Đề tài Nhan đề bài báo

NHAN ĐỀ : là một khái niệm ngôn ngữ thường dùng khi tạo lập và giới thiệu một văn bản hay một tác phẩm.Và nhan đề còn được gọi là đầu đề,là tê,là cái “tít” theo đúng ngôn ngữ của giới báo chí (theo tiếng Anh là title,còn theo Pháp văn là titre).Ta có thể hiểu nhan đề như gương mặt của con người – là cái nổi bật để phân biệt giữa các tác phẩm với nhau. Về xuất xứ,Nhan đề là sản phẩm của người viết đặt ra nhưng cũng có khi do người khác đặt hộ,hoặc đổi tên khác đi để làm cho hay hơn,phù hợp với tựa đề tác phẩm. Hơn nữa,Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung,tác giả của văn bản hay tác giả của tác phẩm;phải nói cô đọng được cái “thần”,cái “hồn của tác phẩm. Thế nhưng,trên báo chí nói chung lại có những nhan đề dễ dãi,”giật gân”.Không chỉ thế,người đọc vẫn thấy những nhan đề quá rộng lớn mà nội dung thì hạn hẹp,”chật hẹp”.

doc10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhan đề bài báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TPHCM,ngày 30 tháng 11 năm 2007 Trường Đại học Luật TPHCM Lớp Dân Sự 32 B Môn: Xà HỘI HỌC Đề tài : Giảng viên hướng dẫn : thầy HOÀNG THẾ CƯỜNG Nhóm thực hiện : sinh viên PHẠM NGUYỄN KIM LONG (3230114) BÙI NHẬT VI PHƯỢNG (3230144) TRỊNH THỊ TRANG (3230190) Chương I: Giới thiệu : NHAN ĐỀ : là một khái niệm ngôn ngữ thường dùng khi tạo lập và giới thiệu một văn bản hay một tác phẩm.Và nhan đề còn được gọi là đầu đề,là tê,là cái “tít” theo đúng ngôn ngữ của giới báo chí (theo tiếng Anh là title,còn theo Pháp văn là titre).Ta có thể hiểu nhan đề như gương mặt của con người – là cái nổi bật để phân biệt giữa các tác phẩm với nhau. Về xuất xứ,Nhan đề là sản phẩm của người viết đặt ra nhưng cũng có khi do người khác đặt hộ,hoặc đổi tên khác đi để làm cho hay hơn,phù hợp với tựa đề tác phẩm. Hơn nữa,Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung,tác giả của văn bản hay tác giả của tác phẩm;phải nói cô đọng được cái “thần”,cái “hồn của tác phẩm. Thế nhưng,trên báo chí nói chung lại có những nhan đề dễ dãi,”giật gân”.Không chỉ thế,người đọc vẫn thấy những nhan đề quá rộng lớn mà nội dung thì hạn hẹp,”chật hẹp”. Chương II: xung quanh cái tít: 1) Tít “gây sốc” Báo chí là phương tiện truyền thông ngôn luận cần thiết và tối quan trọng đối với một xã hội phát triển.Vì vậy,người làm báo cần có những nghĩa vụi trung thực với thông tin.Nhưng giờ đây,ngày càng xuất hiện nhiều “cậy bút” vì muốn thu hút độc giả mà đã từ bỏ đi 3 nguyên tắc,được xem là kim chỉ nam của ngành báo chí : “Trung thực,khách quan,tôn trọng sự thật”( theoQuy Định ngày 13/8/82005 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII Hội nhà Báo Việt Nam ) Sau đây xin trích dẫn một vài thực trạng: Đầu tiên là phương thức “Hồn Trương Ba – Da hàng thịt” – có nhiều người còn gọi là “Treo đầu dê bán thịt chó”.Độc giả không khó để bắt gặp những bài báo có nhan đề “giật gân”,hấp dẫn mà các báo muốn gây sự chú ý,đặc biệt là đối với các bài viết trong lĩnh vực giải trí nghệ thuật.và chuyên đề nổi trội chính là những ngôi sao nổi tiếng.Ắc hản,kết quả đầu tiên nhận được là sự phản hồi nồng nhiệt từ phía người đọc qua cái nhan đề đầy thu hút ấy.Nhưng đằng sau đó là một cảm giác hụt hẫng,chán ngán khi đọc kĩ phần nội dung – vì sự thật phần “vỏ” và “ruột” không ăn nhập và bám sát nhau.Đó chỉ là một hình thức “câu” khách,đánh vào tâm lý chuộng “hot”,thích cái độc đáo của người đọc.Xin trích một mẫu báo đề cập đến vấn đề này: Gần đây, báo SG Tiếp thị ngày 28/10 có bài viết với tiêu đề “Gia đình hối thúc+Gặp người phù hợp+Yêu=Đám cưới Quang Dũng”.Với độ “hot” của cặp vợ chồng ca sỹ – hoa hậu Quang Dũng – Jenifer Phạm, bài báo này đã thu hút lượng độc giả khổng lồ.Sau đó hàng loạt các báo điện tử khác đều nhanh chóng đăng tải lại bài viết này nhưng dưới một tiêu đề khác:”Jenifer có tin vui”.” Lại chuyện nam ca sĩ này, trên báo Thanh niên Online có tít “Quang Dũng với ba đêmmột mình” ra ngày 7/10 khiến người đọc liên tưởng đến chuyện ca sĩ Quang Dũng vừa mới lấy vợ đã bị “bỏ rơi” trong ba đêm liền. Tuy nhiên khi đọc tới phần nội dung, hoá ra là một sô diễn ba đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Chiều một mình qua phố “do anh thực hiện. Quả thật, trong một tác phẩm báo chí,tiêu đề phải thâu tóm được nội dung chính.Nhưng với bài báo trên người cầm bút đã làm điều ngược lại:tiêu đề sống độc lập như một tác phẩm. Và lượng lớn công chúng sau đó đã cảm thấy rất bất bình vì có cảm giác bị báo chí lừa! Ở phương thức khác, có một số bài báo thể hiện ngay từ đề tựa đến nội dung theo kiểu “vơ đũa cả nắm” – khiến độc giả khó chịu đến mức khó lòng bỏ qua. Công chúng không quên những bài báo có nhan đề gay sốc mạnh như “Công an quậy người mẫu”, “Quân nhân dùng súng AK bắn dân thường”, ân tượng hơn có lẽ là “Thầy giáo bắt học sinh làm nô lệ tình dục”, “Bác sĩ lạm dụng bệnh nhi” Hẳn nhiên chỉ cần đọc lướt qua các tiêu đề ấy,chắc chắn người đọc có cảm nghĩ rằng những việc làm đáng lên án đó không xuất phát từ riêng một cá nhân,mà là tất cả tập thể cán bộ ngành (quân nhân,thầy giáo,công an,bác sĩ,) chứ không nêu lên đích danh đối tượng cụ thể. Khiến những người trong ngành đó dị ứng và phê phán gay gắt phóng viên cũng như toà soạn báo. Thực trạng nhan đề một đằng nội dung một nẻo, điều đó thể hiện nghiệp vụ yếu kém của phóng viên hay cho thấy vấn đề đạo đức nghề nghiệp? Đó không hẳn là chuyện yếu chuyên môn mà ngược lại, nó cho thấy người viết là phóng viên lão luyện,làm chủ được con chữ và các thủ thuật báo chí. Thế nên họ mới biết thiên biến vạn hoá, trộn giả với thật nhằm mục đích thu hút độc giả. Có thể mới đầu lượng báo tiêu thụ tăng lên ,số lượng người đọc có thể vượt trội. Nhưng liền sau đó uy tín của tờ báo bị suy giảm nặng nề, bởi không độc giả nào yêu mến và tin tưởng một tờ báo thiếu trung thực, một tờ báo chủ tâm đánh lừa họ. Bên cạnh đó, vì yếu tố cạnh tranh đã không ngần ngại đưa ra những chiêu thức mới: đặt tựa thật kêu, pha chút sex để gây sốc nhằm lôi kéo được sự chú ý của độc gỉa. Trên trang giải trí Viêtnamnet (3/10/07) có bài :”Lim Jung-hee nằm trên xe bus bánalbum”, đây thực sự là một tiêu đề gây tò mò cho người đọc. Ai cũng muốn đọc xem cô ca sĩ này này nằm rên xe bus bán album như thế nào? Nhưng khi đọc nội dung bài báo, độc giả mới “vỡ lẽ” ,cái sự nằm trên xe busthực ra chỉ là hình ảnh của cô ca sĩ này được in trên xe bus nhằm quảng bá cho album mới mà thôi. Hay một bài viết khác có tựa đề gây sốc không kém”của quý của Saddam Hussein được rao bán” (Vietnamnet), khi xem bài báo mới thấy từ “của quý” mà tác giả sử dụng để chỉ các kỷ vật, vật dụng đơn giản là di vật của ông Hussein. Những người dù chỉ dành cho cựu tổng thống Iraq đã qua đời ít nhiều sự tôn trọng, mà hiểu ngôn ngữ bình dân của người Việt đọc được mẫu tin này,hẳn họ sẽ không đồng tình, pha chút xót xa với cách đặt đầu đề bài báo của tác gỉa. 2)Căn bệnh “bắt chườc” trong đặt tit báo: Viết văn không cần phải biết viết báo ,không ai bắt buộc như vậy. Nhưng viết báo thì rất cần phải biết viết văn. Viết báo mà không biết viết văn thì phải học hỏi, trau dồi, rèn luyện, không có gì đáng chê trách cả miễn là đừng “đạo văn” của người khác hoặc đi theo lối mòn đơn điệu. Để rồi ngòi bút của mình tự mắc căn bệnh bắt chước . người viết báo mà mắc căn bệnh bắt chước sẽ mất đi bản lĩnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo. Bệnh này thường bắt gặp trong các nhan đề của bài báo. Đặt tít một bài báo mà bắt chước nhau thì sẽ sinh ra sự nhàm chán nhiều khi lại gay “dị ứng” cho độc giả. Hàng ngày chúng ta thường bắt gặp những cái tít có khuôn mẫu : “có mộtnhư thế”( vd: Có một ngành nghề như thế; có một thương binh như thế ;có một doanh nghiệp như thế). Vậy thì chẳng lạ gì khi có bài báo với nhan đề”có những cái tít như thế”. Những nhà báo mắc bệnh bắt chước này, hoặc là kém khả năng sáng tạo, nghèo nàn ngôn ngữ, hoặc không tự tin vào bút lực của mình. Thậm chí họ có thể là những người lười biếng động não,thiếu ý tưởng. Họ không chịu bỏ chút thời giờ ra để tìm tòi mà cứ nghĩ trong đầu rằng:cái tít khuôn mẫu luôn là hay ho, chuẩn mực, gay ấn tượng cho độc giả. Ngoài những tít bài theo khuôn mẫu nói trên, cần phải kể đến tình trạng lạm dụng chữ “tặc” trong bài khi đưa tin trên báo chí nước ta như “lâm tặc, hải tặc”. Hay một số bài phóng sự có một cái tít rất lạ như : “bê tông tặc”(chỉ những kẻ viết bừa sơn bay lên tường để quảng cáo, gây mất mỹ quan ); “đinh tặc”( chỉ những kẻ rải đinh trên đường); Gần đây nhất là “nhạc tặc”(chỉ những kẻ “chôm” nhạc người khác khi sáng tác ca khúc)..Rồi đây trong làng báo nước nhà, những ai bắt chước người khác khi chạy tít cho bài báo sẽ bị gọi là”tít tặc”, hay những kẻ ngồi một chỗ xào xáo những bài báo của nhiều tác giả khác để tổng hợp thành bài của mình sẽ bị gọi là “báo tặc”, ấn tượng hơn một chút thì gọi là “tạp chí tặc”chăng? Cứ tranh nhau mà “sáng tạo” ra “một trời tặc” như vậy thì độc giả chỉ còn biết lắc đàu tặc lưỡi cho xem. 3) Sử dụng chất liệu văn học trong rút tít báo Tít báo tập trung trong toàn bộ chủ đề của bài báo,nên rút tít được xem như một nghệ thuật sáng tạo trong báo chí.Bằng cách dùng tên trong tác phẩm văn học: Dựa trên ý nghĩa tương đồng đặt nguyên tên tác phẩm vào trong tít báo để tạo nét nghĩa xuôi chiều, như trong trường hợp của phóng viên Xuân Ba đã mượn tên tác phẩm “Đi tìm thời dạy thật,học thậtcông việc của tôi bay giờ là đi tìm lại cái đã mất âý”.Cũng không khó bắt gặp một số tên tác phẩm “Cuốn theo chiều gió”(Margaret Michel) hay “Ba chàng ngự lâm pháo thủ”(Alecxăng Đuyma), trong một số nhan đề. “Bình cũ rượu mới”, mượn khung hình thức cũ hoặc cải biên vài yếu tố để chuyển tải thông tin mang nghĩa trái chiều hoặc khác xa nghĩa gốc. Với châm biến ý nghĩa nhẹ nhàng, phóng viên Trần Nhật Giáp đã dùng tên tập truyện Ả Rập cổ “Nghìn lẻ một đêm” để đề cập đến những vấn đề còn tồn tại trong xã hội thời nay – được viết rất sâu cay trong báo Làng Cười số 45,ngày 9/11/2005 Việc lạm dụng tên tác phẩm văn học để đặt tên cho nhan đề cũng gây không ít phản hồi từ dư luận. Các tác phẩm văn học vốn dĩ đã mang hơi hướng bay bổng, lãng mạn là thế nhưng dưới sự vận dụng của các nhà báo thì lại mang một lớp nghĩa hoàn toàn mới. Chương III: Kết luận Khi hoàn thành xong một bài báo,có một cái tít thật hay, thật tâm đắc .Đó là sự sung sướng,sự thành công của một nhà báo, tuy nhiên đó là một thủ thuật không phải lúc nào cũng dễ dàng.Có những bài báo không có gì đáng xem, đáng bàn nhưng nhờ vào cái đầu tựa nghe rất kêu, rất hấp dẫn mà lôi cuốn được độc giả.Ngược lại có những bài viết rất hay, rất công phu, sáng tạo nhưng chạy một cái tít thật khiêm tốn, trầm lặng, đôi khi khô khan, ngây ngô, cục mịch thì sẽ bị người đọc bỏ qua. Vì vậy, việc đặt tít là một bước rất quan trọng cho việc thành công của bài báo. Nó không chỉ thể hiện nội dung bài viết mà còn khẳng định được “đẳng cấp” của một nhà báo giỏi. Nhan đề hay không có nghĩa là xa rời nội dung thực tế của bài báo – mà phải bám sát bám sát nội dung muốn truyền tải.Nhưng điều quan trọng của một cái tít hay là phải đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt – điều mà các đọc giả mong muốn.
Tài liệu liên quan