Cải tiến công tác ở ngành công nghiệp hóa chất

Vào thập kỷ 90 và bước vào Thế kỷ 21, ngành công nghiệp hóa chất đang phải đối mặt với nhiều thử thách. Công chúng đang mất dần tin tưởng vào ngành công nghiệp này. Yêu cầu về các quy định với những điều khoản bắt buộc thi hành đang trở nên ngày càng cấp bách. Trong nội bộ ngành công nghiệp hóa chất đang hình thành 1 quan niệm rằng, những cam kết chất lượng mới là tối cần thiết để có 1 vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

doc15 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải tiến công tác ở ngành công nghiệp hóa chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cải tiến công tác ở ngành công nghiệp hóa chất 14 bước để ngăn ngừa ô nhiễm 3/1992 Hiệp hội các nhà sản xuất hóa học (CMA) 2501 MSt.N.W Washington DC 20037 (202) 887-1100 Chú ý: Tập sách này miêu tả các phương pháp lý thuyết và thực tế mà ngành công nghiệp hóa chất đang sử dụng nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Chúng tôi đặc biệt tập trung vào hệ thống giảm tạo phế thải và giảm hóa chất rò rỉ. Ðối tượng độc giả của tài liệu này bao gồm những người hoạt động trong các ngành kỹ thuật muốn tìm hiêủ thêm về Chương trình Phong chống ô nhiễm của CMA và sự liên hệ của nó với chương trình "Responsible Care Initiative". Tài liệu này không thể phân tích toàn bộ những chính sách, pháp luật cụ thể hoặc các vấn đề kỹ thuật có thể phát sinh khi triển khai chương trình phòng chống ô nhiễm. Mỗi công ty cần tham khảo ý kiến của cố vấn luật riêng của mình về vấn đề này. Tài liệu này có thể sao chép và phân phối tự do nhưng đã được bảo vệ bản quyền. Hiệp hội sản xuất hóa chất (CMA), chủ bản quyền, cấp giấy phép tái bản và phân phối tài liệu này cho những trường hợp sau mà không cần trả tiền bản quyền. 1.     Tài liệu có thể được tái bản, sao chép nhưng không được sửa đổi. Các ấn phẩm tái bản được khuyến khích in trên giấy tái chế. 1.     Tất cả các bản copy tài liệu này đều phải có trang bìa với những ghi chú về bản quyền của CMA. 2.     Không ai được phép bán các bản sao tài liệu này theo giấy phép bản quyền, trừ CMA. Lời giới thiệu Vào thập kỷ 90 và bước vào Thế kỷ 21, ngành công nghiệp hóa chất đang phải đối mặt với nhiều thử thách. Công chúng đang mất dần tin tưởng vào ngành công nghiệp này. Yêu cầu về các quy định với những điều khoản bắt buộc thi hành đang trở nên ngày càng cấp bách. Trong nội bộ ngành công nghiệp hóa chất đang hình thành 1 quan niệm rằng, những cam kết chất lượng mới là tối cần thiết để có 1 vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Trước những vấn đề nói trên, ngành công nghiệp hóa chất đang tự cam kết với chính mình để cải thiện các hoạt động nhằm đạt mục tiêu tiếp tục cải thiện tình trạng sức khoẻ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Ngành công nghiệp đang phải trực tiếp giải quyết những mối quan tâm, lo ngại của quần chúng. Năm 1988, ngành công nghiệp hóa chất đã ban hành 1 chương trình cải cách mới mang tên "Responsible Care". Chương trình này được xây dựng nhằm giúp các công ty đáp lại những mối quan ngại của quần chúng về sức khoẻ, an toàn lao động và chất lượng môi trường. Chương trình "Responsible Care" hoan nghênh ý kiến đóng góp và sự tham gia hỗ trợ của quần chúng. Tài liệu này miêu tả cuộc cách mạng thầm lặng mà ngành công nghiệp hóa chất đang tiến hành trong các hoạt động của mình để cải tiến công tác. Trước hết, chúng tôi bàn về những nỗ lực cụ thể nhằm giảm tác dụng của các hoạt động công nghiệp đối với môi trường, với các công nhân và với quần chúng. Triển khai các cơ hội để ngăn ngừa ô nhiễm Khi triển khai các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm, ngành công nghiệp hóa chất phải đối mặt với nhiều thử thách. Trong chương này, chúng tôi xin miêu tả một số trong những thử thách đó. Thay đổi tình hình doanh nghiệp "Responsible Care" là một bước chuyển biến quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp hóa chất. Trước đây, giống như tất cả các ngành khác, ngành công nghiệp hóa chất chỉ tập trung vào những tiêu chuẩn cốt yếu về lợi nhuận. Hiện nay, trong khi vẫn chú ý đến việc sản xuất ra sản phẩm và kiếm lãi, thì phương thức hoạt động của doanh nghiệp cũng quan trọng như mục tiêu lợi nhuận trước kia. Ðối với một số công ty thì đây là một sự thay đổi lớn về triển vọng của công ty. Ðối với một số khác, đây chỉ là 1 sự điều chỉnh nhỏ trong những chính sách của doanh nghiệp. "Responsible Care" mang lại cho các công ty 1 cơ sở hữu ích để giúp họ tiến hành những thay đổi đó. Thử thách đối với các cán bộ, công nhân khi thực hiện chương trình này Ðể thực hiện thành công mục tiêu phòng chống ô nhiễm, đòi hỏi mọi thành viên bao gồm các nhà sản xuất, nhà nghiên cứu, những người lập kế hoạch, và các nhân viên phải lựa chọn quan điểm về phòng chống ô nhiễm. Phần lớn các dự án về cắt giảm ô nhiễm đều khởi đầu từ những hoạt động hàng ngày như: khoá các vòi nước chảy liên tục, tái chế nhựa và giấy, triển khải quy trình sản xuất trong điều kiện tối ưu hơn và thực hiện công tác bảo dưỡng duy tu máy móc thiết bị. Những người đã lựa chọn ngăn ngừa ô nhiễm sẽ có thể đóng góp phần quan trọng, thông qua những công việc của chính mình. Giáo dục, nâng cao nhận thức về mục tiêu và khuyến khích bảo vệ môi trường đều là những khái niệm dễ nói hơn là thực hiện. Một khẩu hiệu được mọi người thường dùng trong thời đại "hướng về môi trường " của chúng ta hiện này là "toàn thế giới suy nghĩ nhưng chỉ vài địa phương hành động". Một mình ngành công nghiệp không thể đạt được những mục tiêu phòng chống ô nhiễm mà cần có sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội. Chẳng hạn như, những người làm công tác quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng. Thử thách đối với những nhà quản lý trong việc thực hiện cắt giảm nguồn gây ô nhiễm Những nhà quản lý nếu quan tâm đẩy mạnh các dự án cắt giảm nguồn ô nhiễm sẽ giúp ngành công nghiệp bằng cách xem xét kỹ lưỡng những quy định về môi trường và loại bỏ những rào cản không cần thiết. Ví dụ như, 1 phương pháp truyền thống dùng để đánh giá và xem xét cấp phép cho 1 dự án là phương pháp dựa trên cơ sở đánh giá công nghệ. Ðể có thể giảm nguồn chất thải ô nhiễm, nhiều dự án yêu cầu thay đổi quy trình hơn là lắp đặt bổ sung các thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Theo những người đã từng xin cấp phép cho các dự án chiến lược nhằm cắt giảm nguồn gây ô nhiễm (vốn thường đòi hỏi sự thay đổi quy trình công nghệ ), thủ tục cấp giấp phép thường làm chậm tiến độ công việc của họ hoặc cản trở cho việc thực hiện dự án. Nếu 1 nhà máy có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt động mà việc xin giấy phép cho dự án cắt giảm nguồn chất thải quá khó khăn, thì nhà máy đó có thể sẽ không ngại khi đề xuất những dự án của mình. Theo chương trình "Responsible Care", ngành công nghiệp hóa chất luôn ủng hộ mục tiêu cắt giảm nguồn chất thải gây ô nhiễm, dài hạn, bao gồm cả việc giảm khối lượng phát thải lẫn giảm số lượng hợp chất thải ra môi trường. Ðáp ứng nhu cầu thị trường với xu hướng giảm nguồn chất thải gây ô nhiễm Các doanh nghiệp Mỹ đang cạnh tranh ngày càng mạnh trên thị trường thế giới. Sự thành công trong cuộc cạnh tranh này trực tiếp ảnh hưởng đến sức mạnh của nên kinh tế. Ngành sản xuất của Mỹ đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và là 1 trong số ít ngành thực sự mang lại sự thịnh vượng cho đất nước. Hơn nữa, ngành công nghiệp sản xuất ở Mỹ là nguồn chủ yếu của những tiến bộ công nghệ, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện điều kiện xã hội. Ví dụ như, ngành sản xuất hóa chất đã sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho cả thị trường trong và ngoài nước. Ðược coi là 1 ngành công nghiệp cơ bản, ngành này đã tạo ra những sản phẩm đóng vai trò những yếu tố thiết yếu trong các ngành sản xuất các sản phẩm phẩm như sản phẩm dệt, dược phẩm, ô tô... Ngành sản xuất công nghiệp cũng là ngành chịu sự cạnh tranh mạnh từ nước ngoài. Ngành sản xuất của Mỹ phải chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh với những đối thủ nước ngoài thì mới nâng cao được chất lượng cuộc sống. Vài trò không thể thay thế của các hóa chất trong các quy trình sản xuất hiện đại đã biến ngành công nghiệp hóa chất trở thành tối quan trọng trong nên kinh tế cạnh tranh quốc tế của Mỹ. Từ năm 1980, ngành công nghiệp hóa chất Mỹ đã mang lại 139 tỷ USD thặng dư thương mại, giúp Mỹ duy trì cán cân thương mại. Các công ty hóa chất đang tích cực tìm kiếm những phương pháp để giảm lượng hóa chất rò rỉ trong khi vẫn tiếp tục cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các quy định, yêu cầu mang tính kiểm soát đang cản trở những công ty này đạt được những mục tiêu đó. Các mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi ngành công nghiệp tiến hành những thay đổi linh hoạt. Sự linh hoạt này kết hợp với sự góp sức của các nhà quản lý cũng như toàn thể cộng đồng sẽ giúp ngành công nghiệp hóa chất đương đầu với những thử thách trong tương lai. Ngành công nghiệp hóa chất tin tưởng chắc chắn rằng việc sớm cắt giảm những nguồn phế thải gây ô nhiễm sẽ làm lợi cho xã hội, giải quyết được mối lo ngại của quần chúng và giảm những nguy cơ do các chất gây ô nhiễm gây ra. Một thách thức đổi với toàn xã hội, ngành công nghiệp, chính phủ và các công dân là làm sao để tạo ra môi trường kinh tế trong đó, các nhà sản xuất của Mỹ có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình, tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế nhưng đồng thời vẫn cải thiện được chất lượng môi trường. Trong tài liệu này, chúng tôi miêu tả khái quát cách thức mà nền công nghiệp hóa chất sử dụng để đương đầu với thử thách này, bao gồm cả những cam kết chung về ngăn ngừa ô nhiễm. Nếu độc giả muốn tìm hiểu thêm thông tin về chương trình "Responsible Care", xin vui lòng quay số của CMA: 1-800-624-4321. "Responsible Care" - Cơ sở để cải tiến công tác môi trường Vụ rò rỉ hóa chất ở Bhopal, ấn Ðộ vào năm 1984 đã càng thúc giục ngành công nghiệp hóa chất phải tăng cường kiểm tra những hoạt động của mình và nỗ lực hơn để cải tiến công tác 1 cách toàn diện. Từ năm 1986 đến năm 1989, nhiều thành viên của hiệp hội các nhà sản xuất hóa chất (CMA) đã phát triển những chương trình tự nguyện. Năm 1988, ngành công nghiệp hóa chất Mỹ đã chính thức lựa chọn "Responsible Care". Nhiều nguyên tắc của chương trình này xuất phát từ một chương trình tương tự do ngành công nghiệp hóa chất Canada bắt đầu triển khai từ năm 1984. "Responsible Care" trở thành chương trình bắt buộc đối với các thành viên thuộc CMA. Theo "Responsible Care", ngành công nghiệp hóa chất cam kết cải tiến các hoạt động của mình để cải thiện tình hình sức khoẻ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường và đồng thời phải thực hiện những cam kết của mình bằng những hành động cụ thể. Ðể thực hiện lời cam kết đó, giám đốc điều hành của các công ty thành viên CMA đã xây dựng 1 chương trình hành động gồm 6 yếu tố chính. Mỗi yếu tố nêu lên 1 mặt của chương trình nhằm đảm bảo sự thành công của "Responsible Care": 6 yếu tố đó là:��������������� + Các nguyên tắc chỉ đạo ������������������������������������� + Nghĩa vụ của các thành viên ������������������������������������� + Các nguyên tắc quản lý ������������������������������������� + Cơ quan tư vấn nhân dân ������������������������������������� + Công tác tự đánh giá ������������������������������������� + Ðội ngũ các nhà quản lý và điều hành Những nguyên tắc chỉ đạo của "Responsible Care" Với tư cách là một thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất hóa chất, công ty chúng tôi cam kết sẽ không ngừng nỗ lực trong việc cải tiến công tác quản lý hóa chất của mình. Chúng tôi xin cam kết sẽ điều hành doanh nghiệp trên cơ sở những nguyên tắc sau: ã         Xem xét và trả lời ý kiến của quần chúng về các hóa chất và các hoạt động của chúng tôi. ã         Phát triển và sản xuất các hóa chất an toàn trong sản xuất, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy về các sản phẩm và quy trình mới cũng như những sản phẩm và quy trình đang sử dụng. ã         Kịp thời báo cáo với các quan chức có trách nhiệm, các cán bộ, công nhân viên, các khách hàng và toàn thể công luận về những nguy cơ cho sức khoẻ hoặc môi trường liên quan đến các hóa chất và đề xuất các biện pháp bảo vệ. ã         Hướng dẫn tỉ mỉ cho khách hàng về cách thức sử dụng, vận chuyển và tiêu hủy các sản phẩm hóa chất 1 cách an toàn. ã         Tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp mình với cách thức sao cho có thể bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ và sự an toàn cho cán bộ, công nhân và toàn thể nhân dân. ã         Nâng cao hiểu biết về ảnh hưởng của các sản phẩm, quy trình và phế thải của mình đối với sức khoẻ, sự an toàn và với môi trường thông qua việc tiến hành hoặc hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học. ã         Phối hợp hành động để giải quyết những vấn đề phát sinh khi vận chuyển, tiêu hủy các chất độc hại. ã         Phối hợp với chính quyền và các cơ quan hữu trách khác trong việc thiết lập các tiêu chuẩn, quy định và pháp luật nhằm bảo vệ cộng đồng, nơi sản xuất và bảo vệ môi trường. ã         Phát triển các nguyên tăc hoạt động của "Responsible Care" bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm và hỗ trợ cho những doanh nghiệp khác trong việc sản xuất, vận chuyển, sử dụng hoặc tiêu hủy các chất hóa học. Các nguyên tắc chỉ đạo - Nghĩa vụ của các thành viên Ðể xây dựng 1 nền móng vững chắc cho "Responsible Care", các nhà điều hành và quản lý thuộc CMA đã soạn thảo và ký kết 10 nguyên tắc chỉ đạo giúp cải tiến hoạt động của ngành công nghiệp này. Họ đã kiểm định sự cần thiết phải tuân theo những nguyên tắc chỉ đạo này bằng cách sửa đổi lại quy chế của CMA, buộc các công ty phải triệt để tôn trọng những nguyên tắc này như một Nghĩa vụ bắt buộc của các thành viên CMA. Ðiều kiện này cho thấy ngành công nghiệp hóa chất đã rất nghiêm túc thực hiện "Responsible Care". 10 nguyên tắc chỉ đạo này xác lập 1 thoả thuận ngầm giữa các công ty thành viên CMA với quần chúng, tạo cơ sở cho hoạt động của họ tại Mỹ. Các thành viên CMA phải triệt để tuân theo 10 nguyên tắc chỉ đạo của "Responsible Care" như 1 nghĩa vụ bắt buộc. Ðiều kiện này cho thấy ngành công nghiệp hóa chất đã rất nghiêm túc thực hiện các mục tiêu của "Responsible Care". Các nguyên tắc quản lý Các nguyên tắc quản lý tạo cơ sở cho ngành công nghiệp để thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo nói trên. Chúng vạch ra những phương pháp thích hợp có thể chấp nhận được trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của ngành công nghiệp nhằm cải thiện sức khoẻ, an toàn và bảo vệ môi trường. Hiện nay, "Responsible Care" bao gồm 6 hệ thống quản lý - Mỗi hệ thống chịu trách nhiệm về một lĩnh vực hoạt động cụ thể của ngành công nghiệp, với những hướng dẫn thực chi tiết. Các hệ thống quản lý 1.     Nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng và trả lời trong trường hợp khẩn cấp (CAER) - Xác định và trả lời những mối quan tâm lo ngại của cộng đồng. 2.     Ngăn ngừa ô nhiễm, tạo ra 1 cơ sở hệ thống để giảm bớt và quản lý chất thải và hóa chất rò rỉ. 3.     Quy trình an toàn - Ðảm bảo sự an toàn trong các hoạt động của nhà máy. 4.     Phân phối - Cung cấp 1 hệ thống phân phối, vận chuyển các hóa chất. 5.     Sức khoẻ và sự an toàn của công nhân - đảm bảo sự an toàn ở nơi làm việc. 6.     Hướng dẫn sử dụng sản phẩm - bảo đảm các sản phẩm của nhà máy được sử dụng hợp lý trên thị trường. Ban tư vấn cộng đồng Chương trình "Responsible Care" của CMA luôn tiếp nhận những ý kiến đóng góp của quần chúng. Một bên thứ ba sẽ tập hợp những ý kiến độc lập và rất đa dạng của quần chúng về hoạt động của ngành công nghiệp và báo cáo lên CMA. Uỷ ban tưvấn cộng đồng tập hợp những ý kiến chính trên toàn quốc, của mọi thành phần bao gồm bác sĩ, nông dân, nhà đạo đức, nhà môi trường học và lãnh đạo hiệp hội các nữ cử tri. Uỷ ban tư vấn cộng đồng trực tiếp góp phần vào sự phát triển của Responsible Care thông qua việc xem xét và đánh giá công tác quản lý. Ban tư vấn cộng đồng hoạt động như 1 ban chỉ đạo trong suốt quá trình đánh giá xem liệu những công tác này có thực sự giải quyết được những mối lo ngại của quần chúng hay không? Tự đánh giá của mỗi thành viên Bất kỳ chương trình nào cũng cần có công tác đánh giá những tiến bộ trong công tác của mình. "Responsible Care" yêu cầu mỗi công ty thành viên phải có báo cáo hàng năm về mỗi một lĩnh vực quản lý. Bản mẫu tự đánh giá đã cung cấp 1 công cụ quản lý nội bộ cho CMA và các công ty thành viên để tự đánh giá những tiến bộ của mình. Tổ chức các nhà quản lý và điều hành Các nhà điều hành và quản lý cấp cao của các công ty thành viên CMA đều khẳng định rằng, họ cần phải có cam kết ở cấp cao nhất đồng thời cần hỗ trợ những điều kiện cần thiết để đảm bảo sự thành công của Responsible Care. Họ đã phát triển những tổ chức khu vực, mang tên "Tổ chức các nhà điều hành quản lý ", tạo điều kiện cho các công ty chia sẻ kinh nghiệm và những tiến bộ trong quá trình thực hiện Responsible Care. Các cuộc họp khu vực thường kỳ cho phép các nhà điều hành cấp cáo nhất của công ty có dịp gặp các đồng nghiệp của mình để thảo luận về các hoạt động triển khai chương trình "Responsible Care" ở phạm vi doanh nghiệp. Thông qua Tổ chức các nhà quản lý và điều hành, lãnh đạo các công ty có cơ sở để giám sát việc thực hiện cam kết "Responsible Care" của toàn ngành công nghiệp và để theo dõi những tiến bộ của toàn ngành trong việc cải tiến công tác. Theo "Responsible Care", ngành công nghiệp hóa chất cam kết trong nội bộ ngành về việc thực hiện những cải tiến trong công tác và thực hiện mục tiêu ưu tiên. Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm Vạch ra những định hướng mới theo tinh thần của Responsible Care. Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm được xây dựng nhằm cải thiện những nỗ lực của ngành công nghiệp trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường thông qua giảm lượng phát thải và lượng chất rò rỉ. Hệ thống này kết hợp và đồng thời mở rộng thêm 4 chương trình hiện nay của CMA. Hệ thống này đặt ra 3 mục tiêu lâu dài như sau 1.     Giảm khối lượng các chất gây ô nhiễm thải vào đất, nước và không khí. 1.     Tiếp tục giảm lượng chất thải phát sinh ở các nhà máy 2.     Quản lý lượng chất thải và chất rò rỉ còn lại sao cho có thể bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Một vấn đề rất quan trọng đối với hệ thống này là định nghĩa thuật ngữ "chất thải ". Trên cơ sở tham khảo tài liệu của Ban tư vấn cộng đồng, CMA đã lựa chọn 1 định nghĩa rộng về chất thải: Chất thải bao gồm tất cả các loại vật liệu thừa hoặc đổ bỏ ở dạng thể khí, lỏng hoặc rắn của 1 nhà máy, kể cả các loại độc hại và các loại không độc hại mà không được tiếp tục sử dụng trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ, và bản thân chúng không phải là sản phẩm hàng hóa. Hệ thống này cũng chú trọng đến việc đấu thầu đổ bỏ chất thải nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm và các môi trường ở các bải phế liệu. Các công ty thành viên của CMA đều thừa nhận rằng để có thể tiếp tục giảm được lượng phát thải trong một thời gian dài cần có những cam kết và sự đóng góp sức người sức của. Thông qua hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm, các công ty này đã vạch ra một phương hướng mới nhằm giảm nguồn chất thải gây ô nhiễm. Hệ thông ngăn ngừa ô nhiễm - Cơ sơ cho những tiến bộ Với 14 nguyên tắc quản lý, hệ thống này tạo ra một cơ sở vững chắc để giảm lượng chất thải và rò rỉ hóa chất vào môi trường đồng thời đến quản lý các nguyên vật liệu dư thừa. Nguyên tắc 1: Giao trách nhiệm tới từng doanh nghiệp Cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp sẽ đưa ra một cam kết rõ ràng thông qua các chính sách, phương tiện và các nguồn lực để tiếp tục giảm lượng phát thải vào đất, nước, không khí của từng bộ phận của doanh nghiệp mình. Cam kết quản lý là nền tảng cho toàn bộ chương trình "Responsible Care", cũng như chương trình giảm chất thải ô nhiễm của nó. Việc thực hiện chương trình này của các công ty rất khác nhau, từ những cam kết bằng lời không chính thức đến những chính sách được soạn thảo kỹ lưỡng. Mỗi công ty và/hoặc đơn vị cần phải xác định cách thức tốt nhất để đạt được những thay đổi căn bản trong hoạt động cuả doanh nghiệp mình và phải xác định thái độ phù hợp với "Responsible Care" và với những hệ thống liên quan. Nguyên tắc 2: Danh mục kê khai các chất thải và các hóa chất rò rỉ Mỗi nhà máy cần có một danh mục kê khai các chất thải được tạo ra hoặc rò rỉ vào đất, nước, không khí với số lượng được xác định chính xác hoặc ước tính. Việc lập ra một bản danh mục này là rất cần thiết để xác định, nắm bắt được những cơ hội có thể cắt giảm được lượng phát thải. Theo điều luật về các kế hoạch khẩn cấp và Quyền được biết của cộng đồng (EPCRA, còn gọi là SARA Title III) ban hành vào năm 1986, nhiều công ty thuộc CMA có nhiệm vụ báo cáo về lượng hóa chất rò rỉ ở nhà máy của mình. Phần lớn các công ty này sẽ sử dụng các danh mục SARA nói trên làm cơ sở cho danh mục theo yêu cầu của hệ thống này. Hệ thống Ngăn ngừa ô nhiễm khuyến khích các công ty tự đánh giá những danh mục của mình và mở rộng chúng với mọ