Đặc điểm mô bệnh học ở cá điêu hồng (oreochromis sp.) nhiễm vi khuẩn streptococcus agalactiae trong điều kiện thực nghiệm

Chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae S09-01 được phân lập từ cá điêu hồng được sử dụng gây cảm nhiễm cho cá khỏe với mật độ từ 4,23x101- 4,23x106 CFU/ml. Mẫu được thu vào ngày thứ 1, 3, 5, 10, 14 sau gây cảm nhiễm. Kết quả quan sát phết kính mẫu tươi mô gan, thận và tỳ tạng tất cả các mẫu đều phát hiện vi khuẩn hình cầu hoặc ovan, kích thước khá nhỏ, gram dương. Không có sự biến đổi ở mô da-cơ của các mẫu cá được thu. Mô thận và tỳ tạng ở cá cảm nhiễm mật độ từ 4,23x104- 4,23x106 CFU/ml bị thay đổi vào ngày thứ 3, biến đổi nặng hơn vào ngày thứ 5 và bị phá hủy ở ngày thứ 10. Mô gan biến đổi chậm, bắt đầu bị biến đổi vào ngày thứ 5 ở mật độ 4,23x105- 4,23x106 CFU/ml. Cấu trúc mang ít biến đổi, cũng bắt đầu bị biến đổi vào ngày thứ 5 ở cá tiêm vi khuẩn mật độ 4,23x105-4,23x106 CFU/ml.

pdf14 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm mô bệnh học ở cá điêu hồng (oreochromis sp.) nhiễm vi khuẩn streptococcus agalactiae trong điều kiện thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC Ở CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.) NHIỄM VI KHUẨN Streptococcus agalactiae TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 289 ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC Ở CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.) NHIỄM VI KHUẨN Streptococcus agalactiae TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM Đặng Thụy Mai Thy1 và Đặng Thị Hoàng Oanh1 ABSTRACT Streptococcus agalactiae S09-01strain which was isolated from diseased red tilapia was used for challenge experiment in healthy fish at the injection doses from 4,23x101- 4,23 x106 CFU/ml. Samples were collected at day 1, 3, 5, 10 and 14 post injection for histopathological analysis. Microscopic observation of fresh smear of liver, kidney and spleen from diseases speciment revealed small oval shaped, gram positive bacterial cells. There was no visible histological changes in skin and muscle tissues of infected fish. Kidney and spleen tissues of diseased fish injected bacteria at 4.23x104 - 4.23x106 CFU/m displayed typical histological changes at day 3, more severe at day 5 and being destroyed at day 10. Liver tissue displayed slow changes started at day 5 in diseased fish injected bacteria at 4.23x105- 4.23x106 CFU/ml. Gill tissue had less changes which also displayed at day 5 in diseased fish injected bacteria at 4.23x105-4.23x106 CFU/ml. Keywords: Red tilapia, Streptococcus agalactiae, histopathology. Title: Study on the histopathological change of red tilapia (Oreochromis sp.) experimentally infected with Streptococcus agalactiae bacteria. TÓM TẮT Chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae S09-01 được phân lập từ cá điêu hồng được sử dụng gây cảm nhiễm cho cá khỏe với mật độ từ 4,23x101- 4,23x106 CFU/ml. Mẫu được thu vào ngày thứ 1, 3, 5, 10, 14 sau gây cảm nhiễm. Kết quả quan sát phết kính mẫu tươi mô gan, thận và tỳ tạng tất cả các mẫu đều phát hiện vi khuẩn hình cầu hoặc ovan, kích thước khá nhỏ, gram dương. Không có sự biến đổi ở mô da-cơ của các mẫu cá được thu. Mô thận và tỳ tạng ở cá cảm nhiễm mật độ từ 4,23x104- 4,23x106 CFU/ml bị thay đổi vào ngày thứ 3, biến đổi nặng hơn vào ngày thứ 5 và bị phá hủy ở ngày thứ 10. Mô gan biến đổi chậm, bắt đầu bị biến đổi vào ngày thứ 5 ở mật độ 4,23x105- 4,23x106 CFU/ml. Cấu trúc mang ít biến đổi, cũng bắt đầu bị biến đổi vào ngày thứ 5 ở cá tiêm vi khuẩn mật độ 4,23x105-4,23x106 CFU/ml. Từ khóa: Cá điêu hồng, Streptococcus agalactiae, mô bệnh học. 1 Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 290 1 GIỚI THIỆU Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi thủy sản lớn nhất của cả nước. Trong đó, cá điêu hồng (Oreochromis sp.) là một trong những đối tượng được nuôi phổ biến không chỉ bởi đặc điểm dễ nuôi, có chất lượng thịt ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và là đối tượng có tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Hiện nay, bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng trong mô hình nuôi cá điêu hồng thâm canh là bệnh do nhóm vi khuẩn thuộc giống Streptococcus. Bệnh được ghi nhận đã xuất hiện và làm chết cá rải rác ở một số cơ sở nuôi bè tại An Giang đầu tiên vào 2004. Thời gian gần đây bệnh cũng xuất hiện nhiều ở các vùng nuôi cá điêu hồng trên bè thuộc các tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang. Bệnh xuất hiện hầu hết các tháng trong mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10) và các tháng giao mùa tỉ lệ chết cao gây thiệt hại nghiêm trọng. Khi dịch bệnh xảy ra thì việc điều trị bệnh là rất khó khăn. Nếu chỉ dựa vào những hình thái tổn thương bên ngoài mà không có các dữ liệu khác về bệnh lý của cá thì thường khó có thể kết luận chính xác về tác nhân gây bệnh. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh hóa, khả năng gây bệnh của vi khuẩn Streptococcus sp. ở cá điêu hồng nhưng những nghiên cứu về mô bệnh học ở cá điêu hồng vẫn còn hạn chế. Biến đổi mô học ở cá điêu hồng bệnh do vi khuẩn S. agalactiae trong điều kiện gây cảm nhiễm nhằm cung cấp những thông tin về ảnh hưởng của bệnh đến cấu trúc mô ở một số cơ quan của cá điêu hồng góp phần giúp cho việc chẩn đoán chính xác để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu Cá điêu hồng giống mua từ trại giống ở Tiền Giang có trọng lượng từ 15-30 g/con, cá tương đối đồng cỡ, khỏe mạnh. Cá giống sau khi mua về được dưỡng trong bể composite có sục khí khoảng một tuần và cho cá ăn thức ăn công nghiệp theo nhu cầu. Kiểm tra kí sinh trùng, vi sinh và tình trạng sức khỏe của cá trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm. Vi khuẩn S. agalactiae chủng S09-01 từ bộ sưu tập vi khuẩn của Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ được phân lập từ cá điêu hồng bị bệnh phù mắt và xuất huyết. Vi khuẩn thuần được nuôi tăng sinh trong 100 ml môi trường lỏng Brain heart infusion và ủ trong tủ ấm ở 28ºC từ 24 – 48 giờ. Sau đó vi khuẩn được li tâm với tốc độ 5.000 vòng/phút trong vòng 5 phút và được rửa 3 lần trong nước muối sinh lí. Mật độ vi khuẩn được xác định bằng máy so màu Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 291 quang phổ ở bước sóng 540 nm. Với OD = 1,2 ± 0,01 tương đương với mật độ vi khuẩn là 2x108 CFU/ml. 2.2 Bố trí thí nghiệm Bể nhựa 60 L dùng để bố trí thí nghiệm với nguồn nước máy có sục khí 1-2 ngày trước khi thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại bằng phương pháp tiêm 7 mật độ vi khuẩn 101–106 CFU/ml, nghiệm thức tiêm nước muối sinh lý và đối chứng không tiêm. Mật độ bố trí thí nghiệm 10 con/bể, cá được tiêm 0,1 ml/cá ở gốc vi ngực. Thí nghiệm được theo dõi trong vòng 14 ngày, trong quá trình bố trí thí nghiệm cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp theo nhu cầu. 2.3 Phương pháp mô học Mẫu được thu vào ngày thứ 1, 3, 5, 10, 14 sau gây cảm nhiễm gồm mẫu mô da- cơ, mang, gan, thận, tỳ tạng của cá bệnh (các nghiệm thức gây cảm nhiễm) và cá khoẻ (nghiệm thức đối chứng), mẫu được thu và cố định trong dung dịch formol trung tính 10%. Mẫu được xử lý qua các giai đoạn: loại nước, làm trong mẫu và tẩm paraffin. Sau đó mẫu được đúc khối, cắt với độ dày từ 4-6 μm và nhuộm Haematoxylin & Eosin. Tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi lần lượt ở độ phóng đại 10x, 40x và 100x và chụp hình tiêu bản đặc trưng. Mẫu phết kính tiêu bản tươi mô gan, thận và tỳ tạng được nhuộm Giemsa. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Biến đổi cấu trúc mô quan sát bằng phết kính tiêu bản tươi Quan sát các tiêu bản tươi mô gan, thận, tỳ tạng các mẫu cá bệnh ở nghiệm thức tiêm mật độ vi khuẩn 4,23x104-4,23x106 CFU/ml qua các ngày thu mẫu đều thấy một loại trực khuẩn hình cầu hoặc ovan, kích thước khá nhỏ, bắt màu gram dương nằm rải rác trên vùng mô phết kính hoặc tập trung thành từng đám (Hình 1A). Ở các nghiệm thức có mật độ vi khuẩn thấp hơn (4,23x101- 4,23x103 CFU/ml) có rất ít sự hiện diện của nhóm vi khuẩn này và hoàn toàn không tìm thấy ở các mẫu cá của nghiệm thức đối chứng. Khi quan sát trên mẫu mô phết kính ở thận cá bệnh cho thấy các tế bào biến dạng, cấu trúc rời rạc và bắt màu tím của thuốc nhuộm Giemsa (Hình 1B). Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 292 Hình 1: Mô thận cá bệnh (Giemsa, 40X). A: Vùng mô thận bị hoại tử với cụm vi khuẩn lớn (mũi tên). B: Cụm vi khuẩn tấn công bao quanh bạch cầu ở thận cá (mũi tên) 3.2 Biến đổi cấu trúc mô học ở các cơ quan 3.2.1 Da và cơ Khảo sát mô da-cơ cá ở ngày thu mẫu thứ 1, 3, 5, 10 và 14 của các nghiệm thức tiêm mật độ vi khuẩn 4,23x101-4,23x106 CFU/ml và nghiệm thức đối chứng thấy cấu trúc mô ít biến đổi so với mô cá khỏe (Hình 2). Sau 14 ngày theo dõi, ở nghiệm thức có mật độ vi khuẩn 4,23x106 CFU/ml cá chết với tỷ lệ 100%, đồng thời khi phân lập vi khuẩn từ gan, thận và tỳ tạng thấy xuất hiện những khuẩn lạc ròng. Như vậy cá chết do bị nhiễm vi khuẩn nhưng kết quả quan sát mô da-cơ cá của nghiệm thức này qua các ngày thu mẫu không phát hiện có sự biến đổi nhiều so với cá khỏe. Điều này có thể là do cấu trúc cơ quan này khá rắn chắc, không giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu nên ít bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn được gây cảm nhiễm (Hybiya, 1982). Hình 2: Cấu trúc da-cơ cá (H&E, 100X). A. Da cá khỏe, a. Lớp biểu bì; b. Lớp bì; c. Lớp hạ bì. B. Da cơ cá bệnh, a. Lớp biểu bì; b. Lớp bì; c. Lớp hạ bì; d. cơ vân. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 293 3.2.2 Mang Khảo sát mô mang cá bệnh tiêm vi khuẩn ở mật độ 4,23x101-4,23x106 CFU/ml vào các thời điểm thu mẫu thấy mô mang có những biến đổi như: sợi mang sơ cấp và thứ cấp phình to, dính lại và mất hẳn. Kết quả phân tích mô mang cá bệnh được trình bày qua Bảng 1. Bảng 1: Kết quả phân tích mô mang cá bệnh Ngày Thu mẫu Nghiệm thức tiêm vi khuẩn (CFU/ml) ĐC 101 102 103 104 105 106 Thứ 1 bt Thứ 3 bt bt bt bt bt bt bt Thứ 5 bt bt bt bt Sợi mang sơ cấp phình to Sợi mang thứ cấp dính lại và phình to Thứ 10 bt bt bt bt Sợi mang thứ cấp phình to Sợi mang thứ cấp phình to Sợi mang thứ cấp dính lại Thứ 14 bt bt bt bt Sợi mang thứ cấp mất hẳn Sợi mang sơ cấp gãy và mất hẳn Sợi mang thứ cấp dính lại Ghi chú: (ĐC): đối chứng, (bt): bình thường Kết quả ở Bảng 1 và Hình 4 cho thấy cấu trúc mang bị biến đổi có các hiện tượng phình to sợi mang thứ cấp và sơ cấp, các sợi mang thứ cấp dính lại. Tuy nhiên hiện tượng phình to các sợi mang sơ cấp và thứ cấp chỉ bắt đầu được ghi nhận từ ngày thu mẫu thứ 5 đối với nghiệm thức có mật độ vi khuẩn 4,23x105 - 4,23x106 CFU/ml. Đến ngày thứ 10 mô mang ở các nghiệm thức này tiếp tục bị biến đổi và ở nghiệm thức 4,23x104 CFU/ml cấu trúc mang cũng bắt đầu bị biến đổi. Đến ngày thu mẫu cuối cùng cá bị nhiễm bệnh nặng với tỷ lệ cao, mô mang bị mất cấu trúc hoàn toàn và không có khả năng hồi phục. Các nghiệm thức còn lại và nghiệm thức đối chứng với tỷ lệ chết khi qua 14 ngày thu mẫu tương đối thấp (>20%) nên khi quan sát mô mang hầu như không nhận thấy những biến đổi so với mang cá khỏe (Hình 3A). Nhìn chung mức độ biến đổi ở mang không nghiêm trọng. Sự biến đổi xuất hiện ở lượng mẫu không lớn chủ yếu ở nghiệm thức tiêm vi khuẩn với mật độ 104-106 CFU/ml và biến đổi chậm qua thời gian gây cảm nhiễm, có thể do mang không giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu nên ít bị biến đổi do vi khuẩn gây bệnh. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 294 Hình 3: A. Mang cá khỏe (H&E, 40X). a: Sợi mang sơ cấp, b: Sợi mang thứ cấp; B. Gan cá khỏe (H&E, 100X). a: Đảo tụy, b: Tỉnh mạch trung tâm, c: Tế bào gan, d: Trung tâm đại thực bào sắc tố; C. Thận cá khỏe (H&E, 100X). a: tiểu cầu thận, b: ống thận, c: trung tâm đại thực bào sắc tố, d: mô kẽ. Hình 4: Mang cá bệnh ở ngày thu mẫu thứ 10 (H&E, 40X). A. Sợi mang thứ cấp dính lại (a), sợi mang thứ cấp mất hẳn (b). B. Vùng nhiều sợi mang sơ cấp gãy. 3.2.3 Gan Khảo sát mô gan cá bệnh ở các mật độ cảm nhiễm vi khuẩn khác nhau qua các ngày thu mẫu ghi nhận được các hiện tượng sung huyết, xuất huyết, hoại tử được trình bày ở Bảng 2. A B C Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 295 Bảng 2: Kết quả phân tích mô gan cá bệnh Ngày Thu mẫu Nghiệm thức tiêm vi khuẩn (CFU/ml) ĐC 101 102 103 104 105 106 thứ 1 bt thứ 3 bt bt bt bt bt Dãy tế bào gan mất liên kết Sung huyết tĩnh mạch thứ 5 bt bt bt bt Dãy tế bào gan mất liên kết, sung huyết Hoại tử hạt,sung huyết Hoại tử hạt nhiều vùng gan mất cấu trúc thứ 10 bt bt bt sung huyết Sung huyết, hoại tử hạt vài vùng Hoại tử gần hóa lỏng nhiều vùng, sung huyết Hoại tử gần hóa lỏng nhiều vùng, sung huyết thứ 14 bt bt bt Bt Sung huyết Sung huyết, có dịch viêm Sung huyết, có dịch viêm Ghi chú: (ĐC): đối chứng, (bt): bình thường Kết quả ở Bảng 3, Hình 5 và 6 cho thấy ở ngày đầu tiên cảm nhiễm với mật độ vi khuẩn 105 CFU/ml so gan cá khỏe (Hình 3B) mẫu vẫn giữ nguyên cấu trúc và chưa có những biến đổi. Đến ngày thu mẫu thứ 3, dãy tế bào gan mất liên kết, bắt đầu có hoại tử dạng hạt ở những mẫu tiêm mật độ vi khuẩn 4,23x105 CFU/ml, 4,23x106 CFU/ml. Hiện tượng hoại tử xuất hiện nhiều trên tế bào gan vào ngày thu mẫu thứ 5 và hoại tử ngày càng nghiêm trọng ở ngày thu mẫu thứ 10. Gan hoại tử gần như hóa lỏng, đảo tụy xuất huyết, vùng hoại tử tạo thành nhiều khoảng không bào. Đến ngày thứ 14 những vùng sung huyết tế bào máu phân hủy tạo thành dịch viêm, tế bào hồng cầu hủy hoại, nhân tan, tế bào chất trở nên đồng nhất bắt màu Eosin. So với các nghiệm thức có mật độ vi khuẩn 104-106 thì các nghiệm thức có mật độ vi khuẩn từ 101-103 và nghiệm thức đối chứng gan hầu như không có biến đổi, hoặc chỉ biến đổi ở mức độ nhẹ không đáng kể. Điều này có thể do mật độ vi khuẩn thấp không đủ khả năng gây bệnh cho cá nên không làm tổn thương gan. Trong khi đó ở nghiệm thức có mật độ vi khuẩn 4,23x106 CFU/ml làm tổn thương gan sớm, nhiều vùng hoại tử ở mức độ nghiêm trọng hơn so với nghiệm thức có mật độ vi khuẩn 4,23x104 CFU/ml; 4,23x105 CFU/ml. Khi cá mới bắt đầu nhiễm bệnh quan sát mô gan thấy có hiện tượng mất liên kết giữa các tế bào. Biểu hiện này là do sự xung huyết trong hệ thống mao mạch nằm giữa các tế bào gan, quá trình này kéo dài dẫn đến vỡ mạch máu và giải thoát nhiều enzym tiêu hóa (tiêu hóa protein, lipid) từ các tế bào bạch Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 296 cầu làm cho tế bào ở vùng viêm bị hủy hoại dẫn đến hoại tử. Những tổn thương này làm cho gan không còn chức năng khử độc, lọc máu, chuyển hóa protein, lipid, glucid, tiết mật, làm cho chất độc không được loại bỏ sẽ tích lũy trong cơ thể kết hợp với các yếu tố khác làm cho cá chết (Robert, 1978). Hình 5: Gan cá bệnh ở ngày thu mẫu thứ 10 (H&E, 100X). A. Gan cá hoại tử, a: Đảo tụy sung huyết, b: dãy tế bào gan mất liên kết. B. Gan bị hoại tử gần như hóa lỏng. C. Gan hoại tử, a: đảo tụy xuất huyết, b: nhiều vùng hoại tử tạo khoảng không bào. D. Đảo tụy hoại tử dạng hạt Hình 6: Gan cá bệnh ở ngày thu mẫu thứ 14 (H&E, 100X). A. Vùng tế bào gan có dịch viêm (mũi tên). B. Vùng tế bào gan bị sung huyết (mũi tên) Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 297 3.2.4 Thận Quá trình biến đổi cấu trúc mô thận ở cá điêu hồng nhiễm vi khuẩn S. agalactiae chủng S09-01 xảy ra các hiện tượng như sung huyết, xuất huyết, hoại tử được ghi nhận qua Bảng 3. Bảng 3: Kết quả phân tích mô thận cá bệnh Ngày Thu mẫu Nghiệm thức tiêm vi khuẩn (CFU/ml) ĐC 101 102 103 104 105 106 thứ 1 bt thứ 3 bt bt bt Bt Sung huyết Sung huyết Sung huyết thứ 5 bt bt bt Bt Sung huyết, xuất huyết Hoại tử hạt, sung huyết Hoại tử hạt nhiều vùng thứ 10 bt bt bt sung huyết Hoại tử Hoại tử Hoại tử gần hóa lỏng nhiều vùng, thứ 14 bt bt bt Bt Sung huyết, có dịch viêm Sung huyết, có dịch viêm Sung huyết, có dịch viêm Ghi chú: (ĐC): đối chứng, (bt): bình thường Qua Bảng 3, Hình 7 và 8 cho thấy bắt đầu ngày thu mẫu thứ 3 có 3 nghiệm thức với mật độ vi khuẩn 4,23x104 CFU/ml; 4,23x105 CFU/ml; 4,23x106 CFU/ml mô thận bị sung huyết. Theo Đỗ Thị Hòa và ctv. (2004) hiện tượng sung huyết xảy ra là do kích thích đặc biệt làm cho mao mạch nở ra một lượng máu lớn hơn bình thường được đưa đến gần ổ viêm. Hiện tượng sung huyết được xem là phản ứng đầu tiên của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh. Đến ngày thu mẫu thứ 5 bên cạnh hiện tượng sung huyết, thận có thêm biểu hiện xuất huyết, hoại tử hạt. Theo Robert (1989) giải thích biểu hiện của sự xuất huyết là khi cơ quan bị viêm, lúc này cơ thể sẽ huy động một lượng lớn các tế bào hồng cầu vùng bị viêm, khi quá trình này diễn ra quá mức dẫn đến các mao mạch bị vỡ làm cho các tế bào máu thoát ra ngoài xen lẫn với các tế bào của cơ quan, quá trình này kéo dài dẫn đến hoại tử mất cấu trúc. Hiện tượng hoại tử hạt và sau đó là hoại tử gần như hóa lỏng được ghi nhận vào ngày thu mẫu thứ 10 ở các nghiệm thức có mật độ vi khuẩn lần lượt là 4,23x104 CFU/ml; 4,23x105 CFU/ml; 4,23x106 CFU/ml. Đây là giai đoạn ghi nhận cá bị bệnh nặng nhất với việc gần như biến mất của ống thận và tiểu cầu thận, còn quản cầu thận sung huyết phình to và vỡ ra gây ra hiện tượng xuất huyết khắp thận và quản cầu thận hoại tử. Robert (1978) cho rằng hiện tượng hóa lỏng xảy ra do vi khuẩn tiết độc tố dẫn đến sự phân hủy của các enzym trong tế bào. Ở ngày thu mẫu cuối cùng mô thận chỉ có hiện tượng bị sung huyết và dịch viêm, có thể ở giai đoạn này cá đang phục hồi cấu trúc, lượng máu lớn tập trung ở thận để thực Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 298 hiện trao đổi oxy cung cấp cho việc tái tạo cấu trúc cũng như đào thải chất độc và tác nhân gây bệnh (các tế bào bạch cầu và tế bào limpho). Kết quả khảo sát mô thận ở Bảng 3 cũng cho thấy ở nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức tiêm mật độ vi khuẩn từ 4,23x101-4,23x103 CFU/ml qua các ngày thu mẫu thì mô thận hầu như không bị biến đổi. Những nghiệm thức tiêm mật độ vi khuẩn từ 4,23x104-4,23x106 CFU/ml thì vi khuẩn làm cho mô thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiệm thức có mật độ vi khuẩn 4,23x106 CFU/ml qua các ngày thu mẫu hoại tử dạng hạt đến gần như hóa lỏng. Thận bị hoại tử làm mất đi những chức năng quan trọng của thận như điều hòa áp suất thẩm thấu, bài tiết, sản xuất hồng cầu cũng như tiết hormone điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể. Hình 7: Thận cá biến đổi cấu trúc ở ngày thu mẫu thứ 10 (H&E, 100X). A. Thận hoại tử, a: quản cầu thận phình to, b: quản cầu thận hoại tử. B. Thận bị hoại tử, a: hoại tử gần như hóa lỏng, b: hắc tố Hình 8: Thận bị hoại tử ở ngày thu mẫu thứ 14 (H&E, 100X). A. Thận bị hoại tử, a: vùng xuất huyết, b: vùng nhiều dịch viêm. B. Thận cá bị hoại tử, a: vùng sung huyết, b: vùng dịch viêm Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 289-301 Trường Đại học Cần Thơ 299 3.2.5 Tỳ tạng Tương tự như gan và thận, tỳ tạng cũng là một trong những cơ quan nhạy cảm với tác nhân gây bệnh đặc biệt là vi khuẩn nên tỳ tạng rất dễ vỡ và bị tổn thương. Kết quả phân tích mô tỳ tạng cá bệnh ở các nghiệm thức tiêm mật độ vi khuẩn khác nhau qua các ngày thu mẫu ghi nhận được các hiện tượng sung huyết, xuất huyết, hoại tử được với các mức độ biến đổi phụ thuộc vào mật độ vi khuẩn và thời gian gây cảm nhiễm (Bảng 4). Bảng 4: Kết quả phân tích mô tỳ tạng cá bệnh Ngày Thu mẫu Nghiệm thức tiêm vi khuẩn (CFU/ml) ĐC 101 102 103 104 105 106 thứ 1 bt thứ 3 bt bt bt bt Sung huyết Sung huyết Sung huyết, xuất huyết thứ 5 bt bt bt bt Sung huyết, xuất huyết Hoại tử hạt, sung huyết Hoại tử hạt nhiều vùng thứ 10 bt bt bt bt Hoại tử Hoại tử gần như hóa lỏng Hoại tử gần hóa lỏng nhiều vùng, thứ 14 bt bt bt bt Sung huyết, có dịch viêm Sung huyết, có dịch viêm Sung huyết, có dịch viêm Tỳ tạng bắt đầu có hiện tượng sung huyết ở ngày thu mẫu thứ 3, đến ngày thứ 5 mô tỳ tạng xuất huyết, hoại tử hạt, lúc này trung tâm đại thực bào sắc tố giảm chuyển từ màu vàng nâu sang màu nâu tối và gần như hoại tử hóa lỏng ở ngày thu mẫu thứ 10 (Hình 9 và 10). Ở ngày thu mẫu cuối cùng nhận thấy tỳ tạng bị hoại tử nghiêm trọng, sung huyêt có dịch viêm. Sự biến đổi cấu trúc tỳ tạng qua các ngày thu mẫu chỉ xảy ra ở các nghiệm thức tiêm từ 4,23x104-4,23x106 CFU/ml. Còn đối với các nghiệm thức tiêm từ 4,23x101-4,23x103 CFU/ml và nghiệm thức đối chứng, mô tỳ tạng hầu như không biến đổi. Khi bị sung huyết, xuất huyết tế bào sưng viêm kéo dài dẫn đến những vùng hoại tử xuất hiện trên diện rộng cùng với sự phá hủy của trung tâm đại thực bào sắc tố sẽ làm cho tỳ tạng mất chức năng tạo tế bào bạch cầu và tế bào limpho chống lại tác nhân vi khuẩn gây bệnh, mất khả năng tiêu hủy hồng cầu già cũng như
Tài liệu liên quan