Chương trình đào tạo PLC S7 - 300

Bài 1: Giới thiệu chung về thiết bị logic khả trình S7-300 Bài 2: Lập trình cho S7-300 và mô phỏng bằng PLCSIM Bài 3: Sử dụng bộ TIMER và COUNTER Bài 4: Sử dụng module Analog Bài 5: Sử dụng module mềm PID và module thời gian thực Bài 6: Truyền thông Profibus trong hệ S7-300

ppt36 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 9397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình đào tạo PLC S7 - 300, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình đào tạo PLC S7-300 Bài 1: Giới thiệu chung về thiết bị logic khả trình S7-300 Bài 2: Lập trình cho S7-300 và mô phỏng bằng PLCSIM Bài 3: Sử dụng bộ TIMER và COUNTER Bài 4: Sử dụng module Analog Bài 5: Sử dụng module mềm PID và module thời gian thực Bài 6: Truyền thông Profibus trong hệ S7-300 BÀI 1 GIỚI THIỆU CHUNG THIẾT BỊ LOGIC KHẢ TRÌNH S7 - 300 Nội dung Giới thiệu chung về PLC S7-300 Giới thiệu các module trong hệ S7-300 Sử dụng phần mềm STEP 7 Làm việc với một trạm PLC S7-300 Các cấu trúc ghép nối vào ra Ý nghĩa của bài học Hiểu rõ khái niệm, cấu trúc và ứng dụng của các module Thành thạo các cách tạo, khai báo một Project và xây dựng cấu hình cứng cho trạm PLC. Nắm được các nguyên tắc làm việc với PLC. Hiểu rõ cấu trúc vào ra trong một mạng với các phương pháp vào/ra tập chung và vào ra phân tán. Nắm được cách xem một cấu hình mạng Giới thiệu PLC S7-300 Khái niệm: Là loại thiết bị thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn ngữ lập trình. PLC là một bộ lập trình số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán và đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh (với các PLC khác hoặc máy tính). Các module trong S7-300 Module nguồn PS. Module CPU: Bộ xử lý trung tâm. Module SM: module xuất/nhập tín hiệu tương tự/số. Module chức năng FM. Module truyền thông CP. Module ghép nối IM. Các loại module CPU Loại thường CPU 312, 313, 314, 315, 316… Loại Compact CPU 312C, 313C… Loại IFM CPU 312IFM, 314 IFM Loại DP CPU 315-2DP 316-2DP… Loại kết hợp CPU 312C-2DP,317F-2DP Module xuất/nhập tín hiệu tương tự/số SM Analog input SM331 Analog output SM332 Analog I/O SM334, SM335 Digital input SM321 Digital output SM322 Digital I/O SM323, SM327 Các module khác Module chức năng FM Controller M7Application CNC’s Counter Positioning Module truyền thông CP-300 AS-Interface IndustrialEthernet PROFIBUS Point –to- Point Module nguồn PS-300 PS 307 2A PS 307 5A PS 307 10A Module ghép nối IM IM360 IM S IM361 IM S IM365 IM S-R Nguyên tắc lắp đặt một trạm PLC S7-300 Cách nối dây nguồn cung cấp Làm việc với phần mềm Step7 Phần mềm STEP 7 có các phần chính sau: SIMATIC manager : Cho phép quản lý toàn bộ dự án. HW Config : Cho phép cấu hình phần cứng trạm. LAD/STL/FDB: viết chương trình ứng dụng. S7-PLCSIM: Cho phép mô phỏng. Ngoài ra còn rất nhiều phần kèm theo khác. Tạo một Project Có 2 cách tạo một Project: Cách 1: Khai báo một Project mới và rỗng Cách 2: Tạo một Project mới sử dụng trình Wizard Chọn CPU và các khối Đặt tên cho Project rồi kick Finish để hoàn thành Mở một Project đã được tạo trước Các Project đã được tạo Xây dựng cấu hình cứng cho trạm PLC Ta thực hiện với cách 1. Project rỗng Khai báo cấu hình cứng cho một trạm PLC : vào Insert  Station Simatic 300 Station: Click chuột trái vào biểu tượng Hardware và chọn cấu hình cứng cho trạm PLC Đặt tham số quy định chế độ làm việc cho Module Soạn thảo chương trình cho khối logic Sau khi trạm PLC đã được khai báo phần cứng ta tiến hành viết chương trình cho các khối logic. Soạn thảo chương trình trong khối logic OB1 (khối mặc định) nằm trong thư mục Blocks bằng cách nháy chuột trái để mở của sổ soạn thảo Program elements Cửa sổ soạn thảo chương trình: Sử dụng hàm thư viện Libraries Hàm thư viện gồm các khối FC, FB, SFC và SFB đã được chuẩn hóa. Sử dụng tên hình thức Tên hình thức thay cho các ký hiệu địa chỉ, chữ số khối FC, FB…. Được khai báo trước trong bảng có tên là Symbols. Mở thư mục Symbols để đặt tên biến hình thức Làm việc với PLC Quy định địa chỉ MPI cho Module CPU Cổng MPI cung cấp cho CPU một giao diện để kết nối với thiết bị bên ngoài như: Máy tính, máy lập trình thông qua cáp MPI-DP Nháy kép lên tên của module CPU để thay đổi. chọn GeneralMPI và sửa lại địa chỉ MPI như hình dưới: Đổ chương trình xuống CPU Đổ các khối Block từ màn hình SIMATIC Manager Vào CPU/Download Click vào biểu tượng trên thanh công cụ Đổ các riêng từng khối trong phần soan thảo khối Đổ cấu hình cứng Giám sát thực hiện chương trình Cho phép giám sát quá trình hoạt động của CPU cũng như sự thay đổi của các biến hay các vùng nhớ trong chương trình thực hiện Kích vào nút Monitor trong cửa sổ soạn thảo Các cấu trúc vào ra trong hệ thống Vào ra tập trung Sử dụng moodule IM mở rộng rack Tối đa một trạm S7-300 có tối đa với 4 rack Quy luật slot Nguyên tắc lắp đặt module IM Rack 0 chứa CPU : IM 360 IM S (chỉ gửi), nối được với 3 rack khác (rack 1, 2, 3) hoặc IM 365 IM S-R (cả gửi và nhận), chỉ nối được với 1 rack duy nhất. Rack 1, 2, 3 : chứa IM 361 R Chứa IM365, chỉ với 1 rack Vào ra phân tán sử dụng Bus trường Các module vào ra được phân tán xuống cấp trường Các module kết nối với CPU và kết nối với nhau qua mạng Đây là một hình ảnh ví dụ về mạng PROFIBUS-DP trong thực tế. Xem cấu hình mạng Cho phép xem cấu hình mạng được tạo ra sau khi cấu hình Click đúp chuột trái vào phần PROFIBUS(1) trong cửa sổ SIMATIC Manager Cửa sổ NetPro hiện ra cho phép ta xem toàn bộ hệ thống mạng đã được kết nối. The end
Tài liệu liên quan