Đề tài tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk

Trong những những thập kỷ gần đây, xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống NH. Sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế cho phép NH sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đồng thời thị trường được mở rộng, hoạt động kinh doanh trở lên phức tạp hơn, áp lực cạnh tranh giữa các NH trở lên gay gắt hơn cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp đôi. Kinh tế thị trường làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế, bình đẳng hoá hoạt động của các thành phần này và thúc đẩy cạnh tranh lẫn nhau. Rủi ro tuy là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại, là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi, song lại là hiện tượng đồng hành với các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong quá trình cạnh tranh. Rủi ro xuất hiện ở những điểm yếu, kém hiệu quả, mất cân đối trong phát triển kinh tế. Rủi ro vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế không có hiệu quả. Nó tạo tiền đề cho quá trình đào thải tự nhiên các doanh nghiệp yếu kém, thúc đẩy sự chấn chỉnh, sự thích nghi của các doanh nghiệp, tạo xu hướng phát triển ổn định và có hiệu quả cho nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk nói riêng cũng không nằm ngoài sự tác động trên. Thậm chí với hoạt động NH hầu như không có loại nghiệp vụ nào, không có loại dịch vụ nào của NH là không có rủi ro. Bởi lẽ, NHTM được coi là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền này để cho vay, thực hiện các dịch vụ ngân. Với đặc trưng cơ bản như vậy hoạt động kinh doanh NH chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, kinh tế xã hội, pháp lý, cơ chế chính sách vĩ mô, vi mô. Do vậy, hoạt động kinh doanh NH chứa đựng tiềm ẩn những rủi ro lớn. Hay nói cách khác, kinh doanh NH chính là chấp nhận rủi ro đổi lại NH sẽ có lợi nhuận. Để hạn chế những rủi ro vốn có này, việc quản lý rủi ro là vấn đề thiết yếu trong kinh doanh NH, đặc biệt trong môi trường kinh tế hoà nhập, toàn cầu hoá như hiện nay, thị trường tài chính phát triển với sự đa dạng hoá các công cụ tài chính các dịch vụ NH ngày càng phát triển thì quản lý rủi ro kinh doanh NH là một vấn đề quan tâm hàng đầu trong quản trị NH. Trước những đề cập tính chất thiết yếu của phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong kinh doanh NH chúng em nhận thấy rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng trở thành vấn đề cấp bách nên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk” làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tổng hợp của mình.

doc59 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài tốt nghiệp Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT 5 ĐẶT VẤN ĐỀ 5 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 5 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 6 1.4. Phạm vi nghiên cứu 7 -Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh KrôngPăk. 7 Số liệu thu thập qua 3 năm từ 2008 đến 2010. 7 -Phạm vi về không gian: Đề tài này được nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh KrôngPăk, 303 Giải Phóng, Thị trấn Phước An - Krông Păk, Tỉnh Đăk Lăk. 7 PHẦN THỨ HAI 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 (bat buoc phai sang trang dau cac phan) 8 2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng NH 8 2.1.1. Khái niệm về tín dụng NH 8 2.1.2. Đặc trưng hoạt động tín dụng NH trong nền kinh tế thị trường 9 2.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh NH 9 2.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng 9 2.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 10 2.2.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 12 2.1.3.1. Hệ số thu nợ (%) 12 2.1.3.2. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 13 2.1.3.3. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động (%, lần) 13 2.1.3.4. Mức độ rủi ro tín dụng 14 2.2.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 14 2.2.5. Dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng 15 2.2.6. Yêu cầu và các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng 17 2.2.6.1. Yêu cầu đối với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 17 2.2.6.2. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu 19 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 19 2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu 19 2.3.3. Phương pháp thống kê 19 2.3.4. Phương pháp sử lý số liệu 20 PHẦN THỨ BA 21 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk 21 3.1.1 Đặc điểm địa bàn huyện Krông Păk 21 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk 22 3.1.3. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk 24 3.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk 26 3.1.5.1. Tình hình huy động vốn 26 3.1.5.2. Tình hình sử dụng vốn 28 3.1.5.3. Các hoạt động khác 30 3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk 32 3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk 32 3.2.1.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk 32 Với phương châm “Phát triển - an toàn - hiệu quả” chi nhánh đã thường xuyên bám sát vào các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, của hệ thống NHNo&PTNT tỉnh ĐăkLăk để đề ra phương hướng chiến lược kinh doanh của chi nhánh phù hợp với từng thời kỳ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả và đã hoàn thành kế hoạch mà NHNN&PTNT tỉnh ĐăkLăk đã giao cho chi nhánh. Có được kết quả trên là do chi nhánh có nhiều biện pháp để mở rộng thị phần cho, tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của huyện và phù hợp với khả năng quản lý của chi nhánh. Thực hiện tốt chính sách khách hàng nên đã giữ được những khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chi nhánh đã chú trọng cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Đầu tư xây dựng, đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó mở rộng đầu tư ngắn hạn. Chúng ta có thể thấy được điều đó qua bảng kết quả hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk. 32 3.2.1.2. Nhận xét chung về tình hình cơ cấu tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk 35 Nhìn chung cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn. Từ năm 2008 đến này tỷ trong cho vay ngắn hạn luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước . Bảng số liệu trên cho thấy chiến lược về hoạt động tín dụng của chi nhánh có tầm nhìn xa và rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhà nước nói chung cũng như huyện Krông Păk nói riêng. Những năm trước dư nợ cho vay trung và dài hạn thấp là do hoạt động kinh tế ở huyện Krông Păk chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, công nghiệp phát triển chậm nên chi nhánh không có điều kiện để mở rộng đầu tư cho vay trung và dài hạn. Nhưng từ năm 2008 huyện Krông Păk đã hình thành nhiều công ty, doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nền kinh tế từ đó mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, dây truyền sản xuất công nghệ tiên tiến. Đồng thời sự phát triển thị trường tiêu thụ cà phê, cây trồng chủ lực của huyện Krông Păk đã tạo ra nhu cầu vốn dài hạn cho khu vực này. Với cơ hội thuận lợi trên, NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk đã kịp thời đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, phục vụ cho mục tiêu kinh tế chung của huyện, kết quả cho vay trung và dài hạn tăng lên. 35 3.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng 37 3.2.2.1. Tình hình nợ xấu 37 3.2.2.2. Trích lập dự phòng rủi ro 39 3.3. Đánh giá chung tình hình rủi ro tín dụng 44 3.3.1. Kết quả đạt được của hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng 44 3.3.2. Tồn tại trong hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng 45 3.4. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 47 3.4.1. Giải pháp trực tiếp 47 3.4.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 47 3.4.1.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 48 3.4.1.3. Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dự án 48 3.4.1.4. Thẩm định khách hàng vay vốn 49 3.4.1.5. Tuân thủ chặt chẽ quy trìn tín dụng 49 3.4.1.6. Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn 50 3.4.1.7. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 51 3.4.1.8. Nâng cao hiệu quả các công cụ bảo đảm tín dụng 51 3.4.1.9. Thực hiện biện pháp san sẻ rủi ro 51 3.4.1.10. Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi 52 3.4.1.11. Hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ 53 3.4.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ 54 3.4.2.1. Tăng cường vốn tự có 54 3.4.2.2. Cân đối khả năng huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp, an toàn và đạt hiệu quả cao 54 3.4.2.3. Tăng cường kiểm soát nội bộ chi nhánh 54 PHẦN THỨ TƯ 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 4.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk. 55 4.2. Một số kiến nghị 56 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 56 4.3.2 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 57 4.3.3. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk 57 4.3.4. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk 57 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những những thập kỷ gần đây, xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống NH. Sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế cho phép NH sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đồng thời thị trường được mở rộng, hoạt động kinh doanh trở lên phức tạp hơn, áp lực cạnh tranh giữa các NH trở lên gay gắt hơn cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp đôi. Kinh tế thị trường làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế, bình đẳng hoá hoạt động của các thành phần này và thúc đẩy cạnh tranh lẫn nhau. Rủi ro tuy là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại, là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi, song lại là hiện tượng đồng hành với các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong quá trình cạnh tranh. Rủi ro xuất hiện ở những điểm yếu, kém hiệu quả, mất cân đối trong phát triển kinh tế. Rủi ro vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế không có hiệu quả. Nó tạo tiền đề cho quá trình đào thải tự nhiên các doanh nghiệp yếu kém, thúc đẩy sự chấn chỉnh, sự thích nghi của các doanh nghiệp, tạo xu hướng phát triển ổn định và có hiệu quả cho nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk nói riêng cũng không nằm ngoài sự tác động trên. Thậm chí với hoạt động NH hầu như không có loại nghiệp vụ nào, không có loại dịch vụ nào của NH là không có rủi ro. Bởi lẽ, NHTM được coi là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền này để cho vay, thực hiện các dịch vụ ngân. Với đặc trưng cơ bản như vậy hoạt động kinh doanh NH chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, kinh tế xã hội, pháp lý, cơ chế chính sách vĩ mô, vi mô. Do vậy, hoạt động kinh doanh NH chứa đựng tiềm ẩn những rủi ro lớn. Hay nói cách khác, kinh doanh NH chính là chấp nhận rủi ro đổi lại NH sẽ có lợi nhuận. Để hạn chế những rủi ro vốn có này, việc quản lý rủi ro là vấn đề thiết yếu trong kinh doanh NH, đặc biệt trong môi trường kinh tế hoà nhập, toàn cầu hoá như hiện nay, thị trường tài chính phát triển với sự đa dạng hoá các công cụ tài chính các dịch vụ NH ngày càng phát triển thì quản lý rủi ro kinh doanh NH là một vấn đề quan tâm hàng đầu trong quản trị NH. Trước những đề cập tính chất thiết yếu của phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong kinh doanh NH chúng em nhận thấy rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng trở thành vấn đề cấp bách nên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk” làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tổng hợp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá các vấn đề mang tính chất lý luận về tín dụng NH, rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh NH, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. - Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk, đồng thời nêu ra những thực trạng hoạt động tín dụng của NH, những thành tích đạt được và những khó khăn cần giải quyết. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hạn chế rủi ro và duy trì sự an toàn trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại NHNo& PTNT chi nhánh Krông Păk. 1.4. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh KrôngPăk. -Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong thời gian 01 tháng: từ 15/10/2011 đến 15/11/2011. Số liệu thu thập qua 3 năm từ 2008 đến 2010. -Phạm vi về không gian: Đề tài này được nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh KrôngPăk, 303 Giải Phóng, Thị trấn Phước An - Krông Păk, Tỉnh Đăk Lăk. PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (bat buoc phai sang trang dau cac phan) 2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng NH 2.1.1. Khái niệm về tín dụng NH “Tín dụng NH là giao dịch về tài sản giữa người cho vay và người đi vay, trong đó người cho vay chuyển giao tài sản cho người đi vay, sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả nợ cả gốc và lãi một cách vô điều kiện khi đến hạn thanh toán”. [1] Bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả giữa một bên là NH với một bên là tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội, được thực hiện trên cơ sở NH huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh trong hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Tín dụng NH là sản phẩm đặc thù NHTM trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho NH. Tín dụng NH có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường thông qua việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng phát triển trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, điều hoà vốn trong nền kinh tế do đó tín dụng NH được xem như là đòn bẩy trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. 2.1.2. Đặc trưng hoạt động tín dụng NH trong nền kinh tế thị trường Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường đã đáp ứng được nhu cầu về vốn giữa một bên có vốn nhàn rỗi và một bên thiếu vốn do đó tín dụng NH là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế thị trưòng qua đó hoạt động tín dụng NH mang đầy đủ các đặc trưng sau: - Hoạt động tạo lập nguồn vốn: Do tính chất và đặc thù của NH hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc huy động vốn và sử dụng vốn vay để sinh lời tạo ra thu nhập cho NH. NH huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội bằng nhiều hình thức. - Hoạt động cho vay: Để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu mang lại doanh thu, lợi nhuận chủ yếu cho NH và đây là chức năng quan trọng nhất của NH dựa trên nguyên tắc: “đi vay để cho vay” thì hoạt động cho vay đã mang lại cho các NHTM vừa tạo ra các nguồn thu nhập cho mình vưà đáp ứng nhu cầu về vốn trong xã hội góp phần quan trọng trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. 2.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh NH 2.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng “Rủi ro tín dụng rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH cho khách hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH”. [2] Theo cuốn Risk Management in Banking của Joel Bessis thì rủi ro tín dụng được hiểu là: “Những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay”. Do đó có thể phân rủi ro tín dụng thành các loại sau: - Rủi ro đọng vốn: Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và lãi vay. Sự sai hẹn này do trễ hạn. - Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và lãi vay. Sự sai hẹn này là do không thanh toán. 2.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng * Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân từ phía NH NH chưa khai thác đầy đủ lượng thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định để ra quyết định cho vay đối với một khách hàng cũng như giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng còn nới lỏng các bước trong quy trình tín dụng tất cả nhưng nguyên nhân đó đều dẫn đến rủi ro không trả được nợ, làm tăng nợ quá hạn cho NH. Đó là do đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ. Rủi ro tín dụng ở khâu tiếp nhận đơn đề nghị xin vay vốn của khách hàng. Công việc đầu tiên của cán bộ tín dụng là đánh giá sơ bộ. Do cán bộ tín dụng cố gắng tìm ra những điều kiện có thể chấp nhận được nên đã khuyếch đại lên dẫn đến rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng do khâu thẩm định và đánh giá khoản vay không chính xác. Đây là khâu chủ chốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH. NH sẵn sàng cấp tín dụng hay không cấp tín dụng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực tài chính, tính khả thi của dự án vay vốn, thực trạng và triển vọng sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp. Rủi ro tín dụng phát sinh do cán bộ tín dụng phân tích báo cáo tài chính chưa tốt, việc kiểm tra cơ sở của khách hàng và phỏng vấn trực tiếp khách hàng không đạt được kết quả mong muốn do mức độ trung thực của thông tin dẫn đến các trường hợp rủi ro. *Nguyên nhân khách quan: + Nguyên nhân từ phía khách hàng: - Đối với khách hàng là cá nhân Mặc dù quan hệ giữa NH và khách hàng là cá nhân đơn giản hơn so với khách hàng là doanh nghiệp song thực tế cho thấy khách hàng là cá nhân có số lượng lớn hơn, phân tán giá trị khoản vay nhỏ nên việc tìm hiểu nguyên nhân từ phía khách hàng là cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Với khách hàng là cá nhân thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể là: Hoạt động kinh doanh không thuận lợi, khả năng quản lý yếu kém. Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản mất hoặc bị suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động. Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống. Đạo đức cá nhân không tốt: cố tình lừa NH, sử dụng tiền vay bừa bãi. - Đối với khách hàng là doanh nghiệp Doanh nghiệp gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh: Thứ nhất là thiệt hại về thị trường cung cấp: Do giá nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào tăng bất thường dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng làm giá bán tăng do đó doanh nghiệp không tiêu thụ hết mặt hàng sản xuất, gây ra ứ đọng sản phẩm. Do không đảm bảo về chất lượng, quy cách phẩm chất của các nguyên vật liệu cung ứng, gây khó khăn cho khâu tiêu thụ. Do không đủ số lượng nguyên vật liệu cung cấp cho các doanh nghiệp do đó không đảm bảo hết công suất sản xuất của doanh nghiệp làm cho giá sản phẩm tăng và số lượng người mua giảm. Thứ hai là thiệt hại về thị trường tiêu thụ: - Giá bán thị trường giảm làm thu nhập giảm. - Khách hàng đã huỷ hợp đồng làm doanh nghiệp bị thua lỗ. - Hệ thống phân phối không làm tốt chức năng. - Nền kinh tế trì trệ, thu nhập bình quân của người dân giảm. - Số lượng sản phẩm doanh nghiệp cung ứng trên thị trường lớn hơn nhu cầu thị trường. - Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thứ ba là do suy giảm chất lượng quản lý: Sự yếu kém của đội ngũ nhân viên của một doanh nghiệp làm cho kế hoạch kinh doanh thực hiện không thành công, kém hiệu quả. + Nguyên nhân khác: Do sự biến động chính trị-xã hội làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm sản xuất kinh doanh bị trì trệ, khách hàng không thu hồi được vốn đầu tư dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và NH. Do môi trường kinh tế không ổn định: Sự biến động của thị trường đã làm ảnh hưởng đến lãi suất NH, tỷ lệ lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt… không khuyến khích đầu tư dẫn đến sản xuất bị trì trệ, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ. Do điều kiện tự nhiên: Hạn hán, lũ lụt, động đất… đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra rủi ro không lường trước được đối với NH. Do môi trường pháp lý không thuận lợi: Hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ và không phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh nhiều khi gây cản trở cho hoạt động kinh doanh. 2.2.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 2.1.3.1. Hệ số thu nợ (%) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của NH (hay khả năng trả nợ vay của khách hàng) và cho biết số tiền mà ngân thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số tín dụng. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của NH càng hiệu quả và ngược lại. 2.1.3.2. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)  Doanh số thu nợ   Vòng quay vốn tín dụng =     Dư nợ bình quân   Trong đó:  Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì   Dư nợ bình quân =     2   Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho NH.
Tài liệu liên quan