Cơ sở công trình cầu - Chương 1: Tổng quan về các công trình xây dựng giao thông trên đường

Chương 1: Tổng quan về các công trình xây dựng giao thông trên đường 1.1. Các dạng công trình xây dựng phục vụ giao thông trên đường Tuyến giao thông là khái niệm chỉ cách thức để đi từ một điểm A nào đó đến một điểm B. Có rất nhiều cách để đi từ A đến B: đi bộ, đi xe đạp, đi ôtô, đi tàu hoả, đi bằng máy bay, tàu thủy Tương ứng với các phương tiện giao thông này là các công trình phục vụ cho giao thông như đường, cầu, hầm, nút giao thông v.v Công trình giao thông: Công trình giao thông bao gồm các công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, công trình cầu, công trình hầm và công trình sân bay. Công trình giao thông trên đường thực chất là những công trình nhân tạo trên đường do con người tạo nên nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, giao thông đi lại của mình. Đó là các công trình vượt qua các chướng ngại thiên nhiên, các chướng ngại nhân tạo, một tuyến giao thông khác; hoặc những công trình chắn đất. Các công trình giao thông trên một tuyến nào đó có thể gồm: Cầu, hầm, tường chắn, và các công trình thoát nước nhỏ như đường tràn, cầu tràn và cống. Có hai trường phái khi thiết kế lựa chọn các công trình giao thông. Trường phái thứ nhất lựa chọn trên quan niệm rằng con người có thể chinh phục được thiên nhiên. Điều này có nghĩa là con người có thể làm bất kỳ công trình gì con người muốn và thiên nhiên phải phục tùng con người, con người có thể khắc chế được thiên nhiên. Với trường phái này, thiên nhiên bị tác động cưỡng bức rất mạnh, và theo thuyết môi trường thì có thể là không hợp lý. Trường phái thứ hai thiết kế các phương án trên quan niệm thuận theo thiên nhiên. Chính các quan niệm này đã hình thành nên những bức tranh tổng thể về các công trình giao thông trên thế giới.

pdf118 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở công trình cầu - Chương 1: Tổng quan về các công trình xây dựng giao thông trên đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 1 | 130 Chương 1: Tổng quan về các công trình xây dựng giao thông trên đường 1.1. Các dạng công trình xây dựng phục vụ giao thông trên đường Tuyến giao thông là khái niệm chỉ cách thức để đi từ một điểm A nào đó đến một điểm B. Có rất nhiều cách để đi từ A đến B: đi bộ, đi xe đạp, đi ôtô, đi tàu hoả, đi bằng máy bay, tàu thủy Tương ứng với các phương tiện giao thông này là các công trình phục vụ cho giao thông như đường, cầu, hầm, nút giao thông v.v Công trình giao thông: Công trình giao thông bao gồm các công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, công trình cầu, công trình hầm và công trình sân bay. Công trình giao thông trên đường thực chất là những công trình nhân tạo trên đường do con người tạo nên nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, giao thông đi lại của mình. Đó là các công trình vượt qua các chướng ngại thiên nhiên, các chướng ngại nhân tạo, một tuyến giao thông khác; hoặc những công trình chắn đất. Các công trình giao thông trên một tuyến nào đó có thể gồm: Cầu, hầm, tường chắn, và các công trình thoát nước nhỏ như đường tràn, cầu tràn và cống. Có hai trường phái khi thiết kế lựa chọn các công trình giao thông. Trường phái thứ nhất lựa chọn trên quan niệm rằng con người có thể chinh phục được thiên nhiên. Điều này có nghĩa là con người có thể làm bất kỳ công trình gì con người muốn và thiên nhiên phải phục tùng con người, con người có thể khắc chế được thiên nhiên. Với trường phái này, thiên nhiên bị tác động cưỡng bức rất mạnh, và theo thuyết môi trường thì có thể là không hợp lý. Trường phái thứ hai thiết kế các phương án trên quan niệm thuận theo thiên nhiên. Chính các quan niệm này đã hình thành nên những bức tranh tổng thể về các công trình giao thông trên thế giới. 1.2. Phân loại và phân cấp công trình giao thông 1.2.1. Các khái niệm cơ bản - Công trình giao thông: Công trình gia thông bao gồm các công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, công trình cầu, công trình hầm và công trình sân bay. 1.2.2. Công trình đường bộ - Đường bộ: là các loại đường bao gồm đường ô tô, đường phố, đường ô tô cao tốc, đường ô tô chuyên dùng, đường giao thông nông thôn v.v. phục vụ vận tải và đi lại trên mặt đất cho người đi bộ, ôtô, xe máy và các phương tiện vận chuyển khác trừ xe lửa, xe điện bánh sắt. - Đường cao tốc: là loại đường chuyên dùng để vận chuyển ở cự li lớn, cho ôtô chạy với tốc độ cao, các hướng xe chạy tách riêng hai chiều và không giao cắt cùng mức với các tuyến đường khác, trong đó, mỗi chiều tối thiểu phải có 2 làn chạy xe và một làn Pr oo f Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 2 | 130 dừng xe khẩn cấp; trên đường có bố trí đầy đủ các trang thiết bị và các cơ sở phục vụ cho việc đảm bảo giao thông liên tục, an toàn, tiện nghi phục vụ nghỉ ngơi dọc tuyến và chỉ cho xe ra, xe vào ở các điểm nhất định. - Đường Ôtô: là tất cả các loại đường bộ dành cho các loại xe ôtô không quá khổ quá tải đi qua một cách an toàn và được xây dựng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất. - Đường đô thị, quảng trường: là tất cả các đường phố, đường và quảng trường đô thị dùng cho các loại phương tiện tham gia giao thông trên mặt đất lưu hành trong các thành phố, thị xã. - Đường chuyên dùng: là tất cả các loại đường bộ được xây dựng phục vụ cho từng mục đích cụ thể, sử dụng cho người và các phương tiện vận tải chuyên dụng đi lại theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng hoặc vận dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật khác đã ban hành. Đường chuyên dùng bao gồm : đường lâm nghiệp, đường vận chuyển tại các khu mỏ, đường vận hành tại các nhà máy thuỷ điện... và các đường nội bộ khác trong các cơ quan, đơn vị, khu du lịch, thương mại, trường học, khu công nghiệp hoặc các làng nghề truyền thống. - Đường Giao thông nông thôn: là loại đường bộ dùng cho người dân và các phương tiện đi lại của người dân nằm trong địa phận làng xã để chủ yếu phục vụ đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất nông nghiệp. 1.2.3. Công trình đường sắt - Đường sắt cao tốc: đường sắt có tốc độ thiết kế tối đa là 350km/h, thuộc mạng đường sắt quốc gia. - Đường sắt trên cao: đường sắt có đa số kết cấu nằm trên cao so với mặt đất. - Đường tàu điện trên cao: một loại đường sắt trên cao thuộc hệ thống đường sắt đô thị (kể cả đường 1 ray tự động dẫn hướng). - Đường tàu điện ngầm: đường sắt xây dựng ngầm dưới đất thuộc hệ thống đường sắt đô thị. - Đường sắt quốc gia: phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, vùng kinh tế và liên vận quốc tế. - Đường sắt chuyên dùng: phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân; khi nối vào đường sắt quốc gia phải được phép của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. - Đường sắt địa phương: đường đô thị do địa phương quản lý, đường chuyên dùng không nối vào đường sắt quốc gia. - Đường sắt đô thị: đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố và vùng phụ cận bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường 1 ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt. - Đường (sắt) nhánh: chỉ chung đường sắt chuyên dùng có nối thông vào đường sắt quốc gia. 1.2.4. Công trình hầm - Đường hầm: Một công trình ngầm dưới đất có chiều dài lớn hơn nhiều lần kích thước mặt cắt ngang và độ dốc dọc không vượt quá 15%. Pr oo f Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 3 | 130 - Hầm giao thông: Đường hầm phục vụ giao thông bao gồm hầm đường ô tô, hầm đường sắt và hầm giao thông đô thị. - Hầm đường ô tô: Hầm giao thông trên đường ô tô và hầm trên đường ô tô cao tốc. - Hầm đường sắt: Hầm giao thông trên đường sắt. - Hầm giao thông đô thị: Hầm được xây dựng trong đô thị bao gồm hầm đường sắt, hầm đường ô tô, hầm cho xe thô sơ và người đi bộ. - Vùng ảnh hưởng tương hỗ: Diện tích bao quanh công trình hầm có bán kính 2D cho hầm xây dựng trong đá tốt và 5D cho hầm xây dựng trong đất mềm yếu (D là đường kính hầm đào). Khi phải xây dựng hai hầm gần nhau hoặc xây dựng hầm gần các công trình khác, phải xem xét các ảnh hưởng tương hỗ giữa các công trình đó. - Hầm đặt nông: Hầm được xây dựng có chiều dầy tầng phủ trên đỉnh hầm không lớn hơn 2,5D. - Hầm đặt sâu: Hầm được xây dựng có chiều dầy tầng phủ lớn hơn 2,5D hoặc vùng ảnh hưởng tương hỗ không trồi lên trên mặt đất. - Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt nông: Không gian ngầm được phép xây dựng công trình hầm có diện tích giới hạn trên mặt đất được đào xuống đến độ sâu cho phép với mái dốc thẳng đứng. - Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt sâu: Không gian ngầm được phép xây dựng công trình hầm mà khi xây dựng vùng ảnh hưởng tương hỗ không vượt ra ngoài chỉ giới kiểm soát an toàn hầm. - Chỉ giới kiểm sóat an toàn hầm: Không gian ngầm được xác định bởi vùng ảnh hưởng tương hỗ trên suốt chiều dài tuyến hầm. - Hành lang bảo vệ công trình ngầm: Không gian ngầm nằm trong chỉ giới kiểm soát an toàn hầm đối với hầm đặt sâu và hình chiếu vùng ảnh hưởng tương hỗ trên mặt đất đối với hầm đặt nông. 1.2.5. Công trình đường thủy - Công trình bến: là công trình thành phần quan trong trong cảng, dùng cho tàu đậu và bốc xếp hàng hoá từ tàu lên bến và ngược lại. - Luồng tàu: là một tuyến đường thuỷ với hệ thống báo hiệu hàng hải, bảo đảm cho các loại tàu bè đi lai an toàn và thuận tiện. Điểm đầu và điểm cuối của luồng tàu thường là vùng nước của một cảng hay bến tàu. - Triền tàu: là công trình có kết cấu loại mái dốc nghiêng, trên đó đặt một hệ thống xe trên đường ray để chuyển tàu lên bờ hoặc ngược lại, phục vụ đóng mới hoặc sửa chữa tàu. - Đà tàu: Là công trình mái dốc, chủ yếu để đóng tàu trên mặt nghiêng và khi hạ thuỷ với mực nước phù hợp bằng cách trượt xuống nước bằng trọng lượng tàu. 1.2.6. Công trình hàng không - Cảng Hàng không: bao gồm sân bay và tổ hợp các công trình và trang thiết bị phục vụ vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa và bưu kiện bằng đường hàng không, phục vụ máy bay cất hạ cánh an toàn. Pr oo f Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 4 | 130 - Sân bay: Một khu vực bề mặt mặt đất hoặc mặt nước cụ thể (bao gồm cả nhà cửa công trình và trang thiết bị) được dùng toàn bộ hay một phần cho máy bay bay đi, bay đến và di chuyển trên bề mặt. 1.3. Phân cấp công trình giao thông Công trình giao thông bao gồm 6 loại như trên và được thể hiện trong bảng 1.1. Cấp công trình của các loại công trình giao thông được chia làm 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, và cấp IV là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành phụ thuộc vào qui mô, chức năng sử dụng, độ phức tạp của kỹ thuật xây dựng... được thể hiện trong bảng 1.1. Cấp thiết kế của công trình được phân chia trên cơ sở cấp công trình nhưng chủ yếu phụ thuộc các yếu tố kỹ thuật được qui định cụ thể cho từng loại công trình giao thông và được thể hiện trong các phần tương ứng của qui chuẩn này. Bảng 1.1. Phân loại, phân cấp công trình giao thông. Mã số Loại công trình Cấp công trình Cấp đặc biệt Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV 1 Đường bộ a) Đường ô tô cao tốc các loại Đường cao tốc với lưu lượng xe > 30.000 Xe quy đổi/ ngày đêm hoặc tốc độ >100km/h Đường cao tốc với lưu lượng xe từ 10.000- 30.000 Xe quy đổi/ngày đêm hoặc tốc độ >80km/h Lưu lượng xe từ 3.000- 10.000 Xe quy đổi/ ngày đêm hoặc tốc độ >60km/h Lưu lượng xe từ 300-3.000 Xe quy đổi/ngày đêm hoặc đường giao thông nông thôn loại A Lưu lượng xe <300 Xe quy đổi/ ngày đêm hoặc đường giao thông nông thôn loại B b) Đường ô tô, đường trong đô thị c) Đường nông thôn 2 Đường sắt Đường sắt cao tốc Đường tầu điện ngầm; đường sắt trên cao. Đường sắt quốc gia thông thường Đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương - 3 Cầu a) Cầu đường bộ Nhịp >200m Nhịp từ 100-200m hoặc sử dụng công nghệ thi công mới, kiến trúc đặc biệt Nhịp từ 50- 100m Nhịp từ 25- 50m Nhịp từ < 25m b) Cầu đường sắt Pr oo f Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 5 | 130 4 Hầm a) Hầm đường ô tô Hầm tầu điện ngầm Chiều dài > 3000m, tối thiểu 2 làn xe ô tô, 1 làn đường sắt Chiều dài từ 1000-3000m, tối thiểu 2 làn xe ô tô, 1 làn đường sắt Chiều dài từ 100-1000m Chiều dài <100m b) Hầm đường sắt c) Hầm cho người đi bộ 5 Công trình đường thủy a) Bến, ụ nâng tầu cảng biển - Bến, ụ cho tầu >50.000 DWT Bến, ụ cho tầu 30.000-50.000 DWT Bến, ụ cho tầu 10.000-30.000 DWT Bến cho tầu <10.000 DWT b) Cảng bến thủy cho tàu, nhà máy đóng sửa chữa tàu > 5.000 T 3.000- 5.000T 1.500– 3000 T 750 -1.500 T < 750T c) Âu thuyền cho tầu > 3.000 T 1.500 - 3.000 T 750- 1.500 T 200 - 750 T < 200T d) Đường thủy có bê rộng (B) và độ sâu (H ) nước chạy tàu - Trên sông B > 120m; H >5m B= 90- <120m H = 4- <5m B = 70- < 90m H = 3 - <4 m B= 50- < 70m H = 2- < 3 m B < 50m H < 2m - Trên kênh đào B > 70m; H >6m B= 50- <70m H = 5 - < 6 m B = 40 - <50m H = 4- < 5m B= 30 - <40m H = 2 - <4 m B < 30m H < 3m 6 Sân bay Đường băng cất hạ cánh (phân cấp theo tiêu chuẩn cuả tổ chức ICAO) IV E IV D III C II B I A 1.4. Công trình thoát nước 1.4.1. Phân loại Trong xây dựng công trình đường bộ, công trình thoát nước được chia ra 4 loại cơ bản như sau : Loại 1 : Công trình cầu, bao gồm : · Cầu lớn : là loại cầu có khẩu độ ≥ 100 m · Cầu trung là loại cầu có khẩu độ ≥ 25m < 100 m · Cầu nhỏ là loại cầu có khẩu độ < 25 m Pr oo f Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 6 | 130 Loại 2 : Công trình cống thoát nước, bao gồm : · Cống tròn: có các loại khẩu độ từ f 60 đến f 150 cm · Cống vuông (cống hộp): có các loại khẩu độ (80x80), (100 x 100), (150 x 150) và (200 x 200) cm · Cống bản: có các loại khẩu độ từ 80 đến 600 cm Loại 3 : Công trình rãnh thoát nước mặt và nước ngầm, bao gồm : · Rãnh hình thang · Rãnh hình chữ nhật · Rãnh hình tam giác Loại 4 : Công trình vượt sông tạm thời, gồm có : · Phà (có bến chùi hoặc bến boong tông) · Đường ngầm · Đường tràn · Đường tràn liên hợp 1.4.2. Công năng và tính năng các công trình thoát nước Công năng và tính năng của các loại công trình thoát nước thích hợp dùng cho các loại đường bộ được tổng hợp và nêu trong Bảng 2.3: TT Loại công trình thoát nước Đường cao tốc Đường Ôtô Đường đô thị Đường chuyên dụng Đường GTNT 1 Cầu - Chủ yếu dùng để vượt dòng chảy và sông có lưu lượng trên 20m3/s - Sử dụng để làm cầu vượt tại các nút giao cắt khác mức - Thời hạn sử dụng tính toán 100 năm - Tải trọng tính toán H30, HL93 - Chủ yếu dùng để vượt dòng chảy và sông có lưu lượng trên 20m3/s - Thời hạn sử dụng tính toán 50- 100 năm - Tải trọng tính toán HL93, H30- XB80, H18, H13. - Chủ yếu dùng để vượt dòng chảy và sông có lưu lượng trên 20m3/s. - Có thể dùng làm cầu vượt tại các nút giao cắt khác mức - Thời hạn sử dụng tính toán 75- 100 năm - Tải trọng tính toán H10-H30, HL93 - Chủ yếu để vượt sông , khe suối có lưu lượng trên 20m3/s - Thời hạn sử dụng tính toán 50 năm - Tải trọng tính toán H10-H30 - Chủ yếu dùng để vượt qua các sông nhỏ, kênh mương. có lưu lượng nhỏ hơn 10,0m3/s - Thời hạn sử dụng tính toán 30 năm - Tải trọng tính toán đến H13, H18 2 Cống Chủ yếu dùng để thoát nước có lưu lượng dưới Chủ yếu dùng để thoát nước có lưu lượng dưới Chủ yếu dùng để thoát nước có lưu lượng dưới Chủ yếu dùng để thoát nước có lưu lượng dưới Chủ yếu dùng để thoát nước có lưu lượng Pr oo f Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 7 | 130 20m3/s 20m3/s 20m3/s 20m3/s dưới 20m3/s 3 Rãnh Chủ yếu dùng để thu và thoát nước mặt Chủ yếu dùng để thu và thoát nước mặt Chủ yếu dùng để thu và thoát nước mặt Chủ yếu dùng để thu và thoát nước mặt Chủ yếu dùng để thu và thoát nước mặt 4 Công trình tạm thời Không dùng công trình tạm Có thể dùng phà, đường ngầm, đường tràn, đò với đường cấp IV trở xuống Không dùng Có thể dùng phà, đường ngầm, đường tràn, đò Có thể dùng phà, đường ngầm, đường tràn, đò Bảng 2.3. Công năng và tính năng của các loại công trình thoát nước nhân tạo trên đường 1.4.3. Các công trình thoát nước nhỏ 1.4.3.1 Đường tràn (a) Định nghĩa: Công trình vượt sông có mặt đường nằm sát cao độ đáy sông. Hay nói cách khác là độ chênh cao giữa cao độ đáy sông và cao độ mặt đường tràn là không lớn. Thông thường tại những khu vực này vào mùa khô nước cạn. Vào mùa mưa, nước chảy tràn qua mặt đường nhưng xe cộ vẫn đi lại được. Khi thiết kế cho phép một số ngày trong năm xe cộ không qua lại được. (b) Ưu điểm: Xây dựng đơn giản, giá thành rẻ. (c) Nhược điểm: Giao thông sẽ bị gián đoạn khi lưu lượng nước lớn, dễ bị xói lỡ công trình. (d) Phạm vi áp dụng: Sử dụng cho khu vực có dòng chảy lưu lượng nhỏ, lũ xảy ra trong thời gian ngắn. Hình 1.1 - Đường tràn 1.4.3.2 Cầu tràn (a) Định nghĩa: Pr oo f Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 8 | 130 Cầu tràn là công trình được thiết kế dành một lối thoát nước phía dưới, đủ để dòng chảy thông qua với 1 lưu lượng nhất định. Khi mực nước vượt quá lưu lượng này, nước sẽ tràn qua công trình. (b) Ưu điểm: Xây dựng đơn giản, giá thành rẻ. (c) Nhược điểm: Giao thông sẽ bị gián đoạn khi lưu lượng nước lớn, dễ bị xói lỡ công trình. (d) Phạm vi áp dụng: Cầu tràn sử dụng cho dòng chảy có lưu lượng nhỏ và trung bình tương đối kéo dài trong năm. Cả hai loại cầu tràn và đường tràn đều là chướng ngại vật trong lòng sông, cản trở dòng chảy nên khi quyết định sử dụng phương án làm cầu tràn hoặc đường tràn cần chú ý xét đến chế độ dòng chảy, thuỷ văn khu vực, lưu lượng nước và hiện tượng xói lở công trình. Hình 1.2a - Cầu tràn Pr oo f Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 9 | 130 Hình 1.2b – Một dạng cầu tràn trong thực tế 1.4.3.3 Cống (a) Định nghĩa: Cống là một công trình thoát nước dành lối thoát nước ở phía dưới và không cho phép nước tràn qua công trình khi lưu lượng lớn. Cống thường được làm từ vật liệu có độ bền cao, có khả năng thoát nước với lưu lượng trung bình và tương đối lớn. Trên thực tế có hai hình thức sử dụng cống, đó là cống dọc và cống ngang đường. Cống dọc dẫn nước cần thoát theo dọc tuyến đường đến nơi xả nước nhất định; cống ngang đường thường được thiết kế để tuyến vượt qua các dòng nước nhỏ hoặc dùng để thoát nước theo phương ngang đường. Cống có nhiều dạng mặt cắt ngang khác nhau, thường thấy là dạng cống tròn và cống hộp. Trên cống có đất đắp dày tối thiểu 0,50m để phân bố áp lực bánh xe và giảm lực xung kích. (b) Ưu điểm: Xây dựng đơn giản, tuổi thọ cao hơn so với đường tràn và cầu tràn. (c) Nhược điểm: Dễ bị tắt nghẽn do các vật trôi, giá thành tương đối cao. (d) Phạm vi áp dụng: Thoát nước dọc cho các tuyến đường giao thông. Thoát nước ngang cho dòng chảy có lưu lượng trung bình và tương đối lớn. Thường các loại cống có mặt cắt ngang hình tròn được dùng ứng với lưu lượng nước thoát nhỏ hơn hoặc bằng 40-50m3/s, cống hộp thường được thiết kế để thoát nước với lưu lượng lớn hơn. Pr oo f Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 10 | 130 Hình 1.3a - Cống thoát nước ngang đường (cống hộp) Hình 1.3b - Cống thoát nước ngang đường (cống tròn) 1.4.3.4 Cầu (a) Định nghĩa: Cầu được định nghĩa là các công trình vượt qua các chướng ngại như dòng nước, thung lũng, đường, các khu vực sản xuất hoặc các khu thương mại hoặc cũng có thể là vật cản bất kỳ. Theo tiêu chuẩn 22 TCN 272 – 05 thì Cầu là một kết cấu bất kỳ vượt khẩu độ không dưới 6m tạo thành một phần của một con đường. Người ta phân loại cầu theo nhiều cách khác nhau. Cách phân loại này sẽ được trình bày ở mục sau. (b) Ưu điểm: Có khả năng thoát nước với lưu lượng và khẩu độ lớn, cho phép các phương tiện qua lại phía bên dưới cầu, có tính ổn định và tuổi thọ cao, mỹ quan đẹp. (c) Nhược điểm: Thiết kế và thi công phức tạp, giá thành xây dựng cao. (d) Phạm vi áp dụng: Vượt qua các chướng ngại vật lớn: sông, thung lũng, đường Pr oo f Bài giảng “CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU” MSc. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình thủy Trang 11 | 130 Trong các trường hợp vượt dòng chảy có yêu cầu thông thuyền. Các công trình vượt chướng ngại đòi hỏi tuổi thọ cao, mang tính chất quan trọng Trường hợp vượt các dòng chảy nhỏ nhưng phương án cống không đáp ứng được, ví dụ như: · Khi xây dựng công trình ở địa hình có độ cao vai đường thấp mà nếu sử dụng cống chìm thì không đảm bảo chiều dày tối thiểu 50cm dành cho phần đất đắp bên trên cống. · Khi dòng chảy có nhiều vật trôi nếu làm cống dễ dẫn đến khả năng tắc cống, không đảm bảo an toàn cho nền đường. · Khi có yêu cầu thoát nư
Tài liệu liên quan