Bệnh do môi trường và dinh dưỡng

BỆNH DO MÔI TRƯỜNG Cá sống và phát triển tốt khi yêu cầu sống của cá phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. Nếu môi trường không phù hợp, cá có thểchết, chậm lớn, có khi không sinh trưởng và không sinh sản được. Cá có thểgầy yếu, sức đềkháng của cá giảm sút và bịbệnh do nhiều nguyên nhân vật lý, hóa học gây nên.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh do môi trường và dinh dưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH DO MÔI TRƯỜNG VÀ DINH DƯỠNG I. BỆNH DO MÔI TRƯỜNG Cá sống và phát triển tốt khi yêu cầu sống của cá phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. Nếu môi trường không phù hợp, cá có thể chết, chậm lớn, có khi không sinh trưởng và không sinh sản được. Cá có thể gầy yếu, sức đề kháng của cá giảm sút và bị bệnh do nhiều nguyên nhân vật lý, hóa học gây nên. 1. pH pH nước phải thích hợp cho từng loại cá nuôi. Nếu dưới hoặc trên mức giới hạn cũng làm cho cá chậm lớn hoặc chết. Giới hạn trung bình là từ 5 - 9 và thay đổi từng loại cá nuôi. Thí dụ: cá chép thích hợp với pH: 5,5 - 8,5 tối ưu là 7 - 7,5. 2. Oxygen hòa tan Ngoại trừ một số cá có cơ quan hô hấp phụ như Trê, Lóc, Mùicó thể hô hấp bằng khí trời trong một thời gian ngắn hoặc sống trong nước có lượng oxy hòa tan thấp, những loại cá khác chỉ hô hấp bình thường khi có đủ oxy trong nước và hàm lượng CO2 hòa tan trong nước phải thấp. Lượng oxy hòa tan thấp do nhiều nguyên nhân: - Ao có nhiều chất hữu cơ do thức ăn thừa bị phân hủy. - Ao có quá nhiều khí độc như CH4, NH2, SH2,.. - Có nhiều rong tảo trong ao. - Thực vật thủy sinh ven bờ mọc nhiều làm giảm O2 * Phòng trị: - Bón phân đúng liều lượng. - Vớt bỏ thức ăn thừa của cá. - Mật độ thả cá thích hợp. - Theo dõi tình hình thủy lý hóa trong ao. - Không tháo nước bẩn vào quá 1/3 thể tích nước trong ao. - Cá nổi đầu do thiếu oxy: phải bơm thêm nước mới vào ao. 3. Chất độc Nguyên nhân làm cho cá trúng độc có thể do thực vật độc như thàn mát, xương rồng, nghể thả xuống ao với số lượng lớn. Cá có thể bị trúng độc do nguồn nước bị ô nhiễm như độc chất từ các nhà máy công nghiệp (hóa chất, luyện kim, dệt, xà bông, giấy..) không được xử lí tốt mà cho vào ao nuôi có thể làm cá chết. Một số thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp cũng gây trúng độc đối với cá. * Phòng trị: Nếu dùng nước thải để nuôi cá thì phải biết được thành phần hóa học, số lượng của các chất có trong nước và biết sức chịu được của cá. Xử lý nước thải bằng cách cho lắng trong bể riêng trước khi cho vào ao nuôi. II. BỆNH DO DINH DƯỠNG Cá có thể bị bệnh do nguyên nhân về dinh dưỡng như thiếu thức ăn hoặc suy dinh dưỡng gây ra rối loạn về chuyển hóa vật chất trong cơ thể hoặc đôi khi do thiếu chất, dư chất, khẩu phần ăn vượt quá mức cân bằng. Cá có thể bị mắc một số bệnh về dinh dưỡng như: - Bệnh bướu giáp trạng: do cá bị thiếu iode làm tuyến giáp trạng to ra lan tràn ra các mô chung quanh, phát triển thành khối u, cá bị lồi mắt. * Chữa trị: bổ sung iode vào khẩu phần ăn bằng cách dùng premix cho cá. - Bệnh dinh dưỡng trên mang: do thiếu panthothemic acid, cần cho sự phát triển của hệ thần kinh, chuyển hóa lipid và carbohydrace. Cá bệnh có mang tiết nhiều nhớt, tế bào mang bị thoái hóa, cá ăn kém, sùi bọt và xuất huyết ở da. Nhu cầu panthothenic acid là 30 - 40 mg/kg thức ăn. - Bệnh thoái hóa ở gan: do thức ăn có chứa chất độc làm trung hòa acid của dịch vị, gây nên sự thiếu máu và có sự hình thành giọt mỡ ở ga * Chữa trị: Kiểm tra chất lượng thức ăn của cá. Bệnh do thiếu Triệu chứng Trị bệnh Thiamin (B1) Cá ăn kém, chậm lớn, mất cân bằng, sùi bọt, da bị nhạt màu Bổ sung thêm nhu cầu 20 mg/ kg/ thức ăn/ ngày. Riboflavin (B2) Thủy tinh thể đục, thân sậm màu, xuất huyết da Bổ sung thao nhu cầu 20 mg/ kg/thức ăn / ngày Pyridoxin (B6) Rối loạn thần kinh, lồi mắt, bị kích thích Bổ sung thao nhu cầu 20 mg/ kg/thức ăn / ngày B12 Hemoglobin thấp, hồng cầu dễ vỡ, cá chậm lớn. Bổ sung theo nhu cầu 0,02 mg/ kg/ thức ăn hàng ngày Inositol Dạ dày sưng to, khí lưu thông tăng, da bị thương tổn, cá chậm lớn. Bổ sung theo nhu cầu 100 mg/ kg/ thức ăn/ ngày. Biotin Cá ăn kém, hồng cầu dễ vỡ. Bổ sung theo nhu cầu 0,1 mg/ kg/ thức ăn/ ngày Nicotinic acid (PP) Dạ dày bị phù Bổ sung theo nhu cầu Vitamin A Cá bị lồi mắt, thận xuất huyết Bổ sung theo nhu cầu 5000 UI/ kg thức ăn/ ngày Vitamin E Hồng cầu dễ vỡ, cá chậm lớn Bổ sung theo nhu cầu 50UI/ kg thức ăn/ ngày. Theo Bài giảng BỆNH CÁ-Th.S Trần Trọng Chơn
Tài liệu liên quan