảng 1,4km, phố Trần Đại Nghĩa bắt đầu từ đường Đại Cồ Việt, đi qua cổng phía đông của trường Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Kinh tế, giao cắt với phố Lê Thanh Nghị, song song với phố Tạ Quang Bửu và Giải Phóng,kết thúc ở cầu Đại La. Dọc theo tuyến phố là 3 trường đại học lớn, cộng với các cơ quan, doanh nghiệp đóng ở 2 bên tuyến đường,trường mầm non, dân cư xung quanh đông đúc nên lưu lượng xe cộ qua lại thường xuyên ở mức cao, thường xuyên xảy ra tắc đường ở ngã tư giao cắt với phố Lê Thanh Nghị và điểm cuối giao với đường Đại La khi vào giờ cao điểm. Dọc theo tuyến phố chủ yếu là các trường đại học,trường mầm non, văn phòng, các điểm dịch vụ ăn uống, giải khát, photocopy, và chợ. Do đó nguồn gây ô nhiễm chủ yếu ở khu vự này là từ hoạt động giao thông. Vì vậy cần tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí trên tuyến đường này để xác định ảnh hưởng của phương tiện giao thông, để có những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường không khí trong khu vực. Sơ đồ của tuyến phố Trần Đại Nghĩa: Đại học Bách khoa KTX Đại học Bách khoa ĐH Xây dựng và khu dân cư Khu dân cư Khu dân cư Khu dân cư Đường Đại Cồ Việt Phố Đại La Phố Tạ QUang Bửu Phố Trần Đại Nghĩa Phố Lê Thanh Nghị Phố Trần Đại Nghĩa Đường Giải Phóng Khu dân cư Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí lấy mẫu và thông số phân tích Vị trí lấy mẫu Nhóm tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí ở Phố Trần Đại Nghĩa vào buổi chiều ngày 20/10/2010 từ 14h00-15h15. Điều kiện thời tiết: trời nắng, ít gió. Nhiệt độ không khí 31oC. Có 3 vị trí lấy mẫu, căn cứ vào điều kiện thời tiết, hướng gió mà có các điểm lấy mẫu như sau: Vị trí 1: điểm nền. Nằm ở ngã ba Đại Cồ Việt – Trần Đại Nghĩa. Vị trí 2: điểm tác động 1. Nằm ở cổng ký túc xá Đại học BK. Vị trí 3: điểm tác động 2. Nằm ở cuối phố Trần Đại Nghĩa, điểm giao với Phố Đại La. Các thông số phân tích Do nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là hoạt động giao thông nên các thông số cần quan trắc gồm có: Bụi CO NO2 SO2 Cacbon đen PAH Xăng Benzen Toluene Tiếng ồn Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian và thiết bị nên ở bài này chỉ tiến hành quan trắc thông số NO2. Lấy mẫu Nhân lực Nhóm phân tích có 6 người: Mai Thị Hiền, Hoàng Kim Tùng, Lã Ngọc Tuấn, Hoàng Hà Tuyên, Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hải Yến. Từng người chịu trách nhiệm công tác như sau: Hoàng Hà Tuyên: xây dựng đường chuẩn ở PTN và phân tích mẫu. Nguyễn Hải Yến: lấy mẫu ở vị trí 1 – điểm nền. Mai Thị Hiền, Lã Ngọc Tuấn: Lấy mẫu ở vị trí 2 – điểm chịu tác động 1. Lưu lượng xe là 3492 xe/giờ. Hoàng Kim Tùng, Lê Thị Thanh Thủy: lấy mẫu ở vị trí 3 – điểm chịu tác động 2. Lưu lượng xe là 4458 xe/giờ. Thiết bị lấy mẫu Sử dụng bơm hút không khí có đồng hồ đo lưu lượng và đếm giờ. Phương pháp lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu chủ động với lưu lượng 1lit/phút trong thời gian 1 giờ. Xử lý mẫu: không khí thu được cho đi qua 10ml dung dịch hấp thụ NO2 . Phương pháp bảo quản, vận chuyển mẫu Mẫu sau khi lấy và xử lý chuyển ngay về phòng thí nghiệm nên không áp dụng các phương pháp bảo quản. Phân tích mẫu Hóa chất và dụng cụ sử dụng Dung dịch NaOH: dung dịch hấp thụ NO2. Dung dịch NO2 chuẩn 1mg/l. Thuốc thử N-(1-naphthyl)-ethylendiamin dihydrochloride (NED dihydrochloride). Bình định mức, pipet. Phân tích hàm lượng khối lượng NO2 Phương pháp phân tích: Trước hết NO2 trong không khí được hấp thụ vào dung dịch NaOH để chuyển thành dạng nitrit: 2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O Hàm lượng NO2- trong dung dịch được xác định thông qua hợp chất azo màu đỏ hồng được tạo thành ở pH=2÷2,5 bằng cách kết hợp sunfanilamide với NED dihydrochloride. Sau đó đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 543nm. Xây dựng đường chuẩn Lấy vào 6 bình định mức 25ml các hóa chất theo thứ tự như sau rồi định mức đến vạch bằng nước cất không có nitrit: Bình số 1 2 3 4 5 6 DD NO2 chuẩn 1mg/l, ml 0 0,5 1 2 5 10 Thuốc thử, ml 1 1 1 1 1 1 Lắc đều các dung dịch, để yên 10 phút rồi đem đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 543nm. Kết quả đo độ hấp thụ quang: Bình số 1 2 3 4 5 6 Lượng NO2, μg 0 0,5 1 2 5 10 Độ hấp thụ quang ABS 0 0,018 0,035 0,074 0,194 0,390 Đường chuẩn: Phương trình đường chuẩn: y=0,039x – 0,003 Trong đó: y – là độ hấp thụ quang ABS x – là lượng NO-2 có trong dung dịch. => lượng NO2 = 2.x Phân tích mẫu Không khí được bơm hút với lưu lượng 1lit/phút trong thời gian 1 giờ. => thể tích không khí chuyển qua dung dịch hấp thụ là 60lit. Quy về điều kiện tiêu chuẩn: Vđkc= 60.(25+273)(31+273) = 58,82 lit Hàm lượng NO2 trong không khí được tính theo công thức: [NO2]= mVđkc.103 , μg/m3 Trong đó: m – là lượng NO2 đo được, m = 2.ABS+0,0030,039 , μg. Tiến hành phân tích dung dịch hấp thụ NO2 từ hiện trường với các bước như xây dựng đường chuẩn, chú ý cần làm giảm pH của dung dịch hấp thụ trước khi phân tích bằng cách nhỏ thêm vào 2 giọt axit HCl. Ta có kết quả đo độ hấp thụ quang ở từng vị trí lấy mẫu như sau: Vị trí lấy mẫu Lưu lượng xe, xe/giờ ABS Hàm lượng NO2 trong không khí, μg/m3 Vị trí 1 - 0,018 18,31 Vị trí 2 3492 0,018 18,31 Vị trí 3 4458 0,023 22,67 Biểu đồ đánh giá chất lượng không khí: Nhận xét Từ kết quả phân tích nhận thấy mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào lưu lượng xe qua lại trên tuyến phố. Ở vị trí 3 do lưu lượng xe là lớn hơn nên hàm lượng NO2 trong không khí là lớn hơn. Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN05-2009/BTNMT thì hàm lượng NO2 ở khu vực tuyến phố Trần Đại Nghĩa vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Khuyến nghị Vì tuyến phố có lưu lượng xe qua lại lớn, vào giờ cao điểm hay xảy ra tắc đường do vậy cần có tổ chức phân luồng hợp lý để hạn chế bớt phần lưu lượng xe qua đây; tăng cường giao thông công cộng để giảm bớt phương tiện cá nhân. Phụ lục QCVN 05 : 2009/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH National technical regulation on ambient air quality 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng 1.1.1. Quy chuẩn này qui định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon monoxit (CO), nitơ oxit (NOX), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 (bụi £ 10mm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh. 1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí. 1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà. 1.2. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.2.1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình giờ được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1. 1.2.2. Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục. 1.2.3. Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm). 1.2.4. Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm. 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được quy định tại Bảng 1. Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (mg/m3) TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm 1 SO2 350 - 125 50 2 CO 30000 10000 5000 - 3 NOx 200 - 100 40 4 O3 180 120 80 - 5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140 6 Bụi £ 10 mm (PM10) - - 150 50 7 Pb - - 1,5 0,5 Ghi chú: Dấu (-) là không quy định
Tài liệu liên quan