Chương 6 Các tổ chức phi ngân hàng

Nội dung 1. Tổng quan. 2. Công ty tài chính. 3. Công ty cho thuê tài chính. 4. Quỹ đầu tư. 5. Quỹ hưu trí.

pdf15 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 6 Các tổ chức phi ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5/24/2016 1 Chương 6 Các tổ chức phi ngân hàng Ths. Vũ Hữu Thành Nội dung 1. Tổng quan. 2. Công ty tài chính. 3. Công ty cho thuê tài chính. 4. Quỹ đầu tư. 5. Quỹ hưu trí. 5/24/2016 2 Tổng quan về tổ chức tín dụng phi ngân hàng I Khái niệm Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. 5/24/2016 3 Đặc điểm • Không nhận tiền gửi không kỳ hạn. • Chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn nhất định. • Không được làm các dịch vụ thanh toán như các ngân hàng. • Không tham gia quá trình tạo tiền gửi và không bị điều hành chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương như các Ngân hàng Thương mại. • Đưa các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ vào phục vụ quá trình sản xuất và đời sống theo các hoạt động thế mạnh của mình như: chứng khoán, cho vay tiêu dùng, thế chấp đồng thời làm các dịch vụ như: môi giới, đại lý. Đặc điểm Các • hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đem lại các hợp đồng bảo hiểm, các dịch vụ cung cấp thông tin cho các khách hàng, giúp họ được bảo vệ tài chính và phân tán rủi ro. • Nếu như các khoản đầu tư của Ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại và công nghiệp thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chứng khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấp Các Ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng dịch vụ thanh toán qua • Ngân hàng, còn các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tăng cường dịch vụ trên các mặt môi giới, đại lý chứng khoán và các dịch vụ ủy thác. 5/24/2016 4 Công ty tài chính II Khái niệm • Là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng mà hoạt động chủ yếu là (i) huy động vốn từ việc phát hành các chứng từ có giá: tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu hoặc vay từ ngân hàng và (ii) sử dụng tiền huy động được để cho vay và cấp tín dụng khác. • Khác với NHTM, CTTC thường huy động số tiền lớn nhưng cho vay bằng những số tiền nhỏ 5/24/2016 5 Đặc điểm Không được nhận tiền gửi từ khách hàng dưới hình thức mở tài • khoản. Không bị điều tiết bởi các quy định về dự trữ bắt buộc hay các • quy định về hạn chế tín dụng như NHTM Hoạt động của CTTC Financial Company Tài trợ bán hàng Tài trợ kinh doanh Tài trợ tiêu dùng 5/24/2016 6 Công ty cho thuê tài chính III Khái niệm Là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài sản theo hình thức: cho thuê hoạt động hoặc cho thuê tài chính. 5/24/2016 7 Đặc điểm • Công ty Cho thuê tài chính hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuêmáy móc thiết bị, phương tiên vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa Bên cho thuê là các công ty Cho thuê tài chính và Bên thuê là khách hàng. • Loại hình cho thuê tài chính có lợi thế là người thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền ra một lúc để có máy móc, thiết bị, đồng thời cũng không cần phải thế chấp tài sản như trong các giao dịch vay vốn khác; bên đi thuê tài chính không phải chịu những rủi ro do sự mất giá của tài sản, hao mòn tự nhiên... Hoạt động của CTTC • Hoạt động cho thuê tài chính • Hoạt động ngân hàng • Hoạt động khác 5/24/2016 8 Hoạt động cho thuê tài chính • Là hoạt động cấp tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác • Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. • Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Hoạt động cho thuê tài chính • Trong thời hạn thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng. • Công ty cho thuê tài chính giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê, bên thuê có nghĩa vụ nộp tiền thuê (tiền trích khấu hao tài sản cho thuê) cho công ty cho thuê tài chính. • Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê. 5/24/2016 9 Hoạt động ngân hàng • Nhận tiền gửi của tổ chức • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức • Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính Qũy đầu tư IV 5/24/2016 10 Khái niệm • Quỹ đầu tư là một doanh nghiệp cổ phần, phát hành chứng chỉ quỹ để chứng nhận phần góp vốn của cổ đông • Quỹ đầu tư còn gọi là quỹ hỗ tương (mutual funds) là các tổ chức trung gian tài chính gộp chung các nguồn lực của nhiều nhà đầu tư nhỏ bằng cách bán cho họ cổ phần và sử dụng số tiền thu được để kinh doanh hoặc đầu tư chứng khoán. • Quỹ huy động vốn từ các nhà đầu tư và thay mặt họ đầu tư khoản tiền đó vào các khoản mục đầu tư dựa theo các mục tiêu đã đề ra 5/24/2016 11 Hoạt động • Các quỹ tương hỗ huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán quỹ ra công chúng, giống như cách bất kỳ công ty nào khác phát hành chứng khoán. • Sau đó, các quỹ sẽ sử dụng số tiền thu được từ việc bán chứng chỉ quỹ và sử dụng nó để mua các tài sản tài chính khác nhau (cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ trên thị trường tiền tệ) Hoạt động • Các cổ đông sẽ nhận được vị thế vốn (equity position) trong quỹ và trong chứng khoán cơ sở (underlying securities), như cổ phiếu hay trái phiếu. • Đối với hầu hết các quỹ tương hỗ, các cổ đông có quyền tự do bán cổ phần của mình bất cứ lúc nào, mặc dù giá sẽ dao động hàng ngày, tùy thuộc vào tình hình hoạt động của các lọai chứng khoán do quỹ nắm giữ. 5/24/2016 12 Các loại quỹ • Quỹ đầu tư đa dạng hoá cổ phiếu thường: Danh mục đầu tư của quỹ phần lớn là cổ phiếu thường . Quỹ phân tích thị trường kết hợp với mục tiêu của quỹ để lập một danh mục đầu tư gồm các cổ phiếu thượng hạng của các công ty hàng đầu (blue-chips) và các cổ phiếu tăng trưởng. • Quỹ cân bằng: Quỹ này duy trì tỉ lệ cân đối với tài sản của quỹ bằng cách lập danh mục đầu tư hợp lý giữa trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường, vì vậy nó dung hoà tính chất mạo hiểm của cổ phiếu và tính chất an toàn của trái phiếu. Quỹ này thường có tỉ trọng đầu tư trái phiếu lớn hơn so với cổ phiếu. Các loại quỹ Quỹ đầu tư dạng đóng: • Qũy đầu tư dạng này thường chỉ tạo vốn qua một lần bán cho công chúng với một số lượng nhất định, không được phát hành thêm để huy động vốn và cũng không được mua lại các chứng chỉ quỹ đã phát hành. • Giá thị trường cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng phụ thuộc vào lượng cung cầu như khi áp dụng đối với các loại chứng khoán khác, ít phụ thuộc nhiều vào giá trị tài sản thuần. Quỹ dạng đóng dùng số vốn của mình đầu tư vào các doanh nghiệp hay thị trường chứng khoán. • Sau đó dùng vốn và lãi thu được để đầu tư trực tiếp. Như vậy quy mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên từ các khoản lợi nhuận thu được. 5/24/2016 13 Các loại quỹ • Quỹ đầu tư dạng mở: Loại này, quỹ có thể phát hành thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn khi vẫn còn nhà đầu tư muốn mua và công ty sẵn lòng chuộc lại những chứng chỉ đã phát hành. Công ty cũng sẵn sàng mua lại chứng chỉ của cổ đông với bất cứ số lượng nào và thời gian nào cổ đông muốn. 5/24/2016 14 Qũy hưu trí V Định nghĩa Điều 3. Giải thích thuật ngữ Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: • “Quỹ hưu trí tự nguyện“: (sau đây gọi tắt là quỹ hưu trí) là chương trình đầu tư tài chính dài hạn do doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí cung cấp cho các thành viên tham gia quỹ để bổ sung thu nhập cho các thành viên tham gia quỹ khi đến tuổi nghỉ hưu. (Dự thảo nghị định quy định Quỹ hưu trí tự nguyện) 5/24/2016 15 Giới thiệu thêm Điều 8. Tham gia quỹ hưu trí thông qua doanh nghiệp sử dụng lao động • Căn cứ vào yêu cầu quản trị, doanh nghiệp sử dụng lao động có thể xây dựng chính sách hưu trí tự nguyện và thực hiện đóng góp vào quỹ hưu trí cho người lao động. Khoản đóng góp của doanh nghiệp sử dụng lao động cho người lao động vào quỹ hưu trí được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế. Hoạt động đầu tư Điều 19. Phạm vi giới hạn đầu tư quỹ hưu trí 1. Quỹ hưu trí chỉ được đầu tư vào các loại tài sản sau: • a) Trái phiếu Chính phủ; • b) Chứng chỉ quỹ mở trái phiếu; • c) Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng; • d) Các chứng chỉ quỹ mở khác đáp ứng điều kiện do Bộ Tài chính quy định. 2. Tỷ trọng giá trị đầu tư vào trái phiếu Chính phủ (bao gồm cả khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ thông qua chứng chỉ quỹ mở trái phiếu) trong tổng giá trị quỹ hưu trí tại mọi thời điểm tối thiểu bằng 50%, trong đó tỷ trọng tối thiểu đối với từng loại quỹ hưu trí cụ thể như sau: • a) 50% đối với quỹ hưu trí có mục tiêu đầu tư tăng trưởng; • b) 60% đối với quỹ hưu trí có mục tiêu đầu tư cân bằng; • c) 70% đối với quỹ hưu trí có mục tiêu đầu tư bảo toàn vốn.
Tài liệu liên quan