Đề tài Đặc điểm một số giống ớt và ảnh hưởng của đồng, molipđen lên giống ở hiểm lai F1 207 đang được trồng ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều loại rau, hoa, quả. Ích lợi của nó không chỉ làm sạch đẹp môi trường mà còn góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, vật chất cho con người. Trong đó ớt là cây gia vị và là cây làm rau được con người trồng trọt từ lâu đời nay. Ngày nay với công nghệ chế biến món ăn hiện đại và phong phú. Từ những trái ớt đỏ rực căng mịn người ta làm nên một thứ gia vị say lòng người – tương ớt.

doc66 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm một số giống ớt và ảnh hưởng của đồng, molipđen lên giống ở hiểm lai F1 207 đang được trồng ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --&-- HUỲNH THỊ THÚY OANH ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG ỚT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒNG, MOLIPĐEN LÊN GIỐNG ỚT HIỂM LAI F1 207 ĐANG ĐƯỢC TRỒNG Ở HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC VINH, 9 - 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --&-- HUỲNH THỊ THÚY OANH ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG ỚT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒNG, MOLIPĐEN LÊN GIỐNG ỚT HIỂM LAI F1 207 ĐANG ĐƯỢC TRỒNG Ở HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 60.42.20 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. THIỀU VĂN ĐƯỜNG TS. NGUYỄN ĐÌNH SAN VINH, 9 - 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đình San, TS. Thiều Văn Đường. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Bộ môn Thực vật, Ban chủ nhiệm khoa Sinh học. Khoa đào tạo sau Đại Học, Ban giám hiệu trường Đại Học Vinh. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa đào tạo sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại Học Đồng Tháp, Ban giám Sở GD-ĐT Đồng Tháp, Ban giám hiệu, tập thể giáo viên tổ Hóa-Sinh-KTNN trường THPT Thanh Bình 2 và tập thể lớp Sinh-Cao Học k15. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên cổ vũ của gia đình, người thân, bạn bè đã cho tôi thêm, nghị lực trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………........................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………...………………..........3 1.1. Nguồn gốc, sự phân bố ớt trên thế giới và Việt Nam……………………………………3 1.2. Đặc điểm hình thái và phân loại cây ớt…………………………………………………...5 1.2.1. Đặc điểm hình thái……………………………..……………………………...........5 1.2.2. Phân loại…………………………………………………..……………..…..............6 1.3. Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới và ở Việt Nam…………………………………....7 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới……………………………………..……....7 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ớt ở Việt Nam…………………………………….………11 1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt …………………………………………………..……12 1.4.1. Trên thế giới…………………………………………….……………….…………12 1.4.2. Ở Việt Nam ……………………………………………………………….……….14 1.5. Vai trò của phân vi lượng đối với cây trồng…………………………………….………18 1.5.1. Vai trò của đồng (Cu)..............................................................................................18 1.5.2. Vai trò của Molipđen (Mo) ....................................................................................19 1.6. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu ……………………….20 1.6.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................20 1.6.2. Kinh tế-xã hội.......................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………………..………….. 23 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………...23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………….…………….………....23 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………..23 2.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………………....23 2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………….23 2.3.1. Phương pháp điều tra cơ cấu các giống ớt………………………...………….…24 2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái của cây ớt………….…………....24 2.3.3. Phương pháp thí nghiệm ngoài đồng ruộng……………………………….…….24 2.3.4. Phương pháp thu mẫu để phân tích…………………………………………........26 2.3.5. Phương pháp phân tích mẫu...................................................................................26 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…....…….28 3.1. Cơ cấu các giống ớt ở huyện Thanh Bình-Đồng Tháp....................................................28 3.2. Đặc điểm thực vật học của các giống ớt ...........................................................................28 3.2.1. Vài nét về các giống ớt............................................................................................28 3.2.2. Một số đặc điểm về hình thái của ba giống ớt .....................................................29 3.2.3. Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát triển............................................................ 32 3.2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của thân, lá............................................................... 32 3.2.3.2. Sự tăng trưởng của quả........................................................................... ......35 3.2 4. Các yếu tố cấu thành năng suất của ba giống ớt...................................................38 3.3. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên giống ớt hiểm lai F1 207 .................................................... 39 3.3.1. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên sự sinh trưởng của ớt ..............................................39 3.3.1.1. Lên sự sinh trưởng của thân, lá.................................................................... 39 3.3.1.2. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên số cành cấp I và chiều dài rễ...................... ..42 3.3.1.3.Ảnh hưởng của Cu, Mo lên sự sinh trưởng của quả ...................................43 3.3.2. Ảnh hưởng của Cu, Mo đến một số chỉ tiêu sinh lý........................................ ...45 3.3.2.1. Cường độ quang hợp .....................................................................................45 3.3.2.2. Cường độ thoát hơi nước.............................................................................. 46 3.3.3. Ảnh hưởng của Cu và Mo lên các chỉ tiêu sinh hóa của quả ............................47 3.3.3.1. Hàm lượng vitamin C.................................................................................... 47 3.3.3.2. Hàm lượng b-caroten ....................................................................................47 3.3.3.3. Hàm lượng Capsaicin.................................................................................... 48 3.3.4. Ảnh hưởng của Cu, Mo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất …..49 3.3.5. Hiệu quả kinh tế ......................................................................................................51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................54 PHỤ LỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN C P R Cu Mo VNĐ ĐBSCL GĐ ĐVT Concentration (nồng độ) Loại phân vi lượng Replication (lặp lại) Phân vi lượng (Đồng) Phân vi lượng (Molipđen) Việt Nam đồng Đồng bằng sông Cửu Long Giai đoạn Đơn vị tính DANH SÁCH CÁC HÌNH VỀ CÂY ỚT Hình 1 : Lá ớt F1 CN 016 Hình 2 : Bông ớt F1 CN 016 Hình 3 : Trái xanh ớt F1 CN 016 Hình 4 : Trái chín ớt F1 CN 016 Hình 5: Bông, lá ớt F1 Thái Lan Hình 6: Trái xanh ớt F1 Thái Lan Hình 7: Trái chín ớt F1 Thái Lan Hình 8: Bông ớt F1 207 Hình 9: Trái chín - ớt F1 207 Hình 10: Bầu cây con- ớt F1 207 Hình 11: Cây con- ớt F1 207 (5 ngày) Hình 12: Cây con- ớt F1 207 (22 ngày) Hình 13: Trồng ớt F1 207 Hình 14: Trồng được 15 ngày - ớt F1 207 Hình 15: Phun phân vi lương lúc 30 ngày - ớt F1 207 Hình 16: Rep I- 35 ngày trồng - ớt F1 207 Hình 17: Rep II- 35 ngày trồng - ớt F1 207 Hình 18: Rep III - 35 ngày trồng - ớt F1 207 Hình 19 Rep I- Trái xanh - ớt F1 207 Hình 20 ep II- Trái xanh - ớt F1 207 Hình 21 Rep III- Trái xanh - ớt F1 207 Hình 22 Rep III- Trái xanh - ớt F1 207 Hình 23 Trái xanh - ớt F1 207 Hình 24 Rep I- Trái chín - ớt F1 207 Hình 25 Rep I- Trái chín - ớt F1 207 Hình 26 Rep II- Trái chín - ớt F1 207 Hình 27 RepIII- Trái chín - ớt F1 207 Hình 28: RepI- Trái chín - ớt F1 207 Hình 29: RepII- Trái chín - ớt F1 207 Hình 30: RepIII- Trái chín - ớt F1 207 DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ớt ở huyện Thanh Bình từ năm 2005 -2009…………………………………………………………………………………………...28 Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái của ba giống ớt lai F1..............................................30 Bảng 3.3. Đặc điểm sinh trưởng của thân, lá……………………………………………...32 Bảng 3.4. Sinh trưởng của quả……………………………………………………………..36 Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trưởng và năng suất của ba giống ớt………………….………38 Bảng 3. 6. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên sự sinh trưởng của thân và lá ớt……………….40 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên sự sinh trưởng của quả ớt……………………….43 Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu sinh lý…………………………………………………………...46 Bảng 3.9. Hàm lượng Capsaicin, b-caroten, Vitamin C trong quả ớt…………………...48 Bảng 3.10. Năng suất………………………………………………………………………..49 Bảng 3.11. Phân tích hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức……………………………51 DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Sự biến động chiều cao cây…………………………………………………….33 Biểu đồ 2. Sự biến động chiều dài lá………………………………………………………34 Biểu đồ 3. Sự biến động của chiều rộng lá………………………………………………...35 Biểu đồ 4: Sự tăng trưởng chiều dài quả…………………………………………………..36 Biểu đồ 5: Sự tăng trưởng đường kính quả………………………………………………..37 Biểu đồ 6: Sự tăng trưởng khối lượng quả………………………………………………...37 Biểu đồ 7. Số lượng quả và năng suất (g/cây)…………………………………………….38 Biểu đồ 8. Năng suất của ba giống ớt……………………………………………………...39 Biểu đồ 9. Chiều cao thân cây……………………………………………………………...41 Biểu đồ 10. Chiều dài của phiến lá………………………………………………………...41 Biểu đồ 11. Chiều của phiến lá……………………………………………………………..41 Biểu đồ 12. Số cành cấp I…………………………………………………………………...42 Biểu đồ 13. Chiều dài rễ…………………………………………………………………….42 Biểu đồ 14. Chiều dài quả…………………………………………………………………..44 Biểu đồ 15. Đường kính quả………………………………………………………………..44 Biểu đồ 16. Khối lượng quả………………………………………………………………...44 Biểu đồ 17. Hàm lượng vitamin C, b-caroten, Capsaicin.................................................49 Biểu đồ 18. Số quả/cây và năng suất (g/trái).......................................................................50 Biểu đồ 19. Năng suất (tấn/ha)..............................................................................................50 MỞ ĐẦU Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều loại rau, hoa, quả. Ích lợi của nó không chỉ làm sạch đẹp môi trường mà còn góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, vật chất cho con người. Trong đó ớt là cây gia vị và là cây làm rau được con người trồng trọt từ lâu đời nay. Ngày nay với công nghệ chế biến món ăn hiện đại và phong phú. Từ những trái ớt đỏ rực căng mịn người ta làm nên một thứ gia vị say lòng người – tương ớt. Trái ớt chứa nhiều vitamin và khoáng chất: vitamin E, A, K, B1, B2, beta-caroten, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng... Đặc biệt lượng vitamin C trong ớt rất cao, là nguồn bổ sung hữu hiệu cho những người hệ miễn dịch kém, thiếu vitamin C. Ngoài việc dùng làm thực phẩm, quả ớt còn được nhân dân ta sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ ngàn xưa. Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng nhờ chất Capsaicin có tác dụng, tán hàn, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau).... Do vậy ớt thường được dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại Trung Quốc cho thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Capsaicin (C18H27NO3), là một alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%, được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây đỏ, nóng và hắt hơi mạnh, có vị cay, kích thích quá trình tiêu hóa. Capsaicin còn tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư. Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch, ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Ở Việt Nam, cây ớt có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi nhuận cho việc canh tác ớt và khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ không nhỏ. Huyện Thanh Bình - Đồng Tháp là một trong những nơi có diện tích và sản lượng ớt khá cao ở vùng ĐBSCL, đã đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân nơi đây. Tuy nhiên cần chú ý đến tiêu chuẩn độ cay, mùi hương, việc trồng ớt cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như giá giống, phân bón tăng cao và chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh như mưa bão, lũ lụt, bệnh héo chết cây, bệnh thán thư, thối đuôi trái, xoắn lá...khá phổ biến đã làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng ớt. Để hạn chế bớt những vấn đề trên thì trong quá trình chăm sóc cần tưới hoặc phun các loại phân vi lượng cao cấp giúp cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, không xuất hiện các bệnh sinh lý do thiếu vi lượng và nâng cao được phẫm chất. Đồng (Cu) dưới dạng CuSO4 hạn chế được các bệnh như sương mai, đốm lá...Mặt khác Cu còn là thành phần của các enzyme trong lục lạp, có liên quan đến tốc độ quang hợp. Đồng ảnh hưởng đáng kể lên sự hình thành thành phần hóa học của vách tế bào, khi bón nhiều nitơ thì cần thiết phải bón Cu để có năng suất tối đa. Chức năng của Molipđen như là dưỡng chất và là nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây, nó tham gia vào quá trình trao đổi hyđratcacbon, prôtit, quá trình tổng hợp diệp lục và các loại vitamin. Như vậy, năng suất, chất lượng nông sản cây rau màu (ớt) sẽ được nâng lên, giảm được chi phí cho việc dùng bảo vệ thực vật. Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Đặc điểm một số giống ớt và ảnh hưởng của Đồng, Môlipđen lên giống ớt hiểm lai F1 207 đang được trồng ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI là trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm sinh học của một số giống ớt đang được gieo trồng ở Huyện Thanh Bình từ đó thăm dò ảnh hưởng của Đồng và Molipđen lên khả năng kháng bệnh, sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ớt hiểm lai F1 207. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc, sự phân bố ớt trên thế giới và Việt Nam Cây ớt có nguồn gốc rất cổ xưa từ Mêxico, Trung và Nam Mỹ. Safford đã phát hiện quả ớt khô tại một nghĩa địa có 2000 năm tuổi ở Peru [1]. Ớt là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước, và là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ. Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía Nam đến Mexico ở phía Bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico bởi các dân tộc Pueblo Cổ đại) [44]. Trong một nơi khai quật khảo cổ của St. Botulf ở Lund, các nhà khảo cổ đã tuyên bố tìm thấy một Capsicum frutescens trong một lớp có niên đại thế kỷ 13. Hjelmqvist cũng tuyên bố rằng Capsicum đó đã được miêu tả bởi Therophrasteus người Hy Lạp (370-286 BC) [44]. Ở Nam Mỹ, từ một dạng cây ớt cay hoang dại, được thuần hóa và trồng nhiều nhất ở Bắc và Nam Mỹ. Sau đó được trồng ở châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm [7]. Ớt được Chrixtop Côlông đưa vào Tây Ban Nha vào năm 1493 khi ông ghé vào nước này trên hành trình trở về sau chuyến đi vòng quanh thế giới của ông [6]. Chrixtop Côlông đã là một trong những người châu Âu đầu tiên thấy ớt (ở Caribe), và gọi chúng là "tiêu" vì chúng có vị cay tương tự (không phải bề ngoài giống nhau). Ớt đã được trồng khắp nơi trên thế giới sau thời Columbus. Diego Álvarez Chanca, một thầy thuốc trong chuyến đi thứ hai của Columbus đến West Indies năm 1493, đã mang những hạt ớt đầu tiên về Tây Ban Nha, và đã lần đầu viết về các tác dụng dược lý của chúng vào năm 1494. Từ Mêxico, vào thời đó đang là thuộc địa của Tây Ban Nha, cũng là một nước kiểm soát thương mại với châu Á, ớt đã nhanh chóng được chuyển qua Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ giúp của các thủy thủ châu Âu. Gia vị mới này đã nhanh chóng được sử dụng trong chế biến thức ăn của các quốc gia này [44]. Một con đường khác mà ớt di chuyển là do người Bồ Đào Nha lấy từ Tây Ban Nha, sau đó đưa qua Ấn Độ, như được miêu tả bởi Lizzie Collingham trong cuốn sách của bà Curry. Bằng chứng là ớt được sử dụng rất nhiều trong chế biến thức ăn ở vùng Goan của Ấn Độ, Goan vốn là một thuộc địa của Bồ Đào Nha. Collingham cũng miêu tả chuyến hành trình của ớt từ Ấn Đô, qua Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ, đến Hungary, nơi nó trở thành một gia vị quốc gia dưới dạng paprika [44]. Khu vực châu Á cuối thế kỷ 14 cây ớt đã được trồng ở Trung Quốc và lan rộng qua Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đầu thế kỷ 15. Các giống ớt trồng ở vùng này thuộc nhóm cay hay hơi cay Ở Đông Nam Á như Inđônêsia, cây ớt được trồng sớm hơn châu Âu và hiện nay đã bao phủ toàn khu vực với dạng ớt cay là chủ yếu. Mãi đến tận thế kỷ thứ 16 người châu Âu mới biết trồng cây ớt. Việc gieo trồng được phổ biến từ vùng Địa Trung Hải đến nước Anh vào năm 1548 và đến Trung Âu vào cuối thế kỷ thứ 16. Sau đó những người Bồ Đào Nha mang ớt từ Barazil đến Ấn Độ trước năm 1885 và việc trồng ớt được thông báo ở Trung Quốc vào khoảng năm 1700. Ớt được nhập vào Triều Tiên khoảng cuối thế kỷ thứ 17 [6]. Cây ớt có mặt ở nước ta, được du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Diện tích phân bố khá rộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam diện tích trồng ớt còn phân tán. Ở Việt Nam cây ớt ngọt do người Pháp đưa sang [26]. Nguồn giống ớt VN trồng chủ yếu hiện nay từ Đài Loan, Hàn Quốc [47]. Tập đoàn giống rau quốc tế East-West Seed Group (EWSG), 12 năm qua đã cung cấp nhiều sản phẩm cho Việt Nam trong đó có giống ớt hiểm 207. EWSG đã công bố tiếp tục đầu tư 10 triệu USD để tiến hành những hoạt động nghiên cứu nhằm đẩy mạnh việc cung cấp hạt giống các loại rau, củ, quả thương hiệu East West International cho thị trường Việt Nam. Sản phẩm của EWSG có mặt ở hầu hết các nước nông nghiệp hàng đầu châu Á như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. 1.2. Đặc điểm hình thái và phân loại cây ớt 1.2.1. Đặc điểm hình thái Ớt là cây hàng niên ở dạng hoang dại (trái rất nhỏ) có thể sống và cho trái liên tục trong nhiều năm, là cây ưu nhiệt. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây là 25 -28oC vào ban ngày và 18oC vào ban đêm. Ở thời ra hoa đậu trái thì độ ẩm (đất và không khí) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối lượng và chất lượng trái. Độ ẩm đất thấp (dưới 70%) trái bị cong và vỏ trái không mịn, nếu độ ẩm đất trên 80% làm bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc [30]. Trồng giống ớt chỉ thiên lai F1 thuận lợi là ít bị sâu bệnh, chịu hạn tốt, cho năng suất cao, trung bình 3-3,5 tấn/công [60]. Giống hiểm lai 207 (F1): cho trái chỉ thiên, dài 2 - 3cm, rất cay và thơm [42]. Ớt là cây không cảm quang, tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn, các giống ớt cay phát triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ [27]. Rễ: ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ. Do việc cấy chuyển, rễ cọc chính đứt, một số hệ rễ chùm khỏe phát triển, vì thế nhiều khi lầm tưởng ớt có hệ rễ chùm. Thân: Ớt là cây bụi thân gỗ 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có dạng thân bò [1] khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài thân có 4-5 cạnh. Thân có lông hoặc không lông, cây cao 35-65 cm, có giống cao 125-135 cm. Ớt phân tán mạnh, kích thước tán thay đổi tùy theo điều kiện canh tác và giống. [27]. Lá: Ớt thường có lá đơn mọc xoắn trên thân chính [1] đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không. Hoa: Ớt thường có hoa lưỡng tính, mọc đơn hoặc thành chùm 2-3 hoa. Hoa nhỏ, dài, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn. Tràng hoa có 6-7 cánh màu trắng hoặc tím Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Phần trong cánh hoa có lỗ tiết mật. Hoa ớt có thể tự thụ phấn hay thụ phấn chéo do côn trùng, thụ phấn chéo có ý nghĩa lớn ở ớt cay, tỉ lệ thụ phấn chéo từ 10-40% tùy giống. Quả: quả có 4 thùy, hình dạng rất thay đổi t
Tài liệu liên quan