Đề cương 102 câu bảo hiểm

1. Tránh rủi ro: - Tránh rủi ro tức là không làm một việc gì đó quá mạo hiểm, không chắc chắn. - Nhược điểm: Biện pháp này làm con người ta lúc nào cũng sợ sệt không dám làm việc gì => không thu được kết quả gì. 2. Ngăn ngừa hạn chế rủi ro: - Biện pháp này thể hiện ở việc các công ty, các cá nhân dùng những biện pháp để đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và hậu quả của nó, ví dụ: hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống trộm, các biện pháp an toàn lao động. - Nhược điểm: Biện pháp này cũng ko ngăn ngừa đc hết rủi ro xảy ra. 3. Tự khắc phục rủi ro: - Biện pháp này thể hiện ở việc các công ty, cá nhân dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra thì dùng khoản tiền đó để bù đắp khắc phục hậu quả (biện pháp tự bảo hiểm). - Nhược điểm:  Không phải tổ chức hay cá nhân nào cũng có sẵn tiền để dự trữ.  Tiền dự trữ này không đủ bù đắp cho những tổn thất lớn xảy ra.  sẽ gây đọng vốn lớn trong xã hội nếu tổ chức, các nhân nào cũng dự trữ như vậy.

pdf130 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương 102 câu bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG 102 CÂU BẢO HIỂM BAN SOẠN THẢO: ANH 1 – K46 - FTU CHÚ Ý VĂN BẢN NÀY CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO PHẦN TRẢ LỜI LÀ PHẦN CHÍNH, PHẦN NOTE VÀ COMMENT ĐỂ GIÚP MỌI NGƯỜI CHUẨN BỊ TỐT HƠN CÁC TÌNH HUỐNG BỊ HỎI VẶN CÁC CÂU TRẢ LỜI CÓ THỂ CÒN CHƯA CHÍNH XÁC VÀ ĐẦY ĐỦ, USER CÓ THỂ TỰ CHỈNH SỬA NỘI DUNG NẾU THẤY BỊ SAI VÀ THIẾU. VĂN BẢN NÀY ĐƯỢC LẬP ĐỂ CÙNG VỚI SLIDE VÀ GIÁO TRÌNH, TRỢ GIÚP CÁC BẠN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC 102 CÂU HỎI ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM MỤC LỤC Ở CUỐI TÀI LIỆU, ĐỂ MỌI NGƯỜI TIỆN THAM KHẢO NHÓM SOẠN THẢO ANH 1- K46 - FTU CÁC THÀNH VIÊN SOẠN THẢO 1. MAI CÂU 1-7 CHƯƠNG I 2. NGA CÂU 8-14 CHƯƠNG I 3. MINH PHƯƠNG CÂU 1-7 CHƯƠNG II 4. HÀ LINH CÂU 8-14 CHƯƠNG II 5. ĐỖ HUYỀN CÂU 15-21 CHƯƠNG II 6. NGỌC CÂU 22-28 CHƯƠNG II 7. TRANG CÂU 29-35 CHƯƠNG II 8. HƯNG CÂU 36-42 CHƯƠNG II 9. BÙI HUYỀN CÂU 43-49 CHƯƠNG II 10. TUẤN ĐỒI CÂU 50-52 CHƯƠNG II + 1-4 CHƯƠNG III 11. THIỆN CÂU 5-9 CHƯƠNG III + 1-2 CHƯƠNG IV 12. KIÊN CÂU 4-10 CHƯƠNG IV 13. BÌNH CÂU 11-14 CHƯƠNG IV + 1-3 CHƯƠNG V 14. LAN ANH CÂU 4-10 CHƯƠNG V 15. SƠN CÂU 11-13 CHƯƠNG V MANAGE & EDIT HƯNG REVIEW: MỌI NGƯỜI AI CÓ KHIẾU NẠI ĐÁP ÁN CÂU NÀO BỊ SAI THÌ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP VỚI NGƯỜI SOẠN THẢO ĐỂ KHIẾU NẠI NHÉ THANK FOR YOUR CONTRIBUTIONS!!!!! ANH 1 – K46 – FTU Page 1 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Câu 1: Các biện pháp đối phó với rủi ro mà con người đã áp dụng? 1. Tránh rủi ro: - Tránh rủi ro tức là không làm một việc gì đó quá mạo hiểm, không chắc chắn. - Nhược điểm: Biện pháp này làm con người ta lúc nào cũng sợ sệt không dám làm việc gì => không thu được kết quả gì. 2. Ngăn ngừa hạn chế rủi ro: - Biện pháp này thể hiện ở việc các công ty, các cá nhân dùng những biện pháp để đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và hậu quả của nó, ví dụ: hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống trộm, các biện pháp an toàn lao động... - Nhược điểm: Biện pháp này cũng ko ngăn ngừa đc hết rủi ro xảy ra. 3. Tự khắc phục rủi ro: - Biện pháp này thể hiện ở việc các công ty, cá nhân dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra thì dùng khoản tiền đó để bù đắp khắc phục hậu quả (biện pháp tự bảo hiểm). - Nhược điểm:  Không phải tổ chức hay cá nhân nào cũng có sẵn tiền để dự trữ.  Tiền dự trữ này không đủ bù đắp cho những tổn thất lớn xảy ra.  sẽ gây đọng vốn lớn trong xã hội nếu tổ chức, các nhân nào cũng dự trữ như vậy. 4. Chuyển nhượng rủi ro: - Một công ty hay một các nhân khi tự mình thấy không thể chịu đựng được một hay nhiều rủi ro lớn có tính chất thảm họa thì phải tìm cách san sẻ bằng cách chuyển nhượng rủi ro cho các công ty khác, Khi đã chấp nhận rủi ro, các công ty khác đó phải bồi thường những thiệt hại do rủi ro đã thỏa thuận gây nên, còn người chuyển nhượng rủi ro phải trả 1 khoản tiền => biện pháp bảo hiểm. - Ưu điểm:  Phạm vi bù đắp rộng lớn.  Có thể bù đắp những rủi ro có tính chất thảm họa  Không gây đọng vốn trong xã hội => Biện pháp này phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. ANH 1 – K46 – FTU Page 2 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Câu 2: Nêu khái niệm và phân tích bản chất của bảo hiểm? 1. Khái niệm: - KN1: Ở tầm vi mô: Bảo hiểm là 1 chế độ cam kết bồi thường bằng tiền về kinh tế, trong đó người được BH phải đóng 1 khoản gọi là phí BH cho người BH theo các điều khoản quy định, còn người BH có trách nhiệm bồi thường cho đối tượng BH do các rủi ro đã bảo hiểm gây ra. - KN2: Ở tầm vĩ mô: BH là 1 hệ thống các biện pháp kinh tế nhằm tổ chức các quỹ BH huy động từ các tổ chức, cá nhân để bồi thường các tổn thất thiệt hại do các thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra, góp phần tái sản xuất liên tục và đảm bảo đời sống của các thành viên trong xã hội . 2. Phân tích bản chất: - Đối tượng bảo hiểm: Tài sản, con người, trách nhiệm. - Người BH chỉ bồi thường bằng tiền vì:  Giá trị lô hàng (tài sản) được BH sẽ khác nhau tại các thời điểm.  Công ty BH chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực => không thể bao quát được để bồi thường bằng hiện vật  Có những giá trị không thể bồi thường bằng hiện vật.. - Rủi ro được BH: là những rủi ro đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người BH chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra mà thôi - Người được BH: Phải nộp phí theo các điều khoản quy định - Công ty BH: Khi có tổn thất xảy ra phải dẫn chiếu lại các điều khoản trên để có chế độ bồi thường thích hợp. - BH là 1 ngành kinh tế trong xã hội. ANH 1 – K46 – FTU Page 3 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Câu 3: Tại sao nói BH có tác dụng làm tăng cường công tác đề phòng, ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất? Thứ nhất, về phía người bảo hiểm: BH hình thành nên một thị trường, chuyên môn riêng về bảo hiểm, do đó các công tác liên quan tới bảo hiểm sẽ được chuyên môn hơn và thực hiện tốt hơn (ví dụ như thẩm tra, xem xét….). Người bảo hiểm khi đã chấp nhận bảo hiểm cho một lô hàng sẽ cảm thấy có trách nhiệm phải đảm bảo cho lô hàng đó. Họ có thể thực hiện môṭ số yêu cầu người được bảo hiểm phải đề phòng, hạn chế tổn thất hoặc yêu cầu người được bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ thông tin, cập nhật về tình trạng hạng để theo dõi. Dĩ nhiên, điều này giúp tăng công tác bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tổn thất. Thứ hai, về phía người được bảo hiểm: Ban đầu họ sẽ có 2 lựa chọn: 1 là không mua bảo hiểm và cố gắng để hoàn thành tốt công việc vận chuyển hàng đê ̉ không xảy ra rủi ro tổn thất. Nếu có xảy ra rủi ro tổn thất (điều họ hoàn toàn không mong muốn), họ sẽ tự chịu thiệt hại. Thứ 2, họ mua bảo hiểm, tức là họ đã ý thức được rằng, mình “bỏ tiền” để mua “hàng”, vì vậy sẽ có ý thức sử dụng “hàng hoá” đó tốt. Họ không muốn mất không số tiền bảo hiểm mà mục đích ban đầu của mình (mục đích chính yếu của họ là hàng được gửi an toàn) lại không thực hiện được (không kể những người chỉ nghĩ bảo hiểm cho rủi ro là sẽ không phải lo, bởi đó chỉ là tâm lý thiểu số). Chính vì thế, người được bảo hiểm cũng có ý thức hơn đối với sự an toàn hàng hoá của mình. ANH 1 – K46 – FTU Page 4 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Câu 4: Trình bày các cách phân loại BH: 1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của BH: - BH xã hội: là chế độ BH của nhà nước, của đoàn thể xã hội hoặc của các công ty nhằm trợ cấp các viên chức nhà nước, người làm công ... trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết hoặc bị tai nạn trong khi làm việc, về hưu. - BH thương mại: là loại hình BH mang tính chất kinh doanh, thương mại. 2. Căn cứ vào tính chất của BH: - BH nhân thọ: là BH cho tính mạng, tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được BH một khoản tiền khi hết thời hạn BH hoặc khi người được BH bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn.. BH nhân thọ gồm các loại như bảo hiểm trọn đời, sinh kỳ, tử kỳ, hỗn hợp…  Với loại hình BH này, người được BH chắc chắn sẽ được hoàn trả lại số tiền BH khi đáo hạn hợp đồng => mang tính chất như gửi tiết kiệm. - BH phi nhân thọ: Một số hình thức như bảo hiểm sức khoẻ, tai nạn, hàng hải, tài sản, cháy và rủi ro đặc biệt, xây dựng và lắp đặt, xe cơ giới… ==> Với loại hình BH này có thể được tái tục hợp đồng BH. Người được BH chỉ được bồi thường khi có tổn thất xảy ra. 3. Căn cứ vào đối tượng BH: - BH tài sản: đối tượng BH là tài sản của tập thể hay cá nhân bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá ... - BH trách nhiệm: đối tượng BH trong loại hình này là trách nhiệm dân sự của người được BH đối với người thứ 3 hay đối với sản phẩm. - BH con người: đối tượng BH là con người hay các bộ phận của cơ thể con người hoặc các vấn đề có liên quan như tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn... 4. Theo quy định của pháp luật – Luật kinh doanh BH 2000: - BH trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới - BH trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách - BH trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn luật pháp => luật sư - BH trách nhiệm nghề nghiệp của doanhnghieepj môi giới BH. - BH cháy nổ - BH trong hoạt động tư vấn chứng khoán và đầu tư. ANH 1 – K46 – FTU Page 5 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Câu 5: Giá trị BH và số tiền BH? Trị giá BH và số tiền BH có quan hệ với nhau như thế nào trong BH tài sản. 1.Giá trị BH: V Là giá trị của đối tượng BH + các chi phí hợp lý khác (VD: chi phí chữa cháy, chi phí cứu nạn, chi phsi sửa chữa ...), nhưng cơ bản vẫn là giá trị của đối tượng BH Note: Khi mua giá CIF, nếu xảy rủi ro thì công ty BH phải đền bù trên giá CIF bao gồm C+ I +F. 2. Số tiền BH: A Là số tiền do người được BH yêu cầu và được BH, nó có thể là 1 phần hay toàn bộ giá trị BH.  Mối quan hệ giữa A và V: A ≤ V - A = V: BH ngang giá trị ( BH đầy đủ) - A < V: BH dưới giá trị ANH 1 – K46 – FTU Page 6 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Câu 6: Người BH, người được BH? Nghĩa vụ và quyền lợi cơ bản của các chủ thể khi kí kết hợp đồng BH? 1. Người BH: Là người nhận trách nhiệm về rủi ro. Người BH có thể là công ty của nhà nước hay của công ty tư nhân. - Nghĩa vụ:  Phải cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin về hợp đồng BH cho người mua BH  phải bồi thường cho người thụ hưởng khi có rủi ro nằm trong phạm vi BH xảy ra - Quyền lợi: được nhận phí BH 2. Người được BH: là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. - Nghĩa vụ:  Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả các thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.  Người được BH có tên trong hợp đồng BH và phải nộp phí BH -Quyền lợi: được nhận tiền bồi thường khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi BH nếu người được BH đồng thời là người thụ hưởng Note: khái niệm người thụ hưởng và lợi ích BH ANH 1 – K46 – FTU Page 7 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Câu 7: Đối tượng BH là gì? Có những loại đối tượng BH nào? Đối tượng BH là khách thể của hợp đồng BH, là tài sản hoặc lợi ích mang ra BH, là đối tượng mà vì nó người ta phải kí kết hợp đồng BH.. Có 3 loại đối tượng BH: Tài sản, con người, trách nhiệm. Nếu đối tượng là tài sản  Bảo hiểm hàng hoá Nếu đối tượng là con người  Bảo hiểm nhân thọ, trách nhiệm dân sự….. (trong hàng hải  bảo hiểm P&I) Nếu đối tượng là trách nhiệm  Bảo hiểm TNDS chủ tàu Chú ý, trách nhiệm không phải là một thực thể, nhưng do tính có thể phát sinh trong hàng hải mà nó trở thành một đối tượng được bảo hiểm. ANH 1 – K46 – FTU Page 8 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM CÂU 8: Đồng bảo hiểm, Tái bảo hiểm. Cho ví dụ Trả lời: 1. Đồng bảo hiểm: (Co- Insurance): “Là hình thức bảo hiểm trong đó nhiều công ty bảo hiểm cùng đứng ra bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm.” • Ví dụ: 2 công ty BH A và B cùng nhận bảo hiểm cho một con tàu trị giá 10000$ với tỷ lệ đồng bảo hiểm 80/20 có nghĩa là: khi xảy ra tổn thất toàn bộ, công ty A bồi thường cho chủ tàu 80% giá trị con tàu (tương ứng với số tiền 8000$) và công ty B bồi thường cho chủ tàu 20% giá trị con tàu (tương ứng với số tiền 2000$). 2. Tái bảo hiểm (Re-Insurance): “Là việc hai hay nhiều công ty bảo hiểm chia nhau bảo hiểm những rủi ro lớn, mỗi công ty nhận trách nhiệm về một phần nhất định của tổn thất và nhận một phần tương xứng trong số phí bảo hiểm.” • Ví dụ: công ty BH A nhận bảo hiểm cho 1 con tàu trị giá 10000$. Sau đó cty A kí kết một hợp đồng tái BH với công ty B. Theo đó, công ty B sẽ nhận bảo hiểm cho 3000$ giá trị con tàu. Khi tổn thất toàn bộ xảy ra, công ty A sẽ bồi thường 7000$ còn công ty B bồi thường 3000$ cho chủ tàu. Lưu ý: 1. Đồng BH: ANH 1 – K46 – FTU Page 9 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Số tiền công ty bảo hiểm phải trả = (Số tiền tổn thất)x(số tiền bảo hiểm thực tế)/(Số tiền yêu cầu phải bảo hiểm). Trong đó: Số tiền yêu cầu phải bảo hiểm = (Giá trị của tài sản được bảo hiểm) x (tỷ lệ đồng bảo hiểm theo điều khoản đồng bảo hiểm) Thí dụ: Giá trị của một toà nhà là 100.000USD Tỷ lệ số tiền yêu cầu phải bảo hiểm theo điều khoản đồng bảo hiểm là 80%. Tổn thất do cháy nhà là 60.000USD. Số tiền bảo hiểm thực tế là: 75.000USD Công ty bảo hiểm sẽ phải trả: 60.000x75.000/(100.000x80%) = 56.250USD trong số 60.000USD. 2. So sánh Đồng và Tái BH Đồng BH Tái BH - Người được BH kí các hợp đồng bảo hiểm và đòi bồi thường trực tiếp với từng công ty đồng BH. - - Người được BH chỉ kí hợp đồng và đòi bồi thường với 1 công ty BH gốc. - Công ty BH gốc là người quyết định có kí kết các hợp đồng tái BH hay không. ANH 1 – K46 – FTU Page 10 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM CÂU 9: Phí bảo hiểm được xác định như thế nào và phụ thuộc vào các yếu tố nào? Trả lời: Phí bảo hiểm (Insurance Premium - I) : “Là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để được bồi thường, là giá cả của bảo hiểm.” I = V(A) x R Trong đó: 1 V: Giá trị bảo hiểm (Insurance Value - V): “ Là giá trị của đối tượng bảo hiểm cộng với các chi phí hợp lý khác (cơ bản vẫn là giá trị của đối tượng bảo hiểm).” A: Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount - A): “ Là số tiền do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm, nó có thể là một phần hay toàn bộ giá trị bảo hiểm.” R: Tỷ lệ phí bảo hiểm (Rate of Insurance - R): “Là một tỷ lệ phần trăm nhất định (của A hoặc V) do các công ty bảo hiểm công bố hoặc thoả thuận theo một hợp đồng bảo hiểm.” Thường được tính căn cứ vào việc thống kê tổn thất hay xác suất xảy ra rủi ro. 1 Tham khảo câu 5- Chương I ANH 1 – K46 – FTU Page 11 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM CÂU 10: Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong BH và ý nghĩa của nó? Trả lời: 1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith) Người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải tuyệt đối trung thực với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau. Nếu một trong hai bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lực. 2. Ý nghĩa: • Theo nguyên tắc này, khi tiến hành kí kết một hợp đồng bảo hiểm: - Người bảo hiểm phải công khai tuyên bố các điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết; không được nhận bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã đến nơi an toàn. - Người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết có liên quan đến đối tượng bảo hiểm; phải thông báo kịp thời những thay đổi có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những mối đe doạ nguy hiểm hay làm tăng thêm rủi ro… mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết được cho người bảo hiểm; không được mua bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã bị tổn thất. • Nguyên tắc này là nền tảng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đảm bảo không có sự lừa đảo hay trục lợi từ bảo hiểm. ANH 1 – K46 – FTU Page 12 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM CÂU 11: Nguyên tắc lợi ích BH trong BH Trả lời: Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm 2(insurable interest) - Người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. - Lợi ích bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi có liên quan đến, gắn liền với hay phụ thuộc vào, sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm Ví dụ: 1. Mua bảo hiểm cho một ngôi nhà. Lợi ích bảo hiểm là: quyền sở hữu ngôi nhà. Tại thời điểm nộp phí BH và hợp đồng BH có hiệu lực, công ty BH chưa cần quan tâm đến lợi ích bảo hiểm của người mua vì tại thời điểm đó công ty BH chưa phải bồi thường tổn thất, chỉ có lợi ích là thu phí. Khi tổn thất xảy ra, người mua khiếu nại thì công ty BH mới quan tâm. Nếu sau tổn thất, xem xét, kết luận được người mua bảo hiểm không có quyền lợi đối với đối tượng BH thì hợp đồng BH ngay lập tức bị vô hiệu. 2. Xuất khẩu một lô hàng theo điều kiện CIF, người bán đứng ra mua bảo hiểm cho lô hàng đó. Quyền lợi có thể bảo hiểm đối với lô hàng nhập khẩu này thuộc về người bán cho đến khi người bán chuyển giao quyền sở hữu và kí hậu chuyển nhượng hợp đồng BH cho người mua. Nếu hàng hóa bị tổn thất trước khi được chuyển giao cho người mua thì không có khiếu nại hợp lệ theo đơn bảo hiểm của người mua vì họ chưa có một quyền lợi có thể bảo hiểm vào thời điểm xảy ra tổn thất. Và sau khi đã chuyển giao quyền lợi có thể bảo hiểm cho người mua người bán cũng không có quyền đòi khiếu nại trong trường hợp tổn thất xảy ra. 2 Điều 22.1(a) của Luật Kinh doanh Bảo hiểm Việt nam 2000 (LBH 2000) quy định hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi người mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể bảo hiểm. ANH 1 – K46 – FTU Page 13 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM CÂU 12: Thế quyền là gì? Tác dụng và điều kiện để thực hiện thế quyền. Cho ví dụ? Trả lời: 1. Nguyên tắc thế quyền (subrogation) Thế quyền là quyền của một người, sau khi bồi thường cho một người khác theo bổn phận pháp lý, có thể thay thế vị trí của người đó, cũng như được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người đó để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. Ví dụ: Một công ty BH sau khi đã bồi thường tổn thất một lô hàng do lỗi của người chuyên chở cho chủ hàng, có quyền thay mặt chủ hàng kiện người chuyên chở bồi thường cho mình trong phạm vi số tiền đã bồi thường cho người được BH. Chủ hàng thiệt hại 80$, khiếu nại người chuyên chở được bồi thường 50$, công ty BH sẽ bồi thường 30$ để khôi phục khả năng tài chính ban đầu. Sau đó, công ty BH thấy việc khiếu kiện chưa hợp lí, có thể tiếp tục khiếu nại người chuyên chở. 2. Tác dụng • Thế quyền giúp giảm phí bảo hiểm: Những khoản tiền đòi bồi hoàn thành công thông qua thế quyền là nguồn thu khác ngoài phí BH để công ty BH có thể bù đắp tài chính. Chúng cho phép giảm những chi phí thực tế của công ty bảo hiểm trong trường hợp tổn thất xảy ra và do đó nó có tác dụng giảm phí bảo hiểm. • Thế quyền giúp làm giảm số lượng các vụ kiện Sau khi nhận được bồi thường của công ty BH, người được BH sẽ không mong muốn tiếp tục đi kiện người có trách nhiệm vì nếu có đòi được tiền bồi thường của bên thứ 3 này thì anh ta vẫn phải bồi hoàn lại cho công ty BH. 3. Điều kiện • Thế quyền chỉ áp dụng trong hợp đồng bồi thường. Là hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm phải là hợp đồng đảm bảo cho tổn thất về mặt tài chính có thể phát sinh trong tương lai của người được bảo hiểm khác với HDBH nhân thọ (mang tính chất tiết kiệm). ANH 1 – K46 – FTU Page 14 Đề cương Bảo hiểm CH ƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM • Thế quyền áp dụng sau khi đã bồi thường đầy đủ. Theo đó, người bảo hiểm chỉ được thế quyền sau khi đã bồi thường đầy đủ cho tổn thất nằm trong phạm vi bảo hiểm của người được bảo hiểm3. • Người bảo hiểm đòi bồi hoàn trên danh nghĩa của người được bảo hiểm Việc đòi bồi thường này phải thực hiện trên danh nghĩa người được bảo hiểm, tức là người bảo hiểm chỉ được hưởng lợi từ những quyền lợi và biện pháp mà người được bảo hiểm được hưởng mà không có bất kỳ quyền hạn nào đối với những vấn đề nằm ngoài giới hạn những quyền lợi và biện pháp mà người được bảo hiểm được hưởng. 3 ngoại trừ trường hợp có sự thỏa thuận bằng văn bản giữa 2 bên rằng việc người được BH chấp nhận các khoản thanh toán tiền bồi thường của người bảo hiểm là đủ điều kiện để người bảo hiểm có thể thay mặt người được bảo hiểm khởi kiện bên thứ ba để đòi bồi hoàn trong phạm vi số tiền đã trả. ANH 1 – K46 – FTU Page 15 Đ
Tài liệu liên quan