Đề tài Bạo lực học đường

Đặt vấn đề: Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, con người sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn. Nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh, sinh viên đang bị xuống cấp trầm trọng, tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay.Để lí giải vấn đề này ta có thể tiếp cận với nhiều cách khác nhau,một trong những cách đó là vận dụng xã hội học, cụ thể là lí thuyết xã hội hóa cá nhân. Vậy xã hội hóa cá nhân là:

ppt16 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 8637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bạo lực học đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
WELCOME TO THE TEACHER OF ENGLISH K2010GROUP 4Đặt vấn đề: Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, con người sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn. Nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh, sinh viên đang bị xuống cấp trầm trọng, tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay.Để lí giải vấn đề này ta có thể tiếp cận với nhiều cách khác nhau,một trong những cách đó là vận dụng xã hội học, cụ thể là lí thuyết xã hội hóa cá nhân. Vậy xã hội hóa cá nhân là:II. Khái niệm: Xã hội hóa cá nhân là quá trình xã hội dạy cho chúng ta các hoạt động xã hội, biến những cái của xã hội thành những cái của cá nhân để thực hiện vai trò của xã hội. Để vận dụng xã hội hóa cá nhân vào vấn đề này thì trước tiên ta cần hiểu bạo lực là gì? và bạo lực học đường là gì? - Theo WHO, bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát cho những người bị hại. - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể chất diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.Bạo lực học đường diễn ra ở nhiều mối quan hệ như: giữa thầy-trò, giữa trò-thầy, giữa trò-trò và giữa thầy-thầy, Ở trong phần này chúng ta chỉ quan tâm, đề cập đến hiện tượng bạo lực giữa trò-trò.III. Thực trạng:- Như các bạn đã thấy, bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng về số lượng và nguy hiểm hơn về mức độ, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành vấn đề nóng bỏng, được xã hội quan tâm.Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: - Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. - Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.Nhiều hình ảnh và video clip bạo lực được tung lên mạng Để làm rõ hơn về hiện tượng này, ta đi tìm hiểu nguyên nhân.IV. Nguyên nhân :Nguyên nhân chủ quan: Như chúng ta đã biết, mỗi con người chúng ta sinh ra và lớn lên đều trải qua 4 giai đoạn:Giai đoạn từ 0 -6 tuổi: ở giai đoạn này, con người chỉ biết quan sát, bắt chước.Giai đoạn học tập: con người không những biết quan sát, bắt chước mà còn thích nghi tốt.Giai đoạn lao động: càng trưởng thành con người càng hoàn thiện hơn, biết quan sát, bắt chước, thích nghi và có thêm khả năng sáng tạo.Giai đoạn sau lao động: cũng như trên, con người cũng biết quan sát, bắt chước, thích nghi, sáng tạo, càng về già con người lại thích truyền đạt những kinh nghiệm cho các thế hệ sau. Trong bốn giai đoạn trên thì giai đoạn từ 0-6 tuổi và giai đoạn học tập chịu sự tác động mạnh nhất của xã hội. Vì đây là những lứa tuổi thích khám phá cái mới, quan sát và học hỏi rất nhanh, chưa thực sự trưởng thành về thể chất và tinh thần nhưng muốn hành động tự do, khẳng định bản thân. Tuy nhiên, còn có các yếu tố từ bên ngoài tác động vào như: môi trường sống, cách giáo dục, ứng xử2. Nguyên nhân khách quan:Một trong những đặc trưng trong tiếp cận xã hội học là xã hội học không quan tâm đến con người với tư cách là cá nhân riêng lẻ mà với tư cách là thành viên của một xã hội nào đó. Các nhà xã hội học luôn nỗ lực tìm hiểu những khía cạnh mang tính xã hội của cá nhân và rõ ràng nhân cách của cá nhân là sản phẩm của các thiết chế và văn hóa xã hội của họ. Bạo lực học đường là biểu hiện của quá trình xã hội hóa cá nhân không hiệu quả do các môi trường xã hội hóa cá nhân không bình thường. Có 4 môi trường xã hội hóa cơ bản tác động đến mỗi cá nhân. Gia đình:Xã hội ngày càng phát triển, các ông bố, bà mẹ thì lo chạy theo đồng tiền, đầu tư thời gian sức lực cho công việc, ít quan tâm con cái. Vì thế con trẻ bị thiếu thốn tình thương, cô đơn nên trẻ không còn nhìn nhận sự việc và hành động không bằng tình cảm nữa mà thích sử dụng bạo lực.Trẻ thường xuyên phải chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình. Một số cha mẹ không quan tâm, chia sẻ, lắng nghe nguyện vọng của con cái mà chỉ chăm chút cho con về mặt vật chất.Cha mẹ tạo chấn thương về tâm lý, giáo dục con cái bằng roi vọt và những lời nói xúc phạm. Nhà trường:Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.Thầy cô chưa thực sự quan tâm đến học sinh.Giáo viên chưa gương mẫu, thiếu nghiêm túc, công bằng.Một số thầy cô có định kiến với học sinh.Các hoạt động ngoại khóa, giáo dục tâm lý, giáo dục kỹ năng sống chưa được phổ biến rộng rãi và chất lượng chưa cao. Nhóm bạn bè:Một số học sinh thích làm “đại ca” (thường là những học sinh hiếu động, có sức khỏe, thích đánh nhau). Đua đòi, sống buông thả, muốn thể cái tôi, để tự khẳng định mình.Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, “không cùng đẳng cấp”, thậm chí đánh không vì lí do gì,thấy ghét là đánh.sThiếu thốn tình cảm gia đình, cô đơn nên dễ bị bạn bè xấu lôi kéo.Một số học sinh biết bạo lực học đường là sai trái nhưng không dám lên tiếng vì sợ liên lụy,hoặc sợ mình là nạn nhân tiếp theo.Nhiều người có thái độ vô cảm,dửng dưng,đứng ngoài không can ngăn mà còn cổ vũ, khích lệ,thậm chí còn quay phim, chụp hình tung lên mạng.Nhiều học sinh phải tham gia kết bè kéo cánh để tạo uy lực cho mình, tâm lí tránh bị uy hiếp.Phương tiện thông tin:Game online: ngày nay có rất nhiều trò game, đặc biệt là các game mang tính bạo lực đã thu hút được đông đảo giới trẻ, vì thế những trẻ vị thành niên này đã áp dụng những gì xảy ra trong game ra đời thực bên ngoài.Phim ảnh: có nhiều cảnh đấm đá, chém giết.Truyện tranh: một số truyện không có tính giáo dục cao và truyện mang những thông tin không lành mạnh.Qua những gì phân tích ở trên cho ta thấy, giới trẻ chưa nhận thức đầy đủ về kỹ năng sống lành mạnh, bị sa vào những hành động bạo lực. Nhưng không thể đổ lỗi hết cho môi trường sống được, vì nếu như trong mỗi bản thân chúng không bị dao động và chúng ý thức được những gì nên làm và không nên làm. Những hành động bạo lực trên đã để lại những hậu quả to lớn cho cả nạn nhân và người gây ra bạo lực.V. Hậu quả:- Với nạn nhân: • Tổn thương về thể xác và tinh thần. • Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè. • Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng, bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Người gây ra bạo lực: • Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” , mất dần nhân tính. • Là mầm mống của tội ác. • Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. • Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.VI. Giải pháp: Ở mỗi gia đình,mỗi bậc phụ huynh, mỗi ông bố,bà mẹ nên là một tấm gương đạo đức cho con cái noi theo,quan tâm đến con cái nhiều hơn,mỗi thành viên trong gia đình nên biết yêu thương,đùm bọc lẫn nhau. Nhà trường nên xem xét lại phương pháp giáo dục, tăng cường giáo dục đạo đức làm người, giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương con người, tính tương thân tương ái, hướng đến cái thiện, chống lại cái ác, hay quan tâm hơn đến kỹ năng sống của học sinh, tính thực hành hơn là lí thuyết trên sách vở, hướng học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội.Cần xây dựng mối quan hệ bạn bè lành mạnh, đoàn kết,biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.Hướng cho học sinh giải quyết các mâu thuẫn theo cách tích cực, tránh sử dụng bạo lực,biết làm chủ bản thân. Phương tiện thông tin đại chúng có vai trò quan trọng, vì vậy cần có những hình thức giải trí lành mạnh, thiết thực, mang tính giáo dục cao. Đây là một số hình ảnh về bạo lực học đườngTừ kiến thức xã hội hóa cá nhân, ta đã phần nào lí giải được hiện tượng bạo lực học đường. Là một sinh viên, chúng ta cần có những cái nhìn đúng đắn về bạo lực học đường.Trên đây là phần trình bày của nhóm chúng tôi. Nếu trong bài thuyết trình có gì thiếu sót thì mong cô và các bạn trong lớp đóng góp ý kiến và bổ sung cho bài thuyết trình hoàn thiện hơn.DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 41. Phạm Thị Thu Hằng – Trưởng nhóm2. Võ Ngọc Thanh Quyên3. Nguyễn Thị Thắm4. Nguyễn Mai Như Hạnh5. Trần Thị Thu Trang6. Võ Thị Kiều Vi7. Nguyễn Thị Bạch Tuyết8. Trần Thị Kim Ánh9. Lộc Thị Phượng10. Ngô Thị Đào11. Nguyễn Thị Thuý Hằng12. Lê Thị Ngọc Ánh
Tài liệu liên quan