Đề tài Chính sách tỷ giá của Việt Nam trước năm 2000

Trước năm 2000 là khoảng thời gian có nhiều biến động trong chính sách tỷ giá của Việt Nam. Đặc biệt là những chuyển biến trong cơ chế quản lí tỷ giá từ tỷ giá cố định sang thả nổi và sang tỷ giá thả nổi có điều tiết. Đây là một giai đoạn dài và đầy biến động phức tạp, tuy nhiên cũng cho ta thấy được con đường hội nhập của một nền kinh tế nhỏ đối với nền kinh tế thế giới thông qua việc biến động của các chính sách tỷ giá theo từng thời kì cũng như chịu ảnh hưởng của xu hướng chính trị thế giới. Và với thời kì này có thể được chia làm ba giai đoạn dựa theo những đặc trưng cơ bản: giai đoạn tỷ giá neo cố định; giai đoạn thả nổi; giai đoạn chuyển tiếp thả nổi có điều tiết

doc21 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tỷ giá của Việt Nam trước năm 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KINH TẾ- ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI LỚP: K07402B ĐỀ TÀI 5 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2000 DANH SÁCH NHÓM: Nguyễn Vũ Ngọc Ảnh K074020277 Phạm Thị Thúy Bông K074020280 Trần Khương Khánh K074020309 Trần Thị Tình K074020356 Võ Thị Kim Trang K074020378 PHỤ LỤC I. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỜI KÌ 1955- 1989 1. Tỷ giá mậu dịch 2. Tỷ giá phi mậu dịch 3. Tỷ giá kết toán nội bộ 4. Tỷ giá kiều hối II. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỜI KÌ 1989-1991 III. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỜI KÌ 1992-1999 1. Thời kì 1992-1994: Tỷ giá chính thức hình thành theo phương thức đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ 2. thời kì 1995-1999: Tỷ giá chính thức hình thành trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng IV. TỔNG KẾT LỜI MỞ ĐẦU Trước năm 2000 là khoảng thời gian có nhiều biến động trong chính sách tỷ giá của Việt Nam. Đặc biệt là những chuyển biến trong cơ chế quản lí tỷ giá từ tỷ giá cố định sang thả nổi và sang tỷ giá thả nổi có điều tiết. Đây là một giai đoạn dài và đầy biến động phức tạp, tuy nhiên cũng cho ta thấy được con đường hội nhập của một nền kinh tế nhỏ đối với nền kinh tế thế giới thông qua việc biến động của các chính sách tỷ giá theo từng thời kì cũng như chịu ảnh hưởng của xu hướng chính trị thế giới. Và với thời kì này có thể được chia làm ba giai đoạn dựa theo những đặc trưng cơ bản: giai đoạn tỷ giá neo cố định; giai đoạn thả nổi; giai đoạn chuyển tiếp thả nổi có điều tiết I. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỜI KÌ 1955- 1989 Là giai đoạn mà nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, tỷ giá không do cung cầu định mà do nhà nước ấn định. Và tồn tại ở giai đoạn này là chính sách 3 tỷ giá. 1. Tỷ giá chính thức: Thời kỳ giữa thập kỷ 60 cho tới đầu thập kỷ 70, Việt Nam mới chỉ đặt quan hệ ngoại giao và tỷ giá chính thức với Trung Quốc và Liên Xô. Tỷ giá chính thức đầu tiên được xác lập là tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Trước hết nói về cách tính tỷ giá chính thức đầu tiên giữa đồng Việt Nam với đồng Nhân dân tệ: Theo sự đàm phán của 2 chính phủ, tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng Nhân dân tệ dựa trên việc so sánh sức mua theo giá bán lẻ của 1 rổ hàng hóa và dịch vụ thông dụng, ban đầu gồm 34 mặt hàng tiêu dùng, tại 2 thủ đô( Bắc Kinh và Hà Nội) và 1 số tỉnh đặc trưng của 2 nước( Thượng Hải, Quảng Châu, Thiên Tân ở Trung Quốc và Hải Phòng, Nam Định, Vinh ở Việt Nam). Theo phương pháp tính toán đó, đến ngày 25 – 11 năm 1955 hai bên đã xác định và công bố tỷ giá chính thức giữa Việt Nam đồng (VND) và Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) là 1 CNY = 1470 VND. Theo báo cáo quyết toán năm 1956 của Ngân hàng quốc gia Việt Nam, thì từ tháng 7 – 1956 Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thanh toán theo tỷ giá qui định kể trên qua Ngân hàng. Về cách tính tỷ giá chính thức giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng tiền Xã hội chủ nghĩa khác: Căn cứ vào tỷ giá của đồng Nhân Dân tệ với các đồng tiền của các nước, Việt Nam áp dụng phương pháp “ tính chéo” với tỷ giá của Nhân dân tệ với đồng Việt Nam để hình thành tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền đó … Theo phương pháp tính chéo đó đã hình thành tỷ giá với các đồng Zloty của BaLan, Đồng Mác của Cộng hòa dân chủ Đức, Đồng Coouronce của Tiệp Khắc, đồng floring của Hungary… Một tỷ giá tính chéo theo phương pháp tính chéo quan trọng nhất là tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng Rúp của Liên Xô( Rúp Clearing) thì Việt Nam dựa vào tỷ giá giữa đồng Nhân Dân tệ với đồng Rúp Cleearing để xác định tỷ giá Rúp/ đồng Việt Nam. Khi đó 1 CNY = 2 SUR. Từ đó tính chéo ra đồng Việt Nam và có được tỷ giá ; 1 SUR = 735 VND. Sau đợt đổi tiền ở Việt Nam 28 – 2 – 1959( 1 đồng Việt Nam mới bằng 1000 đ Việt Nam cũ) thì tỷ giá với các đồng tiền trên mặc nhiên được điều chỉnh lại: 1 CNY = 1,47 VND, 1 SUR = 0,735 VND. Như vậy trị giá của 1 đồng Rúp chuyển nhượng so với tiền Việt Nam chỉ bằng 1 nữa so với trị giá của đồng Nhân Dân tệ với Việt Nam., Đến đầu năm 1961, Liên Xô có sự điều chỉnh bản vị, hàm lượng vàng của đồng Rúp đã được tăng hơn 4,44 lần, do đó tỷ giá cũng được điều chỉnh lại : 1SUR = 3,27 VND. Đối với các loại ngoại tệ tư bản, như bảng Anh, đôla Hong Kong, Franc Pháp,đô la Mỹ…thỉ tỷ giá của đồng Việt Nam cũng được Việt Nam ấn định thông qua phương pháp tính chéo từ tỷ giá với các ngoại tệ đó với Rúp Liên Xô hoặc Nhân dân tệ Trung Quốc. Cụ thể là từ tháng 3 năm 1957 các tỷ giá đó được qui định như sau: 1 bảng Anh = 6,859 CNY 1 CNY = 1.470 VND 1 bảng Anh = 6,859 x 1470 = 10082 VND, sau đổi tiền 1959, thì bảng Anh = 10,082VNĐ Tuy nhiên, trong quan hệ với các ngoại tệ của các nước tư bản, tuy gọi là tỷ giá chính thức, nhưng nó không được khẳng định bằng những cuộc đàm phán và ký kết hiệp định giữa Nhà nước Việt Nam với các nhà nước tương ứng, như đồng tiền của các nước xã hội chủ nghĩa. Tỷ giá chính thức này chỉ là sự qui định đơn phương của phía nhà nước Việt Nam, không căn cứ trên sức mua thực tế của đồng ngoại tệ, mà căn cứ trên tỷ giá của đồng Rúp Clearing hoặc nhân dân tệ với các ngoại tệ kể trên.Vì tỷ giá giữa đồng Rúp Clearing hay đồng Nhân dân tệ với các ngoại tệ đó là chính thức, cho nên việc tính chéo sang đồng Việt Nam của các ngoại tệ tư bản cũng được coi là tỷ giá chính thức.Tỷ giá này đương nhiên không được các nhà nước tư bản chủ nghĩa công nhận( bởi vì, đối với cơ chế thị trường của các nước tư bản chủ nghĩa thì tỷ giá không hình thành giữa các hiệp định giữa hai chính phủ, mà do ngân hàng và các trung tâm tài chính lớn trên thế giới công bố hàng ngày, thậm chí hàng giờ). Bởi vậy tỷ giá chính thức này chỉ dùng để tính toán giữa nhà nước với các ngành, các địa phương,các đơn vị kinh tế quốc doanh… Bước sang thập kỷ 70, vì cách “ tính chéo” từ các đồng Rúp và nhân dân tệ ra đô la và các đồng tiền tư bản chủ nghĩa có những sai biệt quá lớn so với giá trị thực tế, cho nên dần dần phải chuyển sang một phương pháp tính tỷ giá chính thức khác: tính trực tiếp bằng cách đosức mua ngang giá của 2 đồng tiền trên 1 rổ hàng hóa nhất định của 2 nước. Năm 1973, nhà nước công bố và áp dụng tỷ giá chính thức(phi mậu dịch) của đồng Việt Nam với các ngoại tệ do chuyển đổi khác. Tỷ giá này được hình thành theo phương pháp ngang bằng sức mua, tính qua tỷ giá bình quân gia quyền của một số hàng hóa và dịch vụ. Giá cả của thị trường chính Việt Nam so với giá quốc tế lấy từ 3 thị trường chủ yếu là Hong Kong, Băng Cốc và New York. Từ đây tỷ giá của đồng Việt Nam trước hết được xác định với Dola Mỹ. Mức qui định chính thức của Năm 1973 là 1USD = 3,21 VND. Tỷ giá của đồng tiền Việt Nam so với các đồng tiền của các nước tư bản khác lại được tính chéo qua đô la Mỹ theo tỷ giá trên thị trường thế giới tại thời điểm đó giữa đôla Mỹ và các ngoại tệ khác. Tỷ trọng của loại tỷ giá này trong hoạt động kinh tế rất hạn hẹp, ý nghĩa kinh tế của nó cũng không đáng kể, chủ yếu dùng để thanh toán các khoản chi dịch vụ,phục vụ cho công tác đối ngoại của chính phủ như : tính các khoản chi phí của cán bộ Việt Nam đi công tác ở nước ngoài, chi phí của các cơ sở ở ngoại quốc của Việt Nam như đại sứ quán, Thương vụ, các đoàn đại diện…Cũng chính vì không dùng để thanh toán trong các hoạt động thương mại nên ngoài cái tên là tỷ giá chính thức, nó còn được gọi cái tên là tỷ giá phi mậu dịch(PMD). Về hình thức thanh toán: Nếu là tiêu dùng mang tính chất cá nhân như người đi học hay công tác ở nước ngoài…thì dựa trên tỷ giá đã được xác định của đồng Việt Nam với đồng tiền của quốc gia đó để tính lương của người đó khi sống ở nước ngoài.Trong trường hợp này thì tỷ giá chính thức chỉ thuần túy là phương thức thanh toán trong nội bộ nước Việt Nam, Nếu chi tiêu mang tính chất tập thể, hình thức này được áp dụng là thanh toán song biên với hiệp định Clearing…Nghĩa là việc chi tiêu này không được thanh toán bằng tiền mặt của bất cứ 1 bên nào. Mọi khoản chi – tiêu,mua – bán, vay nợ – viện trợ đều được thanh toán dưới dạng ghi sổ. Dựa trên việc cân đối sổ sách của hai bên, hai chính phủ thanh toán các khoản nợ cho nhau bằng hàng hóa mà đôi bên cùng thỏa thuận. Việc thanh toán này chỉ được thực hiện trực tiếp giữa hai quốc gia mà không thực hiện qua một quốc gia nào khác. Giá của các loại hàng hóa đều được cộng với 1 hệ số ưu đãi cho phía Việt Nam. Đồng tiền thanh toán trong phương thức này được gọi là đồng tiền ghi sổ( ví dụ như Rúp Clearing của Liên Xô). Có thể thấy tỷ giá Phi mậu dịch dùng cho sinh viên du học nước ngoài vào năm 1959 được qui định như sau: CB số 43 – 1959 CÔNG BÁO NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA. Nước LƯU HỌC SINH Nghiên cứu sinh Thực tập sinh Giá hối đoái phi mậu dịch Đại học Trung cấp Liên Xô 500 Rúp 480 r 700 r 0 đ 380 Trung Quốc 32đ Nhân dân tệ 28 đ 40 đ 10 đ và 35 đ 1 đ 348 Ba Lan 880 Zloty 0 đ 205116 Tiệp Khắc 500 Courounne 460 c 0 đ 27222 CHDC Đức 225 Mark 200 ru 0 đ 794 Hunggari 861 Florint 788 f 0 đ 220 Việc điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam với đôla Mỹ được thực hiện khi có sự thay đổi trong tương quan sức mua thể hiện qua biến động giá cả trong nước và quốc tế của những mặt hàng và dịch vụ qui định trong rổ hàng. Ngoài Đô la Mỹ,tỷ giá đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác cũng được điều chỉnh lại khi có những biến động mạnh về tỷ giá giữa đô la Mỹ và các đồng tiền ở thị trường tiền tệ quốc tế, nhằm đảm bảo được tính ngang bằng sức mua giữa các đồng tiền khi tính chéo qua đô la Mỹ. Về nguyên tắc đã có căn cứ trên sức mua ngang giá thực tế của các đồng tiền, nhưng do hệ thống giá nội tại của nền kinh tế Việt Nam lại là hệ thống giá qui định chính thức của nhà nước, thấp hơn nhiều so với giá mua thực tế của đồng tiền trên thị trường thị tự do, nên đã xuất hiện một khoản chênh lệch ngày càng lớn giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá thực tế trên thị trường. Để thanh toán tài chính trong nước, Việt Nam đã đưa ra một tỷ giá dùng trong nội bộ nền kinh tế. Tỷ giá này dùng trên tỷ giá chính thức của hàng xuất và nhập khẩu để tính toán sao cho cân đối với nhu cầu và kế hoạch tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước. Có thể coi tỷ giá này là chị em song sinh của tỷ giá chính thức. Đó là tỷ giá kết toán nội bộ. 2. Tỷ giá kết toán nội bộ. Ngày 31- 5 – 1956, cùng với sự ra đời của tỷ giá chính thức, tỷ giá kết toán nội bộ cũng được chính thức công bố và có hiệu lực. Tỷ giá kết toán nội bộ chiếm 1 dung lượng lớn trong việc điều phối các hoạt động kinh tế trong nội bộ nền kinh tế Việt Nam. Nó chiếm 97 – 98 % giao dịch ngoại thương. Đây là xương sống của hệ thống tỷ giá Việt Nam. Loại tỷ giá này được áp dụng để tính toán trong thanh toán kết hối giữa Ngân hàng với các tổ chức ngoại thương nhà nước, giữa ngân hàng với ngân sách nhà nước trong các khâu thanh toán vay nợ, viện trợ nhà nước… Trong các hoạt động ngoại thương, tỷ giá này được thực hiện kèm theo một cơ chế đặc biệt, gọi là chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương 9 phần này đã nói kỹ ở trong chương Ngoại thương). Tỷ giá KTNB được xác định lúc bấy giờ trên cơ sở so sánh giá hàng xuất khẩu thu bằng Rúp mậu dịch (RMD) và đô la Mỹ theo giá FOB với giá hàng nhập khẩu CIP đến cảng Hải Phòng, hình thành trong 3 năm 1995, 1956, 1957. Tỷ giá này là cơ sở để nhà nước lập kế hoạch xuất, nhập, cân đối tài chính và tiến hành thu bù chênh lệch ngoại thương. Tỷ giá KTNB được điều chỉnh theo quyết định của hội đồng tài chính tiền tệ trên cơ sở kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tỷ giá kết toán nội bộ có tác dụng như một chiếc van 2 chiều. Dựa vào tỷ giá này Nhà nước cũng định ra mức giá bán cung cấp cho từng loại mặt hàng nhằm phụ vụ cho đời sống nhân dân, doanh nghiệp nhà nước và đảm bào ổn định thị phần có sức công phá mạnh hơn cả sự cắt giảm viện trợ. Đó là ảnh hưởng dây chuyền của tỷ giá với giá cả và nền sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước. Tỷ giá KTNB năm 1958 là: 1 RMD = 5,64 đồng. 1 USD = 4,21 đồng Trên cơ sở tỷ giá kết toán nội bộ, khối lượng hàng nhập khẩu, loại hàng nhập khẩu và tổng giá trị hàng nhập khẩu. Nhà nước định ra mức tỷ giá cho từng loại hàng nhập, tỷ giá này gọi là tỷ giá hàng nhập.Rồi từ đó định ra mức giá bán buôn theo từng loại hàng đó gọi là giá bán buôn hàng nhập khẩu. Nguyên nhiên vật liệu nhà nước bán cho các cơ sở sản xuất kể cả công nghiệp hay nông nghiệp chủ yếu là nguồn nhập khẩu, và giá bán chính là giá bán buôn hàng nhập khẩu. Tỷ giá trao đổi áp dụng vào việc tính giá hàng nhập năm 1957 và năm 1958 ấn định 1 đồng Rúp trị giá bằng 1270 đồng Ngân hàng Việt Nam; 1 đồng Nhân dân tệ bằng 1190 đồng Ngân hàng Việt Nam. Đối với hàng nhập khẩu tiêu dùng thì cũng dựa trên tất cả các yếu tố về khối lượng hàng, tổng giá trị và tỷ giá kết toán nội bộ, UBVGNN định ra giá bán buôn, bán lẻ cho từng loại hàng hóa thông qua hệ thống các của hàng quốc doanh để bán cho người tiêu dùng. UBVGNN khi tính đến giá bán hàng nhập khẩu tiêu dùng đều dựa trên việc bảo hộ sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và 5 nguyên tắc khi định giá. Tỷ giá kết toán nội bộ không chỉ là điều riêng có của Việt Nam. Nó là cơ chế chung của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Chúng ta có thể thấy rõ nội dung của tỷ giá kết toán nội bộ ở Việt Nam thông qua một nhân xét về hệ thống xã hội chủ nghĩa như sau: Kornai Janos, một nhà kinh tế học Hungarie chuyên nghiên cứu về hệ thống xã hội chủ nghĩa đã nhận xét: “ Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển, doanh nghiệp bị cấm không được có các quan hệ trực tiếp với nước ngoài. Độc quyền thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu là các công ty ngoại thương. Sự phân chia quyền hạn này đã tạo ra hố ngăn cách giữa thị trường trong và ngoài nước. Giá hàng hóa mà ngoại thương thanh toán cho nước ngoài khi nhập khẩu hoặc được người nước ngoài trả khi xuất khẩu không liên quan đến người sản xuất hay tiêu dùng thứ hàng hóa đó ở trong nước. Sự tách rời của giá hàng nội địa khỏi giá hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu liên quan chặt chẽ đến việc thiếu tỷ giá hối đoái thống nhất giữa đồng nội tệ với từng loại ngoại tệ. Thông thường, tỷ giá hối đoái được xác định theo từng loại ngoại tệ, nên nó có thể gây ra cảm tưởng rằng tỷ giá không thay đổi. Nhưng thực tế thì tỷ giá này được điều chỉnh bởi các hệ số khác nhau( lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1). Đặc trưng cơ bản của hệ thống này là sự tách biệt gần như hoàn toàn giữa giá hàng trong nước của sản phẩm với giá thế giới trong giao dịch ngoại thương. 3. Tỷ giá kiều hối Ở miền Bắc trước năm 1975, không có thị trường tự do về ngoại tệ. Ai có ngoại tệ cũng không thể chi tiêu được ở bất cứ cửa hàng nào. Các cửa hàng tư nhân chỉ là các cửa hàng nhỏ lặt vặt, ăn uống, dịch vụ, không dám nhận ngoại tệ, vừa vì sợ phạm pháp, vừa do không có khả năng chuyển đổi ở bất cứ nơi nào. Theo qui định thì ngoại tệ không được lưu hành tự do trên thị trường. Ai có ngoại tệ nếu có nguồn gốc chính đáng thì được đem tới đổi tại ngân hàng ra tiền Việt Nam để chi tiêu. Một số khách nước ngoài và thủy thủ cũng phải đổi theo tỷ giá do nhà nước qui định. Tỷ giá đó gọi là tỷ giá kiều hối. Tỷ giá này( tính theo sức mua tương đương) được tính bằng tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ đó cộng thêm phần trăm khuyến khích, là khoản chênh lệch giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường tự do của ngoại tệ đó. Còn ngoại tệ đem vào trong nước dưới hình thức khách vãng lai, thủy thủ, chủ yếu là khách du lịch thì không nhiều. Với nguồn ngoại tệ này, Nhà nước quản lý bằng cách thành lập ra các cửa hàng bán giá ưu đãi, nếu là trường hợp tiêu dùng trực tiếp. Ở đó tỷ giá cũng được áp dụng như đối với các trường hợp kiều hối nói chung, nhưng lại được cộng thêm 1 phần nhỏ trong ưu đãi về giá hàng. Nhưng nếu là tiêu dùng tự do thì ngoại tệ của họ buộc phải đổi qua Ngân hàng Nhà nước lấy tiền đồng theo tỷ giá kiều hối đã qui định Mốc thời gian Tỷ giá KTNB (RCN) Tỷ giá chính thức ( R) Tỷ giá TKNB ( USD) Tỷ giá chính thức ( USD) 31 - 5 - 1956 0,735 0,735 1 - 1957 0,308 9 - 1957 1,270 1958 5,644 4,21 1961 5,644 3,08 1963 1,92 1967 5,64 5,08 1973 4,21 3,21 Bảng biểu diễn các loại tỷ giá 1955 – 1975( tổng hợp số liệu của UBVGNN) TỶ GIÁ TIỀN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SO VỚI RÚP (LIÊN XÔ) VÀ TIỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA SO VỚI USD 1955-1975 Tiền ngân hàng nhà nước Việt Nam so với Rúp chuyển nhượng (tỷ giá chính thức) Tiền Cộng Hòa Việt Nam so với USD Tỷ giá chính thức tại Sài Gòn (giá bán) Tỷ giá trên thị trường chợ đen tại Sài Gòn 1955 735 35,207 … 1956 735 35,35 … 1957 1270 35,35 72,2 1958 1270 35,35 73,5 1959 1,27 35,35 73,5 1960 1,27 35,35 73,5 1961 1,27 35,35 73,5 1962 1,27 35,35 73,5 1963 1,92 35,35 97,0 1964 1,92 35,35 130,7 1965 1,92 35,35 145,7 1966 1,92 59,8 179,6 1967 5,64 80,8 163,2 1968 5,64 80,8 188,9 1969 5,64 80,8 207,6 1970 5,64 80,8 392,7 1971 5,64 118,8 389,7 1972 5,64 280,66 439,2 1973 5,64 501,67 526,2 1974 5,64 … … 1975 5,64 … … II. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THỜI KÌ 1989-1991 Đây là thời kì được đánh giá là thời kì chuyển tiếp cho sự thoát li chính sách tỷ giá neo cố định. Và trong bước đầu này nhà nước đã phải điều chính giảm giá mạnh nội tệ và do sự thiếu kinh nghiệm trước sự tác đông bước đầu của cơ chế kinh tế thị trường dẫn đến việc mất khả năng kiểm soát. Vì vậy thời kì này được nhiều nguời coi là thời kì “thả nổi” của tỷ giá. Thời kì này xét trên phương diện chính trị là thời kì biến đông lớn khi từng buớc hệ thống Xã hội chủ nghĩa dần sụp đổ và thế mạnh của chủ nghĩa tư bản đang từng được khẳng định và dần bước lên đỉnh thống trị. Lúc này việc thương mại trong nội khối các nuớc XHCN không còn là một lợi thế nữa mà trở thành một trở lực lớn. Chính sách tỷ giá cố định độc quyền không còn phù hợp bên cạnh đó việc neo tỷ giá VN đồng theo nhân dân tệ sẽ dẫn đến những khó khăn, cũng như đồng Rúp của Nga dần bị thay bằng Đô la Mỹ. Khâu đột phá trong quá trình cải cách kinh tế, được xem là cực kì quan trọng trong việc chuyển đổi
Tài liệu liên quan