Câu hỏi ôn tập vùng lãnh thổ

1. Vùng lãnh thổ trong lĩnh vực qlnn là gì ? Phân tích các loại vùng lãnh thổ ? Vùng nào là đối tượng của QLNN ? Vì sao ? * khái niệm: Vùng lãnh thổ là không gian địa lý xác định có sự gắn kết các yếu tố tự nhiên, dân số, điểm dân cư, các hoạt động kinh tế xã hội, môi trường của con người. * Đặc điểm: • Là một không gian địa lý. • Có ranh giới xác định bởi nhà nước; • Có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên • Có con người cùng các hoạt động phát triển • Cần được phát triển và được kiểm soát. * Các Loại vùng lãnh thổ + Vùng tự nhiên: là những vùng có sự đồng nhất tương đối về một hay nhiều yếu tố tự nhiên. - Mục đích: phục vụ nghiên cứu khí hậu, thời tiết, thảm thực vật, đất đai, nguồn nước. - Ranh giới ước lệ theo sự phân hóa của các yếu tố tự nhiên.

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập vùng lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP VÙNG LÃNH THỔ 1. Vùng lãnh thổ trong lĩnh vực qlnn là gì ? Phân tích các loại vùng lãnh thổ ? Vùng nào là đối tượng của QLNN ? Vì sao ? * khái niệm: Vùng lãnh thổ là không gian địa lý xác định có sự gắn kết các yếu tố tự nhiên, dân số, điểm dân cư, các hoạt động kinh tế xã hội, môi trường của con người. * Đặc điểm: Là một không gian địa lý. Có ranh giới xác định bởi nhà nước; Có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên Có con người cùng các hoạt động phát triển Cần được phát triển và được kiểm soát. * Các Loại vùng lãnh thổ + Vùng tự nhiên: là những vùng có sự đồng nhất tương đối về một hay nhiều yếu tố tự nhiên. - Mục đích: phục vụ nghiên cứu khí hậu, thời tiết, thảm thực vật, đất đai, nguồn nước. - Ranh giới ước lệ theo sự phân hóa của các yếu tố tự nhiên. + Vùng kinh tế ngành: - mục đích: phục vụ phương án phát triển ngành theo đó những ngành có điều kiện tự nhiên hoặc điều kiện kinh tễ xã hội sẽ được nhóm với nhau. - Loại vùng kinh tế ngành không mang tính bắt buộc đối với quản lý phát triển vùng lãnh thổ mà chủ yếu mang ý ngĩa nghiên cứu khoa học, một phần nào đó phục vụ chỉ đạo chuyên ngành nên trong thực tế chúng cũng ít được giới quản lý tổng hợp quan tâm. + Vùng kinh tế- xã hội: - là loại vùng lãnh thổ được nhà nước quyết định, có ranh giới pháp lý, có khả năng phát triển tổng hợp. Đặc điểm: - được hình thành bởi tổng hợp các yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế xã hội. Trong đó yếu tố kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng nhất yếu tố tự nhiên đóng vai trò ảnh hưởng. - nó được nhà nước quy định, có ranh giới pháp lý rõ ràng. - Có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố và điều kiện phát triển. - Có sự hống nhất tương đối về các chính sách phát triển do nhà nước thực thi - Có hoặc không có cơ quan quản lý trực tiếp. - vùng kinh tế xã hội gồm: vùng kinh tế lớn, vùng hành chính kinh tế, lãnh thổ đặc biệt. * vùng là đối tượng quản lý của nhà nước đó là: Vùng kinh tế xã hội Vì: - là vùng lãnh thổ được quy định bởi luật pháp, có ranh giới pháp lý, có tên gọi và được hình thành bởi tổng hợp các yếu tố phát triển. - Việc phát triển các vùng này được nhà nước lập quy hoạch, chiến lược phát triển phù hợp cho từng vùng. 2. Nội dung quan trọng cần nắm đối với vùng lãnh thổ trong qlnn ? 2 nội dung quan trọng nhất là gì? Quản lý chất lượng phát triển vùng lãnh thổ. - là việc cơ quan nhà nước sử dụng sử dụng các công cụ pháp luật và các tiêu chí về chất lượng phát triển để bảo vệ các nguồn lợi, phat triển kinh tế, xã hội, môi trường đối với một vùng lãnh thổ; nhằm nâng cao đời sống con người về mọi mặt và đảm bảo phát triển vùng lãnh thổ có hiệu quả và bền vững. - nhiệm vụ: quản lý chất lượng việc dự trữ, khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực của vùng lãnh thổ. Quản lý chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng những tính ưu việt của tích tụ, chuyên môn hóa, tập trung hóa, hợp tác hóa và liên hiệp hóa trên lãnh thổ. Quản lý chất lượng phát triển kết cấu hạ tầng. Quản lý chất lượng trong việc thi hành pháp luật và tăng cường pháp luật trong tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức và nhân dân. Quản lý chất lượng các hoạt động xã hội, dân số, lao động, phân bố dân cữ z và chăm lo cho đời sống nhân dân. Quản lý chất lượng các hoạt động chính trị và an ninh quốc phòng. - Quản lý chất lượng theo 2 hướng chính: quản lý chất lượng theo thời gian và quản lý chất lượng theo không gian. Chính sách phát triển vùng. - là hệ thống mục tiêu, giải pháp đạt mục tiêu và cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa những chủ thể tham gia và hưởng lợi từ chính sách ấy. - chính sách phát triển vùng thường đề cập đến các lĩnh vực sau: Phát triển inh tế, bảo vệ và khai thác và chế biến tài nguyên. Phát triển các vấn đề xã hội Phát triển kết cấu hạ tằng kỹ thuật. Các vấn đề về phúc lợi. Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học Các vấn đề về an toàn, trật tự xã hội Các vấn đề về an ninh quốc phòng. Quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ - là việc luận chứng phát triển và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường hợp lý đề thực hiện mục tiêu phát triển lãnh thổ cũng như thực hiện ục tiêu phát triển quốc gia trong tầm dài hạn giảm thiểu các nguy cơ, thách thức. - Đặc điểm nổi bật của quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ là: Quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ mang tính định hướng, hướng tới mục tiêu ở vào thời điểm hệ thống đã tương đối hoàn chỉnh, tương đối ổn định. Bao gồm định hướng cơ bản về quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng then chốt, định hướng về tổ chức lãnh thổ kinh tế, xã hội. Quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ phải được pháp lý hóa và được đảm bảo bởi một thể chế công khai, minh bạch. - Quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ bao gồm 3 bước: Bước 1: khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, đánh giá được tiềm năng thế mạnh, so sánh và dự báo thị trường. Bước 2: tính toán các phương án phát triển cùng các kịch bản phát triển và các kịch bản phát triển cơ sở sản xuất, các điểm đô thị và tính toán nhu cầu vốn đầu tư. Bước 3: hình thành các chính sách phát triển cụ thể đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Quy hoạch phát triển tổng thể quốc gia - Quy hoạch phát triển tổng thể quốc gia tập trung làm rõ trong thời kỳ quy hoạch phát triển sẽ làm gì, làm bằng cách nào, ai làm và làm ở đâu? Với nguồn lực là bao nhiêu. - Tập trung lựa chọn các mục tiêu phát triển ngành sản phẩm chủ lực, hệ thống đô thị trung tâm, mạng lưới giao thông huyết mạch, mạng lưới sản xuất và chuyển tải điện, mạng lưới cung cấp nước, xử lý chất thải nguy hại, đinh hướng phát triển kinh tế đối ngoại Quy hoạch phát triển tổng thể đối với vùng kinh tế lớn. - quy hoạch phát triển tổng thể đối với vùng kinh tế lớn căn cứ vào quy hoạch phát triển tổng thể cả nước tiến hành lựa chọn phương án phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật, những điểm đô hịc hính, lãnh thổ đặc biệt, lựa chọn chuyên môn hóa cơ bản và xác định quy mô dân số để các tỉnh có căn cứ tiến hành lập quy hoạch phát triển tổng thể của mình. - quy hoạch phat triển tổng thể vùng kinh tế lớn là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước theo vùng lãnh thổ. Quy hoạch phát triển tổng thể đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - quy hoạch phát triển tổng thể cấp tỉnh phải cụ thể hơn quy hoạch phat triển tổng thể vùng lớn. căn cứ vào quy hoạch phát triển tổng thể cả nước, quy hoạch phát triển tổng thể vùng lớn xác định quy mô dân số, lựa chọn danh mục sản phẩm chủ lực, các khu vực chuyên môn hóa, hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế, mạng lưới đô thị,tùy điều kiện của từng tỉnh sau khi quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội được phê duyệt thì triển khai lập quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội cho cấp huyện. - Trong trường hợp không thật cần thiết người ta không lập quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội cho cấp huyện mà lập quy hoạch phát triển tổng thể cho tiểu vùng. Chuyên môn hóa của vùng. - chuyên môn hóa vùng là sản xuât- dịch vụ chuyên sâu có quy mô hàng hóa lớn, chất lượng hàng hóa và tỷ suất hàng hóa cao đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho vùng. - một vùng có thể có nhiêu chuyên môn hóa - trình độ chuyên môn hóa được phản ánh bởi: T= H/SL T: là tỷ suất hàng hóa H: khối lượng hàng hóa đưa ra khỏi vùng SL: Tổng gía trị của sản phẩm cùng loạ hoặc tất cả các sản phẩm sản suất ra trong vùng. Cực phát triển. - Là đô thị trung tâm- một hệ thống kinh tế- xã hội đã phát triển tới mức hàn thiện - Tạo động lực lôi kéo sự phát triển chung của vùng và có tác động chi phối tới toàn bộ khu vực quanh nó. Cực tăng trưởng. - Là đô thị trung tâm- một hệ thống kinh tế- xã hội đang hình thành đang trong quá trình phát triển tiến tới hoàn thiện và mang vai trò đầu tàu. - chịu sự chi phối của cực phát triển và chưa có tác động lôi kéo và chi phối mạnh tới sự hoạt động của các vùng xung quanh như cực phát triển. Lãnh thổ phát triển. - là những lãnh thổ đã có công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và đô thị tương đối phát triển hoặc đã phát triển khá, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP tương đối lớn; tỷ trọng dân số đô thị trong dân số chung và tốc độ đô thị hóa tương đối cao, GDP/ người cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước Lãnh thổ kém phát triển Là những lãnh thổ có điều kiện phát triển khó khăn, không thuận lợi; kinh tế kém phát triển, chủ yếu là nông , lâm nghiệp truyền thống; khu vực nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP, kết cấu hạ tầng chưa phát triển; lao dộng nông nghiệp chiếm đa số; GDP/ người thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Sức chứa lãnh thổ - là dung lượng tiếp nhận tối đa số dân, các hoạt động kinh tế của một lãnh thổ để đảm bảo cho lãnh thổ ấy phát triển một cách hài hào, cân đối, có hiệu quả cao nhất không gây ảnh hưởng đến lãnh thổ khác. - Sức chứa lãnh thổ thể hiện ở các mặt: quy mô dung nạp về dân số, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, đô thị Sức hút lãnh thổ. - là khả năng thu hút vốn đầu tư công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên, nhân lực hàng hóa của một lãnh thổ từ các lãnh thổ khác. - sức hút lãnh thổ được quy định bởi quy luật cung cầu và chủ trương phát triển lãnh thổ. - Một lãnh thổ có sức lan tỏa lớn thì sẽ có sức hút mạnh mẽ. sức lan tỏa của một lãnh thổ là khả năng ảnh hưởng tới các lãnh thổ khác trong quá trình phát triên thông qua việc cung cấp vôn, công nghệ kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu, chất xámcho các lãnh thổ khác kém phát triển hơn. Tài nguyên và quản lý nhà nước về tài nguyên trong một lãnh thổ. - tài nguyên thiên nhiên là một dạng vật chất mà thiên nhiên ban tặng cho con người ở một vùng lãnh thổ nào đó. Tài nguyên gắn liền với lãnh thổ cụ thể. - nhà nước sử dụng công cụ pháp luật và quy ước về đạo đức công dân để quản lý tài nguyên nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy có hiệu quả các loại tài nguyên phục vụ cho phát triển đất nước. đồng thời cũng phải được phân cấp rõ ràng bằng pháp luật giữa cấp trung ương và cấp địa phương. Môi trường sinh thái và quản lý nhà nước đối với môi trường trong một lãnh thổ. - Môi trường sinh thái là tập hợp các yếu tố giữ vai trò như các điều kiện sống của con người về nước không khí, cảnh quan thiên nhiên liên quan tới con người ở một vùng lãnh thổ xác định. - nhà nước quản lý môi trường , biến đổi khí hậu, thiên tai là để phát triển. - nhà nước và cộng đồng sử dụng công cụ pháp lý và quy ước cộng dồng để bải vệ, cải thiện môi trường sống. Chênh lệch vùng - đây là sự chênh lệch về điều kiện phát triển, về trình độ sản xuất và mức sống dân cư giữa các vùng. - chênh lệch vùng là nguyên nhân dẫn tới sự di chuyển dân cư, cơ sở vật chất, vật tư hàng hóa giữa các vùng lãnh thổ. - chỉ tiêu phân tích chênh lệch vùng: trình độ công nghệ, mức độ đạt được về đường sá, cung cấp điện nước, GDP/ người, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ đói nghèo, tỷ lệ lao động qua đào tạo. * 2 nội dung quan trọng nhất đó là chuyên môn hóa vùng và chênh lệch vùng 3. Thế nào là vùng hành chính kinh tế ? Nêu đặc điểm của vùng hành chính kinh tế ở nước ta ? Vùng hành chính kinh tế là kết quả của việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính do nhà nước tiến hành để phục vụ cho việc quản lý hành chính và quản lý phát triển của nhà nước. * Đặc điểm vùng hành chính khinh tế nước ta; -ở nước ta hệ thống vùng hành chính kinh tế được chia thanh 3 cấp: Tỉnh, huyện, xã. Hệ thống tỉnh do quốc hội quyết định thành lập, còn hệ thống đơn vi hành chính dưới cấp tỉnh huyện xã do chính phủ quyết định thành lập. - vùng hành chính kinh tế là cấp lãnh thổ cấp dưới của vùng kinh tế lớn. - việc phân chia vùng hành chính kinh tế nhằm phục vụ cho việc quản lý các hoạt động KT-XH theo các đơn vị hành chính - Có ranh giới hành chính xác định bởi luật pháp. - Có cơ quan quản lý nhà nước ( UBND các cấp) về hành chính, kinh tế xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng trong phạm vi được chính phủ giao - Sự chênh lệch về trình độ phát triển quy mô dân số và diện tích tự nhiên các tỉnh: đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi. 28 tỉnh, tp trực thuộc trung ương có biển với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo tổ quốc. 4. Lý do nghiên cứu QLNN đối với vùng lãnh thổ ? - Thứ nhất, lãnh thổ Việt Nam trải rộng , dân số đông, cấu trúc dân tộc đa dạng, phân bố rải rác ở khắp nơi. Việc quản lý tập trung, có hiệu quả đất nước trên một không gian rộng như thế là rất khó và không thể thực hiện đượcvì vậy cần chia đất nước thành các vùng miền, các đơn vị hành chính để quản lý. - Thứ hai các yếu tố phát triển có sự phân dị lớn theo các vùng lanhx thổ về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và lịch sử phát triển. - thứ ba, là một bộ phận cấu thành trong khoa học quản lý nhà nước. - Thứ tư, Việt nam cũng như bất cứ quốc gia nào đều có phần biên giới chung với các nước láng giềng. Tác động của mỗi nước láng giềng tới phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cá vùng lãnh thổ thuộc nước ta tiếp giáp với họ cũng rất khác nhau. Nhà nước phải chỉ đạo chính quyền địa phương có liên quan thực thi những dối sách thích ứng nhằm hạn chế những bất lợi, đem lại cái lợi cho đất nước nói chung và từng vùng lãnh thổ nói riêng. 5. Nêu nội dung của lý thuyết cụm liên kết ? Vận dụng lý thuyết này ntn ? Cụm lien kết phát triển là nói về sự liên kết các doanh nghiệp thuộc các ngành hay lĩnh vực khác nhau ( theo chiều dọc ngành hay theo chiều ngang- lãnh thổ) nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của một khu vực lãnh thổ nào đó để sự phát triển đem và lại hiệu quả cao cho tất cả các chủ thể tham gia cũng như cho địa bàn và cho xã hội. - Cụm liên kết phát triển phải có nhân tố nòng cốt. và sự tham gia tự nguyện của tất cả các doanh nghiệp trên cơ sở có một quy chế hoạt động chung và có sự quan tâm chung là gia tăng lợi nhuận. - chính quyền địa phương có trách nhiệm giải quyết các vấn đề lien quan về đất, lao động, kết cấu hạ tầng kỹ thuật. * ưu điểm: - khả năng nâng cao năng suất, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho sản phẩm hàng hóa nhờ nhận được sự hỗ trợ tích cực về: tài chính, nhân lực, thị trường, khách hang, thong tin, công nghệ, thiết bị, cở sở hạ tầng. - có những cơ hội cải tiến và đổi mới công nghệ nhanh hơn nhờ tiếp cận những thong tin về thị trường và những tiến bộ cong nghệ mới. * nhược điểm: - giảm tính tự do của các doanh nghiệp - khi lợi ích chia sẻ không đồng đều thì xuất hiện những rạn nứt. Liên hệ thực tế Tại nước ta, vấn đề liên kết trong sản xuất công nghiệp, liên kết giữa các địa phương trong một vùng, miền cũng đã được đặt ra trong thời gian qua. Song trên thực tế, ở Việt Nam mới chỉ hinh thành các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, khu chế xuất phát triển quy hoạch công nghiệp chủ yếu quan tâm tới vấn đề mặt bằng, còn vấn đề phát triển cụm liên kết ngành trong một khu công nghiệp, khu chế xuất rất hạn chế. Các hoạt động liên quan đến liên kết, tích tụ công nghiệp, phân đoạn sản xuất, chuỗi giá trị... còn ít được quan tâm. Bên cạnh đó, nước ta chưa có chiến lược, chính sách hữu hiệu giúp hình thành và phát triển các cụm liên kết ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho nền kinh tế. Hệ lụy của thực trạng này là năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các nhóm hàng công nghiệp chủ lực còn thấp. Trong khi đó, xu hướng mua hàng của các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới trong nhiều ngành hàng lại muốn mua sản phẩm của những doanh nghiệp có thể sản xuất trọn gói. 6. Nêu nội dung của lý thuyết Phát triển vành đai nông nghiệp tring phạm vi ảnh hưởng của thành phố ? Vận dựng lý thuyết này ntn ? Mô hình phát triển theo vành đai nông nghiệp của Thunen nhằm sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp của nông dân, coi địa tô chênh lệch là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự phân chia lãnh thổ sản xuất nông nghiệp. Mô hình này coi các thành phố, trung tâm có sức hút với các hoạt động nông nghiệp xung quanh. Tính toán khoảng cách phân bổ của các sản phẩm nông nghiệp với trung tâm theo một tỷ lệ nhất định nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Theo đó ông xây dựng các vành đai sản xuất nông nghiệp xung quanh đô thị trung tâm từ nhân ra bao gồm: vành đai thực phẩm; vành đai lương thực thực phẩm; vành đai cây ăn quả, lương thực; vành đai lương thực chăn nuôi; vành đai lâm nghiệp. Các vành đai nông nghiệp không tròn đều, có ranh giới ước lệ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Vận dụng lý thuyết Trong đề xuất quy hoạch mở rộng Hà Nội của  Sở Quy hoạch - Đô thị: Thủ đô Hà Nội sẽ là "cốt lõi" của đô thị trung tâm. Xung quanh đó, trong một cự ly thích hợp, các đô thị mang chức năng đối trọng hoặc vệ tinh hỗ trợ cho đô thị trung tâm sẽ hình thành. Các đô thị đối trọng và vệ tinh này sẽ được xác định trong phạm vi từ 30 - 50km. Giữa "đô thị hạt nhân" và các "đô thị xung quanh" sẽ hình thành những khoảng "đệm" là vùng xanh sinh thái, tạo nên một vành đai xanh quanh Đô thị trung tâm. Vành đai xanh này được đề xuất trồng rau, hoa, cây cảnh, phát triển vùng sinh thái, vùng canh tác nông nghiệp hoặc một số làng xóm, nhà vườn (mật độ xây dựng thấp) gắn kết với hệ thống di tích lịch sử, văn hoá, thắng cảnh... Từ vành đai xanh sẽ có các nêm cây xanh toả sâu vào Thành phố trung tâm. Không gian phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng theo hướng Đông - Đông Bắc, là trục hành lang công nghiệp và đô thị dọc đường quốc lộ 18, quốc lộ 5 hướng ra các cảng biển. Phía tây vùng này sẽ dành để phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, đào tạo, nghiên cứu công nghệ cao - hạn chế phát triển công nghiệp để khai thác tiềm năng và thế mạnh vốn có. Đây là nơi có địa hình tự nhiên và cảnh quan đẹp, lại có nhiều di tích lịch sử có giá trị, đồng thời là vùng thoát lũ cho Hà Nội.