Dạy học theo tiếp cận liên môn với việc bồi dưỡng năng lực học sinh

Tóm tắt. Dạy học theo tiếp cận liên môn là dạy học xung quanh một chủ đề đòi hỏi sử dụng kiến thức của nhiều môn học trong tiến trình tìm tòi nghiên cứu. Dạy học theo tiếp cận liên môn tạo thuận lợi cho việc trao đổi và giao nhau giữa các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau. Việc tổ chức dạy học theo tiếp cận liên môn mở ra triển vọng cho việc thực hiện dạy học theo tiếp cận năng lực, nhưng cũng đặt ra những thách thức đối với giáo viên. Bài báo phân tích mối quan hệ giữa các môn học với dạy học theo tiếp cận liên môn cũng như tiến trình sư phạm thực hiện dạy học theo tiếp cận liên môn nhằm bồi dưỡng năng lực cho người học.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo tiếp cận liên môn với việc bồi dưỡng năng lực học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0030 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 51-60 This paper is available online at DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN LIÊN MÔN VỚI VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỌC SINH Đỗ Hương Trà Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt.Dạy học theo tiếp cận liên môn là dạy học xung quanh một chủ đề đòi hỏi sử dụng kiến thức của nhiều môn học trong tiến trình tìm tòi nghiên cứu. Dạy học theo tiếp cận liên môn tạo thuận lợi cho việc trao đổi và giao nhau giữa các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau. Việc tổ chức dạy học theo tiếp cận liên môn mở ra triển vọng cho việc thực hiện dạy học theo tiếp cận năng lực, nhưng cũng đặt ra những thách thức đối với giáo viên. Bài báo phân tích mối quan hệ giữa các môn học với dạy học theo tiếp cận liên môn cũng như tiến trình sư phạm thực hiện dạy học theo tiếp cận liên môn nhằm bồi dưỡng năng lực cho người học. Từ khóa: Dạy học theo tiếp cận liên môn, tiến trình sư phạm, năng lực. 1. Mở đầu Việc tích tụ giản đơn các khái niệm, sự lặp lại một cách đơn điệu các kiến thức sẽ trở nên không chấp nhận được bởi vì người học không thể thu nhận và lưu giữ tất cả các thông tin riêng lẻ đến một cách thường xuyên. Điều này cho thấy cần tổ chức lại dạy học “xuất phát từ sự thống nhất” để người học đủ để biết các dữ kiện ở đâu, nó là gì để khi cần có thể tìm thấy. Người học cần biết các địa chỉ để nhận được những lời khuyên và có thể giành năng lượng của mình cho việc khai thác, hiểu và phân tích thông tin [2]. Các nước đi đầu trong giáo dục ưu tiên cho việc hình thành ở học sinh năng lực tư duy phê phán, có nghĩa là khả năng đặt câu hỏi, xem xét lại mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng. Học sinh cần phải được dẫn đến giải quyết các vấn đề thực sự, đặt câu hỏi về cái đã giới thiệu với họ, kiểm tra theo cách có phê phán những kết quả đã đưa ra. Sự ưu tiên cho việc hình thành năng lực tư duy phê phán sẽ dẫn giáo viên (và cả cha mẹ học sinh) luôn kiểm tra lại niềm tin của mình một cách sâu sắc hơn, mà điều này không phải luôn dễ dàng. Việc học chỉ có giá trị khi người học tiếp nhận trong tương lai sự thanh thản trước những khó khăn gặp phải vì họ có khả năng vượt qua chúng và tin rằng có thể vượt qua. Một định hướng nữa cần ưu tiên trong dạy học là hình thành ở người học năng lực sáng tạo. Giáo viên không chỉ yêu cầu học sinh đưa ra các câu trả lời một cách giản đơn mà khuyến khích họ tìm ra câu trả lời riêng, đưa ra một giải pháp riêng và hiệu quả. Điều này có nghĩa người học phải có năng lực thích ứng, phát hiện và giải quyết các vấn đề phức hợp trong thực tiễn [5] và vấn đề bồi dưỡng năng lực đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Hiện nay, kết cấu các môn học ở nhà trường là kết cấu chặt chẽ “giả tạo”, bởi có thể tìm thấy trong chương trình học nhiều mục tiêu riêng biệt, thiếu kết nối một cách tổng thể các tri thức Ngày nhận bài: 12/10/2014. Ngày nhận đăng: 17/03/2015. Liên hệ: Đỗ Hương Trà, e-mail: dhtra@hotmail.com. 51 Đỗ Hương Trà với nhau. Liên môn (có nghĩa là một tổng thể các thành phần của các môn học có mối liên hệ với nhau và ảnh hưởng qua lại với nhau) nhằm tách cái cần thiết từ cái không cần thiết. Tiến trình dạy học liên môn cần tôn trọng đặc trưng của mỗi môn học, đưa người học vào hoạt động giải quyết các vấn đề thực tiễn tạo điều kiện cho việc hình thành năng lực bởi năng lực chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình huy động các kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tổ chức dạy học như thế nào để có thể bồi dưỡng được năng lực cho người học? Đó là điều mà bài báo muốn đề cập. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mối quan hệ giữa các môn học trong chương trình đào tạo Trong dạy học theo tiếp cận liên môn, để tôn trọng mục tiêu chuyên biệt của mỗi môn học, cần thiết phải xem xét chỗ dựa của mỗi môn trong chương trình đào tạo chung [1], ở đó khai thác vị trí của các môn học (tự nhiên và xã hội – nhân văn) trong sự phát triển không thể tách rời của người học ở nhà trường. Việc xác định vị trí của các môn học trong chương trình nhà trường cho phép thấy được cơ hội đóng góp của mỗi môn học trong việc bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Với môn tiếng Việt và ngôn ngữ thứ hai Mục tiêu của việc học ngôn ngữ là người học phải hiểu và thực hiện được các bài viết/nói có nghĩa. Việc học ngôn ngữ nhằm làm cho người học hiểu và thực hiện được các bài viết/nói chứa đựng các thông tin được cấu trúc chặt chẽ, có đặc trưng kích thích và được diễn đạt một cách trong sáng. Có nghĩa là phát triển kĩ năng phát đi và thu nhận các thông tin dưới dạng ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ viết. Mục đích của học ngôn ngữ là trao đổi thông tin. Để học sinh có thể phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cần đưa ra các bài tập thực tế, các tình huống giao tiếp đích thực, đa dạng. Chính vì thế, trong giờ học ngôn ngữ, tất cả các “vật liệu” được sử dụng để phát triển ngôn ngữ cần thích đáng để đạt đến mục tiêu ngôn ngữ bằng cách khuyến khích sử dụng các kiểu bài viết và nói khác nhau, tùy theo đòi hỏi của bối cảnh và tính thích đáng của việc sử dụng nó. Cần tạo mọi cơ hội cho học sinh sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là các ngôn ngữ đã được mã hóa (sơ đồ, biểu đồ, các kí hiệu và đồ thị, . . . ) để nâng cao chất lượng của ngôn ngữ. Vì thế có thể nói tất cả các môn học đều tham gia vào rèn kĩ năng ngôn ngữ tiếng Việt (kể cả ngôn ngữ thứ hai). Với môn Toán học Toán học cũng là một ngôn ngữ đặc biệt để diễn đạt tư duy. Dạy toán cần nhấn mạnh tới việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa toán với thực tế cuộc sống, bằng cách nhấn mạnh rằng toán là một công cụ mô tả cái thực tế. Nhiều môn học sử dụng các khái niệm toán học, ví dụ như các phép đo, cách xác định một bản đồ, xây dựng đồ thị hoặc bảng số liệu. Các hoạt động trí tuệ như phân loại, suy diễn, thiết lập mối quan hệ, . . . cung cấp công cụ diễn đạt cho phép tích hợp các khái niệm của riêng toán học vào các môn học khác. Ngôn ngữ và toán học dựa trên cái cụ thể, cái thực tế để phát triển và hiện thực hóa. Do vậy, sẽ thuận lợi cho học sinh khi các kiến thức toán được giới thiệu trong bối cảnh có nghĩa, trong tình huống của thực tế. Với các môn khoa học tự nhiên Mục tiêu của ngôn ngữ và toán học là diễn đạt về một thực tế đã được xây dựng. Trong khi khoa học tự nhiên lại đề cập đến việc xây dựng mô hình để giải thích và tiên đoán thực tế này. Mục đích của khoa học tự nhiên là phát triển ở học sinh những kiến thức cơ bản về thế giới. Để xây dựng nên các kiến thức này, học sinh cần được làm quen với tiến trình thực nghiệm/khoa học, và đáp ứng những yêu cầu của tiến trình này. Học sinh học cách hiểu, cách giải thích và cách can thiệp vào thế giới thực tế bằng hành động và bằng tư duy của chính mình. 52 Dạy học theo tiếp cận liên môn với việc bồi dưỡng năng lực học sinh Với các môn khoa học xã hội và nhân văn Nếu đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên là các hiện tượng tự nhiên thì khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về xã hội và con người (không phải là con người vật chất, con người sinh học) cùng những quan hệ, hoạt động của con người với xã hội và môi trường xung quanh. Với các môn nghệ thuật Môn nghệ thuật (nặn, múa, âm nhạc, . . . ) được xem là “phương tiện ưu tiên để hiểu con người và thế giới xung quanh bởi trực giác” [1] và đó là cảm nhận bên trong của mỗi người, giúp học sinh thể hiện tình cảm, thể chất, trí tuệ, . . . của mình với thế giới xung quanh. Với các môn giáo dục thể chất, giáo dục công dân Các môn học này nhằm phát triển mối quan hệ của học sinh với thực tế. Thể chất mang đến quan hệ của học sinh với chính cơ thể của họ. Giáo dục công dân đề cập đến các qui tắc hành động, sự chịu trách nhiệm của con người với xã hội. Từ phân tích đặc thù của mỗi môn học, sơ đồ dưới đây cho phép nhìn thấy vị trí các môn học trong chương trình nhà trường và sự đóng góp của mỗi môn học vào sự hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, trong đó: - Một số môn học có đối tượng là xây dựng mô hình biểu đạt cái thực tế (Khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên) - Một số môn lại có đối tượng là diễn đạt cái thực tế này (Ngôn ngữ và toán học) - Một số môn khác lại có đối tượng là mối quan hệ với thực tế và tập trung vào thái độ (Giáo dục thể chất, giáo dục công dân). Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các môn học 2.2. Dạy học theo tiếp cận liên môn với việc bồi dưỡng năng lực Phát triển năng lực là một mục tiêu quan trọng trong dạy học các môn học. Kiến thức với đầy đủ nghĩa của nó không bao giờ được tiếp nhận một cách thụ động mà người học cần được thu hút vào tiến trình học một cách tích cực. Để xây dựng kiến thức cho mình, học sinh cần giải thích, phân tích, lập luận hoặc tiến hành các thí nghiệm, xây dựng các mô hình, ... Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự diễn ra với điều kiện đó là các hoạt động tự chủ, tích cực, được đề nghị bởi chính người học nhằm đáp ứng nhu cầu học, bởi vì phương diện trí tuệ của người học không thể phát triển độc lập với phương diện tình cảm. Tình cảm là một trong những “động cơ khởi động” nhu cầu nhận thức, điều này có thể thực hiện bằng việc đặt người học trước các tình huống thực tiễn cuộc sống, 53 Đỗ Hương Trà gần gũi và hấp dẫn với người học. Đó thường là các tình huống phức hợp, đòi hỏi sự có mặt của các kiến thức đến từ các môn học khác nhau. Bảng 1 nhóm các đặc trưng cho phép phân biệt dạy học theo tiếp cận liên môn với tiếp cận được xử lí theo từng môn học riêng rẽ. Bảng 1. Dạy học theo tiếp cận liên môn và dạy học một môn Phương diện Liên môn Dạy từng môn Mục tiêu Phục vụ cho mục tiêu chung của một sốnội dung thuộc các môn khác nhau. Phục vụ cho mục tiêu riêng rẽ của từng môn học. Bản chất của mục tiêu theo đuổi Mục tiêu rộng, ưu tiên các mục tiêu chung. Các mục tiêu trung gian đóng góp vào việc đạt được mục tiêu chung. Mục tiêu hạn chế hơn, chuyên biệt hơn (thường là các kiến thức và kĩ năng). Kế hoạch dạy học Kết nối với lợi ích và sự quan tâm củahọc sinh, của cộng đồng. Xuất phát từ một tình huống có liên quan tới nội dung của một môn học. Tổ chức dạy học Xuất phát từ vấn đề cần giải quyết hoặc một dự án cần thực hiện, việc tự chủ giải quyết vấn đề cần viện vào các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau. Hoạt động học được cấu trúc chặt chẽ theo tiến trình đã dự kiến (trước khi thực hiện hoạt động) hoặc diễn tự phát. Trung tâm của việc dạy Nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát triển và làm chủ mục tiêu lâu dài như là các phương pháp, kĩ năng và thái độ của người học. Có quan tâm đến phát triển các kĩ năng, thái độ của người học nhưng đặc biệt nhằm tới việc làm chủ mục tiêu ngắn hạn như kiến thức. Ảnh hưởng của việc học Dẫn đến việc phát triển thái độ và kĩ năng phức hợp, trí tuệ cũng như tình cảm (đánh giá, phân tích, phê phán, sáng tạo, làm việc nhóm). Hoạt động học dẫn đến việc tích hợp các kiến thức đã tiếp nhận. Dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mang đặc thù của môn học. Như vậy, dạy học theo tiếp cận liên môn nhằm tạo ra mối liên hệ trong học tập bằng việc kết nối các môn khác nhau, nhấn mạnh đến sự phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ giữa các môn học. Dạy học theo tiếp cận liên môn dựa trên niềm tin ở người học và nhìn thấy khả năng tự chủ trong học tập của họ. Tuy nhiên tiếp cận này yêu cầu giáo viên có một đầu óc cởi mở, mềm dẻo và sẵn sàng đối đầu với nguy cơ, họ tình nguyện đầu tư thời gian cần thiết cho việc lập kế hoạch và tiếp nhận các nguồn thông tin. Tiếp cận liên môn là phương tiện hiệu quả để kiến thức được cấu trúc theo cách có tổ chức và vững chắc, khi có rất nhiều kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau mà các giáo viên thuộc các môn học khác nhau đó yêu cầu học sinh phải học. Dạy học theo tiếp cận liên môn thường gắn với bối cảnh thực tế và gắn với nhu cầu người học cho phép học sinh kéo theo những ích lợi, sự tích cực và sự chịu trách nhiệm của mình. Có nghĩa, người học cần có những đáp ứng tích cực với các hoạt động cần thực hiện, hiểu rõ mục đích các hoạt động, thậm chí là kết quả cần đạt được. Khi đó, các hoạt động học trở thành nhu cầu tự thân. Dạy học theo tiếp cận liên môn có những lợi ích: Về phía học sinh - Quá trình học diễn ra một cách thống nhất, tự nhiên bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, các hiện tượng tự nhiên không bị chia cách thành từng phần, riêng biệt. Học sinh học bằng cách tìm 54 Dạy học theo tiếp cận liên môn với việc bồi dưỡng năng lực học sinh cách giải thích và tiên đoán các hiện tượng tự nhiên và xã hội qua mối liên hệ giữa các phần khác nhau của kiến thức thuộc các môn khác nhau. - Việc học được đặt trong bối cảnh phức hợp, tạo điều kiện cho học sinh đưa ra được những lập luận có căn cứ, có lí lẽ, qua đó để biết được vì sao hoạt động học diễn ra như vậy (Siêu nhận thức). - Giúp nhìn thấy tiến trình phát triển logic của việc học trong mối quan hệ giữa các môn học, làm cho học sinh có ý thức về việc học mà họ thực hiện. - Tạo điều kiện phát triển các phương pháp và kĩ năng cơ bản ở người học như: lập kế hoạch, phân tích, tổng hợp thông tin, đề xuất các giải pháp một cách sáng tạo,. . . khi học sinh sử dụng nó để thực hiện giải quyết vấn đề phức hợp trong thực tế. - Tạo điều kiện kéo theo số lớn học sinh tham gia vào hoạt động học. Ví dụ, khi lập kế hoạch, học sinh cung cấp vấn đề cần giải quyết, câu hỏi cần xử lí, hoặc khi thực hiện dự án, học sinh thực hiện các nghiên cứu, mang đến các vật liệu, trao đổi về những phát hiện của mình,. . . - Khởi động động cơ, lợi ích và sự tham gia, thậm chí với cả các học sinh trung bình và yếu về năng lực học. Điều này đồng nghĩa với việc tạo cơ hội để bồi dưỡng các năng lực của người học. Về phía chương trình học - Tạo điều kiện cho việc thực hiện tích mục tiêu của hai hay nhiều môn học. - Cho phép tiết kiệm thời gian khi tổ chức hoạt động học mà vẫn đảm bảo học tích cực, học sâu. - Tạo điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng, tận dụng các nguồn tài nguyên đa dạng cũng như sự huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục. Bên cạnh những lợi ích, dạy học theo tiếp cận liên môn cũng đặt ra những thách thức: - Tiết kiệm thời gian cho việc thực hiện các hoạt động thì lại đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc xây dựng nội dung học và thiết kế các hoạt động học. - Không loại bỏ sự cần thiết của tình huống “dạy trực tiếp” nhằm phát triển sự làm chủ kĩ năng cơ bản hoặc tiếp nhận một số kiến thức, cho phép giáo viên và học sinh giải tỏa sức ép của việc tiếp nhận phức hợp các kiến thức. 2.3. Lựa chọn và xây dựng nội dung học trong dạy học theo tiếp cận liên môn Trong dạy học theo tiếp cận liên môn, để thiết kế được các hoạt động học, giáo viên cần quan tâm đến một số các yếu tố có tính nguyên tắc: - Lựa chọn và xây dựng nội dung học; - Đánh giá các phản hồi; - Bố trí lớp học và quản lí khu vực làm việc của học sinh; - Quản lí thời gian học; - Thiết kế các hoạt động học; - Đánh giá, quan sát và cho điểm. Như vậy, việc đầu tiên cần làm là phải lựa chọn và xây dựng nội dung học. Điều này đề cập đến việc phải có hiểu biết sâu sắc về chương trình (định hướng phát triển chương trình, mục đích, mục tiêu chương trình, tiến trình dạy học và các chủ đề) và đặt chương trình các môn học cạnh nhau để so sánh, để tôn trọng những đặc trưng nhằm dẫn học sinh đạt mục tiêu xác định. Để xây dựng nội dung học cần thiết kế lại chương trình học, điều này đòi hỏi giáo viên phải đọc với đầu óc phân tích, phê phán tất cả các chương trình học có liên quan, trong đó kết hợp cả hai cách đọc: đọc thẳng đứng và đọc nằm ngang. + Đọc thẳng đứng: Việc thực hiện đọc thẳng đứng các chương trình để nắm bắt sự liên tục, 55 Đỗ Hương Trà sự phát triển của các kiến thức. Thực hiện việc đọc thẳng đứng chương trình học (theo chủ đề) trong tính toàn vẹn của nó để xác định các mục tiêu cần dạy ở các trình độ khác nhau. Việc đọc thẳng đứng cho phép phân biệt các mức độ yêu cầu khác nhau về chủ đề như kiến thức, thái độ, năng lực hoặc kĩ năng đặc thù. + Đọc nằm ngang: Dành cho việc xem xét các môn khác nhau theo cách loại trừ. Nó cho phép xác định các kiến thức, kĩ năng cần đạt bên trong mỗi chương trình học. Điều này cho phép tránh việc lặp lại không cần thiết và khoanh vùng các kĩ năng cần phát triển theo cách đảm bảo các hoạt động đa dạng và có tính kích thích phù hợp với các trình độ khác nhau. Việc đọc nằm ngang cũng giúp giáo viên xác định các mục tiêu cần truyền tải bởi các môn khác nhau và xác định được các nội dung cần tích hợp cũng như các địa chỉ tích hợp. 2.4. Dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học theo tiếp cận liên môn Học trong dạy học theo tiếp cận liên môn hay học trong dạy học các môn học riêng biệt, dù là ngôn ngữ, toán học hay các môn khoa học đều phải xuất phát từ một tình huống học tập thích đáng, để dẫn đến một tiến trình sư phạm gồm nhiều giai đoạn [3,4]. Giai đoạn 1: Đưa ra tình huống nhằm phát hiện vấn đề Mục tiêu của việc đưa ra tình huống nhằm giúp người học phát hiện được vấn đề cần nghiên cứu và phát biểu được vấn đề cần nghiên cứu mang tính liên môn. Việc xác định đối tượng nghiên cứu có thể gợi nên từ một tình huống phức hợp, gắn với thực tế và hình thành mục tiêu mà người học cần theo đuổi về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Tình huống có mục đích kích thích học sinh và tạo thuận lợi cho việc tham gia thực hiện nhiệm vụ của họ. Người học cần đưa ra những câu hỏi xung quanh tình huống, các câu hỏi giữa các học sinh sẽ dẫn tới việc khai thác chủ đề học tập. Tình huống tốt là tình huống xuất phát từ nhu cầu của học sinh cũng như sở thích và lợi ích mà họ diễn đạt và thiết lập được mối liên hệ giữa vốn kinh nghiệm của họ với mục tiêu dạy học cần đạt. Như vậy, hiển nhiên rằng tình huống đã chuẩn bị cho lớp này khó cấy ghép trong lớp khác ở cùng thời điểm bởi vì sở thích, nhu cầu của học sinh dường như có khác nhau giữa các lớp. Các tình huống cụ thể, thường ngày và hấp dẫn sẽ tập trung sự chú ý đến một đối tượng, một ý nghĩ, một vấn đề, một sự tương tự trong mối liên hệ với mục tiêu dạy học. Để đạt được mục tiêu này, giáo viên có thể sử dụng: - Các hình ảnh, các phim, phim dương bản; - Nghiên cứu trái đất, bản đồ địa lí; - Một câu chuyện lịch sử mà giáo viên đọc, một bản nhạc; - Thăm quan (triển lãm, xưởng làm bánh kẹo, ...); - Các bài báo, tạp chí; - Tờ rơi du lịch; - Một cáo thị; một chương trình tivi, chương trình phát thanh; - Một bài báo mà tất cả học sinh phải đọc; một sự kiện ở địa phương; Điều này làm cho học sinh ý thức được cái mà họ đã biết về chủ đề học tập và xác định mục tiêu học tập cần đạt. Sau khi học sinh đã xác định được vấn đề, xác định được mục tiêu cần đạt trong quá trình học, giáo viên có thể, xác định những hoạt động cơ bản người học cần thực hiện. Giai đoạn 2: giải quyết vấn đề Ở giai đoạn này, học sinh hình thành các giả thuyết, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, từ đó thực hiện các nghiên cứu, tìm kiếm những thông tin và dữ kiện cần thiết, tổ chức thông tin và đánh giá nó. Học sinh được dẫn đến các hoạt động khác nhau để khám phá, để khai thác quá trình phát hiện, để đồng hóa và điều tiết thông tin và người học cần sáng tạo trong cách xử lí vấn đề. Giáo 56 Dạy học theo tiếp cận liên môn với việc bồi dưỡng năng lực học sinh viên hướng dẫn việc học của học sinh, đặt câu hỏi, đưa ra cho họ các giải pháp nếu cần thiết. Quá trình giải quyết vấn đề có thể có các hoạt động sau: - Hoạt động thăm dò: Ở hoạt động này, học sinh quan sát, hỏi, so sánh, nghiên cứu để hiểu, hình thành giả thuyết và đi đến việc trình bày toàn thể giải pháp của mình. Học sinh có thể sử dụng các hình ảnh, phim, nghe các đĩa nhạc, tiến hành phỏng vấn, điều tra, đọc, ghi nhận, dùng các phép qui chiếu và bản đồ. - Hoạt động khai thác thông tin và tiến hành thực nghiệm: Trong những hoạt động này, học sinh thực hiện các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu khai thác và tổ chức thông tin bằng cách: sưu tầm, đo đạc, chứng minh, tiến hành thí nghiệm. Hoạt động khai thác thông tin và thực nghiệm cũng có thể là các hoạt động tay chân, chuyển động của cơ thể như nhảy, múa, hoạt động thể thao hay