Chất dân gian của Truyện Kiều

Tóm tắt Truyện Kiều là tác phẩm lớn của văn học dân tộc, một truyện thơ cổ điển kết hợp nhuần nhuyễn của tính dân gian và tính bác học. Chất dân gian của Truyện Kiều thể hiện trong cách nói, cách cảm, cách nghĩ của người tường thuật và các nhân vật, trong thi pháp cũng như trong nội dung tư tưởng – tình cảm của tác phẩm. Sự tổng hợp hoàn chỉnh của chất bác học và chất dân gian góp phần làm cho Truyện Kiều trường tồn và được phổ biến rộng rãi.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất dân gian của Truyện Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 12 (37) - Thaùng 2/2016 14 Chất dân gian của Truyện Kiều The folk quality of Kieu Tale TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, Trường Đại học Sài Gòn Ph.D. Nguyen Thi Kim Ngan, Sai Gon University Tóm tắt Truyện Kiều là tác phẩm lớn của văn học dân tộc, một truyện thơ cổ điển kết hợp nhuần nhuyễn của tính dân gian và tính bác học. Chất dân gian của Truyện Kiều thể hiện trong cách nói, cách cảm, cách nghĩ của người tường thuật và các nhân vật, trong thi pháp cũng như trong nội dung tư tưởng – tình cảm của tác phẩm. Sự tổng hợp hoàn chỉnh của chất bác học và chất dân gian góp phần làm cho Truyện Kiều trường tồn và được phổ biến rộng rãi. Từ khóa: chất dân gian, Truyện Kiều, Nguyễn Du, chất bác học Abstract Kieu Tale is a masterpiece of traditional literary. It is a tale of classical poetry that marries the folk poetry with the savant. The folk substances of Kieu Tale can be found in the manners how the narrators and the literary characters tell and perceive in term of poetics and thoughts and feeling as well. The perfect aggregation of the savant and folk quality makes the Kieu Tale everlasting and widespread. Keywords: folk substance, Kieu Tale, Nguyen Du, the savant Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm lớn của văn học dân tộc. Một trong những đặc điểm quan trọng của Truyện Kiều là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính dân gian và tính bác học. Đặc điểm này đã tạo nên giá trị và tính phổ biến của tác phẩm, làm cho Truyện Kiều được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Chất dân gian trong Truyện Kiều bộc lộ qua cách nói, cách cảm và cách nghĩ của Nguyễn Du, của người tường thuật cũng như của các nhân vật trong tác phẩm. Tìm hiểu chất dân gian của Truyện Kiều sẽ giúp chúng ta hiểu thêm vì sao tác phẩm của Nguyễn Du trường tồn qua thời gian, gần gũi với công chúng và được yêu mến rộng rãi. Kết thúc Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh “Lời quê”ở đây có thể hiểu là cách nói khiêm tốn của Nguyễn Du, nhưng đồng thời cũng có thể hiểu là ông nói thực khi không làm thơ bằng chữ Hán mà bằng chữ Nôm, khi không sử dụng những thể thơ tứ tuyệt hay thất ngôn với niêm luật chặt chẽ mà dùng thể thơ lục bát mà chắc chắn cho đến lúc đó vẫn còn được xem là tiếng nói của người dân quê. Việc chọn thể thơ lục bát để kể lại Kim Vân Kiều truyện đã đưa 15 tác phẩm của Nguyễn Du vào hàng các truyện Nôm và vì vậy ngay từ đầu nó đã mang chất dân gian rất rõ. Vì sao một ông quan, một nhà Nho dòng dõi, tác giả của Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục lại chọn dịch một truyện tài tử - giai nhân như Kim Vân Kiều truyện và chọn một thể thơ “quê” như lục bát? Có lẽ bởi vì Nguyễn Du thuộc lớp “nhà nho tài tử” (chữ của Trần Đình Hượu), muốn tìm một chút phóng túng trong những câu chuyện tài tử - giai nhân và trong một thể thơ bình dân, thoải mái, thoát khỏi “luật thơ nghiêm như luật hình” (Phạm Quỳnh) để thõa mãn một phần cái chất phi chính thống, ý thức tự do trong con người nghệ sĩ của nhà thơ. Cũng có lẽ vì những năm trẻ tuổi Nguyễn Du đã từng sống ở Tiên Điền, thường sang Trường Lưu chơi và hát phường vải. Những câu hát dân gian đã để lại trong Nguyễn Du ấn tượng sâu sắc và thị hiếu thẩm mỹ của nhà thơ đã chịu ảnh hưởng một phần của thị hiếu dân gian. Có lẽ chính vì thế mà Nguyễn Du đã chọn “lời quê” để kể câu chuyện về đời Kiều và nhờ “lời quê” ấy, tác phẩm của nhà thơ đã nhanh chóng đi vào quần chúng và bước vào quỹ đạo của những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân gian. Lục bát là “lời quê", nhưng “lời quê” không chỉ thể hiện trong lối nói bằng câu thơ lục bát. Trong Truyện Kiều chúng ta bắt gặp rất nhiều câu thơ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người bình dân: Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao Cò kè bớt một thêm hai Hồi lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm Lo gì việc ấy mà lo Kiến trong miệng chén có bò đi đâu Thậm chí có những câu không khác gì những lời nói dân dã: Lại còn bưng bít dấu quanh Làm chi những thói trẻ ranh nực cười Bây giờ đất thấp trời cao Ăn làm sao nói làm sao bây giờ? Bề ngoài thơn thớt nói cười Mà trong nham hiểm giết người không dao Đặc biệt có những câu đúng là lời quê vì ở đây có những chữ, những cách nói mà có lẽ chỉ người dân quê mới biết, mới dùng, ví dụ: Ông bà càng nói càng đau Chàng càng nghe nói càng dàu như dưa (Bản của Đào Duy Anh chép:.. “càng rầu như dưa”) Hay: Kẻo khi sấm sét bất kỳ Con ong cái kiến kêu gì được oan Cho gươm mời đến Thúc Lang Mặt như chàm đổ mình dường giẻ (dẽ) run Tuy nhiên nếu nói đến chất gian trong cách nói của Nguyễn Du, phải thừa nhận rằng việc sử dụng tục ngữ và thành ngữ trong Truyện Kiều là yếu tố gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ. Nhiều thành ngữ như “ăn xổi ở thì”, “miệng hùm nọc rắn”, “mèo mả gà đồng”... đã đi vào câu thơ của Truyện Kiều một cách tự nhiên thoải mái: Phải điều ăn xổi ở thì Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày Ra tuồng mèo mả gà đồng Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào Thân ta ta phải lo âu Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này Đáng chú ý nhất là Nguyễn Du đã sử dụng tài tình cách tổ chức lời thơ dựa trên tinh thần hay kết cấu của tục ngữ, làm cho cách diễn đạt của tác giả gần với cách nghĩ của người nghe, người đọc bình dân và câu thơ cũng trở nên gần gũi quen thuộc với họ. Trong Truyện Kiều có khá nhiều câu như vậy. Có trường hợp Nguyễn Du mượn ý của tục ngữ để nói, ví dụ như: 16 Sống làm vợ khắp người ta Khéo thay thác xuống làm ma không chồng Thôi con còn nói chi con Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người (Tục ngữ: "Sống gửi thác về”) Hay: Tẻ vui bởi tại lòng này Hay là khổ tận đến ngày cam lai (Tục ngữ: “Khổ tận cam lai”) Nhưng nhiều trường hợp Nguyễn Du gần như đưa nguyên câu tục ngữ vào mà lời thơ vẫn ngọt ngào, không chút khiên cưỡng: Hổ sinh ra phận thơ đào Công cha nghĩa mẹ, kiếp nào trả xong (Tục ngữ: “Công cha nghĩa mẹ”) Vợ chàng quỉ quái tinh ma Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau (Tục ngữ: “Kẻ cắp gặp bà già”) Sợ khi ong bướm đãi đằng Đến điều sống đục sao bằng thác trong (Tục ngữ: “Sống đục sao bằng thác trong”) Chút riêng chọn đá thử vàng Biết đâu mà gửi can trường vào đâu (Tục ngữ: “Đá thử vàng”) Cùng với việc sử dụng thể thơ lục bát và lời ăn tiếng nói dân gian, Nguyễn Du đã chọn cách tổ chức lời thơ theo thi pháp của thơ ca trữ tình dân gian, thi pháp ca dao và điều đó đã làm cho âm điệu và màu sắc dân gian của Truyện Kiều càng thêm nổi bật. Người bình dân vốn quen với những câu hát dân gian, vì vậy những câu thơ có kết cấu nhịp điệu và hình ảnh tương tự với ca dao dân ca dễ mang lại cảm giác gần gũi thân thuộc. Ấn tượng về chất dân gian sâu đậm của Truyện Kiều có lẽ một phần cũng bắt nguồn từ đây. Không có điều kiện đi sâu phân tích sự tương đồng về thi pháp của Truyện Kiều và ca dao, ở đây chúng tôi chỉ dừng lại nêu lên mấy điểm sau. Thứ nhất là tính chất và cấu trúc lời thơ: Có nhiều trường hợp câu thơ Kiều giống với câu ca dao. Đầu tiên là những câu giống nhau gần như hoàn toàn: Vầng trăng ai xẻ làm đôi Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng (Ca dao) Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gốc chiếc, nửa soi dặm trường (Truyện Kiều) Hay: Lặng nghe lời nói như ru Đêm thu dễ khiến nét thu ngại ngùng (Ca dao) Lặng nghe lời nói như ru Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng (Truyện Kiều) Về những trường hợp này các nhà nghiên cứu đã có ý kiến nhận xét: “Thực ra quả là khó mà xác định được rằng ở đây Truyện Kiều đã chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian hay là thơ ca dân gian đã chịu ảnh hưởng của Truyện Kiều” (Đinh Gia Khánh)(1). Tiếp theo là những trường hợp giống nhau một phần: Trăm năm đá nát vàng phai Lời nguyền với bạn nhớ hoài không quên (Ca dao) Thẹn mình đá nát vàng phai Trăm năm dễ chuộc một lời được sao (Truyện Kiều) Trăm năm nước chảy đá mòn Xa nhau ngàn dặm dạ còn nhớ thương (Ca dao) Dẫu rằng sông cạn đá mòn Con tằm đến thác cũng còn vương tơ (Truyện Kiều) Có trường hợp câu Kiều và câu ca dao chỉ giống nhau một chữ: Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày (Ca dao) 17 Hạt mưa sá nghĩ phận hèn Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân (Truyện Kiều) Dù chỉ giống nhau ở chữ “hạt mưa” nhưng câu Kiều vẫn phảng phất hơi ca dao do gắn với nỗi buồn về thân phận người phụ nữ chồng chất trong biểu tượng “hạt mưa”. Trong Truyện Kiều không hiếm những câu như vậy. Chẳng hạn khi Nguyễn Du viết: Khóc than khôn kiếp sự tình Khéo vô duyên bấy là mình với ta Chúng ta như nghe đâu đó âm điệu câu ca dao: Mình về có nhớ ta chăng Ta như lạt buộc khăng khăng đợi mình Nhưng có lẽ ấn tượng về âm lượng ca dao của câu thơ Kiều hiện lên rõ nét nhất trong cách cấu trúc câu thơ. Chúng ta đều biết lục bát là thể thơ giàu chất nhạc. Nhạc điệu của câu thơ lục bát bộc lộ trong nhịp, trong vần, đặc biệt là trong lối tổ chức câu thơ theo nguyên tắc đối xứng và song hành. Câu lục bát ca dao thường có hai lối đối xứng và song hành chủ yếu. Thứ nhất là kiểu: Ong bay bướm lượn/ Trăng tắt sao thưa/ Én liệng nhạn bay/ Gừng cay muối mặn/ Vàng tan ngọc nát/ Sông cạn đá mòn/ Đá nát vàng phai: Tay nâng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng có quên Một lòng chỉ quyết lấy anh Ong bay bướm lượn chung quanh mặc Trời Nửa đêm trăng tắt sao thưa Em mong thầy mẹ ngủ, em đưa anh về Dạng thứ hai là kiểu: Tình kia chưa trả, nghĩa này chớ quên/ Khi trăng đang tỏ, khi hoa đang thì/ Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương: Nước vơi rồi lại nước đầy Tình kia chưa trả, nghĩa này chớ quên Một niềm vàng đá khăng khăng Ba thu cũng đợi, chín trăng cũng chờ Có thể nói đây là những khuôn hình phổ biến của câu lục bát dân ca, đồng thời cũng là cách cấu trúc phổ biến của câu thơ Kiều. Trong Truyện Kiều chúng ta bắt gặp dày đặc những câu theo dạng thứ nhất: Hoa trôi bèo dạt/ Rung cải rơi kim/ Bèo nổi mây chìm/ Gió kép mây đơn/ Bướm chán ong chường/ Sớm đào tối mận/ Bể Sở sông Ngô/ Muôn oán nghìn sầu/ Gió thảm mưa sầu/ Ve ngân vượn hót... Đòi phen gió tựa hoa kề Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây Cũng như những câu theo kiểu thứ hai: Rắp mong treo ấn từ quan Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng pha Nàng thì dặm khách xa xăm Bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây Dập dìu lá gió cành chim Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh Sự tương đồng về cấu trúc câu thơ làm cho nhiều câu Kiều đọc lên nghe như câu ca dao. Điều này cũng giải thích vì sao Truyện Kiều dễ đi vào lòng quần chúng lao động, được nhiều người thuộc. Kiểu cấu trúc lời thơ như trên, ngoài yêu cầu về tính nhạc, còn gắn với yêu cầu về nghĩa và cái nghĩa này thường hiện ra dưới hình thức các biểu tượng: Hoa trôi bèo dạt đã đành Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi Tái sinh chưa dứt hương thề Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai Nào người phượng chạ loan chung Nào người tiếc lục tham hồng là ai Trong Truyện Kiều có rất nhiều câu mang biểu tượng như vậy. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, ca dao truyển thống có khoảng trên dưới 100 biểu tượng về thiên nhiên(2). Trong Truyện Kiều, theo khảo sát ban đầu của chúng tôi có gần 40 18 biểu tượng như vậy. Đó là các biểu tượng như: Ong bướm, Gió trăng, Hoa trôi bèo dạt, Đá vàng, Phong Nguyệt, Nước non, Nguyệt hoa, Yến oanh, Vườn hồng (Chim xanh), Trúc mai, Đào mận, Đào liễu, Hoa bướm, Nhện tơ, Đèn trăng, Tằm tơ, Thuyền bến, Thuyền sóng, Cá chim, Rồng phượng, Phượng loan, Cá nước, Bèo sóng, Bèo mây, Hoa đèn Vẻ chi một đóa yêu đào Vườn hồng đâu dám ngăn rào chim xanh (Truyện Kiều) Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa (Ca dao) Càng trông mặt càng ngẩn ngơ Ruột tằm đôi đoạn như tơ rối bời (Truyện Kiều) Ruột tằm bối rối tơ vương Như ai để nhớ để thương trong lòng (Ca dao) Gìn vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời (Truyện Kiều) Lời thề chứng có nước non Vàng tan ngọc nát vẫn còn thương nhau (Ca dao) Biểu tượng là những hình tượng mang ý nghĩa tượng trưng được cố định hóa, lặp đi lặp lại nhiều lần, chứa đựng một nội dung qui ước. Chính nhờ có nhiều biểu tượng trùng hợp hoặc gần gũi với ca dao truyền thống mà câu thơ Kiều dễ đi vào lòng người, nhanh chóng được người nghe người đọc tiếp nhận theo kiểu nói ít hiểu nhiều vì có cùng chung một “ngôn ngữ”, một cách nói, cách cảm, cách nghĩ. Ở trên chúng tôi đã phân tích một số đặc điểm thuộc về cách nói của Nguyễn Du. Những đặc điểm này thường gây ấn tượng trực tiếp về sự gần gũi của Truyện Kiều với văn học dân gian. Tuy nhiên, sự đồng cảm của người bình dân với Truyện Kiều chủ yếu không nằm ở đó. Cách nói là cái để dễ tiếp cận ban đầu, nhưng cách cảm, cách nghĩ mới là cái chính. Bởi vậy khi tìm hiểu chất dân gian của Truyện Kiều, nếu chỉ xem xét cách nói của Nguyễn Du thể hiện trong lối sử dụng thể thơ lục bát, sử dụng thành ngữ, tục ngữ, biểu tượng, hay lối cấu tạo lời thơ thì không đủ. Nhận xét về thơ ca trữ tình dân gian, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh nói rằng trong ca dao “Âm điệu nhớ, thương, buồn, thường lặp đi lặp lại”, phản ánh tâm trạng của con người trong hoàn cảnh xã hội còn nhiều điều ngang trái, nghèo nàn và lạc hậu, bất công(3). Quả đúng như vậy, đọc ca dao chúng ta bắt gặp không biết bao nhiêu chữ buồn, chữ nhớ, chữ thương, và những câu thơ mang âm điệu ấy: Ra về nhớ bạn khóc thầm Nằm thân áo vải ướt đầm cả năm Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai Thương cha thương mẹ có khi Thương em lúc đứng lúc đi lúc ngồi Thương thương nhớ nhớ sầu sầu Một ngày ba bận ra cầu đứng trông Anh buồn có chốn thở than Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu Để ai trăng tỏ hoa sầu vì ai Đọc Truyện Kiều chúng ta như bắt gặp cũng tâm trạng ấy. Tác phẩm của Nguyễn Du giống bản đàn mà Thúy Kiều gẩy cho Kim Trọng buổi đầu gặp gỡ: Rằng: Hay thì thật là hay Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào Và dù Nguyễn Du có cố tình “mua vui” (Mua vui cũng được một vài trống canh) thì đọc Truyện Kiều cũng chẳng ai vui được. Âm điệu chính của Truyện Kiều 19 cũng tương tự như ca dao trữ tình, tràn đầy nỗi nhớ, buồn, thương: Tìm đâu cho thấy cố nhân Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương Chạnh lòng nhớ cảnh tha hương Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê Không chỉ Thúc Sinh nhớ. Thúy Kiều càng nhớ nhiều hơn. Nhớ Kim Trọng, nhớ Thúc Sinh, nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ em. Trăm năm nỗi nhớ vây lấy người con gái bán mình, lưu lạc, xa quê. Và cùng với nhớ là thương. Thương cha thương mẹ: Xót thay huyên cỗi xuân gìà Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi Thương nhớ người yêu: Sông Tương một dải nông sờ Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia Thương mình: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa Thương, nhớ và buồn: Buồn trông phong cảnh quê người Đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa Nỗi buồn theo chân Kiều suốt chặng đường mười lăm năm lưu lạc: Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngay ngắn đông đà sang xuân Buồn ám ảnh Kim Trọng, Thúc Sinh, cha mẹ Thúy Kiều và bám chặt đời Kiều: Sầu này dằng dặc muôi đời chưa quên Nỗi buồn xuyên suốt Truyện Kiều như khúc “đoạn trường Tân Thanh, như tiếng kêu não ruột. Âm điệu chung của Truyện Kiều cũng như âm điệu chung của ca dao trữ tình truyển thống. Cái điệu tình cảm trong câu thơ Kiều”. Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Nghe như phảng phất âm điệu câu ca dao: Chiều chiều én liệng nhạn bay Ta đây nhớ bạn, bạn rày nhớ ai Hay: Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ Nhưng cái điệu tình cảm NHỚ, THƯƠNG, BUỒN chỉ là một phần trong những thứ tạo nên chất dân gian trong cách cảm của Nguyễn Du. Quan trọng là bên cạnh cái giọng tình cảm ấy, trong cái ruột của nó, chúng ta thấy tấm lòng của Nguyễn Du thương xót con người, đồng cảm với thân phận người phụ nữ, thậm chí Nguyễn Du còn như đau hơn, phẫn uất hơn ca dao chỉ nói: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Nhưng trong Truyện Kiều, số phận người phụ nữ như cay nghiệt hơn: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Cái câu “Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” này có ý nghĩa khái quát rất lớn. Nó nói lên rằng “bạc mệnh” không chỉ có Thúy Kiều, không chỉ có những người tài sắc mà là với “phận đàn bà” nói chung. Và đã là “lời chung” thì cũng không phải chỉ “phận đàn bà” mà còn là của kiếp người. Nguyễn Du nhiều lần than về kiếp người đau khổ: Khéo là mặt dạn mày dày Kiếp người đã đến thế này thì thôi Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi! Xét về một phương diện nào đó, có thể nói Truyện Kiều không phải là bức tranh về hiện thực xã hội phong kiến thối nát, cũng không phải câu chuyện oan trái về tài và mệnh mà chính là câu chuyện về kiếp người, những thăng trầm trong kiếp làm người. Thúy Kiều chỉ là hình ảnh tượng trưng cho nỗi khổ chung của kiếp người. Nỗi khổ ấy hiện diện đầy đủ nhất ở thân phận người phụ nữ và càng rõ nét hơn 20 ở người phụ nữ có tình, có sắc, có tài, nhưng trên hết nó là nỗi khổ chung của kiếp người và cái lớn của Nguyễn Du, cái làm nên tính phổ biến của Truyện Kiều chính là nêu lên được nỗi đau chung ấy. “Cái ám ảnh ông không phải là những cuộc đời cụ thể mà là cái số kiếp chung” (Trần Đình Hượu)(4). Người bình dân yêu mến Truyện Kiều không chỉ vì cảm thương số phận hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều mà cái chính là qua nỗi đau của người con gái tài sắc, qua thân phận của người phụ nữ họ thấy được cái tình với nỗi đau chung của kiếp người, cái kiếp người mà họ vẫn thường than vãn trong ca dao: Bắc thang lên hỏi ông Trời Cớ sao nỡ để kiếp người đắng cay(5) Cái tình ấy lớn đến mức nhiều lúc nó vượt lên trên cái lí thông thường, biến thành lòng vị tha, khoan dung, có sức thuyết phục hơn cả mọi lý lẽ. Trong Truyện Kiều, khi Sư Tam Hợp nói rằng Thúy Kiều “Mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm” thì đó chính là sự phán xét không phải dựa trên cái lý của đạo đức phong kiến mà dựa trên cái lí của chữ tình. Điểu này lại càng rõ hơn nữa khi chúng ta nghe Kim Trọng lý giải về chữ Trinh. Đáp lại lời từ chối của Thúy Kiều khi tái hợp, muốn “Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ” với lí do Thiếp từ ngộ biến đến giờ Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa Kim Trọng khăng khăng một mực không bằng lòng với lí lẽ rằng: Xưa nay trong đạo đàn bà Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường Và vì “nàng lấy hiếu làm trinh” nên “Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Nói rằng “lấy hiếu làm trinh” và “chữ trinh kia cũng có ba bảy đường" thì cũng có cái lí của nó, nhưng đó có lẽ không phải là cái lí theo cách nghĩ thông thường; nó là cái lí của tình yêu thương, lòng vị tha. Sự phán xét dựa trên lòng yêu thương, sự khoan dung ấy của Nguyễn Du cũng như của các nhân vật của Truyện Kiều cũng là một nét chung của văn hóa Việt. “Lòng nhân ái, khoan dung, sống rộng bụng, có tình nghĩa là truyền thống quí báu của nhân dân ta. Tính nhân bản này được này sinh từ tính ôn nhu của người làm nông nghiệp lúa nước, hẳn đã được hình thành từ thời Đông Sơn” (Hà Văn Tấn)(6). Tấm lòng thương người, sự thông cảm với nỗi đau khổ của người phụ nữ và của kiếp người là mẫu số chung của Truyện Kiều và ca dao, của Nguyễn Du và quần chúng nhân dân. Cái tình ấy, lòng nhân ái ấy là cái lõi của chất dân gian trong tác phẩm Nguyễn Du. Cái lõi ấy lại được nhân lên, được tô đậm bởi sự gần gũi trong cách nghĩ, cách hành xử của các nhân vật, của người kể chu