Dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong bài Dầu mỏ, khí thiên nhiên - Hóa học 9 ở trường trung học cơ sở

Tóm tắt. Giáo dục môi trường (GDMT) trong dạy học là con đường hữu hiệu nhất để đạt được mục tiêu GDMT. Hóa học là môn học có nhiều khả năng và thuận lợi để GDMT cho học sinh bởi nội dung môn học này có mối quan hệ gần gũi với khoa học môi trường. Sự cố tràn dầu là một vấn đề gây ra các ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường được thế giới rất quan tâm tìm các biện pháp hạn chế và khắc phục. Bài “Dầu mỏ, khí thiên nhiên” trong chương trình Hóa học 9 cung cấp cho học sinh khái niệm, thành phần, tính chất và cách khai thác dầu mỏ, đây là nội dung rất phù hợp để lồng ghép vấn đề sự cố tràn dầu trong bài học qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Bài báo trình bày nội dung và cách tổ chức dạy học tích hợp GDMT với chủ đề “Dầu mỏ, khí thiên nhiên và môi trường”.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong bài Dầu mỏ, khí thiên nhiên - Hóa học 9 ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0004 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 30-38 This paper is available online at DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG BÀI DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN - HÓA HỌC 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Phạm Thị Bình1, Đỗ Thị Quỳnh Mai1, Bùi Thị Thủy2 1Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường Trung học cơ sở Thị trấn Vũ Thư, Thái Bình Tóm tắt. Giáo dục môi trường (GDMT) trong dạy học là con đường hữu hiệu nhất để đạt được mục tiêu GDMT. Hóa học là môn học có nhiều khả năng và thuận lợi để GDMT cho học sinh bởi nội dung môn học này có mối quan hệ gần gũi với khoa học môi trường. Sự cố tràn dầu là một vấn đề gây ra các ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường được thế giới rất quan tâm tìm các biện pháp hạn chế và khắc phục. Bài “Dầu mỏ, khí thiên nhiên” trong chương trình Hóa học 9 cung cấp cho học sinh khái niệm, thành phần, tính chất và cách khai thác dầu mỏ, đây là nội dung rất phù hợp để lồng ghép vấn đề sự cố tràn dầu trong bài học qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Bài báo trình bày nội dung và cách tổ chức dạy học tích hợp GDMT với chủ đề “Dầu mỏ, khí thiên nhiên và môi trường”. Từ khóa: Tích hợp, giáo dục môi trường, dầu mỏ, khí thiên nhiên. 1. Mở đầu Dạy học tích hợp là định hướng dạy học để học sinh (HS) phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng. . . thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề [3]. Trong dạy học tích hợp các đối tượng nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực, môn học khác nhau được liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống thành một nội dung thống nhất trên cơ sở mối liên hệ về lí luận và thực tiễn. Tích hợp GDMT trong dạy học là cách giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS một cách tốt nhất. Mục đích của việc đưa GDMT vào trong nhà trường phổ thông thông qua các môn học là nhằm giúp HS có được những kiến thức cơ bản về môi trường, biết được hiện trạng, nguyên nhân và những hậu quả của hiện tượng suy giảm tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường . . . Từ đó hình thành cho HS có thái độ, hành vi ứng xử thân thiện, quan tâm đến môi trường, gắn với những hành động cụ thể dù nhỏ nhưng thiết thực, phù hợp với lứa tuổi các em, góp phần cải thiện môi trường xung quanh và tạo thói quen ứng xử đúng đắn với môi trường. Cùng với các môn Sinh học và Địa lí, Hóa học là một môn học có nhiều nội dung gắn với các vấn đề về môi trường nên rất thuận lợi cho việc tích hợp GDMT. Tuy nhiên, trong thực tế thường việc tích hợp GDMT chỉ dừng ở lại ở mức độ liên hệ thực tiễn, giới thiệu các hiện tượng về môi trường có liên quan trong bài học, mang tính chất ngẫu nhiên, Ngày nhận bài: 10/11/2015. Ngày nhận đăng: 10/2/2016. Liên hệ: Phạm Thị Bình, e-mail: ptbinhdhsp@yahoo.com.vn. 30 Dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong bài Dầu mỏ, khí thiên nhiên - Hóa học 9... tự phát [7]. Khi được yêu cầu dạy học tích hợp GDMT một cách có chủ đích, hiệu quả thì giáo viên (GV) thường rất lúng túng trong việc xác định nội dung về môi trường có thể tích hợp trong các bài học cụ thể cũng như tổ chức dạy học tích hợp. Chính vì vậy, trong bài báo này chúng tôi phân tích cách tích hợp GDMT vào một bài học cụ thể là bài “Dầu mỏ, khí thiên nhiên” trong chương trình Hóa học 9 ở trường phổ thông như một ví dụ, một gợi ý để GV dạy học hóa học ở trường phổ thông có thể tham khảo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Có nhiều cách phân loại khác nhau về hình thức và mức độ tích hợp trong dạy học như: tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp đa môn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn,. . . . Trong bài báo này chúng tôi phân tích tích hợp GDMT theo 3 mức độ trong là lồng ghép/liên hệ (kết hợp), vận dụng kiến thức liên môn, hòa trộn [5], [8]. Nhiều vấn đề về môi trường có bản chất là các quá trình hóa học, có thể dùng các kiến thức hóa học để giải thích, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục. Ngoài ra, cũng có thể vận dụng kiến thức của các môn học khác để tìm hiểu các vấn đề về môi trường. Chính vì vậy, tích hợp GDMT trong dạy học môn Hóa học ở phổ thông thuận lợi nhất là lồng ghép/ kết hợp và vận dụng kiến thức liên môn thông qua hình thức các hoạt động trên lớp hoặc qua các hoạt động ở ngoài lớp học. Tích hợp lồng ghép GDMT trong dạy học môn Hóa học là đưa các yếu tố có nội dung gắn với môi trường vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một môn Hóa học một cách logic, tự nhiên ở những thời điểm thích hợp trong tiến trình dạy học [5]. Tích hợp vận dụng kiến thức liên môn đề giải quyết các vấn đề về môi trường tức là hoạt động học diễn ra xung quanh các chủ đề, ở đó người học cần sử dụng các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề môi trường đặt ra [5]. Với các hoạt động ở trên lớp, có thể tích hợp GDMT cho HS theo các cách sau: - Phân tích, liên hệ với những vấn đề môi trường ở trong trường học, những vấn đề môi trường chung của toàn cầu hay của riêng Việt Nam hoặc địa phương. - Tìm hiểu, khai thác thực trạng môi trường để làm tư liệu để xây dựng bài học GDMT. - Xây dựng bài tập có nội dung gắn với các vấn đề môi trường được giải quyết bằng kiến thức của môn học hay kiến thức liên môn. - Sử dụng các phương tiện dạy học để phân tích, tìm tòi, khám phá các kiến thức cần thiết về môi trường. - Sử dụng các tài liệu tham khảo (các bài báo, các đoạn trích trong sách phổ biến khoa học, các tư liệu, số liệu mới điều tra. . . ) để làm rõ thêm các vấn đề môi trường. - Thực hiện các tiết học có nội dung gần gũi với môi trường tại những địa điểm thích hợp của môi trường như sân trường, vườn trường, đồng ruộng, nhà máy, làng nghề,. . . Với các hoạt động ở ngoài lớp có thể tích hợp GDMT qua các hình thức nói chuyện về các vấn đề môi trường, tìm hiểu, đánh giá tác động môi trường của một địa phương; tổ chức xem băng hình bảo vệ môi trường; tổ chức tham quan dã ngoại, bảo vệ môi trường ở một số địa phương. 2.2. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong dạy học tích hợp giáo dục môi trường Khi GDMT thông qua giờ học trên lớp hay trong phòng thí nghiệm, kiến thức GDMT được tích hợp, lồng ghép vào nội dung bài giảng nên khi dạy học không có phương pháp riêng mà sử 31 Phạm Thị Bình, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Bùi Thị Thủy dụng phương pháp dạy học thông qua môn học. Với việc GDMT, cách tiếp cận tốt để HS có thể biết được các vấn đề về môi trường, nguyên nhân, ảnh hưởng của chúng từ đó ý thức được các việc làm đúng đắn để bảo vệ môi trường và thực hiện chúngđó là HS phải tự tìm hiểu, thảo luận và đưa ra ý kiến. Chính vì vậy mà GV thường sử dụng các phương pháp dạy học như đàm thoại, trực quan, dạy học theo dự án, dạy học hợp tác, đóng vai, tranh biện, xemina,. . . tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng HS và điều kiện cơ sở vật chất cụ thể. Và để phát huy được tính tích cực của HS, GV có thể kết hợp các phương pháp dạy học đó với một số kĩ thuật dạy học là kĩ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, sáu chiếc mũ tư duy, XYZ, . . . 2.3. Tích hợp giáo dục môi trường với chủ đề “Dầu mỏ, khí thiên nhiên và môi trường” Việc xây dựng nội dung các chủ đề tích hợp cần dựa trên những nguyên tắc nhất định như đảm bảo tính khoa học, mục tiêu giáo dục, đặc trưng bộ môn, năng lực của đối tượng, tính thực tiễn,... [4] và dựa trên cơ sở phân tích nội dung, chương trình và sách giáo khoa, mục tiêu dạy học, các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học, đặc điểm vùng miền,... [1]. Trong bài “Dầu mỏ, khí thiên nhiên”của chương trình hóa học 9 ở trường THCS, HS cần nhận biết được mẫu dầu mỏ qua quan sát trạng thái màu sắc và nghiên cứu tính tan. Nêu được khái niệm, thành phần của dầu mỏ từ đó sẽ lí giải được sự loang dầu trong sự cố tràn dầu. Học sinh được biết về một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, tầm quan trọng của chúng với cuộc sống. Như vậy có thể thấy, nếu cho HS tìm hiểu thêm về sự cố tràn dầu, nguyên nhân và ảnh hưởng của sự cố này đến môi trường, sự sống của con người và các sinh vật HS sẽ có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về việc khai thác, sử dụng dầu mỏ. Ngoài ra, thông qua nội dung tìm hiểu về nguồn dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam và trên thế giới có thể tích hợp giáo dục lòng yêu nước cho HS. Về phương pháp và kĩ thuật dạy học với bài này, do HS lớp 9 đã có đủ khả năng để đọc hiểu, phân tích và tổng hợp các thông tin cũng như đưa ra các đánh giá, ý kiến của bản thân do đó GV nên sử dụng dạy học theo dự án hoặc dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp đóng vai để HS có cơ hội tìm hiểu các về đề có liên quan về sự cố tràn dầu và nói lên tiếng nói của mình. Với các dự án nên xây dựng các dự án nhỏ cho phù hợp với thời lượng và đối tượng HS, tài liệu tham khảo thì tùy theo đối tượng HS mà GV có thể cung cấp các tài liệu hoặc hướng dẫn các em tự tìm kiếm tài liệu. Trong bài báo này chúng tôi đưa ra phương án tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm: ở nhà HS sẽ làm việc nhóm để tìm hiểu về sự cố tràn dầu, các loại tràn dầu trên biển, trên sông và trên đất liền; trên lớp HS làm việc nhóm để tìm hiểu các kiến thức hóa học về dầu mỏ. Dưới đây chúng tôi xin trình bày chi tiết đề xuất về nội dung, thời lượng, phương pháp cũng như các hoạt động dạy học cụ thể cho bài học này. 2.3.1. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện - Tên chủ đề: DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - Nội dung chủ đề * Nội dung hóa học: 1) Tính chất vật lí, thành phần hóa học của dầu mỏ, khí thiên nhiên. 2) Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. 3) Cách khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên. 4) Các khu vực chứa dầu mỏ, khí thiên nhiên và trữ lượng dầu mỏ, khí thiên nhiên ở Việt Nam. * Nội dung giáo dục môi trường: 32 Dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong bài Dầu mỏ, khí thiên nhiên - Hóa học 9... 1) Khái niệm sự cố tràn dầu. 2) Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự cố tràn dầu đến môi trường, sức khỏe con người và động, thực vật. 3) Các biện pháp khắc phục và ngăn chặn sự cố tràn dầu. - Thời lượng thực hiện chủ đề (trên lớp): 1 tiết học. 2.3.2. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được mẫu dầu mỏ qua quan sát các tính chất vật lí. - Nêu được: khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ và khí thiên nhiên; phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. - Kể được các ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên (là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp). - Nêu được khái niệm sự cố tràn dầu, nguyên nhân, ảnh hưởng đến môi trường và các biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng. - Trình bày vấn đề trước đám đông, thảo luận nêu ý kiến của bản thân. - Làm việc nhóm. 3. Thái độ - Có ý thức tích cực, tự giác, hợp tác trong học tập. - Có nhận thức đúng đắn về giá trị của dầu mỏ, khí thiên nhiên từ đó thêm yêu và có trách nhiệm quê hương, đất nước. - Có ý thức bảo vệ môi trường trong việc sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ. 4. Những năng lực chủ yếu cần hướng tới - Năng lực hợp tác. - Năng lực vận dụng kiến thức. 2.3.3. Kế hoạch dạy học 1. Chuẩn bị * Chuẩn bị của HS: HS chuẩn bị bài theo sự phân công của GV. Cụ thể là, cuối giờ học trước, GV chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu về sự cố tràn dầu theo các yêu cầu như sau: Nhóm 1: Đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự cố tràn dầu là gì? 2. Các hoạt động nào có thể gây ra sự cố tràn dầu trên biển? 3. Sự cố tràn dầu trên biển gây ra những ảnh hưởng gì? 4. Nêu một số biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu trên biển? - Sưu tầm các tranh ảnh, số liệu minh họa cho các câu trả lời trên và dán thành một bức tranh lớn, có ghi chú thích và thuyết trình về bức tranh đó. Nhóm 2: Đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự cố tràn dầu là gì? 33 Phạm Thị Bình, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Bùi Thị Thủy 2. Các hoạt động nào có thể gây ra sự cố tràn dầu trên đất liền? 3. Sự cố tràn dầu trên đất liền gây ra những ảnh hưởng gì? 4. Nêu một số biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu trên đất liền? - Sưu tầm các tranh ảnh, số liệu minh họa cho câu trả lời trên và dán thành một bức tranh lớn, có ghi chú thích và thuyết trình về bức tranh đó. Nhóm 3: Đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự cố tràn dầu là gì? 2. Các hoạt động nào có thể gây ra sự cố tràn dầu trên sông? 3. Sự cố tràn dầu trên sông gây ra những ảnh hưởng gì? 4. Nêu một số biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu trên sông? - Sưu tầm các tranh ảnh, số liệu minh họa cho câu trả lời trên và dán thành một bức tranh lớn, có ghi chú thích và thuyết trình về bức tranh đó. GV giới thiệu một số trang web có thể tham khảo: 1. www.hoahocngaynay.com/vi/phat-trien-ben-vung/an-toan-hoa-chat/1921-phan-loai-va- tac-dong-cua-su-co-tran-dau.html 2. -va-bien-phap-khac-phuc.html 3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0n_d%E1%BA%A7u 4. * Giáo viên chuẩn bị: Các mẫu dầu mỏ, xăng, dầu hỏa, nhựa đường, hai cốc nước, 2 thìa dài. Giáo án điện tử. Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP Điền các từ, cụm từ hay các câu phù hợp vào phần còn trống sau: 1. Dầu mỏ là chất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ., có màu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .., . . . . . . . . . . . . . . . . . . trong nước, . . . . . . . . . .. hơn nước. 2. Dầu mỏ thường có ở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3. Mỏ dầu thường gồm . . . . . . . . . lớp:. - Lớp ở trên cùng gọi là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .., có thành phần chính là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. - Lớp thứ hai là lớp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . có thành phần là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Lớp đáy là lớp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4. Người ta khai thác dầu mỏ bằng cách: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5. Để tách các chất từ hỗn hợp của dầu mỏ người ta dùng phương pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . dựa vào sự khác nhau về . . . . . . . . . . . . . . . . . . . của các chất trong dầu mỏ. Trong đó: Khí đốt và xăng được thu ở khoảng nhiệt độ . . . . . . . . . . . . .., dầu thắp (dầu hỏa) được thu ở khoảng nhiệt độ . . . . . . . . . . . . .., dầu điêzen được thu ở khoảng nhiệt độ . . . . . . . . . . . . .., dầu mazut được thu ở khoảng nhiệt độ . . . . . . . . . . . . .., và nhựa đường được thu ở khoảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6. Dầu mỏ của nước ta tập trung chủ yếu ở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trữ lượng dầu mỏ của nước ta khoảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 Dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong bài Dầu mỏ, khí thiên nhiên - Hóa học 9... Một số mỏ dầu hiện nay đang được khai thác của nước ta là mỏ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7. Sự cố tràn dầu là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... . . Các ảnh hưởng của sự cố tràn dầu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Các nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Một số biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Phương pháp dạy học Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và phương pháp trực quan. 3. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Ổn định lớp Học sinh được bố trí ngồi theo 3 nhóm đã phân công từ buổi học trước. Hoạt động 2: Khởi động GV đưa ra 4 mẫu chất: dầu mỏ, xăng, dầu, nhựa đường. Yêu cầu HS xác định tên của mỗi loại mẫu, có giải thích cơ sở xác định. HS trả lời câu hỏi. GV đặt vấn đề: Bốn mẫu chất này có mối liên hệ gì với nhau không? Trong cuộc sống và sản xuất công nghiệp chúng quan trọng như thế nào? HS trả lời câu hỏi. GV chiếu một số hình ảnh khẳng định tầm quan trọng của xăng, dầu, nhựa đường và nêu một số câu hỏi nêu mục đích của bài học: Xăng, dầu, nhựa đường đều là những chất rất quan trọng trong cuộc sống và công nghiệp, các chất này đều được tạo ra từ dầu mỏ. Vậy dầu mỏ là gì? có ở đâu? thành phần và cách khai thác dầu mỏ như thế nào? Từ dầu mỏ người ta chế biến thành xăng, dầu và nhựa đường bằng cách nào? Việc sử dụng xăng dầu có gây tác động gì đến môi trường không? Hoạt động 3: Tìm hiểu các nội dung hóa học về dầu mỏ Để nghiên cứu nội dung này, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo 3 nhóm đã chia từ đầu giờ học, với 3 nhiệm vụ như sau: - Nhiệm vụ nhóm 1: Đọc mục 2 trang 126 SGK Hóa học 9, thảo luận để trả lời các câu hỏi: 1. Dầu mỏ có ở đâu trên trái đất? 2. Thành phần của dầu mỏ là gì? 3. Dầu mỏ được khai thác như thế nào? Yêu cầu: Diễn đạt câu trả lời của nhóm ở dạng hình vẽ hay sơ đồ. - Nhiệm vụ nhóm 2: Đọc mục III và xem hình 4.19 trang 128 SGK Hóa học 9 và tài liệu phát tay (cung cấp thêm một bài báo ngắn cho biết các con số về trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam, một số nước có nguồn dầu mỏ đứng đầu trên thế giới) cho biết dầu mỏ của nước ta tập trung chủ yếu ở đâu? Tên các mỏ dầu đã và đang khai thác ở Việt Nam? Trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam là bao nhiêu? Vẽ bản đồ (đơn giản) mô tả vị trí các mỏ dầu ở Việt Nam, có ghi chú trữ lượng các mỏ. - Nhiệm vụ nhóm 3: Đọc mục 3 trang 126-127 SGK Hóa học 9 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: 1. Các thành phần được tách ra khỏi dầu mỏ bằng phương pháp nào? Cơ sở của phương 35 Phạm Thị Bình, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Bùi Thị Thủy pháp tách đó là gì? Mô tả cách làm bằng sơ đồ. 2. Xăng là hỗn hợp các hiđrocacbon có từ 5-10 nguyên tử C trong phân tử, dầu điêzen là hỗn hợp các hiđrocacbon có từ 16-21 nguyên tử C trong phân tử. Trong quá trình chưng cất dầu mỏ hàm lượng xăng và các khí (là các hiđrocacbon có số nguyên tử C ít hơn) có giá trị hơn người ta thực hiện phương pháp gì? Các nhóm làm việc trong thời gian khoảng 10 phút. Mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0, 3 bút dạ 3 màu. Các nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, 3-5 phút đầu HS đọc SGK ghi vắn tắt câu trả lời của mình vào ô làm việc cá nhân trên giấy A0, thời gian còn lại sẽ thảo luận chung cả nhóm để mô tả câu trả lời bằng hình ảnh, sơ đồ hay bảng biểu vào ô giữa của giấy A0. Sau khi các nhóm thảo luận, GV cho các nhóm treo kết quả làm việc nhóm lên bảng, mời đại điện của các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm trình bày khoảng 3 phút. Sau đó GV và các nhóm còn lại sẽ đặt câu hỏi làm rõ. Khi nghe các nhóm trình bày GV ph
Tài liệu liên quan