Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. Thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, giáo dục âm nhạc còn góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng những năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Thông qua nội dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mĩ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9): Âm nhạc là môn học bắt buộc. Nội dung bao gồm những kiến thức và kĩ năng về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Ở giai đoạn này, giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc, nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 35 tiết trong một năm. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12): Âm nhạc là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Nội dung trọng tâm bao gồm những kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát và hợp xướng, chơi4 nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Mục tiêu chương trình là giúp học sinh hoàn thiện các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội; nhận thức, biết trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 70 tiết trong một năm. Bên cạnh đó, học sinh có thể tự chọn các chuyên đề học tập với thời lượng 35 tiết trong một năm.

pdf55 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN ÂM NHẠC (Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018) Hà Nội, tháng 01 năm 2018 2 MỤC LỤC Trang I I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ........................................................................................................................................................................................ 3 II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ..................................................................................................................................................... 4 III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH .............................................................................................................................................................................. 4 IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ............................................................................................................................................................................................ 6 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC .......................................................................................................................................................................................... 9 LỚP 1, LỚP 2, LỚP 3 ............................................................................................................................................................................................. 12 LỚP 4, LỚP 5 ......................................................................................................................................................................................................... 15 LỚP 6, LỚP 7 ......................................................................................................................................................................................................... 20 LỚP 8, LỚP 9 ......................................................................................................................................................................................................... 25 LỚP 10, LỚP 11, LỚP 12 ....................................................................................................................................................................................... 31 VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC .............................................................................................................................................................................. 37 VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................................................. 41 VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ................................................................................................................ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ............................................................................................................................................................................. 53 3 I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. Thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, giáo dục âm nhạc còn góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng những năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Thông qua nội dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mĩ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9): Âm nhạc là môn học bắt buộc. Nội dung bao gồm những kiến thức và kĩ năng về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Ở giai đoạn này, giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc, nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 35 tiết trong một năm. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12): Âm nhạc là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Nội dung trọng tâm bao gồm những kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát và hợp xướng, chơi 4 nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Mục tiêu chương trình là giúp học sinh hoàn thiện các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội; nhận thức, biết trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 70 tiết trong một năm. Bên cạnh đó, học sinh có thể tự chọn các chuyên đề học tập với thời lượng 35 tiết trong một năm. II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Chương trình tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm: những định hướng chung cho tất cả các môn học (quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình); định hướng xây dựng chương trình môn Âm nhạc ở ba cấp học. 2. Chương trình tập trung phát triển năng lực thẩm mĩ đặc thù đối với môn Âm nhạc (năng lực âm nhạc) thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành. 3. Chương trình kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình môn Âm nhạc năm 2006, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nội dung chương trình được thiết kế theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên. 4. Chương trình xây dựng những bối cảnh học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và các hoạt động học tập, nhằm đáp ứng các nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập; góp phần định hướng nghề nghiệp cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc. 5. Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của học sinh các vùng miền. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung 5 Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh: (i) Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; (ii) Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; (iii) Hình thành và phát triển các năng lực âm nhạc đặc thù dựa trên nền tảng kiến thức và kĩ năng âm nhạc phổ thông, qua đó phát triển năng lực tự chủ và tự học; (iv) Nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; (v) Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Mục tiêu các cấp học 2.1. Mục tiêu ở tiểu học Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh: (i) Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; (ii) Bước đầu trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác; (iii) Bước đầu hình thành năng lực âm nhạc dựa trên kiến thức và kĩ năng âm nhạc phổ thông, hình thành năng lực tự chủ và tự học; (iv) Bước đầu làm quen với sự đa dạng của thế giới âm nhạc, các giá trị âm nhạc truyền thống; (v) Bước đầu phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2.2. Mục tiêu ở trung học cơ sở Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh: (i) Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; (ii) Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; (iii) Phát triển các kĩ năng âm nhạc cơ bản, dựa trên nền tảng kiến thức và kĩ năng âm nhạc phổ thông, nâng cao năng lực tự chủ và tự học; (iv) Nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; (v) Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2.3. Mục tiêu ở trung học phổ thông 6 Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh: (i) Có những phẩm chất cao đẹp, có đời sống tinh thần phong phú, định hình thị hiếu thẩm mĩ; (ii) Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, biết vận dụng năng lực giao tiếp và hợp tác trong học tập; (iii) Nâng cao năng lực âm nhạc và kĩ năng thực hành, phát triển năng lực tự chủ và tự học; (iv) Mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội, biết trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; (v) Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, biết vận dụng năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong học tập, đời sống; (vi) Có định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Thông qua chương trình môn Âm nhạc, học sinh cần hình thành và phát triển được cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; có ý thức trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; đồng thời hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp, những năng lực cốt lõi chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, học sinh cần hình thành và phát triển được năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc, bao gồm các thành phần sau: 1. Thể hiện âm nhạc Học sinh biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, đánh nhịp, vận động,... với nhiều hình thức và phong cách. Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông – Hát một mình và hát cùng người khác. Thể hiện được giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát. – Chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác. Thể hiện được tiết tấu và giai điệu. – Đọc nhạc đúng tên nốt, cao độ và trường độ. – Hát một mình và hát cùng người khác. Thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát. Có kĩ năng hát bè cơ bản. – Chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác. Thể hiện đúng tiết tấu, giai điệu – Hát một mình và hát cùng người khác. Thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát. Nâng cao kĩ năng hát bè trong hợp xướng. – Trình diễn nhạc cụ một mình và cùng người khác với kĩ thuật cơ bản. Thể hiện được sự đa dạng các sắc thái biểu 7 Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông – Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc khi hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc,... và hoà âm. – Đọc nhạc đúng tên nốt, cao độ và trường độ. – Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc khi hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc,... cảm âm nhạc. – Phát triển kĩ năng đọc nhạc khi hát và chơi nhạc cụ. – Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc khi hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc,... 2. Cảm thụ âm nhạc Học sinh biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của âm nhạc, được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm. Biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông – Cảm nhận và phân biệt được sự khác biệt trong từng thuộc tính âm nhạc: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc. – Vận động cơ thể phù hợp với cảm xúc âm nhạc. – Cảm nhận và phân biệt được các mức độ trong từng phương tiện diễn tả của âm nhạc: tiết tấu, giai điệu, hoà âm, hình thức và phong cách biểu diễn. – Vận động cơ thể phù hợp với cảm xúc âm nhạc. Biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác. – Cảm nhận và phân biệt được sự tương phản hoặc các mức độ trong từng phương tiện diễn tả của âm nhạc: tiết tấu, giai điệu, hoà âm, hình thức và phong cách biểu diễn. – Biết biểu lộ thái độ và cảm xúc âm nhạc bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. 3. Phân tích và đánh giá âm nhạc Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc và phong cách biểu diễn. 8 Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông – Bước đầu nhận biết được các thuộc tính: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc. Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc. – Bước đầu nhận biết được câu, đoạn trong những bài hát có hình thức rõ ràng. – Bước đầu biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác. – Nêu được đặc điểm dễ nhận biết của tiết tấu, giai điệu và phong cách biểu diễn một số bài hát, bản nhạc. – Nhận biết được câu, đoạn trong những bài hát, bản nhạc có hình thức rõ ràng. – Biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác. – Phân tích được đặc điểm dễ nhận biết của tiết tấu, giai điệu, hoà âm và phong cách biểu diễn một số tác phẩm âm nhạc. – Nhận biết được câu, đoạn trong những bài hát, bản nhạc có hình thức rõ ràng. – Đánh giá được tính thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc. 4. Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc Học sinh biết kết nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo. Hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác. Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông – Mô phỏng, tái hiện được một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. – Nghĩ ra tên cho bản nhạc không lời, tưởng tượng ra nội dung của bản nhạc. – Biết làm dụng cụ học tập âm nhạc đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên. – Mô phỏng, tái hiện được một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. – Biết đặt tên cho bản nhạc không lời, tưởng tượng ra câu chuyện khi nghe nhạc. – Biết làm dụng cụ học tập âm nhạc. – Có thể ứng tác và biến tấu đơn giản theo một số gợi ý, tạo ra động tác gõ đệm, vận động cơ thể hoặc di chuyển – Hình thành và kết nối các ý tưởng âm nhạc, chơi nhạc ngẫu hứng, có thể tạo ra các biến tấu và hoà âm đơn giản. – Biết cách phổ biến kiến thức và kĩ năng âm nhạc với người khác. – Ứng tác và biến tấu đơn giản theo một số gợi ý, tạo ra động tác gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. 9 Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông đồ vật cho phù hợp với nhịp điệu. – Biết chia sẻ kiến thức và kĩ năng âm nhạc với người khác. – Nhận ra khả năng âm nhạc của bản thân, định hình thị hiếu âm nhạc. – Nhận ra khả năng âm nhạc của bản thân, có định hướng phát triển, định hướng nghề nghiệp phù hợp. Trong chương trình môn Âm nhạc, biểu hiện của các phẩm chất và năng lực chung cũng như biểu hiện của năng lực âm nhạc được đưa vào từng nội dung dạy học dưới dạng các yêu cầu cần đạt, với các mức độ đậm nhạt khác nhau. V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát 1.1. Nội dung giáo dục cốt lõi TT Nội dung Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hát 1 Bài hát tuổi học sinh ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 2 Dân ca Việt Nam ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 3 Bài hát nước ngoài ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 4 Hợp xướng ⋅ ⋅ ⋅ Nhạc cụ 5 Tiết tấu ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 6 Giai điệu ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 10 TT Nội dung Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 7 Hoà âm ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ Nghe nhạc 8 Nhạc có lời ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 9 Nhạc không lời ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ Đọc nhạc 10 Giọng Đô trưởng ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 11 Giọng La thứ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 12 Giọng trưởng và giọng thứ có 1–2 dấu hoá ⋅ ⋅ ⋅ Lí thuyết âm nhạc 13 Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 14 Kiến thức bổ sung ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ Thường thức âm nhạc 15 Tìm hiểu nhạc cụ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 16 Câu chuyện âm nhạc ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 17 Tác giả và tác phẩm ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 18 Hình thức biểu diễn, thể loại và cấu trúc âm nhạc ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 19 Âm nhạc và đời sống ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 11 Nhạc cụ là nội dung mang tính phân hoá. Tuỳ theo điều kiện thực tiễn của nhà trường (phương tiện dạy học, năng lực giảng dạy), giáo viên có thể dạy học sinh chơi bộ gõ cơ thể, nhạc cụ tự làm, nhạc cụ Việt Nam (trống nhỏ, song loan, thanh phách, sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, nhạc cụ phổ biến ở địa phương) hoặc nhạc cụ nước ngoài (melodica, recorder, ukulele, harmonica, guitar, keyboard). Nghe nhạc là một hoạt động phổ biến và có vai trò quan trọng trong giáo dục âm nhạc. Nội dung và yêu cầu cần đạt về nghe nhạc được tích hợp trong tất cả các nội dung, đặc biệt là ở phần học về tác giả và tác phẩm. Lí thuyết âm nhạc là những kiến thức cơ bản, phổ thông và mang tính ứng dụng, làm nền tảng cho các hoạt động thực hành âm nhạc. Không nên học riêng về lí thuyết mà tích hợp trong các nội dung: hát, nhạc cụ, đọc nhạc. Học sinh sẽ tiếp nhận lí thuyết thông qua trải nghiệm thực hành. 1.2. Chuyên đề học tập Ở cấp trung học phổ thông, ngoài việc được lựa chọn học môn Âm nhạc theo nguyện vọng, học sinh còn được chọn học một số chuyên đề nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng âm nhạc, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp. Đó là chuyên đề học tập: kĩ năng biểu diễn âm nhạc, phương pháp soạn đệm cơ bản, sử dụng một số phần mềm âm nhạc (các chuyên đề dành cho cả lớp 10, lớp 11, lớp 12). 2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp Yêu cầu cần đạt được thiết kế cho 5 nhóm lớp theo định hướng mở, nhằm tạo điều kiện để tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. Quá trình phát triển năng lực âm nhạc là quá trình tích luỹ thông qua trải nghiệm, thực hành và luyện tập thường xuyên, trong thời gian từ 2 đến 3 năm, theo từng nhóm lớp. Vì vậy, trong mỗi tiết học, giáo viên cần linh hoạt xác định một số kĩ năng trọng tâm, phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học, để tập trung hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập. 12 LỚP 1, LỚP 2, LỚP 3 Nội dung Yêu cầu cần đạt Hát Bài hát phù hợp với tuổi học sinh (6–9 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Bài Quốc ca Việt Nam học ở lớp 3. Ngoài Quốc ca Việt Nam, các bài hát khác cần ngắn gọn, dễ há
Tài liệu liên quan