Câu hỏi ôn tập thi vấn đáp môn học thanh toán quốc tế

1. Trình bày khái niệm vềthanh toán quốc tế. Sựkhác nhau giữa thanh toán quốc tếvà thanh toán quốc nội là gì? 2. Phân tích những yếu tốcấu thành của cơchếthanh toán quốc tế? 3. Phân tích đặc điểm hoạt động thanh toán quốc tế? 4. Phân tích vai trò của thanh toán quốc tếtrong nền kinh tếquốc dân. 5. Phân biệt tiền tệthếgiới và tiền tệquốc gia? 6. Phân biệt sựgiống nhau và khác nhau giữa các loại tiền tệ: tiền tệtự do chuyển đổi, tiền tệchuyển khoản, tiền tệclearing

pdf14 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 3353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập thi vấn đáp môn học thanh toán quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CÂU HỎI ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Trình bày khái niệm về thanh toán quốc tế. Sự khác nhau giữa thanh toán quốc tế và thanh toán quốc nội là gì? 2. Phân tích những yếu tố cấu thành của cơ chế thanh toán quốc tế? 3. Phân tích đặc điểm hoạt động thanh toán quốc tế? 4. Phân tích vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế quốc dân. 5. Phân biệt tiền tệ thế giới và tiền tệ quốc gia? 6. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các loại tiền tệ: tiền tệ tự do chuyển đổi, tiền tệ chuyển khoản, tiền tệ clearing 7. Khi đàm phán ký hợp đồng xuất khNu, người xuất khNu thường chọn loại tiền tệ nào? Phân tích tại sao? 8. Có thể dùng vàng để thay ngoại tệ làm phương tiện tính giá không? Tại sao? 9. Phân biệt các loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế, cho ví dụ minh họa. 10. Thế nào là đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán? Cách quy định đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế? 11. Điều kiện đảm bảo hối đoái trong hợp đồng mua bán quốc tế là gì? Tại sao trong hợp đồng mua bán quốc tế cần thiết phải quy định điều kiện đảm bảo hối đoái? 12. Các cách đảm bảo hối đoái? Ưu nhược điểm của các loại đảm bảo hối đoái này? Trong điều kiện hiện nay nên sử dụng điều kiện đảm bảo hối đoái nào? 13. Điều kiện thời gian thanh toán là gì? Có mấy cách quy định về điều kiện thời gian thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế? 2 14. Điều kiện phương thức thanh toán là gì? Căn cứ phân loại phương thức thanh toán? 15. Ngân hàng là người trả tiền cho người xuất khNu trong những phương thức thanh toán nào? 16. Phân biệt người trả tiền trong các phương thức thanh toán sau: Chuyển tiền, Ghi sổ, Nhờ thu, Bảo lãnh (L/G), Tín dụng chứng từ (L/C) 17. Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào đảm bảo quyền lợi hơn cho người xuất khNu? 18. Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào đảm bảo quyền lợi hơn cho người nhập khNu? 19. Điều kiện thời gian thanh toán nào là phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng EXW, FAS, FCA? 20. Điều kiện thời gian thanh toán nào là phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CIF? 21. Điều kiện nào sử dụng tập quán quốc tế quy định trong hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam? CHƯƠNG II CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 1. Ngoại hối là gì? Các loại ngoại hối theo Pháp lệnh Ngoại hối Việt nam 2005? Tại sao phải quản lý ngoại hối? 2. Tiền Việt Nam trong những điều kiện nào được coi là ngoại hối? 3. Theo pháp lệnh ngoại hối 2005 của Việt Nam, những nguyên tắc quản lý ngoại hối trong các giao dịch vãng lai là gì? 4. Theo pháp lệnh ngoại hối 2005 của Việt Nam, những nguyên tắc quản lý ngoại hối trong các giao dịch vốn là gì? 5. Những chính sách và biện pháp tác động đến cung và cầu ngoại hối trên thị trường ngoại hối? 3 6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung ngoại hối? Cho ví dụ minh họa tại Việt Nam? 7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu ngoại hối? Cho ví dụ minh họa tại Việt Nam? 8. Nêu các biện pháp tác động đến cung ngoại hối trên thị trường? Cho ví dụ tại Việt Nam? 9. Nêu các biện pháp tác động đến cầu ngoại hối trên thị trường? Cho ví dụ tại Việt Nam? CHƯƠNG III NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái có ý nghĩa như thế nào trong thanh toán quốc tế? 2. Nêu các phương pháp yết giá và ý nghĩa của chúng. So sánh sự khác biệt giữa các phương pháp đó? 3. Các loại tỷ giá hối đoái? 4. Trình bày phương pháp tính chéo tỷ giá và cho ví dụ minh họa? 5. Hiện nay cơ chế tỉ giá của Việt Nam được điều hành như thế nào? 6. Phân biệt tỉ giá chính thức và tỉ giá thị trường chợ đen? Có nên để hai tỉ giá này cùng tồn tại song song không? Liên hệ với Việt Nam? 7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá hối đoái USD/VND. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam 8. Nêu các biện pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái hiện nay tại Việt Nam? Phân tích tác động của các biện pháp đó? 9. Phá giá tiền tệ là gì? Khi nào thì chính phủ thực hiện phá giá tiền tệ? Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nền kinh tế? 10. Phân tích tác động của việc phá giá đối với ổn định kinh tế vĩ mô? Việt Nam có nên phá giá tiền tệ hay không? 11. Nâng giá tiền tệ là gì? Khi nào thì chính phủ thực hiện nâng giá tiền tệ? Tác dụng của nâng giá tiền tệ đối với nền kinh tế? 4 12. Phân biệt tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn 13. So sánh sự khác biệt về mục đích sử dụng, tỷ giá áp dụng và thời điểm chuyển giao ngoại tệ giữa hai loại hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn ngoại hối? 14. Ở Việt Nam, những loại tỷ giá hối đoái nào được sử dụng trong thanh toán quốc tế? 15. Việc sử dụng ngoại tệ (USD, EUR) trong thanh toán quốc tế có thể gây ra những rủi ro gì cho các doanh nghiệp xuất nhập khNu tại Việt Nam? Nêu một số biện pháp có thể phòng ngừa? 16. Nêu các rủi ro trong thanh toán quốc tế mà các Ngân hàng thương mại Việt nam có thể gặp phải trong thực tế? 17. Việt Nam áp dụng phương pháp yết giá ngoại tệ nào? Có khác với Trung Quốc, Nga, Mỹ và Anh không? 18. Tại New York, tỷ giá USD/VND = 20,565/75 và 20,6575/85 là tăng lên hay giảm xuống? 19. Tại Việt Nam, công bố tỷ giá GBP/VND = 23.450/23.550 là đúng hay sai ? 20. Lãi suất để tính tỷ giá séc du lịch là lãi suất đi vay hay lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, là lãi suất ngoại tệ hay nội tệ? 21. Lãi suất để tính tỷ giá hối phiếu ngân hàng là lãi suất nào, lãi suất ngoại tệ hay nội tệ? 22. Ngày giao nhận và thanh toán ngoại tệ là ngày nào, nếu tỷ giá kỳ hạn 30 ngày USD/VND là ngày 01-01-2010? 23. Tỷ giá giao ngay ở Hà nội USD/VND là 20.000, tỷ giá kỳ hạn 3 tháng USD/VND là 20.500. Nếu 3 tháng tới, tỷ giá giao ngay USD/VND giảm còn 20.000, anh (chị) là nhà xuất nhập khNu nên tiến hành giao dịch loại nào thì có lợi? 24. Doanh nghiệp xuất nhập khNu sử dụng quyền chọn mua ngoại tệ trong những trường hợp nào? Cho ví dụ minh họa 25. Doanh nghiệp xuất nhập khNu sử dụng quyền chọn bán ngoại tệ trong những trường hợp nào? Cho ví dụ minh họa 5 CHƯƠNG V HỐI PHIẾU 1. Hối phiếu là gì? Trình bày các đặc điểm của hối phiếu. 2. Hối phiếu được tạo lập như thế nào? Trình bày nội dung cơ bản của một hối phiếu theo Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005. 3. Phân biệt hối phiếu (hối phiếu đòi nợ) và kỳ phiếu (hối phiếu nhận nợ). 4. Phân biệt hối phiếu thương mại và hối phiếu ngân hàng? 5. Quyền và nghĩa vụ của người ký phát hối phiếu đòi nợ theo Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005? 6. Quyền và nghĩa vụ của người bị ký phát hối phiếu đòi nợ phiếu theo Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005? 7. Một số nước nào áp dụng luật ULB 1930 mà anh chị biết. 8. Quy định về nghiệp vụ chấp nhận theo ULB 1930/Luật CCCNVN 2005? Ai phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu đối với từng phương thức thanh toán theo ULB 1930/ Luật CCCNVN 9. Quy định về nghiệp vụ ký hậu theo ULB 1930/Luật CCCNVN2005? 10. So sánh một số quy định về hình thức và nội dung của hối phiếu theo ULB 1930 và BEA 1882. 11. Các quy định về nghiệp vụ ký hậu theo Luật Công cụ chuyển nhượng VN2005? Ai được quyền ký hậu chuyển nhượng đầu tiên trên hối phiếu? 12. Những cách ghi kỳ hạn hối phiếu nào là phù hợp với Luật ULB 1930? 13. Theo ULB 1930, trường hợp nào thì cho phép ghi tỷ suất lợi tức bên cạnh số tiền của hối phiếu? Trường hợp nào thì không? 14. Theo Luật Công Cụ Chuyển Nhượng VN 2005, nếu hối phiếu không ghi địa chỉ tạo lập thì xác định địa chỉ tạo lập bằng cách nào? Nếu không xác định được, thì hối phiếu có giá trị lưu hành không? 15. Quy định về bản chính và bản sao của hối phiếu trong Luật Công Cụ Chuyển Nhượng VN 2005/ULB 1930. Tại sao hối phiếu thường gồm hai bản? 6 16. Trong thanh toán L/C, người hưởng lợi ký phát hối phiếu theo lệnh của ai? Tại sao? 17. Trình bày nghiệp vụ bảo lãnh trong lưu thông hối phiếu theo ULB 1930/Luật CCCNVN2005 18. Ký hậu hối phiếu là gì? Phân biệt ký hậu để trống và ký hậu theo lệnh. Cho ví dụ minh hoạ. 19. Phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau giữa hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 20. Hãy cho một vài nhận xét về tình hình sử dụng hối phiếu trong thanh toán tại Việt Nam hiện nay. 21. Trình bày 8 điều kiện nội dung ký phát hối phiếu đòi nợ theo Luật CCCN Việt Nam 2005 22. So sánh Hối phiếu đòi nợ và Hối phiếu nhận nợ theo Luật CCCN Việt Nam 2005 23. Muốn chuyển nhượng hối phiếu thì phải làm thủ tục gì? - Đối với hối phiếu đích danh? - Đối với hối phiếu theo lệnh CHƯƠNG VI SÉC QUỐC TẾ VÀ THẺ NGÂN HÀNG 1. Séc là gì? Nội dung phát hành séc theo Luật CCCNVN 2. Những phương tiện thanh toán quốc tế nào có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ? Nêu đặc điểm của nó 3. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các loại séc cá nhân, séc ngân hàng và séc du lịch? 4. Các quy trình thanh toán séc cá nhân và séc ngân hàng? 5. Người phát hành séc thương mại là ai? Điều kiện để phát hành séc thương mại? 7 6. Sự giống nhau và khác nhau giữa séc thương mại và séc du lịch 7. Trình bày yêu cầu về nội dung và hình thức ký hậu séc 8. Séc thương mại là gì? trường hợp áp dụng 9. Séc du lịch là gì? trường hợp áp dụng 10. Séc xác nhận là gì? Séc bảo chi là gì? 11. Thẻ ngân hàng là gì? So với séc, thẻ ngân hàng có những ưu điểm gì? Nhược điểm gì? 12. Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ là gì? 13. Các loại thẻ ngân hàng? Phân biệt thẻ tín dụng (Credit card) và thẻ ghi nợ (debit card), thẻ ATM 8 CHƯƠNG VII CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG KÈM CHỨNG TỪ Phương thức thanh toán chuyển tiền và ghi sổ 1. Khái niệm, các loại chuyển tiền và quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền? 2. Khái niệm và quy trình thanh toán của phương thức ghi sổ? 3. Phân tích ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền. Trường hợp áp dụng? 4. Trường hợp áp dụng và những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương thức chuyển tiền. 5. Trường hợp áp dụng và những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương thức ghi sổ. 6. Các yêu cầu về chuyển tiền theo quy định của luật quản chế ngoại hối của Việt Nam 2005 7. Quy trình chuyển tiền trước và sau khi giao hàng? 8. Trình bày thủ tục chuyển tiền theo quy định hiện nay của 1 NHTM Việt Nam. 9. Các rủi ro khi sử dụng phương thức chuyển tiền đối với các bên tham gia và biện pháp phòng ngừa 10. Các rủi ro khi sử dụng phương thức ghi sổ đối với các bên tham gia và biện pháp phòng ngừa Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng 1. Khái niệm bảo lãnh theo URDG 758, ICC và theo Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Việt Nam? 2. Khái niệm thư tín dụng dự phòng theo ISP98, ICC. Các loại thư tín dụng dự phòng 3. Mối quan hệ giữa bảo lãnh và hợp đồng cơ sở? 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh. 5. Các loại bảo lãnh. 6. Khái niệm Standby L/C. 9 7. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa L/G và Standby L/C. 8. Mối quan hệ giữa hợp đồng cơ sở và Standby L/C. 9. Các loại Standby L/C. 10. So sánh bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện CHƯƠNG VIII PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KÈM CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ 1. URC522, ICC là gì? Tính chất pháp lý và các nội dung chủ yếu trong URC522? 2. Trong URC 522, ICC định nghĩa nhờ thu là gì? Giải thích chứng từ là gì? Có mấy loại chứng từ? 3. Phân biệt nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Có mấy loại nhờ thu kèm chứng từ? 4. Phân tích vai trò của ngân hàng trong hai phương thức nhờ thu. 5. Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. 6. Người xuất khNu có thể gửi hàng cho ngân hàng nước nhập khNu để nhờ thu tiền được không, điều kiện áp dụng? 7. D/A, D/P và D/TC là gì? 8. Hãy phân tích và nêu ra ưu nhược điểm phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ đối với: a. Người nhập khNu b. Người xuất khNu Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua 1. Khái niệm và quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ? 2. UCP600 là gì? Những nội dung chủ yếu của UCP600? 10 3. ISBP 681 là gì? Mối quan hệ giữa UCP600 và ISBP681? Ý nghĩa của nó trong thanh toán quốc tế bằng thư chứng từ? 4. L/C là gì, tính chất của L/C? 5. Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng phát hành liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ? 6. Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng thông báo liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ? 7. Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng xác nhận liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ? 8. Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng theo lệnh liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ? 9. Khái niệm thư uỷ thác mua – A/P? So sánh A/P và L/C? 10. Trong buôn bán thông qua trung gian, loại L/C nào thường được áp dụng? Đặc điểm của L/C đó 11. Người nhập khNu có thể dùng cách nào để ứng tiền trước cho người xuất khNu? 12. Loại L/C nào có thể dùng trong gia công hàng xuất khNu? Đặc điểm của L/C đó 13. Trong phương thức Barter, Loại L/C nào có thể sử dụng? Đặc điểm của L/C đó 14. Những nguồn luật nào điều chỉnh đơn xin mở L/C ở Việt Nam? Tại sao lại coi đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa người nhập khNu và ngân hàng phát hành L/C? 15. Ngân hàng phát hành L/C có khoảng thời gian bao nhiêu ngày để kiểm tra chứng từ do người hưởng lợi L/C xuất trình (theo quy định của UCP 600)? 11 Giờ làm việc của ngân hàng phát hành vào thứ 7 từ 9.00-13.00. Trung tâm thư tín của ngân hàng phát hành, hoạt động 24h một ngày, đã nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng chiết khấu vào lúc 13.30, sau giờ làm việc. Bộ phận L/C của ngân hàng phát hành nhận bộ chứng từ vào thứ hai, ngày làm việc tiếp theo. Câu hỏi: Đâu là ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ, thứ bNy hay thứ hai? 16. Những loại tổ chức tín dụng nào được phép phát hành L/C (theo quy định của UCP 600)? Nếu người xuất khNu nhận được một L/C được phát hành bởi công ty tài chính Hồng Kông thì có chap nhận L/C đó không? Tại sao? 17. Phân tích tính chất pháp lý của UCP 600 và mối quan hệ của nó với luật quốc gia? 18. Trong những chứng từ xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành L/C, chứng từ nào bị từ chối thanh toán, nếu ngày phát hành chứng từ đó sau ngày giao hàng quy định trên L/C? (Bình luận điều 28e của UCP 600) 19. Em hiểu tính chân thật bề ngoài của L/C theo Điều 9b của UCP 600 là gì? 20. Người xuất khNu có nên chấp nhận L/C không có tham chiếu UCP 600, 2007, ICC? Tại sao? 21. Phân tích ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ? 22. Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ doanh nghiệp xuất khNu cần lưu ý điều gì? 23. Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ doanh nghiệp nhập khNu cần lưu ý điều gì? 24. Theo UCP 600, khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng phát hành cần lưu ý điều gì? 25. Theo UCP 600, khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng thông báo cần lưu ý điều gì? 26. Trình bày điểm khác biệt trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại Việt Nam và theo UCP 600 12 27. Trình bày quy trình phát hành L/C. Ngân hàng phát hành thư tín dụng có thể gặp rủi ro gì khi thanh toán tín dụng chứng từ? Để tránh rủi ro, Ngân hàng phải làm gì? 28. Trình bày quy trình thông báo L/C. Ngân hàng thông báo thư tín dụng có thể gặp rủi ro gì khi thông báo thư tín dụng? Để tránh rủi ro, Ngân hàng phải làm gì? 29. Trình bày quy trình xác nhận L/C. Ngân hàng xác nhận thư tín dụng có thể gặp rủi ro gì khi xác nhận thư tín dụng? Để tránh rủi ro, Ngân hàng phải làm gì? 30. Trình bày thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo L/C. Ngân hàng thương lương (negotiating bank) có thể gặp rủi ro gì khi thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo L/C? Để tránh rủi ro, Ngân hàng phải làm gì? 31. Khi làm thủ tục xin mở L/C, người nhập khNu cần lưu ý gì? Để tránh rủi ro, cần làm gì? 32. Xuất trình phù hợp theo điều 2 của UCP 600? Nếu một xuất trình phù hợp thì ngân hàng phát hành/xác nhận/chỉ định phải làm gì theo điều 15 UCP 600? 33. Nếu một xuất trình không phù hợp thì ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác nhận/ngân hàng chỉ định phải làm gì theo điều 16 UCP 600? 34. Phân tích quyền lợi của người xuất khNu và người nhập khNu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ? 35. Hãy phân tích Điều 4 của UCP600. Anh chị có bình luận gì về điều khoản này khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C? 36. Xuất trình phù hợp theo UCP600 là gì? Những nội dung cần kiểm tra đối với hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) theo UCP 600 và ISBP 681? 37. Phân tích điều 10 của UCP600. Anh chị có bình luận gì về điều khoản này khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. 36. Xuất trình phù hợp theo UCP600 là gì? Những nội dung cần kiểm tra đối với vận tải đơn đường biển (Bill of Lading) theo UCP 600 và ISBP 681? 13 37. Xuất trình phù hợp theo UCP600 là gì? Những nội dung cần kiểm tra đối với chứng từ bảo hiểm (Insurence documents) theo UCP 600 và ISBP 681? 38. Xuất trình phù hợp theo UCP600 là gì? Những nội dung cần kiểm tra đối với giấy chứng nhận xuất sứ (certificate of origin) theo UCP 600 và ISBP 681? 39. Xuất trình phù hợp theo UCP600 là gì? Những nội dung cần kiểm tra đối với hối phiếu (Bill of Exchange) theo UCP 600 và ISBP 681? 40. Phân tích tính chất cơ bản của L/C thương mại theo UCP600? Tính chất này làm cho doanh nghiệp XNK phải lưu ý gì khi sử dụng L/C? 41. Người trả tiền trong các phương thức thanh toán: Chuyển tiền, Ghi sổ, Nhờ thu, L/G, L/C 42. Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào đảm bảo quyền lợi cho người xuất khNu hơn cả?Tại sao? 43. Ngân hàng phát hành L/C từ chối trả tiền cho người hưởng lợi L/C trong trường hợp nào? 44. Một công ty xuất nhập khNu nhận được một L/C trong đó không ghi ngày hết hạn hiệu lực. Công ty có thể coi : - Thời hạn hiệu lực L/C là vô hạn ? - Ngày cuối cùng xuất trình chứng từ quy định trong L/C là ngày hết hạn hiệu lực ? - Nếu L/C không quy định ngày xuất trình chứng từ thì ngày xuất trình chứng từ quy định tại điều 14c UCP 600 “không được muộn hơn 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng ” là ngày hết hạn hiệu lực của L/C? - L/C này không có tính chân thật bề ngoài, do đó nó vô hiệu ? 42. Ngân hàng phát hành từ chối bộ chứng từ do có sự sai biệt (discrepancy) là giấy chứng nhận bảo hiểm đã được xuất trình thay vì bảo hiểm đơn. Ngân hàng phát hành tham khảo ý kiến của người xin mở L/C. Người xin mở L/C đã chấp nhận sự khác biệt này trong hai chuyến giao hàng đầu tiên. Nhưng đến chuyến giao hàng thứ 3, bộ chứng từ vẫn có sự sai biệt tương tự như vậy nhưng đã bị người xin mở L/C từ chối. 14 Câu hỏi: Liệu việc chấp nhận bộ chứng từ có sự sai biệt trong một lần xuất trình chứng từ có nghĩa là người xin mở L/C và/hoặc ngân hàng sẽ phải chấp nhận các sai biệt tương tự trong các lần xuất trình chứng từ tiếp theo? 43. L/C không cho phép giao hàng từng phần. Hàng hoá (bột mì trắng) được vận chuyển trên ba toa xe, mỗi toa 60 tấn, và trong cùng một ngày, theo cùng một hướng, cùng một địa điểm đến bởi cùng một đoàn tàu. Người ta đã phát hành ba vận đơn đường sắt khác nhau. Câu hỏi: Liệu các toa xe có bị coi là các phương tiện vận tải khác nhau và liệu bộ chứng từ có bị từ chối do “lỗi giao hàng từng phần”? 44. Thời điểm nào được coi là người hưởng lợi chấp nhận một sự sửa đổi L/C theo UCP 600 ? 45. Thời hạn thanh toán của hối phiếu trả chậm 60 ngày theo L/C được tính kể từ ngày nào? Ngày xuất trình hay sau 5 ngày kể từ ngày xuất trình hối phiếu? Ngày chấp nhận thanh toán là ngày nào?
Tài liệu liên quan