Đề cương Chuyên đề: Kinh tế Việt Nam :hiện trạng và triển vọng năm 2010

Sử dụng Chính Sách tiền tệ và tài khoá ( Từ cuối quý1 đến quý 4 năm 2008) Siết chặt chính sách tiền tệ : sử dụng “thuốc kháng sinh liều cao”: +tăng lãi suất cơ bản, +tăng dự trử bắt buộc, + phát hành tín phiếu bắt buộc NHTM; + giảm cung tiền, +giảm dư nợ tín dụng Chính sách tài khoá

pdf24 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Chuyên đề: Kinh tế Việt Nam :hiện trạng và triển vọng năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương chuyên đề: KINH TẾ VIỆT NAM :HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2010. Người trình bày : TS.Trần Du Lịch ( Uỷ Viên UBKT.QH,Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH.TP.HCM) Nôi dung tham luận : 1.Nhìn lại tình hình kinh tế Việt nam 2 năm 2008-2009. 2.Kết quả của “gói giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô, an sinh xã hội” 3.Dự báo tình hình kinh tế 2010.. BỐI CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM BƯỚC VÀO NĂM 2009 Năm 2008:Hai lần thay đổi mục tiêu và chính sách kinh tế vĩ mô:  Kinh tế VN đối diện với “ băng” và “lửa “đầu năm 2008.  Từ quý 4.2007: dấu hiệu lạm phát cao; Chuyển hứơng chính sách kinh tế: từ mục tiêu tăng trưởng GDP cao sang chính sách ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện an sinh xã hội từ tháng 3.2008, với 8 nhóm giải pháp. Sử dụng Chính Sách tiền tệ và tài khoá ( Từ cuối quý1 đến quý 4 năm 2008)  Siết chặt chính sách tiền tệ : sử dụng “thuốc kháng sinh liều cao”: +tăng lãi suất cơ bản, +tăng dự trử bắt buộc, + phát hành tín phiếu bắt buộc NHTM; + giảm cung tiền, +giảm dư nợ tín dụng  Chính sách tài khoá : +giảm công chi, + cắt giảm đầu tư công, + kiểm soát đầu tư của DNNN Kết quả các chính sách kinh tế vĩ mô năm 2008  GDP tăng 6,4%;  Xuất khẩu đạt 63 tỷ USD,  FDI cam kết trên 62 tỷ USD  CPI kiềm chế dưới 20%,  Nhập siêu thấp hơn nhiều so với dự báo.  Không có định chế tài chính-tín dụng nào ph sản,  Cán cân thanh toán tổng thể giữ thăng bằng VND không mất giá như nhiều dự báo  Tâm lý xã hội ổn định. Tác dụng phụ của chính sách siết chặt tiền tệ, giảm công chi.  Nền kinh tế thiếu vốn, sức mua giảm;  Doanh nghiệp khó khăn vốn lưu động và giải ngân các dự án đang đầu tư,  Nhiều ngân hàng thương mại đứng trước nguy cơ mất thanh khoản.  Kinh tế vĩ mô có dấu hiệu bất ổn ( quý 2.2008). Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.  Từ giũa tháng 9.2009, thế giới chính thức báo động về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu;  Tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới lâm vào tình trạng suy thoái sâu, với tốc độ tăng trưởng âm.  Các dự báo ảm đạm về tình hình kinh tế thế giới  Cảnh báo về một cuộc đại suy thoái kinh tế trầm trọng hơn thời kỳ 1929-1933. CHUYỂN HƯỚNG CHÍNH SÁCH: từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm- thực hiện gói giải pháp kích thích kinh tế.. Năm nhóm giải pháp từ tháng 12.2008: (Theo Nghị quyết số 30 tháng 12/2008 và QĐ số 131;443 VÀ 497 của ttg Chính phủ.). (1)Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. (2) Huy động các nguồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dùng. (3)Bảo đảm an sinh xã hội (4) Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá tích cực. (5) Điều hành quyết liệt, linh hoạt. Tình hình kinh tế vĩ mô chịu tác động của tình hình kinh tế thế giới:  Dấu hiệu thiểu phát từ đầu quý 4/2008. Chỉ số CPI âm ( tháng 10; 11 và 12 đều âm)  Sản xuất suy giảm.  Khủng hoảng tài chính toàn cầu thực sự diễn ra từ giũa tháng 9/2008.  Giá cả thị trường thế giới giảm với dấu hiệu suy thoái ở các thị trường lớn.  Khó khăn doanh nghiệp tăng lên – nguy cơ cắt giảm lao động.  Hiệu ứng tiêu cực của khoảng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu đối với kinh tế Việt nam bắt đầu rõ nét trên 4 lãnh vực : xúât khẩu; giải ngân FDI; du lịch GÓI GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN SUY GIẢM (1) Nhóm giải pháp an sinh xã hội. (2) Gói giải pháp về chính sách tài khoá (3) Gói giải pháp về chính sách tiền tệ. Gói giải pháp an sinh xã hội.  Trợ cấp người nghèo;  Trợ cấp giáo viên; tăng học bỗng; giảm học phí;  Trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, mất việc làm;  Bù một phần đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp;  Thực hiện : 9.800 tỷ đồng. GÓI CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ.  Giảm, miễn thuế VAT cho một mặt hàng.  Miễn, giảm, doãn thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp. Ước giảm thu 2 khoảng trên khoảng 28.000 tỷ đồng.  Tăng đầu tư phát triển ngân sách nhà nước : 90.800 tỷ đồng. GÓI GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TÍN DỤNG.  Hỗ trợ 4% lãi suất vốn ngắn hạn trong 8 tháng (theo QĐ 131 TTg)  Hỗ trợ 4% lãi suất vốn trung hạn trong 24 tháng ( QĐ 443 TTg)  Hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn ( QĐ 497 TTg). Tổng ngân khoản trợ cấp cho hỗ trợ lãi suất là 17.000 tỷ đồng. ĐÁNH GIÁ GÓI KÍCH CẦU  + Phù hợp với 3 nguyên tắc thực hiện chính sách kích cầu.  +Phù hợp với tình hình thực tiễn của kinh tế VN.  +Đã và đang có tác động tích cực đối với sự phục hồi tốc độ tăng trưởng.  +Những ý kiến khác nhau về gói kích cầu : đối tượng thụ hưởng; kích cầu hay kích cung; đảo nợ hay vay mới; khả năng giải ngân; hiệu quả của chính sách? ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ  Đánh giá dựa trên cơ sở các mục tiêu của gói hỗ trợ lãi xuất: +hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp +không hạ lãi xuất huy động thái quá. +Ổn định VND. +hỗ trợ thanh khoản cho NHTM. +thu hut vốn FDI, FII.  Đánh giá chung : + cần thiết, đúng và tích cực. +Bổ sung chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Hỗ trợ vốn trung hạn. Phản ứng phụ của của gói hỗ trợ lãi suất. + “ Đang hỗ trợ “ người khoẻ,chưa giúp được cho người yếu”, tạo sụ thiếu bình đẳng trong cạnh tranh; +Khó kiểm soát vòng quay vốn ngắn hạn, nguy cơ chảy vốn vào kênh đầu cơ. +Cơ chế “hai giá” lãi suất” làm méo mó tín hiệu thị trường. + Hỗ trợ vốn trung hạn ít hiệu quả. + Áp lực tái lạm phát. Những kết quả tích cực của gói giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế.  Chặn đứng đà suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP.  Đáy suy giảm tốc độ tăng trưởng rơi vào tháng 1.2009.  Ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ phá sản nhiều doanh nghiệp.  Không xảy ra tình trạng tăng tỷ lệ thất nghiệp đô thị.  Xuất khẩu giảm, nhưng duy trì được thị phần ở các thị trường chính.  Kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra. CPI ước cả năm tăng 7%. TRIỂN VỌNG PHỤC HỒI KINH TẾ 2009-2010. Kinh tế thế giới : Suy thoái kinh tế thế giới đã chạm đáy. Quan điểm chung là còn tiếp diễn tình trạng suy giảm sức cầu, nhưng chắc chắn đã thoát nguy cơ một cuộc đại khủng hoảng. + Kinh tế toàn cầu thực sự bước vào thời kỳ “ hậu khủng hoảng”. +Từ Quý 3, các nền kinh tế lớn có dấu hiệu tăng trưởng dương. + Khu vực Đông Á đang phục hồi khá mạnh. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009 Phục hồi trên tất cả lãnh vực:  GDP quý 1 tăng 3,1%; Quý 2 tăng 4,5% và Quý 3 tăng 5,8% và ước cả năm 2009 sẽ tăng 5,2%.  Giá trị sản xuấr công nghiệp tăng dần từ tháng 2.2009: tháng 1 giảm 4,4%, tháng 2 tăng 2,5%. 9 tháng đầu năm tăng 6,5% va ước cả năm tăng 7,2%.  Tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng 18,6% trong 9 tháng đầu năm 2009 ( loại trừ yếu tố tăng giá tăng thực là 10,2%). Cả khu vực dịch vụ GTGT ước cả năm tăng 6,5%.  Kim ngạch xuất khẩu tăng dần trong các tháng cuối năm và sẽ đạt tổng kim ngạch xuất khẩu thấp hơn năm 2008( có thể âm 10%)  Tổng đầu tư xã hội/ GDP ước đạt 42%.  Tổng dư nợ tín dụng khoảng 35%. Kinh Tế VN :Cơ hội phục hồi nhanh hơn  Đánh giá chung : kinh tế VN năm 2009, vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn năm 2008. Sẽ thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu; có điều kiện để hồi phục nhanh hơn một số nước. Tuy nhiên, năm 2009 và 2010 sẽ là thời điểm có sự sàng lọc nhiệt ngã của thị trường đối các doanh nghiệp trong hầu hết các ngành kinh tế. DỰ BÁO KINH TÊ VIỆT NAM NĂM 2010  Thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng vững chắc. Quan tâm chất lượng tăng trưởng.  Duy trì tốc độ tăng GDP khoảng 6,5%.  Xuất khẩu tăng khoảng 6%; giảm nhập siêu.  CPI dưới 7%; Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô- ngăn ngừa tái lạm phát cao.  Khai thác hiệu quả thị trường nội địa.  Tiếp tục sử dụng chính sách tiển tệ và tài khoá để hỗ trợ Doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.  Tiếp tục các giải pháp về an sinh xã hội. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA THỜI KỲ “HẬU SUY GIẢM”  Làm thế nào để phục hồi bền vững, khắc phục được sự tồn tại của cơ cấu kinh tế thiếu cạnh tranh.Hệ số ICOR bình quân giai đoạn 1995- 2008 là 5,11( QD:7,55; NQD:3,56 và FDI : 5.05).  Ảnh hưởng của sự phục hồi kinh tế thế giới, nếu diễn ra sự phục hồi theo hình W.  Làm thế nào để khai thác thị trường nội địa trong điều kiện nền kinh tế thiếu cạnh tranh.  Nguy cơ tái lạm phát cao do chính sách tài khoá và tiền tệ nới lỏng vẫn là vấn đề đặt ra năm 2010.  Trong ngắn hạn vấn đề Lãi suất và tỷ giá là bài toán khá phức tạp. Duy trì chính sách tiền tệ ổn định năm 2009 và sang năm 2010.  VND tiếp tục ổn định, nhưng vẫn phải điều chỉnh linh hoạt theo tỷ giá của USD so với các đồng tiền mạnh khác trên thị trường quốc tê nhằm vừa kích thích xuất khẩu,vừa giảm nhập siêu, giữ thăng bằng cán cân tổng thể.  Chính sách lãi xuất dương tiếp tục được duy trì.  Giải quyết sự mất cân đối trong cơ cấu tín dụng: ngắn hạn và trung-dài hạn.  Thị trường chứng khoán đang hồi phục, nhưng vẫn phòng ngừa nguy cơ bong bóng.  Tiếp tục củng cố hệ thống NHTM và phát triển Thị trường vốn. Xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe!
Tài liệu liên quan