Điển cố - Định nghĩa, đối chiếu văn hóa và một số gợi ý giảng dạy

Tóm t t: Điển cố là những phương tiện văn học vốn được dùng trong tất cả các thể loại văn chương cũng như các dạng ngôn bản khác, thậm chí cả trong văn hóa đại chúng và ngôn ngữ quảng cáo. Điển cố có thể là các quy chiếu trực tiếp hay gián tiếp tới văn học, tới các sự kiện lịch sử, thần thoại, tôn giáo, địa lý, quân sự, tâm linh v.v. Bài viết này nghiên cứu bản chất của điển cố sử dụng trong văn học phương Tây và Việt Nam, nhấn mạnh khảo sát đối chiếu các bình diện ngôn ngữ, văn học, lịch sử, tôn giáo của điển cố để giúp người học hiểu các chức năng quan trọng trong biểu đạt tư tưởng.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điển cố - Định nghĩa, đối chiếu văn hóa và một số gợi ý giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 12 ĐIỂN CỐ - ĐỊNH NGHĨA, ĐỐI CHIẾU VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ GỢI Ý GIẢNG DẠY Nguyn Văn Chin Trường Đại học Hà Nội Tóm t t: Điển cố là những phương tiện văn học vốn được dùng trong tất cả các thể loại văn chương cũng như các dạng ngôn bản khác, thậm chí cả trong văn hóa đại chúng và ngôn ngữ quảng cáo. Điển cố có thể là các quy chiếu trực tiếp hay gián tiếp tới văn học, tới các sự kiện lịch sử, thần thoại, tôn giáo, địa lý, quân sự, tâm linh v.v.. Bài viết này nghiên cứu bản chất của điển cố sử dụng trong văn học phương Tây và Việt Nam, nhấn mạnh khảo sát đối chiếu các bình diện ngôn ngữ, văn học, lịch sử, tôn giáo của điển cố để giúp người học hiểu các chức năng quan trọng trong biểu đạt tư tưởng. Việc điển cố Việt Nam không hiện diện trong văn học phương Tây có thể làm cho nghiên cứu này có ý nghĩa cần thiết hơn cho thụ đắc điển cố ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Những khác biệt và tương đồng trong cấu trúc ngữ nghĩa của điển cố được làm rõ nhằm chứng minh rằng điển cố không phải là thành ngữ tuy hai khái niệm này tương đối giống nhau ở vài nét. Một số bối cảnh lịch sử hay tiến trình phát triển văn học có thể tạo ra một vài điển cố dường như là tương đồng trong cả hai hệ thống điển cố phương Tây và Việt Nam, nhưng đó chỉ là hãn hữu và chúng chỉ gần nhau ở nghĩa bóng mà thôi. Các dữ liệu thu được từ nghiên cứu đối chiếu có thể hữu ích dạy ngoại ngữ. Điển cố có thể là những minh họa tốt cho các khóa trình ngôn ngữ học văn bản, phân tích diễn ngôn và ngữ dụng học. Ngoài ra, các đơn vị điển cố hỗ trợ giảng viên lý giải một số vấn đề phức tạp trong từ vựng học hay ngữ nghĩa học. Cách tiếp cận đối chiếu trong khảo sát điển cố giúp luận giải các nếp tư duy, các đặc trưng lịch sử, văn hóa và văn học trong những nền văn minh phương Đông và phương Tây. Abstract: Allusions are the literary devices used in all genres of literature and different kinds of reading, even in pop culture or in advertising etc.The allusions might be direct or indirect references to literary, historical, mythical, religious, geographical, military, spiritual events. This research paper concerns an investigation of the nature of allusions that are used particularly in Western and Vietnamese literature. The paper emphasis is placed upon contrastive study of linguistic, literary, historical, religious aspects of Western and Vietnamese allusions, which helps people which helps people to understand their important functions of expressing human thoughts. That vietnamese allusions have not passed into western languages could make this study become more necessary for the acquisition of allusions in Western countries and Vietnam.The differences and similarities in semantic structure of allusions are found out in order to prove that allusion are not idioms, though those lexical units are relatively similar in several features.Some contexts of history or development of literature could form some units that seem to be equivalents in the Western and Vietnamese systems of allusions, but practically they are rarely seen, so allusion counterparts that appear in the two systems are known in various figurative sense only.The data acquired from contrastive analysis are used to make some real suggestions helpful in teaching languages. The allusions could be good illustrations for the courses of linguistics of texts, discourse analysis and linguistic pragmatics. Besides that, these units assist lecturers to interpret some issues or problems in lexical studies or semantics. The contrastive vision in the survey of allusions helps to make sense of human manners of thinking, characteristics of history, culture and literature in Oriental and Occidental civilisations. 1. ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐIỂN CỐ Từ, ngữ, thành ngữ trong một ngôn ngữ được gọi là các đơn vị ngôn ngữ bậc cao vì chúng khác biệt với đơn vị khác, ví dụ âm vị nhờ có ý nghĩa được chúng biểu đạt. Bên cạnh đó, một đơn vị khác không phải là đơn vị ngôn ngữ nhưng có giá trị đặc biệt trong văn chương, trong văn hóa là điển cố. Điển cố là đơn vị sử dụng trong ngôn ngữ Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 13 do chúng không có mặt thường xuyên trong vốn từ vựng được ghi nhận trong từ điển toàn dân, chúng được các tác gia tạo nên trong các tác phẩm văn học, chính luận, tôn giáo, lịch sử hay sáng tác dân gian v.v. và được mọi người sử dụng trong các ngôn bản nói và ngôn bản viết. Thuật ngữ “điển cố” có cách hiểu trong tiếng Việt là sự kiện trong sách kinh điển được người đời dùng bám theo và câu chuyện, sự việc đời xưa, trong khi đó thuật ngữ Nga “крылатые слова” nhằm thể hiện những cách diễn đạt sắc sảo, những trích đoạn, những từ ngữ ngắn gọn được người ta sử dụng rộng rãi; đây là cách truyền diễn ý cách nói của Homer trong Iliad và Odissey về lời nói có cánh. Trong tiếng Anh, thuật ngữ Anh “allusions” chỉ lời nói bóng gió ám chỉ, tức là quy chiếu ngắn gọn hay gián tiếp tới con người, địa điểm, sự vật hay tư tưởng có giá trị về lịch sử, văn hóa, văn học hay chính trị; hoặc định nghĩa khoa học cho thuật ngữ này là hàm chỉ gián tiếp bằng từ hay ngữ tới sự kiện lịch sử, văn học, thần thoại, Kinh thánh hay tới sự kiện trong đời sống con người khi nói hay viết. Qua một số định nghĩa trên có thể thấy có sự khác biệt trong nhìn nhận điển cố: cách xác nhận của tiếng Việt nhấn mạnh tới sự cổ kính của cổ nhân trong sáng tạo nên các tác phẩm hay trong đời sống vốn được rút trích ra làm thành điển cố. Còn trong cách xác định ở tiếng Anh và tiếng Nga không xét tới việc đó mà ám chỉ tới tính hàm chỉ của những đơn vị điển cố vốn có nguồn gốc từ văn chương, lịch sử hoặc từ các cấu trúc văn hóa khác. Điển cố đã được giới ngôn ngữ học trên thế giới khảo sát từ nhiều năm nay. Các học giả Nga đã dành nhiều tâm sức nghiên cứu các đơn vị điển cố. Họ đều thừa nhận đây là một trong những phương tiện tạo ra ngôn ngữ văn học có hình ảnh và mang tính biểu cảm cao. Người Đức và người Nga đều dùng cách diễn đạt của Homer trong “Odyssey” và “Iliad”: “Lời có cánh” để truyền diễn khái niệm điển cố. Trong hai tác phẩm này thường có những câu như “Chàng cất tiếng nói lời có cánh sau đây”, “Họ khẽ khàng trao đổi với nhau những lời có cánh” Homer và các nhà thơ Cổ Hy Lạp thường tin rằng lời nói dường như bay từ miệng người này tới tai người khác. Asukin N. X và Asukina М. Т. đưa ra một nhận định rất xác đáng về điển cố: “Những trích đoạn ngắn gọn, những ngữ mang hình ảnh, những câu nói súc tích của các nhân vật lịch sử, tên tuổi các nhân vật huyền thoại và văn chương vốn đã trở thành danh từ chung, những đặc trưng cô đọng mang tính hình tượng của các nhân vật lịch sử (như “Cha đẻ ngành hàng không Nga”, “Vầng thái dương của thi ca Nga” vốn có nguồn gốc văn học và được sử dụng trong ngôn ngữ” [14, 3]. Tuy nhiên khái niệm “Крылатые слова” đôi khi được hiểu ở nghĩa khá rộng. Chẳng hạn có nhiều người coi thuật ngữ này ứng với ngạn ngữ hay bất cứ ngữ mang hình tượng nào có nguồn gốc không chỉ từ văn học và cả trong đời sống hàng ngày như phong tục, tín ngưỡng, thuật ngữ, từ nghề nghiệp, v.v.. Có lẽ, cuốn sách đầu tiên thu thập một cách có hệ thống và khoa học về điển cố trong ngôn ngữ học Anh, Mĩ là công trình “Dictionary of Phrase and Fable” (Từ điển điển cố và điển tích) của E. Cobham Brewer ấn hành lần đầu tiên năm 1870. Theo cách lí giải của tác giả thì cuốn sách này “cung cấp nguyên bản, biến thể hay nguồn gốc của những điển cố phổ biến, những từ ngữ có tích truyện để kể” [11, V]. Tuy nhiên, bên cạnh những điển cố đích thực, trong từ điển này còn dẫn ra nhiều thành ngữ, nhiều từ khó, từ cổ hay thuật ngữ chuyên môn. Mặc dù vậy, đây là cuốn từ điển được đánh giá rất cao không chỉ trong giới khoa học mà cả với đông đảo công chúng độc giả ở trên thế giới. Nói chung, cách tiếp cận của các nhà ngôn ngữ học ở châu Âu và Hoa Kì không có nhiều khác biệt so với giới ngôn ngữ học Nga trong vấn đề khảo sát điển cố. Nhiều luận điểm quan trọng về điển cố nói chung và điển cố tiếng Anh nói riêng được trình Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 14 bày trong những công trình như “Toward a Semantic Description oh English” của Leech G.N. in năm 1969; “A History of Foreign Words in English” của Sergeantson M. in năm 1935; “Semantics: An Introduction to the Science of Meaning” của Wilmann St. in năm 1962. Không chỉ các nhà nghiên cứu Anh, Mĩ mà còn nhiều nhà Anh ngữ học ở Nga rất thành công trong việc khảo sát các đơn vị điển cố Anh như Arnold I.V. trong cuốn “The English Word” in năm 1986, Galperin I.R. trong cuốn “Stylistics” in năm 1977. Việc nghiên cứu điển cố trên bình diện tu từ góp phần xác định sự hành chức của điển cố trong các ngôn bản như trong cuốn “Linguistic Stylistics” của Enkvist K. in năm 1973; “Linguistics and Literature” của Chapman R. in năm 1971; bài báo “Analogies, Icons and Images in Relation to Semantic Content of Discourses” của Hill A.A. đăng tải năm 1968. Các tác giả Cowie A.P., Mackin R. và McCaig I.R. trong cuốn “Oxford Dictionary of English Idioms” cùng đưa ra những kiến giải lí thú, chính xác về điển cố. Tuy nhiên, cũng như tác giả Kunin A.V. trong “English – Russian Phraseological Dictionary”; Binowitsch L.E. và Grischin N.N trong cuốn “Deutsch – Russisches Phraseologisches Worterbuch”, các tác giả này đều đưa điển cố vào cùng phạm trù với thành ngữ. Một nét tích cực và ưu việt của tất cả các tác giả này là sự phân tích và khái quát khoa học về cấu trúc và ngữ nghĩa của điển cố thông qua các khảo sát chung về thành ngữ. Ngoài ra, ở Anh, đặc biệt là ở Mĩ đều ấn hành nhiều loại từ điển câu văn trích. Ví dụ như “The Oxford Dictionary of Quotations” do Partington A. chủ biên. Cuốn này trình bày các đơn vị trích dẫn theo tác giả (Anh, Mĩ và nước ngoài). Cuốn “The Home Book of Quotations” do Stevenson B. chọn và sắp xếp là một công trình đặc biệt vì có thể tìm thấy ở đây rất nhiều đơn vị mang đầy đủ các tiêu chuẩn về cấu trúc và ngữ nghĩa của điển cố. Với 2.817 trang trình bày các đơn vị trích dẫn theo chủ đề, người đọc có thể cập nhật được một khối lượng lớn và đa dạng các đơn vị rút ra từ văn học cổ điển và văn học cận hiện đại. Ở Việt Nam đã có một số công trình chuyên về điển cố, tuy nhiên mới chỉ có từ điển hay sách tra cứu về các đơn vị điển cố chứ chưa có công trình khảo cứu chuyên sâu nào về điển cố là công trình đáng chú ý “Hán Việt thành ngữ” của tác giả Bửu Cân xuất bản năm 1932, trong đó ông sưu tập một số đơn vị điển cố. Năm 1942, Long Điền Nguyễn Văn Minh đã cho xuất bản cuốn “Từ điển văn liệu”. Theo Nguyễn Văn Ngọc thì văn liệu ở đây bao gồm “những thành ngữ gồm hai đến bốn tiếng. Loại hai tiếng nhiều hơn cả. Hầu hết những thành ngữ ấy thuộc về phạm vi thơ phú, văn chương, hoặc toàn là Hán văn, hoặc nửa Hán, nửa Nôm, hoặc Hán đã biến ra Nôm Hoặc khi chép rộng thêm những điển tích, nhiều nhất thuộc về sử liệu” [7, 5]. Như vậy, Nguyễn Văn Ngọc coi điển cố là thành ngữ. Có thể xác nhận đây là một công trình rất nghiêm túc, có giá trị giúp người đọc hiểu được kho tàng điển cố hay dùng trong văn thơ cổ. Năm 1977, công trình khá công phu và khoa hoc “Điển cố văn học” do Đinh Gia Khánh chủ biên được ấn hành. Tiếp thu và phát triển thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước, chuyên khảo này tập trung khá đầy đủ các đơn vị điển cố, có tường giải, với những ví dụ chân xác và đầy đủ. Những năm cuối thế kỷ XX, bạn đọc Việt Nam liên tục được tiếp nhận những cuốn từ điển thu thập điển cố như “Ngữ liệu văn học” của Đặng Đức Siêu in năm 1998, “Từ điển điển cố văn học trong nhà trường” của Nguyễn Ngọc San và Đinh Văn Thiện ấn hành năm 1998, “Từ điển từ ngữ tầm nguyên. Cố văn học. Từ ngữ và điển tích” của Bửu Kế in năm 2000, trong số đó đáng kể hơn cả là cuốn “Từ điển cố văn học” của Nguyễn Thạch Giang và Lữ Huy Nguyên xuất bản năm 1999. Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 15 Bên cạnh đó còn có những cuốn sách khảo cứu và chú thích các điển cố, điển tích trong Truyện Kiều như “Điển tích trong Truyện Kiều” của Trần Phượng Hồ in năm 1996, “Điển tích Truyện Kiều” của Nguyễn Tử Quang in năm 1998, “Từ điển Truyện Kiều” của Đào Duy Anh xuất bản năm 1974. Tác giả Mộng Bình Sơn biên soạn cuốn “Điển tích chọn lọc” và cho in năm 1989, đây là một tài liệu tham khảo về điển cố, điển tích khá lí thú. Ngoài ra, còn có nhiều cuốn sách khác đặng giúp người đọc tìm biết nhiều kiến thức về ngữ nghĩa và nội dung văn hóa của điển cố như “Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán’’ của Viện Ngôn ngữ học in năm 1997, hoặc một số sách lịch sử Trung Hoa được biên soạn gần đây như “Nhân vật Đông Châu” của Nguyễn Tử Quang in năm 1996. Những công trình nêu trên đều là từ điển, tuy vậy, một số bài dẫn luận viết rất công phu và phác thảo ra nhiều mặt về nguồn gốc, ngữ nghĩa và đặc điểm phong cách học của điển cố. Các nhà ngôn ngữ học cũng như các nhà nghiên cứu văn học tiếp cận điển cố từ nhiều phương diện khác nhau và đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau về điển cố. Xuất phát từ các định nghĩa, nhận xét của nhiều học giả cũng như khảo sát riêng của chúng tôi, có thể tạm thời đưa ra một định nghĩa mang tính làm việc về điển cố: Điển cố là những câu chuyện từ ngữ trong sách, là những phát ngôn, hành động, tên của các nhân vật văn chương và sự thực lịch sử, là những sự kiện chính trị, chiến tranh, tôn giáo, v.v. trong tiến trình phát triển xã hội được viết gọn, cô đọng hàm súc, lời ít ý nhiều. Điển tích là những cốt truyện, diễn trình của các sự kiện nổi bật trong văn chương, trong lịch sử được dẫn lại cô đọng trong ngôn bản. Như vậy, điển tích có thể được đặt tên, có thể là nội dung của điển cố. Do đó điển cố bao hàm điển tích. Chẳng hạn điển cố “Đoạn trường” chỉ nỗi đau khổ, não nề khôn cùng của cuộc đời. Điển cố này có điển tích kể chuyện có người thường ngày đem hai con vượn con bị bắt ra trêu đùa. Vượn mẹ vẫn lén leo cây đầu nhà vô vọng dõi nhìn con mình và gào khóc thảm thiết, sau vượn mẹ mệt quá ngã xuống đất chết, người ta nhặt xác vượn mẹ đem mổ thì thấy ruột đã đứt nát nhiều đoạn. Thực ra khái niệm điển cố gồm hai vế điển và cố. Điển là những gì mà trong định nghĩa điển cố đã nêu, còn cố chính là nội dung của điển tích. Điển cố nào cũng có xuất xứ nguồn gốc hoặc trong sách xưa thuộc văn chương, kinh bổn hoặc các sự kiện từng diễn ra trong lịch sử sự kiện con người. 2. KHÚC XẠ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ PHƯƠNG ĐÔNG QUA ĐIỂN CỐ Mô thức văn hóa phổ quát xuất hiện nhờ sự tương tác giữa con người với môi trường và với những con người khác trong quá trình sống. Mô thức này được quy định do nhu cầu làm việc để tồn tại; nhu cầu về luật pháp và trật tự; nhu cầu có tổ chức xã hội; nhu cầu có tri thức và học tập; nhu cầu tự thể hiện; nhu cầu biểu đạt tôn giáo. Trong tiến trình lịch sử, tùy thuộc vào các nhân tố như chủng tộc, văn hóa, vị trí địa lý v.v. mà các mô thức này quy định đặc tính riêng cho những nền văn minh đã và đang tồn tại ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Có thể khái quát sự khác biệt giữa văn hóa phương Tây và phi phương Tây (trong đó có phương Đông) ở một vài nét sau. Văn hóa phương Tây có căn nguyên từ Cổ Hy Lạp chuyển hóa sang Cổ La Mã. Tuy nhiên nền văn hóa này bị khuất lấp dưới bóng tối của thời Trung cổ để rồi trỗi dậy trong thời Phục hưng, tiếp đến là cách mạng khoa học, thời Khai sáng, cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, cách mạng công nghiệp. Chính văn hóa phương Tây là một hợp thể tri thức thu nhận được từ quan sát và thực nghiệm khách quan đối với các hiện tượng tự nhiên và cuộc sống con người, vì vậy duy lý trở thành cốt lõi nền tảng của mọi hoạt động tạo nên thực tiễn Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 16 sống của con người. Chính sự duy lý tạo nên cách nhìn nhận sự sống bao gồm tính tự lực cá nhân, hạnh phúc, các quyền của con người, chủ nghĩa tư bản, khoa học và công nghệ. Văn hóa không phương Tây căn bản dựa vào thuyết thần bí và tính duy chủ quan. Những nét căn bản đó quy định nên sự cưỡng chống tính độc lập cá nhân, sự hy sinh quên mình, chuyên chế, không coi trọng tính nhân văn, hờ hững với tiến bộ kinh tế, khoa học và công nghệ, những nét đó nảy sinh do hiện thực khách quan bị che khuất sau tấm màn chủ quan và hiện thực chỉ là sản phẩm chủ quan do con người tạo dựng, và con người đó sống được nhờ sức mạnh cơ bắp và các sản vật của đấng tối cao chứ không phải nhờ duy lý và sản xuất. Hạnh phúc cá nhân phải được hy sinh vì bổn phận với đấng tối cao hay cộng đồng (như bộ lạc hay quần thể xã hội), vì vậy các toan tính giành hạnh phúc của chính mình bị coi là phi luân lý đáng bị lên án. Luận lý như vậy bắt nguồn từ tư tưởng cho rằng Đấng tối cao hay quần thể xã hội là toàn quyền và giá trị then chốt, chứ không phải cá nhân, do đó, các quyền cá nhân không được công nhận hay được bảo vệ. Điển cố vốn là sản phẩm của các bậc thức giả viết ra trong các tác phẩm văn chương, triết học, lịch sử cũng như bắt nguồn từ trí tuệ dân gian tại những tác phẩm văn xuôi hay thi ca. Chúng lưu giữ những dấu ấn văn hóa qua từng chặng đường phát triển của các nền văn minh từ Đông sang Tây. Có thể thấy những nét văn hóa đó trong nội dung các điển cố. Điển cố “Eureka” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp heureka (Tôi đã tìm ra rồi). Archimedes, nhà triết học xứ Syracuse, đã thốt ra như vậy lúc ngâm mình trong bồn tắm, nước trào ra do cơ thể ông choán thể tích nước và ông phát hiện ra lực tác động do chất lỏng gây ra đối với một vật thể nhúng trong đó trong khi đang suy nghĩ cách giải vấn đề tìm ra kim loại pha trộn trong chiếc vương miện bằng vàng của vua Hiero. Điển cố này được dùng như lời cảm thán khi phát hiện ra điều gì đó là bí ẩn hay phức tạp. Ý tưởng của Eureka giống như điển cố Cogito, ergo sum (tiếng La tinh: Tôi tư duy là tôi tồn tại), đây là lời của Descartes được coi là tiên nghiệm của sự tồn tại. Hai điển cố này thể hiện lề thói duy lý, tôn trọng thực nghiệm và trí năng của con người. Trong tiểu thuyết “The Catcher in the Rye” của J.D. Salinger có những mệnh đề đã trở thành điển cố như “The mark of the immature man is that he wants to die nobly for a cause” (Dấu hiệu của một người chưa trưởng thành là việc người đó muốn chết một cách cao thượng cho một sự nghiệp) và “The mark of the mature man is that he wants to live humbly for one” (Dấu hiệu của một người trưởng thành là việc anh ta muốn sống khiêm nhường vì một sự nghiệp). Ở đây có thể thấy triết lý sống của hai nếp văn hóa, một bên cam chịu chết, còn bên kia quyết sống để làm được những gì mình phụng sự. Hai lẽ sống tiêu biểu cho hai tư duy văn hóa phương Tây và không phương Tây nêu trên. Điển cố “Man of Destiny” (“Con cưng của số phận”) nhằm ám chỉ Napoleon. Đại văn hào Walter Scott đã mô tả Napoleon như vậy vì có thời kỳ ông ta trói buộc các vua chúa bằng xích xiềng và tầng lớp quý tộc bằng gông cùm. Ngay cả người có quyền lực vô song và tiếng tăm lừng lẫy cũng bị phán xét sâu cay theo quan niệm rất duy lý “ngay cả mặt trời cũng có vết”. Luận cứ đó phản ánh tư tưởng của cách mạng Pháp “Liberté, égalité, fraternité” (“Tự do, Bình đẳng, Bác ái”). Tác gia, nhà tự nhiên học, nhà triết học tự nhiên người La Mã Gaius Plinius Secundus, tác giả bộ “Naturalis Historia” đã có câu nói trở thành điển cố “Sutor ne supra crepidam” (“Anh thợ giày, hãy bám vào cái cốt giày của mình ấy”) theo câu chuyện kể rằng sau khi một anh thợ giày nói trong tranh của họa sĩ Hy Lạp Apelles có chiếc giầy thiếu sợi giây cột, ông họa sĩ đồng ý sửa sai, nhưng Chin lc ngoi ng trong xu t