Đề luyện thi đại học – cao đẳng môn Vật lý

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu. B. Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian. C. Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi chu kỳ. D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức. Câu 2: Một con lắc lò xo dao động diều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A. Lò xo có độ cứng k, hòn bi có khối lượng m. Gọi ?l0 là độ giãn của lò xo khi hòn bi ở vị trí cân bằng. Biết ?l0 ? A. Lực đàn hồi của lò xo ở vị trí cao nhất của hòn bi trong quá trình dao động có độ lớn là: A. mg. B. 0. C. k? ?l0 – A?. D. kA.

pdf4 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi đại học – cao đẳng môn Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG MÔN VẬT LÝ ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 90 phút. Đề gồm 50 câu. Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu. B. Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian. C. Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi chu kỳ. D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức. Câu 2: Một con lắc lò xo dao động diều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A. Lò xo có độ cứng k, hòn bi có khối lượng m. Gọi Δl0 là độ giãn của lò xo khi hòn bi ở vị trí cân bằng. Biết Δl0 ≠ A. Lực đàn hồi của lò xo ở vị trí cao nhất của hòn bi trong quá trình dao động có độ lớn là: A. mg. B. 0. C. k⎟ Δl0 – A⎟. D. kA. Câu 3: Một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong 1 chu kỳ dao động, có mấy lần động năng của con lắc bằng thế năng của nó? A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 4: Con lắc đơn dài 1,57m dao động điều hòa ở nơi g = 9,8 m/s2. Kéo quả cầu lệch khỏi vị trí cân bằng 1 đoạn 6 cm rồi truyền cho nó vận tốc 20 cm/s theo phương vuông góc với dây treo. Quãng đường con lắc vạch được trong thời gian 0,8π (s) là: A. 40 cm. B. 24 cm. C. 12 cm. D. 20 cm. Câu 5: Con lắc lò xo dao động điều hòa thẳng đứng với biên độ 5 cm.Trong quá trình dao động, tỉ số về độ lớn của lực đàn hồi của lò xo giữa vị trí thấp nhất và vị trí cao nhất của vật bằng 3. Lấy g = 10 m/s2. Chu kỳ dao động của con lắc là: A. 0,314 s. B. 0,628 s. C. 0,314s hoặc 0,628s. D. 3,14 s. Câu 6: Con lắc lò xo có m = 500 g và k = 50 N/m dao động thẳng đứng với biên độ 12 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng thời gian lò xo bị nén trong 1 chu kỳ là: A. ≈ 0,2 s. B. ≈ 0,12 s C. 0,314 s. D. 0,157 s. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai về quá trình truyền sóng? A. Sóng cơ học là sự lan truyền trạng thái dao động trong môi trường vật chất. B. Vận tốc truyền pha dao động là vận tốc truyền sóng. C. Khi sóng truyền đi thì năng lượng không truyền đi vì năng lượng được bảo toàn. D. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất trong môi trường có sóng truyền qua, dao động với cùng tần số. Câu 8: Khi cường độ âm tăng gấp đôi thì mức cường độ âm tăng: A. 0,3 dB. B. 3 dB. C. ≈ 0,7 dB. D. ≈ 7 dB. Câu 9: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, 2 nguồn kết hợp A , B dao động cùng tần số và cùng pha và AB = 3,5λ. Số đường cong cực đại và cực tiểu là: A. 6 cực đại ; 7 cực tiểu. B. 7 cực đại ; 6 cực tiểu. C. 7 cực đại ; 8 cực tiểu. D. 8 cực đại ; 7 cực tiểu. Câu 10: Một dây đàn dài 50 cm. Vận tốc truyền sóng trên dây là 435 m/s. Trên dây đàn hình thành sóng dừng thì âm phát ra có tần số cơ bản (tần số thấp nhất) là: A. 870 Hz. B. 435 Hz. C. 217,5 Hz. D. 290 Hz Câu 11: Với đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn thuần cảm L mắc nối tiếp với tụ điện C thì : A. dòng điện i và hiệu điện thế u ở 2 đầu đoạn mạch luôn ngược pha. B. i luôn sớm pha π/2 so với u. C. i luôn lệch pha π/2 với u. D. i sớm pha π/2 so với u nếu C > L. Câu 12: Để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện n lần, trước khi truyền tải, hiệu điện thế phải được: A. tăng lên n lần. B. tăng lên n2 lần. C. tăng lên n lần. D.tăng lên (1/ n ) lần. Câu 13: Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp được đặt dưới hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng ổn định. Nếu tăng tần số của dòng điện từ 0 đến rất lớn thì công suất mạch sẽ: A. tăng. B. giảm. C. lúc đầu giảm rồi sau đó tăng. D. lúc đầu tăng rồi sau đó giảm. Câu 14: Đoạn mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm R , C và cuộn dây có r = 10Ω và L = π10 1 H . Đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 50V và tần số 50 Hz. Khi điện dung của tụ có giá trị C1 thì cường độ hiệu dụng có giá trị cực đại là 1A. Giá trị của R và C1 là: A. 50 Ω ; π 310.2 − F. B. 50 Ω ; π 310− C. 40 Ω ; π 310− F. D. . 40 Ω ; π 310.2 − F. Câu 15: Đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đặt dưới hiệu điện thế xoay chiều u = 200 2 sinωt. (V) và R là biến trở (L, C, ω không đổi). Khi thay đổi R đến giá trị 75Ω hoặc 125Ω thì mạch tiêu thụ cùng công suất P. Giá trị của P là: A. 100 W. B. 200 W. C. 50 W. D. 150 W. Câu 16: Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp với R = 50Ω ; L = π 1 H; C thay đổi được. Hiệu điện thế xoay chiều đặt vào 2 đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng ổn định 200V, tần số 50 Hz. Khi thay đổi C từ 63,6μF đến 15,9μF thì cường độ hiệu dụng trong mạch sẽ: A. giảm từ ≈ 2,8 A đến ≈ 1,8 A. B. tăng từ ≈ 1,8 A đến ≈ 2,8 A. C. tăng từ ≈ 2,8A đến 4A rồi giảm đến ≈ 1,8A. D. tăng từ ≈ 1,8A đến 4A rồi giảm đến ≈ 2,8A. Câu 17: Đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp với L = π2 1 H ; C = π8 10 3− F và R là biến trở. Hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch là u = 120 2 sin100πt (V). Điều chỉnh R đến khi mạch tiêu thụ công suất lớn nhất. Cường độ hiệu dụng trong mạch lúc đó là: A. 4A. B. 4 2 A. C. 2 2 A. D. 2 A. Câu 18: Đoạn mạch gồm 1 cuộn dây mắc nối tiếp với 1 tụ điện. Hiệu điện thế xoay chiều đặt vào 2 đầu đoạn mạch là u = 220 2 sin100πt.(V). Hiệu điện thế hiệu dụng ở 2 đầu cuộn dây và ở 2 bản tụ điện lần lượt là 220V và 220 2 V. Biểu thức hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn dây là: A. ud = 220 2 sin(100πt+π/2).(V). B. ud = 220 2 sin(100πt-π/2).(V). C. ud = 220sin(100πt+π/4).(V). D. ud = 220sin(100πt-π/4).(V). Câu 19: Đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp với C thay đổi được. Hiệu điện thế xoay chiều đặt vào 2 đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng U ổn định và tần số 50Hz. Khi C có giá trị π5 10 3− F hoặc π15 10 3− F thì cường độ hiệu dụng qua đoạn mạch có giá trị bằng nhau. Hỏi C có giá trị bao nhiêu thì cường độ hiệu dụng qua đoạn mạch có giá trị lớn nhất? A. π2 10 4− F. B. π 410− F. C. π 310− F. D. π2 10 3− F. Câu 20: Năng lượng điện từ trong mạch dao động được tính theo công thức: A. W = CU2/2. B. W = LI2/2. C. W = Q2/2C. D. W = 2 2Cu + 2 2Li . Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai về dao động điện từ trong mạch dao động ? A. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên với cùng tần số. B. Năng lượng từ trường tâp trung ở cuộn cảm, năng lương điện trường tâp trung ở tụ điện. C. Dao động điện từ có tần số góc ω = LC 1 . D. Năng lượng điện trường biến thiên cùng tần số với dao động điện từ trong mạch. Câu 22: Một mạch dao động lý tưởng LC đang thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên 2 bản tụ là 4.10-6C và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 10mA. Tần số dao động của mạch là: A. 3,14.104 Hz. B. ≈ 398 Hz. C. ≈ 4.104 Hz. D. ≈ 314 Hz. Câu 23: Mạch chọn sóng của 1 máy thu thanh có L = 1,5 mH và 1 tụ xoay CV. Cho c = 3.108m/s. Để thu được sóng điện từ ở dải sóng ngắn có bước sóng từ 10m đến 50m thì CV phải có giá trị trong khoảng: A. 0,018 pF → 0,47 pF. B. 18 pF → 470 pF. C. 0,18 pF → 4,7 pF. D. 1,8 pF → 47 pF. Câu 24: Lăng kính trong trường hợp có góc lệch cực tiểu được dùng để: A. đo góc chiết quang của lăng kính. B. đo chiết suất của lăng kính. C. đo bước sóng của ánh sáng đơn sắc. D. đo góc giới hạn phản xạ toàn phần. Câu 25: Đặt 1 thấu kính trên 1 trang sách. Mắt nhìn qua kính thấy ảnh các dòng chữ. Khi di chuyển kính theo phương vuông góc với trục chính thì thấy ảnh di chuyển cùng chiều. Đó là thấu kính: A. hội tụ. B. phân kỳ. C. có thể hội tụ hoặc phân kỳ. D. hội tụ nếu khoảng cách vật-kính > f. Câu 26: Một lăng kính có chiết suất n = 3 , tiết diện thẳng là tam giác đều. Tia sáng đơn sắc truyền qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là: A. 300. B. 450. C. 600. D. 750. Câu 27: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính 1 thấu kính hội tụ có độ tụ 5 điôp. Muốn có 1 ảnh cao gấp đôi vật thì phải đặt AB cách thấu kính 1 đoạn: A. 10 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 10cm hoặc 30cm. Câu 28: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính 1 gương cầu, cách gương 30 cm thì có ảnh A′B′ cao bằng nửa AB. Hỏi có thể dùng loại gương gì, tiêu cự bao nhiêu? A. lõm ; 10 cm. B. lồi ; - 30 cm. C. lõm ; 30 cm hoặc lồi ; -10 cm. D. lõm ; 10 cm hoặc lồi ; -30 cm. Câu 29: Một thấu kính hội tụ tiêu cự 30 cm và 1 thấu kính phân kỳ tiêu cự –10 cm được đặt đồng trục chính cách nhau 1 khoảng L. Một chùm tia sáng đơn sắc song song theo phương tùy ý truyền qua hệ, ló ra vẫn là chùm tia song song. L có giá trị: A. 20 cm. B. 40 cm. C. 60 cm. D. 80 cm. Câu 30: Độ bội giác của kính và độ phóng đại của ảnh qua kính lúp có giá trị bằng nhau trong trường hợp nào sau đây? A. ngắm chừng ở vô cực. B. ngắm chừng ở điểm cực cận. C. ngắm chừng ở điểm cực viễn. D. ngắm chừng ở vị trí mà mắt thấy ảnh rõ nét. Câu 31: Kính hiển vi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là f1+f2. B. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là d′1+f2. C. Độ dài quang học của kính là f1+f2. D. Độ dài quang học của kính là d′1+f2. Câu 32: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ cách mắt từ 10 cm đến 1 m. Xác định độ biến thiên độ tụ của thuỷ tinh thể của mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa? A. 10 điôp. B. 9 điôp. C. 8 điôp. D. 6 điôp. Câu 33: Một người có điểm cực cận và điểm cực viễn lần lượt cách mắt 10cm và 50cm dùng 1 kính lúp độ tụ 10 điôp để quan sát 1 vật nhỏ. Mắt cách kính 5 cm. Độ bội giác của kính khi mắt không điều tiết và khi điều tiết tối đa lần lượt là: A. 1,1 ; 1,5. B. 1,2 ; 2. C. 1,2 ; 2,5. D. 1,1 ; 2,5. Câu 34: Quan sát ánh sáng phản xạ trên các váng dầu, mỡ hoặc bong bóng xà phòng, ta thấy những vầng màu sặc sỡ. Đó là hiện tượng: A. tán sắc ánh sáng của ánh sáng trắng. B. phản xạ ánh sáng. C. khúc xạ ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng của ánh sáng trắng Câu 35: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, ta chiếu đồng thời 2 ánh sáng đơn sắc đỏ và lục. Trên màn quan sát vân giao thoa, ta thấy hệ thống các vân sáng có màu: A. đỏ. B. lục. C. đỏ, lục, vàng. D. đỏ, lục, trắng Câu 36: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, 2 khe sáng cách nhau 3 mm. Nếu ta dời màn hứng vân ra xa 2 khe thêm 0,6 m thì khoảng vân tăng thêm 0,12 mm. Bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là: A. 0,4 μm. B. 0,6 μm. C. 0,5 μm. D. 0,65 μm. Câu 37: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, 2 khe sáng cách nhau 1,5 mm và cách màn hứng vân 2 m. Nguồn phát đồng thời 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,48 μm và 0,64 μm. Khoảng cách gần nhất giữa 2 vân sáng cùng màu với vân chính giữa là: A. 1,44 mm. B. 2,56 mm. C. 1,92 mm. D. 3,4 mm Câu 38: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn phát đồng thời 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,64 μm(đỏ) và 0,48 μm(tím). Trên màn hứng vân, giữa 3 vân sáng cùng màu với vân chính giữa(3 vân này liên tiếp nhau), ta quan sát được mấy vân màu đỏ và mấy vân màu tím? A. 6 vân đỏ, 8 vân tím. B. 8 vân đỏ, 6 vân tím. C. 4 vân đỏ, 6 vân tím. D. 6 vân đỏ, 4 vân tím Câu 39: Tia Rơnghen phát ra từ ống Rơnghen có bước sóng ngắn nhất là 8.10-11m. Cho h = 6,625.10-34Js ; c = 3.108m/s ; e = 1,6.10-19C. Hiệu điện thế UAK của ống là: A. ≈ 15527V. B. ≈ 155273V. C. ≈ 1553V. D. ≈ 155V Câu 40: Thuyết sóng ánh sáng giải thích được: A. định luật quang điện thứ nhất. B. định luật quang điện thứ hai. C. định luật quang điện thứ ba. D. cả 3 định luật quang điện. Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng về quang phổ của nguyên tử hiđrô? A. Quang phổ của nguyên tử hiđrô là quang phổ liên tục. B. Quang phổ của nguyên tử hiđrô gồm các vạch có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. C. Quang phổ của nguyên tử hiđrô gồm có 3 dãy: Lai-man, Ban-me, Pasen. Giữa các dãy không có ranh giới rõ rệt. D. Quang phổ của nguyên tử hiđrô gồm có 3 dãy: Lai-man, Ban-me, Pasen trong đó mắt người chỉ thấy được 4 vạch màu: đỏ, lam, chàm, tím. Câu 42: Nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản được kích thích sao cho electron chuyển lên quĩ đạo N. Hỏi nguyên tử có thể phát ra được vạch nào trong dãy Ban-me? A. vạch đỏ, vạch tím. B. vạch đỏ, vạch lam. C. vạch chàm, vạch tím. D.vạch lam, vạch tím Câu 43: Chiếu ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,4 μm vào catôt 1 tế bào quang điện có giới hạn quang điện 0,8 μm thì có dòng quang điện xuất hiện. Khi đặt giữa anôt và catôt của tế bào 1 hiệu điện thế nào sau đây thì dòng quang điện triệt tiêu? Cho h = 6,625.10-34Js ; c = 3.108m/s ; e = 1,6.10-19C. A. 0 V. B. – 0,5 V. C. –2 V. D. 1,5 V. Câu 44: Biết bước sóng ngắn nhất của bức xạ trong dãy Lai-man và Ban-me lần lượt là 0,0913μm và 0,3653 μm. Bước sóng dài nhất của bức xạ trong dãy Lai-man là: A. 0,1217 μm. B. 0,1712 μm. C. 0,2171 μm. D. 0,2712μm. Câu 45: Khác biệt quan trọng nhất của tia γ đối với tia α và β là tia γ : A. làm mờ phim ảnh. B. làm phát huỳnh quang. C. đâm xuyên mạnh. D. là bức xạ điện từ Câu 46: Động lượng của hạt có thể đo bằng đơn vị nào sau đây? A. Jun. B. MeV/c2. C. MeV/c. D. Js. Câu 47: Trong phản ứng hạt nhân nhân tạo do ông bà Joliot- Curi thực hiện năm 1934: α + → X + n thì hạt nhân X là: Al2713 A. đồng vị bền. B. đồng vị phóng xạ . C. đồng vị phóng xạ . D.đồng vị phóng xạ α. −β +β Câu 48: Một đồng vị phóng xạ sau 365 ngày thì độ phóng xạ của nó giảm 3 lần. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ là: A. ≈ 230,3 ngày. B. 578,5 ngày. C. ≈ 332,2 ngày. D. ≈ 526,6 ngày Câu 49: Chất phóng xạ Pôlôni phóng xạ α . Ban đầu có 0,168 g Po nguyên chất. Hỏi sau 3 chu kỳ bán rã, lượng chất X được tạo thành bao nhiêu? Po21084 A. 0,144 g. B. 1,44 g. C. 14,4 g. D. 144 g. Câu 50: Xét phản ứng hạt nhân xảy ra khi bắn phá hạt nhân nhôm bằng hạt α : α + → + n Al2713 P3015 Cho biết khối lượng các hạt nhân : mα = 4,0015 u ; mAl = 26,974 u ; mP = 29,97 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Tính động năng tối thiểu của hạt α để phản ứng có thể xảy ra? Bỏ qua động năng các hạt sinh ra. A. 2,94 MeV. B. 29,4 MeV. C. 42,9 MeV. D. 4,29 MeV. Thsĩ VÕ VĂN THUẬN Trung tâm LTĐH Alpha1
Tài liệu liên quan