Đề cương Giáo dục học

1. Giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người: Câu 1: Bằng lý luận và thực tiễn giáo dục hãy phân tích vằ chứng minh “Giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người, hãy rút ra kết luận cần thiết dưới góc độ của nhà giáo dục: Trả lời: 1.Định nghĩa hiện tượng: Hiện tượng là việc thế hệ đi trước truyền thụ hệ thống kinh nghiệm mà loài người tích lũy được trong quá tình phát triển của lịch sử. Thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử đó để tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội, để tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. 2. Giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người: - Giáo dục theo nghĩa rộng là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các mối quan hệ giữa nhà giáo dục với người được giáo dục, nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người để hình thành và phát triển nhân cách. - Giáo dục theo nghĩa hẹp là sự tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục giúp họ có được những tri thức, thái độ, hành vi thói quen đúng đắn về các lĩnh vực tư tưởng - chính trị, đạo đức, lao động thẩm mỹ, thể chất. - Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Giáo dục xuất hiện, phát triển gắn bó cùng loài người. - Ở đâu có con người, ở đó có giáo dục – giáo dục mang tính phổ biến. Khi nào còn loài người lúc đó còn giáo dục – giáo dục mang tính vĩnh hằng. - Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của xã hội loài người. + Về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người; + Về mục đích, giáo dục là sự định hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau; + Về phương thức, giáo dục là cơ hội giúp mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc và là cơ sở đảm bảo cho sự kế thừa, tiếp nối và phát triển những thành quả văn hoá của xã hội loài nguời. - Giáo dục là hiện tượng có tính lịch sử : Giáo dục ra đời theo nhu cầu của lịch sử xã hội, một mặt nó phản ánh trình độ phát triển của lịch sử, bị qui định bởi trình độ phát triển của lịch sử, mặt khác nó lại tác động tích cực vào sự phát triển của lịch sử. - Giáo dục có tính giai cấp: Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục. - Giáo dục có tính dân tộc: Mỗi quốc gia đều có một truyền thống lịch sử, có nền văn hoá riêng, cho nên giáo dục ở mỗi nước cũng có những nét độc đáo, những sắc thái đặc trưng. Tính dân tộc của giáo dục được thể hiện trong mục đích nội dung, phương pháp và sản phẩm giáo dục của mình. - Cùng với sự xuất hiện xã hội loài người thì cũng phát sinh một hiện tượng xã hội đặc trưng đó là hiện tượng giáo dục. Với tư cách là hiện tượng xã hội giáo dục có mối quan hệ bình đẳng với các hiện tượng xã hội khác như: Chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức v.v Tất cả đều là những hiện tượng nảy sinh tồn tại trong xã hội loài người, phản ánh các mối quan hệ, những dạng hoạt động khác nhau của con người để phân biệt với các hiện tượng tự nhiên như: mưa, gió, động đất, bão do thế giới tự nhiên sinh ra. Loài người muốn tồn tại và phát triển phải luôn duy trì hiện tượng giáo dục. Như vậy dấu hiệu bàn chất của giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nội dung của sự truyền đạt kinh nghiệm xã hội là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hệ thống phương thức, cách thức tiến hành hoạt động và hệ thống thái độ trong việc đánh giá cảm xúc đối với nền văn hóa do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Mục đích của sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội là vì lợi ích chung của toàn xã hội và cá nhân con người, vì sự phát triển xã hội cũng như sự phát triển của mỗi cá nhân. - Kinh nghiệm có nguồn gốc từ bên ngoài vừa có tác động qua lại của chủ thể xã hội với thế giói thế bên ngoài vừa là kết quả của sự tác động đó. Các kinh nghiệm xã hội mà loài người tích lũy được trong quá trình phát triển sẽ không mất đi mà được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ quá trình giáo dục. - Ý nghĩa của giáo dục với tư cách là hiện tượng xã hội giúp cho sự phát triển tâm lý, ý thức giúp cho việc tồn tại nền văn hóa nhân loại.

doc23 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Giáo dục học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC HỌC Câu 1: Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, đề tồn tại con người phải lao động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày con người nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động và chinh phục thiên nhiên, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục. Lúc đầu GD xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơn giản theo lối quan sát bắt chước, về sau GD trở thành một hđ có ý thức. Con người dần dần biết xác định mục đích, hoàn thiện về nội dung và tìm ra các phương thức để tổ chứuc quá trình GD có hiệu quả. Ngày nay, GD đã trở thành 1 hđ được t/chức đ/biệt, đạt đến trình độ cao, có ch/trình, khoa học, có ndung, pp hiện đại, diễn ra theo một nhịp độ khẩn trương, và đã trở thành động lực thúc đẩy sự pt nhanh chóng của xh loại người. Phân tích hiện tượng giáo dục trong lịch sử nhân loại về tất cả các phương diện ta thấy có những tính chất sau đây: Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Giáo dục xuất hiện, phát triển gắn bó cùng loài người, ở dâu có con người ở đó có giáo dục (tính phổ biến). Khi nào cón loài người lúc đó còn giáo dục (tính vĩnh hằng). (Lê Nin) Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của xã hội loài người. Về bản chất giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lsử xh của các thế hệ. Về mục đích giáo dục là sự định hướng của thế hệ trước cho sự phát triển của thế hệ sau, về phương thức giáo dục là cơ hội giúp mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc và là cơ sở đảm bảo cho sự kế thừa, tiếp nối và phát triển những thành quả văn hóa của xã hội loài người. Giáo dục là hiện tượng có tính lịch sử, giáo dục ra đời theo nhu cầu của lịch sử xã hội, một mặt nó phản ánh trình độ phát triển của lịch sử, bị quy định bởi trình độ phát triển của lịch sử, mặt khác nó lại tác động tích cực vào sự phát triển của lịch sử. Ở mỗi giai đoạn ptriển của XH có một trang l sử giáo dục. Giáo dục có tính giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như một công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì qlợi của mình thông qua mđích, nội dung và phương pháp giáo dục Giáo dục có tính dân tộc. Mỗi quốc gia đều có một trthống lịch sử, có nền văn hóa riêng, cho nên gdục ở mỗi nước cũng có những nét độc đáo, những sắc thái đặc trưng. Thể hiện trong mđích, nội dung, pp và trong sản phẩm gd của mình. Do vậy, gd có tính d tộc. Nền gd hiện đại VN mang đậm đà bản sắc dt Việt Nam. Tóm lại, từ những phân tích trên, ta có thể thấy giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội k/ nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có gd mà các thế hệ nối tiếp nhau ptriển, tinh hoa văn hóa d tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung trên cơ sở đó mà XH loài người không ngừng tiến lên. Câu 2: chức năng của g dục Nghiên cứu gd với tư cách là một hiện tượng xh và một hệ thống được tchức đặc biệt, ta thấy gdục có những cnăng sau: Chức năng kinh tế sản xuất Chức năng kinh tế của giáo dục học được thể hiện đầy đủ nhất trong đào tạo nhân lực. Một đất nước muốn ptriển phải có đủ nhân lực và nhân lực phải có trình độ kỹ thuật cao. Chức năng chính trị tư tưởng Giáo dục là công cục qtrọng của giai cấp, của xh để duy trì trật tự, kỷ cương của đất nước. Gdục có thể truyền bá được hệ tư tưởng g cấp, lối sống xã hội. Gdục làm cho trở nên thuần nhất, công bằng, văn minh. Chức năng văn hóa xã hội được thể hiện qua Nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài Về nâng cao dân trí: Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ, quá trình giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, mở mang trí tuệ, hình thành văn hóa, đạo đức, giúp xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa của mình. Bồi dưỡng nhân tài: Nền giáo dục của bất cứ quốc gia nào, thời đại nào không những hướng vào việc nâng cao dân trí, mà còn hướng vào việc nâng cao dân trí, mà còn hướng vào quá trình phát triển và bồi dưỡng nhân tài Câu 3: phân tích quá trình giáo dục Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho các thể hệ trẻ theo mục đích xã hội, quá trình này được thưc hiện bằng các quan đường quan trọng sau: Giáo dục thông qua dạy học: một trong những con đường quan trọng nhất để giáo dục thể hệ trẻ là đưa học sinh vào học tập trong nhà trường. Nhà trường là tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, có nội dung chương trình, phương tiện và phương pháp hiện đại. Trong nhà trường, học sinh dược trang b ị một khối lượng lớn tri thức khoa học, được tiếp thụ niệm đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ, những quy tắc những chuẩn mực xh qua các môn học. Dạy học là con đường giáo dục chủ động, ngắn nhất có hiệu quả, giúp thế hệ trẻ tránh được những mò mẫm, vấp váp cuộc đời. Dạy học là con đường quan trọng nhất trong tất cả các con đường giáo dục. Giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng: Toàn bộ cuộc sống của con người là một hệ thống liên tục các hoạt động và con người lớn lên cùng với các hoạt động đó. Con người có nhiều dạng hoạt động, mỗi dạng hoạt động có những nét đặc thù và đều có tác dụng giáo dục: Vui chơi, lao động, hoạt động xã hội. Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể: Tổ chức cho học sinh hoạt tập thể là một hoạt động giáo dục quan trọng của nhà trường. Trong hoạt động tập thể, cá nhân cung nhau hoạt động, tinh thần đoàn kết, tình thân ái, tính hợp tác. Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục con người, tổ chức tốt các hoạt động tập thể là con đường giáo dục đúng đắn. Tự tu dưỡng: Nhân cách được hình thành bằng nhiều con đường trong đó có tự tu dưỡng hay còn goi là tự giáo dục. Tự tu dưỡng biểu hiện ý thức và tính tích cực cao nhất của cá nhân đối với cuộc sống. Tự tu dưỡng là kết quả của quá trình giáo dục, là sản phẩm của nhận thức và sự tạo lập các thói quen hành vi, là bước tiếp theo và quyết định của quá trình giáo dục. Các con đường giáo dục không phải là riêng lẻ, tách rời mà là một hệ thống gắn bó với nhau, chúng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giáo dục xã hội. Phối hợp các con đường giáo dục chính là nguyên tắc giáo dục phức hợp và cũng là nghệ thuật giáo dục Câu 2: Giáo dục là một khoa học Gdục là một hiện tượng xh , có tính phúc tạp về nhiều khía cạnh. Từ trước đến nay, người ta thường nghcứu GDH với tư cách là một khoa học về sự gd con người. Cũng như bất kỳ một kh nào, GDH có đối tượng nghcứu, hệ thống lý thuyết, nhvụ nghcứu và p pháp ngcứu. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghcứu của GDH chính là qtrình giáo dục toàn vẹn, một bộ phận trong quá trình gd nói chung. Đó là một qtrình tác động có ý thức, có mục đích, có tổ chức quản lí khoa học, được tổ chức trong một xh nhất định. Theo nghĩa rộng, QTGD là một qtrình hình thành nh cách được tổ chức có mđích, có khoa học. QTGD bao gồm sự thống nhất của QTDH và QTGD. Theo nghĩa hẹp: các QT này đều thực hiện các chức năng chung của GD trong việc hình thành nhân cách toàn diện. QTGD là một hệ thống bao gồm các thành tố cấu trúc như: mđ, ndung gd, pp, ptiện, hình thức tổ chức, người gd , người được gd, kết quả gd ->GDH nghiên cứu khám phá bản chất của QTGD, tìm tòi phát hiện các qluật GD, các con đường có hquả để nâng cao chất lượng gd và đt phục vụ cho sự pt đnước và con người. Nhiệm vụ nghiên cứu: GDH là một lý thuyết khoa học, bao gồm một hệ thống các luận điểm về quá trình giáo dục, nó có 4 nhiệm vụ sau: Giải thích nguồn gốc phát sịnh và bản chất của hiện tượng g d. Tìm ra các quy luật chi phối quá trình gd, chi phối sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm tổ chức chúng đạt tới hiệu quả cao nhất. Xây dựng chtrình gdục và đào tạo dựa trên csở dự đoán xu hướng ptriển của xhội hiện đại, khả năng phát triển của khoa học và CN trong tương lai.. Nghiên cứu, tìm tòi các p pháp và p tiện g dục mới trên cơ sở các thành tựu của KH và CN hiện đại nhằm nâng cao chất lượng gdục và đào tạo. Nghiên cứu xây dựng các lý thuyết GD mới và các khả năng ứng dụng của các lý thuyết ấy vào thực tiễn GD. Tóm lại, nhiệm vụ của giáo dục học là ngh cứu bản chất và các quy luật của quá trình giáo dục để xây dựng các lý thuyết khọc GD và chi ra con đường ứng dụng chúng vào thực tiễn. Nắm được lí thuyết GDH giúp thầy giáo n cao v hoá s phạm, phụ huynh có nhiều hiểu biết chung để gd con em mình. Hệ thống lý thuyết: a.GDcó một hthống các kniệm, phtrù có mối lhệ với nhau tạo thành lý thuyết chặt chẽ. Khái niệm GD: là khái niệm cơ bản qtrọng nhất của GDH. Giáo dục (nghĩa rộng) là quá trình tác động có mđích, có tổ chức, có kế hoạch có nội dung và ph/pháp khoa học của nhà g dục tới người được gdục trong các cơ quan gdục, nhằm hình thành nhân cách cho họ. GD (ng/hẹp) là qtrình hình thành cho người được gdục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hvi, thói quen, cxử đúng đắn trong xh thông qua tchức hđộng glưu b. Dạy học là qtrình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp cho người học lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng hđộng nhận thức và thực tiễn, pt các năng lực hđ sáng tạo. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phchất nhân cách của người học theo mđích gdục.. Với sự pt của GD hiện nay đã xhiện thêm nhiều khniệm như: GD suốt đời, GD không chính quy. GD cộng đồng, GD hướng nghiệp, công nghệ dạy học - GD sđời là ngtắc c/đạo việc t/chức 1 hthống GD toàn diện - GD không chính quy là phương thức gd vừa học vừa làm, học liên tục suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn để cải thiện chất lượng cuộc sống. -GD cộng đồng: là GD không chính quy do người dân trong cộng đồng tự nguyện tổ choc nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cảu những người không có đủ điều kiện theo học các trường lớp gd chính quy. - GD hướng nghiệp: là một hệ thống các bpháp gd của nhà trường, gđình, xh nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí, tri thức, kỹ năng để họ sẵn sàng đI vào nghề lđsx, bvệ Tổ quốc. - Công nghệ gdục: việc sử dụng vào DH, GD các phát minh, các sphẩm của CNTT và các phương tiện kỹ thuật dạy học (nghĩa hẹp) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu giáo dục học là cách thức mà nhà khoa học sử dụng để khám phá bản chát và quy luật của quá trình giáo dục nhằm vận dụng chúng cải tạo thực tiễn giáo dục. Các phương pháp nghiên cứu giáo dục học được chia thành 3 nhóm: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu khoa học giáo dục có thể bắt đầu việc thu thập các thông tin lý thuyết. Nghiên cứu một sự kiện phức tạp của khoa học giáo dục có thể thực hiện bằng việc đề xuất và chứng minh một giải thuyết. Nghiên cứu hiện tượng giáo dục phức tạp có thể tiến hành việc xây dựng các mô hình giải định về chứng. Nhóm các phương pháp nghcứu thực tiễn gd Qsát trực tiếp đối tượng gdục theo một chtrình chủ động, Điều tra toàn diện và có hệ thống các đối tượng giáo dục trên một diện rộng. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của thày giáo và học sinh để phát hiện trình độ nhận thức, phương pháp và chất lượng giáo dục. Thực nghiệm giáo dục là phương pháp tổ chức cho các nghiệm thể hoạt động theo một giải thuyết giáo dục Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục của cá nhân hay tập thể sư phạm trong quá khứ với những thành tựu và cả những thất bại để tìm ra nguyên nhân hệ quả. Phương pháp chuyên gia là sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình đọ cao để đánh giá công trình khoa học giáo dục. Nhúm phương phỏp sử dụng toán thống kê: trong nghiên cứu khoa học giáo dục, toán học đang được sử dụng rộng rãi, với hai mục đích: sử dụng theo mục đích, nội dung và đặc điểm của từng đối tượng. Câu 4 Sự phát triển các tư tưởng giáo dục Trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện nhiều kiểu giáo dục khác nhau với trình độ phát triển và tính chất khác nhau, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, xã hội nhất định. Đó là những vấn đề được nghiên cứu trong lịch sử giáo dục học thế giới. Dưới đây là một số tư tưởng giáo dục tiêu biểu của nhân loại: Tư tưởng giáo dục thời cổ đại (ở cả phương Đông cũng như phương tây), giáo dục cũng đã phát triển, gắn với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội Một số nhà tư tưởng giáo dục tiêu biểu như: Xocorat: Theo ông chúng ta phải xem trọng đạo đức, xem đó là triết lý về cuộc sống, còn giáo dục phải giúp cho con người phát hiện chính bản thân mình, từ đó mà mỗi người biết cách tự khẳng định mình Platong: Theo ông việc giáo dục trước hết liên quan tới đạo đức, tâm cơ học và xã hội học, con người và xã hội chỉ có thể đạt tới hạnh phúc bởi một nền giáo dục quốc gia. Khổng tử: Ông quan niệm giáo dục con người phải nhằm mục đích đào ạo nên những người nhân nghĩa, có phẩm hạnh, nhờ có học hỏi mà cái đức sáng thân, con người ngày càng tốt hơn. Trong quá trình hoạt động giáo dục, KT đã sáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp giáo dục rất tiến bộ so với đương thời Điều đáng quan tâm là vào thời cổ đại, nhiều nhà tư tưởng gtiaos dục đồng thời cũng là các nhà khoa học, triết học, do đố các tư tưởng giáo dục thường phát triển và được trình bày trong các tác phẩm triết học, khoa học nói chung, hơn thế nữa nhiều tư tưởng giáo dục còn được lồng vào trong tác phẩm về thần học, về tôn giáo, do đó muốn khai thác chúng cần có sự am hiểu về văn hóa nó chung và về tôn giáo nói riêng. Tư tưởng giáo dục thời trung cổ ở phương tây nhà thờ giữ vai trò độc tôn trong đời sống xã hội, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển giáo dục và nhà trường tuy có khác nhau về cách tổ chức, điều hành các hoạt động nhưng các trường tôn giáo luôn tìm cách dung hòa giữa sự phát triển trí tuệ và niềm tin tôn giáo. Họ dùng triết học kinh viện để chứng minh rằng niềm tin bao giờ cũng có giá trị định hướng và có vị trí cao hơn trí tuệ và khoa học. Đây cũng chính là cơ sở sâu xa của lối học vẹt, lối dạy nhồi sọ mang tính áp đặt. Vào cuối thế lỷ XIV đầu XV khi mầm mống của xã hội tư bản đã hình thành, nhân loại bước vào thời đại phục hưng. Nhiều nhà tư tưởng nhân văn tiến tiến xuất hiện, phong trào giải phóng khoa học khỏi thần học trở nên mạnh mẽ. Các nhà nhân văn chủ nghĩa chủ trương đề cao giá trị con người, chủ trương con người phải được phát triển toàn diện thông qua giáo dục, mà tiêu biểu xu hướng này là Tomat Moro Một số nhà tư tưởng tiêu biểu Coomenxki: Chủ chương dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. Locco: Ông đã trình bày vấn đề giáo dục đạo đức và giáo dục thể chất, đã nêu lên cơ sở lý luận của viện gắn dạy học và giáo dục với thực tiễn xã hội Cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội tư bản, nền kinh tế xã hội cũng trở nên mạnh mẽ, phong phú hơn trước và trình độ văn hóa giáo dục cũng ngày càng được nâng cao. Nhưng đi liền với sự phát triển, mâu thuẫn trong xã hội tư bản cũng đã bộ lộ ngày càng gay gắt, lợi ích của giai cấp tư sản thống trị và lợi ích của quần chúng lao động càng đối lập nhau, trước hét là trong cuộc sống hàng ngày và sau đó phản ánh trong hệ tư tưởng, trong giáo dục. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của KH nói chung, giáo dục học cũng đã phát triển và bên cạnh những tiến bộ những thành tựu cũng bộ lộ sự đấu tranh gay gắt giữa các quan điểm giáo dục của giai cáp thống trị và quan điểm giáo dục tiến bộ thể hiện lợi ích, nguyện vọng của nhân dân. Cùng với sự phát huy tinh hoa, các giá trị trong di sản giáo dục của nhân loại, học thuyết Mác- Leenin về giáo dục đã chứng minh một cách khoa học các vấn đề mang tính quy luật của giáo dục như vai trò của giáo dục trong sự hình thành nhân cách, tính quy định của kinh tế xã hội đối với sự phát triển của giáo dục qua các thời đại, vai trò lịch sử trong tiến trình phát triển và tiến bộ của xã hội. Giáo dục và sự phát triển nhân cách Câu 6: Các khái niệm Khái niệm con người: Theo quan điểm tôn giáo con người là thần bí tiền định. Theo tiến hóa con người là một tồn tại sinh vật. Theo văn minh công nghiệp con người: kỹ thuật và con người chính trị Con người là đại biểu của một giống loài cao cấp trong bậc thang tiến hóa của động vật, có lao động, có ngôn ngữ và sống thành xã hội, khác hẳn với các loài động vật khác. Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực tế xã hội. Khái niệm cá thể: Cá thể là một đơn vị hoàn chình đại diện cho giống loài nhưng mang nét đặc riêng. Khái niệm cá nhân: Cá nhân là một con người, là một thành viên trong xã nhội loài người, nhưng cũng mang những nét đặc trưng riêng lẻ để phân biệt với các thành viên khác trong 1 tập thể, trong một cộng đồng Khái niệm nhân cách: Nhân cách là bộ mặt tâm lý của một cá nhân với tổ hợp những phẩm chất phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội được xã hội thừa nhận Nhân cách được thể hiện ở 2 mặt: Con người với tư cách là chủ thể các mối quan hệ và hoạt động có ý thức. Là một hệ giá trị có ý nghĩa xã hội đặc trang cho cá thể trở thành một nhân cách. Khi xem xét nhân cách, có sự thống nhất ở các điểm sau: Những phẩm chất và năng lực có giá trị đối với cá nhân được hình thành và phát triển bằng 2 con đường chủ yếu là hoạt động và giao lưu Mỗi cá nhân có một nhân cách riêng bao gồm 2 mặt: mặt tự niên và xã hội trong đó mặt xã hội có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, thể hiện đặc thù về nhân cách của mỗi con người. Nhân cách là tổng hợp những phẩm chất năng lực không thành bất biến của cá nhân mà nó thường xuyên vận động, biến đổi theo chuẩn mực, giá trị xã hội. Vì vậy cá nhân không phải chỉ thường xuyên gìn giữ, bảo vệ mà phải rèn luyện, tu dưỡng để nhân cách ngành càng hoàn thiện hơn. Câu 7: sự hình thành và phát triển nhân cách Nhân cách là những thuộc tính tâm lý phản ánh bản chất xã hội của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển trong hoạt động và giao lưu Sự phát triển nhân cách được thể hiện qua những dấu hiệu sau: Sự phát triển về mặt thể chất: đó là sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng.. Sự phát triển về mặt tâm lý: thể hiện sự biến đổi cơ bản về mặt nhận thức, xúc cảm, tình cảm. Sự phát triển về mặt xã hội: thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ với những người xung quan Như vậy, sự phát triển của nhân cách là một quá trình cải biển các sức mạnh về mặt thể chất và tinh thần kể cả về lượng và chất. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu sự tác động mạnh mẽ của 3 yếu tố cơ bản: di truyền, môi trường và giáo dục. Câu 8 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách Sự phát triển của mỗi người để trở thành một nhân cách là một diễn biến phức tạp và nó bị chi phối bởi các yếu tố: Vai trò của di truyền bẩm sinh: di truyền tạo nên sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, tạo khả năng cho người đó hoạt động có kq trong một số lĩnh vực nhất định. Vì vậy giáo dục phải quan tâm đúng mức để phát huy bản chất tự nhiên của con người đó Tuy nhiên, di truyền với các đặc điểm sinh học nêu trên không thể quyết định những giới hạn tiến bộ của xã hội con người Tóm lại cần chú ý đúng mức vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu xem nhẹ nhân tố sinh học, nhân tố di truyền thi vô hình dung chúng ta đã bỏ qua yếu tố tư chất, tiền đề rất thuận lợi cho sự phát triển. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa hoặc đề cao ảnh hưởng của nhân tố này sẽ là sai lầm về mặt nhận thức luận hoặc phủ nhận khả năng biến đổi bản chất con người cũng như hạ thấp vai trò của giáo dục và tự giáo dục Vai trò của môi trường Trong giáo dục môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội bên trong cần thiết cho hoạt động đời sống và phát triển của con người. Có 2 loại môi trường là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển động cơ, mục đích, tình cảm, nhu cầu, hứng thú. chiều hướng phát triển của cá nhân.’ Thông qua hoạt động giao lưu trong môi trường mà cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm, giá trị XH loài người để hoàn thiện nhân cách của mình. Tác động của môi trường đến nhân cách là vô cùng mạnh mẽ. Nó có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, có được chấp nhận hay không trong quá trình phát triển nhân cách tùy thuộc vào trình độ được giáo dục. Con người luôn là chủ thể có ý thức, tùy theo lứa tuổi, trình độ được giáo dục chứ không hoàn toàn bị tác động
Tài liệu liên quan