Công tác người đọc

I. Tầm quan trọng của công tác người đọc trong hoạt động thư viện 1. Vị trí Giải quyết những vấn đề đầu ra của tài liệu. Nhằm thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, công tác bạn đọc nằm ở cuối cùng trong dây chuyền thông tin tư liệu. 2. Khái niệm Công tác bạn đọc là học phần thuộc bộ môn thư viện học nghiên cứu về người đọc và hoạt động đọc của họ trong mối tương quan với các yếu tố còn lại của thư viện. Nó nghiên cứu tính chất, đặc điểm thỏa mãn nhu cầu của người đọc và được đặt trong mối tương quan của thư viện nhằm mục đích tiếp cận và phục vụ ban đọc một cách tốt nhất. 3. Ý nghĩa ( tầm quan trọng) của công tác bạn đọc trong thư viện Trong công tác thư viện, công tác này có thể coi là khâu chung tâm. Bởi công tác với bạn đọc là khâu trực tiếp với bạn đọc, khâu gắn liền nhất với thực tiễn của ngành nghề, khâu cuối cùng của chu trình chuyên môn khép kín thực hiện việc luân chuyển sách, tài liệu tới người đọc. Điều này có thể xét trên một số khía cạnh sau:

doc13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác người đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Công tác người đọc Tầm quan trọng của công tác người đọc trong hoạt động thư viện Vị trí Giải quyết những vấn đề đầu ra của tài liệu. Nhằm thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, công tác bạn đọc nằm ở cuối cùng trong dây chuyền thông tin tư liệu. Khái niệm Công tác bạn đọc là học phần thuộc bộ môn thư viện học nghiên cứu về người đọc và hoạt động đọc của họ trong mối tương quan với các yếu tố còn lại của thư viện. Nó nghiên cứu tính chất, đặc điểm thỏa mãn nhu cầu của người đọc và được đặt trong mối tương quan của thư viện nhằm mục đích tiếp cận và phục vụ ban đọc một cách tốt nhất. Ý nghĩa ( tầm quan trọng) của công tác bạn đọc trong thư viện Trong công tác thư viện, công tác này có thể coi là khâu chung tâm. Bởi công tác với bạn đọc là khâu trực tiếp với bạn đọc, khâu gắn liền nhất với thực tiễn của ngành nghề, khâu cuối cùng của chu trình chuyên môn khép kín thực hiện việc luân chuyển sách, tài liệu tới người đọc. Điều này có thể xét trên một số khía cạnh sau: Trong mối quan hệ giữa tài liệu và người đọc Công tác này được xem như là “chiếc cầu” nối liền tài liệu và người đọc với nhau. Nếu vai trò này được thực hiện thư viện sẽ thu hút được nhiều bạn đọc, hình thành nếp sống, thói quen, nhu cầu đọc cho mọi người. Và như vậy sẽ thúc đẩy sự nghiệp thư viện phát triển. Trên góc độ sử dụng Phát huy vốn tài liệu của thư viện đây là biện pháp tích cực, hợp lý, tiết kiệm. Đồng thời cũng mang lại cho thư viện nhiều ý nghĩa: Vòng quay vốn tài liệu được tăng cường Hạn chế tình trạng tài liệu không được sử dụng Đối với các công tác khác trong thư viện Đối với nhiều công tác khác của thư viện như: phân loại, biên mục, biên soan thư mục, bổ sung phải qua công tác người đọc mới có cơ sở thực tiễn để kiểm tra, đánh giá, phát huy tác dụng bởi vì tài liệu có tốt đến mấy mà chỉ nằm im trên giá thì cũng vô nghĩa. Công tác người đọc còn là một biện pháp tích cực góp phần nâng cao dân trí, nâng cao thẩm mỹ, nâng cao trí tưởng tượng, đạo đức của toàn xã hội, xây dựng nhưng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trên cơ sở công tác với bạn đọc thư viện nhận biết được chỗ mạnh, yếu của các khâu công tác khác để từ đó đua ra phương hướng hoạt động cho thời gian tới và tạo them mối quan hệ với độc giả , các cơ quan phát hành sách. Các nguyên tắc trong công tác người đọc Chủ động phục vụ Chủ động là nguyên tắc được đặt ra đầu tiên và giữ vai trò chủ đạo. Nguyên tắc này thể hiện rõ vai trò người cán bộ thư viện trong công tác với người đọc Chủ động ở đây là chủ động nắm bắt nhu cầu, yêu cầu người đọc để phục vụ, giúp đỡ người đọc định hướng, nhanh chóng tìm được những tài liệu phù hợp. Chủ động phục vụ là nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước để tác động hướng dẫn, uốn nắn của cán bộ thư viện đối với khuynh hướng đọc lệch lạc, không phù hợp trong bạn đọc. Phục vụ quần chúng Phục vụ quần chúng là nguyên tắc chủ yếu thứ 2 cần được quán triệt trong công tác bạn đọc. Bởi vì mục đích của công tác bạn đọc là phục vụ việc đọc cho quảng đại quần chúng ( vì dân). Quần chúng lao động là lực lượng và vun đắp cho sự nghiệp thư viện, trong đó có công tác người đọc phát triển ( do dân). Để làm được điều này cán bộ thư viện phải quan tâm , thỏa mãn mọi nhu cầu, yêu cầu đọc của quần chúng nhân dân, có biện pháp thu hút người đọc vào việc đọc và tạo thói quen đọc sách. Mặt khác, phải dựa vào bạn đọc mà tiến hành các hoạt động chuyên môn một cách hiệu quả và phát triển. Phục vụ có phân biệt Phục vụ có phân biệt là nguyên tắc chủ yếu thứ 3 trong công tác người đọc. Nguyên tắc này xuất phát từ sự đa dạng về người đọc và nhu cầu đọc của họ. Độc giả đến với thư viện rất nhiều tầng lớp khác nhau: bạn đọc phổ thông, bạn đọc nghiên cứu, vì vậy ta thấy nhu cầu của họ rất đa dạng từ đó ta thấy nhu cầu đọc và yêu cầu đọc của họ cũng rất khác nhau => đó chính là cơ sở xuất phát của nguyên tắc phục vụ có phân biệt. Đây thực chất là phục vụ chủ động, khoa học của thủ thư là cách, phương pháp phục vụ chứ không phải là mục tiêu phục vụ. Tóm lại ba nguyên tắc chủ yếu trên có mối quan hệ mật thiết, giúp cán bộ thu viện những tiêu chuẩn chỉ đạo về nguyên tắc hành động, mục đích và phương pháp tiến hành. Các thư viện cần phải quán triệt đồng nhất cả 3 nguyên tắc mới hy vộng hoạt động thu được kết quả tôt. Nội dung công tác bạn đọc Điều tra về nguồn lực thông tin Nội dung: lĩnh vực tri thức, môn loại Số lượng các môn loại Tỉ lệ giữa các lĩnh vực Thế mạnh về nội dung nguồn lực thông tin (số lượng các môn loại đó có nhiều trong thư viện, thể hiện qua tần suất sử dụng) Hình thức: loại hình tài liệu (các dạng vật chất mang tin) Số lượng các loại hình tài liệu Tỉ lệ giữa các loại hình tài liệu Thế mạnh về loại hình tài liệu (giấy in,) Thời gian ra đời của tài liệu: phụ thuộc vào tốc độ ra đời tài liệu Số lượng bản: Phụ thuộc vào kế hoạch bổ sung, cập nhật tài liệu mới. Xu hướng phát triển nguồn lực thông tin :phải phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, nhu cầu của người dùng tin. Nghiên cứu nhu cầu đọc: Nhu cầu đọc: người dùng tin cần đọc những gì? Hứng thú đọc: người dùng tin thích đọc gì? (đa phần thông tin phục vụ cho mục đích giải trí) Thói quen đọc Tìm hiểu về tính tích cực đọc: thể hiện qua thời gian và công sức của người đọc cho việc đọc Trình độ đọc: khả năng về mặt trí tuệ mà con người có thể hiểu những tri thức từ việc đọc tài liệu. Hướng dẫn hoạt động đọc Tư vấn thông tin cho người dùng tin Giúp người dùng tin định hướng hoạt động đọc Giup bạn đọc tiết kiệm thời gian trong việc tìm và chọn tài liệu Giúp khai thác tối đa tính hữu dụng của tài liệu: giá trị sử dụng, ứng dụng về mặt tri thức của tài liệu. (có sự hướng dẫn đúng, kịp thời thì người dùng tin có thể tìm đọc nhiều tài liệu, 1 tài liệu đến được với nhiều người từ đó phát huy tính hữu dụng của tài liệu, giảm thời gian chết của tài liệu, tăng vòng quay của tải liệu, hạn chế tài liệu chết). Góp phần phát triển tính tich cực đọc của người đọc Tổ chức hoạt động đọc Tổ chức hoạt động đọc trong thư viện : chỉ phục vụ khi người sử dụng đến thư viện Tổ chức hoạt động đọc bên ngoài thư viện: thư viện lưu động, thư viện điện tử. Đáp ứng nhu cầu cho số ít người dùng tin nhưng có ý nghĩa rất lớn, rút ngắn khoảng cách phân biệt giữa ranh giới lãnh thổ, quốc gia, dân tộc, vùng miền. Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc của bạn đọc Phương pháp nghiên cứu trực tiếp Là cách xem xét để nhận biết việc đọc của người đọc ngay trong lúc họ đang đọc hoặc đã thực hiện xong việc đọc. Bằng phương pháp này cán bộ thư viện có thể thấy được trực tiếp những xúc cảm, tình cảm, trạng thái tâm lý, thái độ khác nhau của người đọc trong lúc họ họ đang đọc hoặc đã đọc xong. Để thực hiện phương pháp nghiên cứu này cán bộ thư viện có thể tiến hành bằng nhiều cách cụ thể sau đây Trao đổi với bạn đọc: nói chuyện trực tiếp với họ để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của họ để từ đó nắm bắt được nhu cầu đọc của bạn đọc để đáp ứng tốt hơn. Quan sát: là cách xem xét bằng trực quan thông qua những hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài trong việc đọc của người đọc khi họ tới thư viện => trên cơ sở đó ta suy xét, phán đoán rồi rút ra kết luận cần thiết. Phân tích ý kiến phát biểu của người đọc: là dựa vào những ý kiến phát biểu của bạn đọc về sách hoặc ý kiến, nhận xét của cán bộ thủ thư để đưa ra trao đổi trong các hội nghitrên cơ sở đó cán bộ thư viện tổng hợp, phân tích rồi rút ra kết luận cần thiết. Trưng cầu ý kiến người đọc bằng phiếu trưng cầu (ăng két): đây là cách thư viện tổ chức lấy ý kiến của độc giả về một cuốn sách hoặc một số tài liệu nhất định nào đó thông qua các tờ phiếu thông tin có sẵn, bạn đọc chỉ cần điền thông tin vào theo cách nhận xét của mình. Từ đó thư viện tập hợp lại để rút ra kết luận cần thiết. Phương pháp nghiên cứu gián tiếp Phương pháp nghiên cứu gián tiếp là cách cán bộ thư viện dựa vào các tài liệu liên quan đến việc đọc của người đọc lập thành những biểu thống kê theo mục đích đặt ra rồi phân tích, rút ra nhận xét đánh giá về nhu cầu và hứng thú đọc của bạn đọc Bằng cách này thư viện sẽ thu được những kết quả lớn cố tính tổng và hiệu quả cao. Có thể áp dụng những cách sau đây: Tổng hợp phân tích phiếu người đọc: thông qua quá trình này thủ thư có thể biết được nhu cầu của đọc giả từ đó hướng dẫn họ đọc tài liệu một cách tốt hơn. Tổng hợp phân tích từ phiếu sách: kiểm tra được số vòng quay của sách Tổng hợp phân tích từ phiếu yêu cầu: có thể kiểm soát được yêu cầu của bạn đọc, sự thỏa mãn của thư viện, các loại sách cần bổ sung thêm. Quy trình công nghệ trong hoạt động phục vụ bạn đọc Hoạt động phục vụ bạn đọc là một quy trình có nhiều công việc cụ thể. Để thực hiện tốt, phát huy được vai trò của thư viện, cấn bộ thư viện phải tiến hành những công việc sau: Đăng ký làm thẻ Khi độc giả muốn sử dụng sách của thư viện nhất thiết phải qua khâu đăng ký để tạo lập thông tin về người đọc. Trên cơ sở các phiếu đó thư viện có thể hướng dẫn đọc, theo dõi việc mượn trả tài liệu và là cơ sở để nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc của họ. Việc đăng ký này không thể làm tùy tiện cần phải đạt tới hai yêu cầu sau: Tăng thêm số lượng bạn đọc: thường xuyên đăng ký và làm thẻ cho bạn đọc mới Đổi thẻ, gia hạn thẻ cho bạn đọc tùy thuộc vào từng thư viện. Sắp xếp phiếu người đọc Hình thức này chỉ áp dụng cho những thư viện truyền thống nhằm tìm phiếu một cách nhanh chóng, theo dõi và quản lý bạn đọc. Có 4 cách xếp: Xếp theo thứ tự A,B,C Sếp theo số đăng ký ghi trên phiếu ( thẻ) Xếp theo đơn vị ( học tập, công tác) Xếp theo thứ tự thời gian trả/ mượn Công tác phục vụ Trực tiếp phục vụ bạn đọc là công việc cuối cùng của quá trình phục vụ. Vai trò của công việc này rất lớn, mọi công việc trước đó của thư viện dù có làm tốt đến đâu thì cũng trở lên vô nghĩa khi tài liệu không đến được với bạn đọc. Trực tiếp phục vụ người đọc bao gồm 2 công đoạn: Nhận yêu cầu của người đọc: tức là nghe và nắm bắt những thông tin mà bạn đọc đưa ra từ đó có phương án dễ dàng trong việc phục vụ. Thực hiện yêu cầu ( lấy sách phục vụ): sau khi nắm bắt được yêu cầu của độc giả cán bộ thư viện tiến hành xác định kho sách và vao kho lấy sách cho độc giả ( đối với kho đóng), hướng dẫn cho bạn đọc vị trí cuốn sách nằm để bạn đọc tự do lựa chọn ( đối với kho mở) Thu hồi sách Nhận trả sách: là công tác thu hồi những tài liệu đã cho mượn để đảm bảo vòng quay của sách. Thu hồi sách quá hạn: là biện pháp cần thiết để quản lý tài sản của thư viện và đảm bảo cho việc luân chuyển sách thường xuyên trong bạn đọc. Công việc này thường diễn ra ở phòng mượn. Vấn đề đào tạo người đọc Vấn đề đào tạo người đọc ở đây có nghĩa là thư viện có trách nhiệm hướng dẫn bạn đọc tự đọc, tự học hình thành thói quen đọc sách, nhu cầu và hứng thú đọc cho từng độc giả. Từ đó hình thành nên văn hóa đọc trong toàn xã hội. Hướng dẫn bạn đọc tự học là một nhiệm vụ quan trọng nhất của thư viện. Tự học có nghĩa là tổ chức việc học tập cho mình, nhằm mục đích mở rộng hoặc nghiên cứu sâu những kiến thức chính trị và nghiệp vụ cũng như những kiến thức về các ngành khoa học văn hóa nghệ thuật khác. Muốn làm được như vậy thì việc đọc sách phải có hệ thống. Đọc sách có hệ thống nghĩa là đọc sách đúng hướng, có trình tự liên tục, có kế hoạch theo một đề tài có trình tự đã được định trước. Hướng dẫn đọc phải được thực hiện cả về nội dung cũng như phương pháp đọc. Cán bộ thư viện phải thường xuyên mở rộng, khơi sâu hứng thú đọc, hướng dẫn dẫn cách đọc cho họ, giúp họ chọn được những vấn đề họ tự nghiên cứu. Đây là nhiệm vụ quan trọng của thư viện nói chung và của công tác bạn đọc nói riêng nếu làm tốt công tác này thì thư viện ngày càng phát triển, cùng với đó là sự đóng góp về mặt xã hội cũng rất lớn góp phần nâng cao dân trí trong toàn xã hội. Các hình thức tuyên truyền giới thiệu tài liệu trong thư viện Hình thức thông tin, tuyên truyền miệng Nét chung Thông tin tuyên truyền là hình thức diễn giả sử dụng ngôn ngữ nói trực tiếp tác động vào nhận thức của người nghe. Thư viện sử dụng hình thức này để giới thiệu, giải thích, đánh giá về tài liệu giúp cho người nghe có cơ sở để lựa chọn và định hướng đối với chúng. Ưu điểm Có sức thuyết phục lớn Có khả năng thông tin nhanh kịp thời Có tính linh hoạt cao Nhược điểm Diễn giả nếu thuần túy sử dụng ngôn ngữ nói để thông tin sẽ gặp khó khăn đối với những tài liệu: các công trình khoa học kỹ thuật, các bản vẽ, thiết kế Phía người nghe việc tiếp thu chủ yếu là qua thính giác, khó có thể lĩnh hội được đầy đủ và nhớ chính xác các tài liệu mà nội dung nhiều chi tiết, số liệu Một số hình thức tuyên truyền miệng Đọc nghe tập thể Đọc nghe tập thể là một hình thức thông tin, tuyên truyền miệng, thư viện chọn ra một người đọc để nhiều người cùng nghe. Đây là hình thức thông tin truyên truyền đơn giản, dễ làm nhất và thường xuyên được sử dụng trong thư viện với những điều kiện sau: Tài liệu nội dung rõ ràng không phức tạp Số lượng tài liệu ít bản không cung cấp đủ cho bạn đọc Bạn đọc có trình độ thấp ít có điều kiện để đọc Những lúc thời gian công việc của bạn đọc dồn dập, khẩn trương. Kể chuyện theo sách Là hình thức thông tin, tuyên truyền miệng trong đó diễn giả thông qua sự diễn cảm của mình thuật lại nội dung sách gần như nguyên bản, nhưng bên cạnh đó còn có sự sang tạo của người kể. Nói chuyện giới thiệu sách Nói chuyện giới thiệu sách là hình thức thông tin tuyên truyền được diễn giả bằng sự phân tích, so sánh đánh giá của mình về tác phẩm giới thiệu cho người nghe thấy hứng thú hoặc cần thiết mà tìm đọc tác phẩm đó. Điểm sách Điểm sách là hình thức thông tin tuyên truyền độc đáo nhằm thông báo giới thiệu khái quát với người nghe về một số sách nhất định nào đó theo chủ định của thư viện. sách điểm thường là: Sách mới nhập về Sác hay, tốt đang được nhiều người quan tâm Sách theo một chuyên đề nào đó Hội nghị độc giả Hội nghị độc giả là cuộc gặp mặt giữa thư viện và bạn đọc, thư viện tổ chức để lấy ý kiến trao đổi của bạn đọc về tài liệu hoặc là công tác phục vụ bạn đọc của mình. Hình thức thông tin tuyên truyền trực quan Nét chung Thông tin tuyên truyền trực quan là hình thức căn cứ vào sự cảm thụ bằng mắt của người đọc. Ưu điểm Giúp người đọc có thể thấy cụ thể, trực tiếp cuốn sách ( hoặc hình ảnh mô phỏng). Đây là ưu điểm nổi bất. Ưu điểm này đã tạo thuận lợi bước đầu cho người đọc chọn sách tài liệu. Nhiều khi nhờ được xem tận mắt – dù trong thời gian ngắn người đọc có thể nảy sinh lựa chọn mới. Khuyết điểm Phải có phương tiện vật chất nhất định mới làm được Phạm vi tác dụng của hình thức này có phần hạn hẹp Các hình thức cụ thể Biểu ngữ Biểu ngữ thư viện là hình thức tuyên truyền cổ động trực quan sách và thư viện bằng phương pháp thể hiện chủ yếu là tạo ra hình ảnh và một số lời viết phù hợp để minh họa. Trưng bày sách Trưng bày sách thư viện là hình thức thư viện tập hợp một số sách, tài liệu theo một hướng chọn lựa nào đó đem trưng bày giới thiệu trực quan với người đọc. Hình thức thông tin, tuyên truyền tổng hợp và đôi nét hình thức thông tin mới – không truyền thống Hình thức thông tin, tuyên truyền tổng hợp Thông tin, tuyên truyền tổng hợp là hình thức thư viện kết hợp bằng trực quan và bằng miệng. Thi đọc sách Hình thức thông tin, tuyên truyền tổng hợp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay ở thư viện là thi đọc sách. Thi đọc sách là hình thức thư viện tổ chức nhằm thu hút rộng rãi quần chúng vào việc đọc một số sách, tài liệu nhất định ( theo chủ định của thư viện) dưới dạng người đọc tìm hiểu và trả lời những câu hỏi có nội dung về những sách, tài liệu đặt ra. Dựng lại tác phẩm Dựng lại tác phẩm là hình thức thông tin, tuyên truyền tổng hợp của thư viện nhằm giới thiệu với bạn đọc những tác phẩm đã được đánh giá tốt bằng dụng lại như một tiết mục sân khấu, hoặc sử dụng các phương tiện kỹ thuật như: hình vẽ, phim ảnh, vô tuyến để thể hiện. Dạ hội văn học Dạ hội văn học là hình thức thông tin, tuyên truyền tổng hợp được các thư viện tổ chức để tuyên truyền, giới thiệu với quần chúng về một số tác phẩm văn, thơ cụ thể nào đó dưới hình thức một đêm hội. Tòa án văn chương “ Tòa án văn chương” là hình thức thông tin tuyên truyền tổng hợp do thư viện tổ chức để giúp người đọc dánh giá đúng đắn về một tác phẩm mà trong nội dung có vấn đề ( theo quan điểm của thư viện). Nhưng trong bạn đọc đang có những nhận thức khác nhau. Đôi nét hình thức thông tin mới – không truyền thống Tất cả những hình thức thông tin truyền thống nói trên ( tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền tổng hợp ) đều là những hình thức thông tin tuyên truyền cơ bản, phổ cập mang tính truyền thống. Những hình thức này dù có nhiều ưu điểm, thế mạnh nhưng cũng không thể đáp ứng được hết mọi nhu cầu thông tin về tài liệu khoa học cho các loại đối tượng bạn đọc. Vì vậy, việc thông tin Thư viện – Thư mục và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện nói riêng và công tác thông tin khoa học nói chung đang trỏ thành một vấn đề bức thiết, một yếu tố hết sức quan trọng trong việc tìm tin và phổ biến tin. Từ thực tiễn đó một số hình thức thông tin tư liệu khoa học mới không truyền thống đã xuất hiện trong công tác thư viện chẳng hạn : việc biên soạn các thư mục, các bản tin tóm tắt, tổng thuật, lược thuật Các hình thức phục vụ bạn đọc ngoài thư viện Thư viện lưu động Thư viện lưu động thực chất là một bộ phận sách báo có tổ chức được tách từ thư viện cố định ( chủ yếu là từ kho sách phòng mượn ) luân chuyển đến các hợp tác xã, công, nông, lâm trường v.vđể phục vụ người đọc ở đó căn cứ theo hoạt động ký kết giữa thư viện và đơn vị tiếp nhận. Túi sách lưu động Túi sách lưu động là một bộ phận sách của thư viện lưu động tách ra luân chuyển tới các bộ phận thuộc đơn vị ký kết hợp đồng để phục vụ người đọc ở đó. Chi nhánh thư viện Chi nhánh thư viện cũng là một bộ phận sách báo có tổ chức được tách từ thư viện cố định ( giống như thư viện lưu động) đưa tới những nơi dân cư tập trung đông theo từng vụ, từng thời gian nhất định ( ví dụ: khu nghỉ mát, khu an dưỡng) hoặc nơi đó thuộc phạm vi phục vụ của thư viện cố định nhưng quá xa, chưa có điều kiện thành lập những thư viện cố định tại đó ( chẳng hạn: các vùng kinh tế mới, các đảo ngoài xa khơi) Trạm sách Trạm sách là nơi cho mượn sách với sự thỏa thuận giữa chi nhánh thư viện và cơ sở. Ô tô thư viện lưu động Ô tô thư viện lưu động là hình thức một thư viện được tổ chức trọn vẹn trên một chiếc ô tô luân chuyển đi để phục vụ người đọc ở những vùng xa trung tâm hoặc những nơi hẻo lánh mà nơi ấy chưa có điều kiện hoặc trước mắt chưa cần thiết thành lập thư viện cố định Mượn sách liên thư viện Là hoạt động liên kết giữa các thư viện với nhau để phục vụ độc giả tốt hơn tháo gỡ rào cản về mặt không gian và chia sẻ nguồn lực thông tin Hết phim Sáu Dừa chúc các bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới nha!