Chương 4. Quản lý nhà nước và kế hoạch hoá đầu tư

Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư.

pdf32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 4. Quản lý nhà nước và kế hoạch hoá đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ KẾ HOẠCH HOÁ ĐẦU TƯ 4.1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý đầu tư 4.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đầu tư 4.3. Chức năng, phương pháp và công cụ quản lý hoạt động đầu tư 4.4. Nội dung quản lý hoạt động đầu tư 4.5. Kế hoạch hoá hoạt động đầu tư phát triển 4.6. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu đầu tư Khái niệm quản lý đầu tư n Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư. Mục tiêu của quản lý đầu tư n Mục tiêu của quản lý đầu tư trên giác độ vĩ mô n Mục tiêu quản lý đầu tư của từng cơ sở n Mục tiêu quản lý đầu tư đối với từng dự án Mục tiêu của quản lý đầu tư trên giác độ vĩ mô- n Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của từng quốc gia, từng ngành, từng địa phương. n Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả cao các nguồn vốn đầu tư, các nguồn tài lực vật lực của ngành, địa phương và toàn xã hội. n Thực hiện đúng những quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư. n Mục tiêu quản lý đầu tư của từng cơ sở Thực hiện thắng lợi mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển của đơn vị, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế tài chính. n Mục tiêu quản lý đầu tư đối với từng dự án Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư Các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư n Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa hai mặt kinh tế và xã hội n Tập trung dân chủ n Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ n Kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong đầu tư n Tiết kiệm và hiệu quả Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa kinh tế và xã hội n Xuất phát từ đòi hỏi khách quan: Kinh tế quyết định chính trị. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, tác động đến sự phát triển kinh tế n Tạo động lực cho sự phát triển kinh tế n Nguyên tắc này được thể hiện: ¨ Trong cơ chế quản lý hoạt động đầu tư, cơ cấu đầu tư - phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển KT-XH trong từng thời kỳ. n Thể hiện ở vai trò quản lý nhà nước trong đầu tư n Thể hiện ở chính sách đối với người lao động trong đầu tư n Chính sách bảo vệ môi trường n Chính sách bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng n Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng KT và công bằng XH, giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh QP, giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư. Tập trung dân chủ n Yêu cầu nguyên tắc: ¨Công tác quản lý đầu tư tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ 1 trung tâm ¨Phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư. ¨Xác định rõ nội dung, mức độ và hình thức của tập trung và phân cấp quản lý. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ n Xuất phát từ đòi hỏi khách quan 2 xu hướng của sự phát triển kinh tế là: chuyên môn hoá theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ. n Sự kết hợp được thể hiện: việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cần có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý ngành với cơ quan quản lý trên vùng lãnh thổ Kết hợp hài hoà giữa các lợi ích trong đầu tư n Có nhiều loại lợi ích cho các đối tượng khác nhau. n Các lợi ích vừa có tính thống nhất vừa có mâu thuẫn n Kết hợp hài hoà lợi ích sẽ tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững n Kết hợp hài hoà giữa lợi ích của xã hội, người lao động, chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, cơ quan thiết kế, tư vấn, cung cấp dịch vụ đầu tư trong đầu tư. n Sự kết hợp này được đảm bảo bằng: ¨ Các chính sách của nhà nước: chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại ¨ Hợp đồng thoả thuận giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư. ¨ Thực hiện văn bản pháp luật Kết hợp hài hoà giữa các lợi ích trong đầu tư Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả n Tiết kiệm trong đầu tư: Tiết kiệm chi phí đầu vào, tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm thời gian, lao động và đảm bảo đầu tư có trọng điểm, đầu tư đồng bộ. n Hiệu quả: với số vốn đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhất hay đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đã dự kiến với số vốn ít nhất. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả Biểu hiện của nguyên tắc này: n Đối với nhà đầu tư: đạt lợi nhuận cao nhất n Đối với nhà nước: mức đóng góp ngân sách, mức tăng thu nhập người lao động, tạo việc làm người lao động, bảo vệ môi trường, tăng trưởng, phát triển văn hoá, giáo dục và phúc lợi công cộng Phương pháp quản lý hoạt động đầu tư n Phương pháp kinh tế n Phương pháp hành chính n Phương pháp giáo dục n Áp dụng phương pháp toán và thống kê trong quản lý hoạt động đầu tư n Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trong quản lý hoạt động đầu tư Phương pháp kinh tế n Là phương pháp tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư theo một mục tiêu nhất định của nền kinh tế xã hội. Phương pháp hành chính n Là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức... n Phương pháp hành chính thể hiện: mặt tĩnh và mặt động ¨Mặt tĩnh thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thông qua việc thể chế hóa tổ chức (gồm cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý) và tiêu chuẩn hóa tổ chức (định mức và tiêu chuẩn tổ chức). ¨Mặt động là sự tác động thông qua quá trình điều khiển tức thời khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý. Phương pháp hành chính n Đặc điểm của pp hành chính: ¨ Tính bắt buộc: đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính. ¨ Tính quyền lực: cơ quan quản lý chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm quyền của mình. n Yêu cầu đối với quá trình ra quyết định hành chính ¨ Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế. ¨ Phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định n Ưu điểm: giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề cụ thể n Nhược điểm: quan liêu máy móc, bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đoán. Phương pháp giáo dục n Giáo dục, hướng các cá nhân phát triển theo hướng có lợi cho sự phát triển chung của toàn xã hội. n Phương pháp giáo dục trong hệ thống các phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường XHCN còn nhằm mục đích xây dựng con người mới XHCN Việt Nam. n Giáo dục ý thức và trách nhiệm phải luôn đi đôi với việc khuyến khích lợi ích vật chất. Phương pháp giáo dục n Nội dung của phương pháp giáo dục : ¨Tuyên truyền chủ trương, chính sách, định hướng trong đầu tư ¨Giáo dục về thái độ đối với lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy tính sáng kiến, giữ gìn uy tín đối với chủ đầu tư, khách hàng và người tiêu dùng. ¨Giáo dục về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động trực tiếp tham gia đầu tư Phương pháp toán và thống kê n Phương pháp thống kê n Mô hình toán kinh tế n Vận trù học: Vận trù học bao gồm nhiều lĩnh vực như lý thuyết quy hoạch tuyến tính, quy hoạch phi tuyến tính, quy hoạch động, quy hoạch đa mục tiêu, lý thuyết trò chơi, lý thuyết xác suất, lý thuyết đồ thị và sơ đồ mạng … n Điều khiển học: Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý n Các quy luật kinh tế tác động lên hoạt động đầu tư một cách tổng hợp và hệ thống. Các phương pháp quản lý là sự vận dụng các quy luật kinh tế nên chúng cũng phải được sử dụng tổng hợp. n Hệ thống quản lý kinh tế và quản lý hoạt động đầu tư là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật... n Đối tượng tác động chủ yếu của quản lý là con người. Con người lại là tổng hoà các mối quan hệ xã hội với nhiều động cơ, nhu cầu và tính cách khác nhau. n Mỗi phương pháp quản lý có phạm vi áp dụng nhất định, ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể. n Các phương pháp quản lý luôn có mối quan hệ với nhau. Vận dụng tốt phương pháp quản lý này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt các phương pháp kia. Các công cụ quản lý hoạt động đầu tư n Các quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng n Các kế hoạch n Hệ thống luật pháp n Các định mức và tiêu chuẩn. n Danh mục các dự án đầu tư n Các hợp đồng kinh tế n Các chính sách và đòn bẩy kinh tế n Những thông tin cần thiết 4.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ n 4.4.1. Nội dung quản lý đầu tư của Nhà nước n 4.4.2. Nội dung quản lý đầu tư của các Bộ, ngành và các địa phương n 4.4.3. Nội dung quản lý đầu tư ở cấp cơ sở n 4.4.4. Phân biệt sự khác nhau giữa quản lý hoạt động đầu tư của Nhà nước với cơ sở n 4.4.5. Một số nội dung chính của quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư theo văn bản hiện hành n 4.4.6. Quản lý Nhà nước đối với các loại dự án đầu tư Nội dung quản lý đầu tư của Nhà nước n Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp n Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư n Ban hành kịp thời các chính sách chủ trương đầu tư n Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư n Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư, đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn. n Đề ra chủ trương và chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài, chuẩn bị các nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để hợp tác có hiệu quả cao. n Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát n Quản lý trực tiếp nguồn vốn Nhà nước n Quản lý trực tiếp đầu tư vào hoạt động công ích Nội dung quản lý đầu tư của các Bộ, ngành và các địa phương n Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư của Bộ, ngành và địa phương n Xây dựng danh mục các dự án cần đầu tư của ngành địa phương. n Xây dựng các kế hoạch huy động vốn n Hướng dẫn các nhà đầu tư thuộc ngành, địa phương lập dự án n Ban hành những văn bản quản lý thuộc ngành, địa phương liên quan đến đầu tư. n Lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên kết trong hợp tác đầu tư với nước ngoài n Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp quản lý. n Hỗ trợ và trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư n Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý trong cơ chế chính sách, quy định dưới luật Nội dung quản lý đầu tư ở cấp cơ sở n Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư n Tổ chức lập dự án đầu tư n Tổ chức quản lý quá trình thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư n Điều phối, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư của cơ sở 4.5. KẾ HOẠCH HÓA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN n 4.5.1. Bản chất, tác dụng của kế hoạch hóa đầu tư n 4.5.2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư n 4.5.3. Các loại kế hoạch đầu tư và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch đầu tư phát triển n 4.5.4. Trình tự lập kế hoạch đầu tư Bản chất công tác kế hoạch hóa đầu tư trong cơ chế thị trường n Kế hoạch hoá là việc nhận thức và phản ánh tính kế hoạch khách quan của nền kinh tế quốc dân thành hệ thống các mục tiêu, những định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và những biện pháp, phương tiện và thời hạn thực hiện những mục tiêu đó nhằm đạt hiệu quả cao nhất n Kế hoạch hóa hoạt động đầu tư phát triển (gọi tắt là kế hoạch hoá đầu tư) là một nội dung của công tác kế hoạch hoá, là quá trình xác định mục tiêu của hoạt động đầu tư và đề xuất những giải pháp tốt nhất để đạt mục tiêu đó với hiệu quả cao. Tác dụng của công tác kế hoạch hóa đầu tư n Cho biết mục tiêu và phương tiện để đạt mục tiêu đầu tư, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế và cơ sở. n Cho phép phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như của cơ sở; giảm bớt thất thoát và lãng phí. n Điều chỉnh và hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, xu hướng đầu tư bất hợp lý, điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý, hạn chế việc phân hoá giàu nghèo. n Kế hoạch đầu tư phản ánh khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn của nền kinh tế, ngành, địa phương, cơ sở, dự án. n KH đầu tư là cơ sở để các nhà quản lý tìm ra những phương sách quản lý thích hợp. Đặc trưng của công tác kế hoạch hóa hoạt động đầu tư n KHHĐT phải nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực đối với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, của một vùng và của cả nước. n KHHĐT phải tổ chức nghiên cứu, xây dựng các kịch bản hợp lý và khả thi cao n KHHĐT phải phản ánh toàn diện và tổng hợp các lĩnh vực phát triển của một tỉnh, một vùng và cả nước. Kế hoạch đầu tư của Nhà nước phải phản ánh toàn bộ mọi hoạt động đầu tư của mọi thành phần kinh tế, có sự định hướng phân công đầu tư giữa các thành phần kinh tế hợp lý. n KHHĐT phải chú ý đến mặt lượng Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư 1. KHĐT phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở 2. KHĐT phải xuất phát từ tình hình cung, cầu của thị trường 3. Coi trọng công tác dự báo khi lập KHĐT trong cơ chế thị trường 4. Đẩy mạnh công tác KHĐT theo các chương trình, dự án 5. KHĐT của Nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp. 6. Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt kịp thời của kế hoạch 7. KHĐT của Nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hoà giữa lợi ích hiện tại với lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể với lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá 8. KHĐT trực tiếp của Nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên
Tài liệu liên quan