Điện điện tử - Bài 1: Tổng quan về logo

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ LOGO! Mục tiêu: - Phát biểu khái niệm và ứng dụng của Logo! theo nội dung đã học - So sánh ưu nhược điểm của điều khiển lập trình với các hình thức điều khiển khác theo nội dung đã học. - Trình bày cách nối dây cho Logo! trong thực tế theo nội dung đã học. I. KHÁI NIỆM VỀ THIẾT BỊ LOGIC LẬP TRÌNH LOGO! LOGO! là module logic thông dụng loại nhỏ tiết kiệm tiền bạc, thời gian và không gian. Hiện nay, trong các lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới đã sử dụng một cách sáng tạo và mãn nguyện với thiết bị chuyển mạch và điều khiển lập trình này. Với LOGO! bạn có thể giải quyết các ứng dụng của bạn nhanh hơn, thuận lợi hơn và nhất là giá thành rẽ hơn so với kỹ thuật thông thường. Tiết kiệm tiền bạc : Một LOGO! của bạn thay thế cho hàng dãy các thiết bị đóng cắt thông thông thường với giá tương đối cạnh tranh. Với LOGO! bạn có thể sử dụng chương trình tích hợp, đầu vào làm việc và các chức năng hiển thị mà không cần các thiết bị khác. Với một tủ điều khiển nhỏ, cần rất ít các phụ kiện, giá thấp hơn (thậm chí thấp hơn 50% của tổng giá). LOGO! là thiết bị chống va đập tốt, độ tin cậy trở nên tối ưu và chi phí bảo dưỡng nhỏ nhất.

doc97 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điện điện tử - Bài 1: Tổng quan về logo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ LOGO! Mục tiêu: - Phát biểu khái niệm và ứng dụng của Logo! theo nội dung đã học - So sánh ưu nhược điểm của điều khiển lập trình với các hình thức điều khiển khác theo nội dung đã học. - Trình bày cách nối dây cho Logo! trong thực tế theo nội dung đã học. I. KHÁI NIỆM VỀ THIẾT BỊ LOGIC LẬP TRÌNH LOGO! LOGO! là module logic thông dụng loại nhỏ tiết kiệm tiền bạc, thời gian và không gian. Hiện nay, trong các lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới đã sử dụng một cách sáng tạo và mãn nguyện với thiết bị chuyển mạch và điều khiển lập trình này. Với LOGO! bạn có thể giải quyết các ứng dụng của bạn nhanh hơn, thuận lợi hơn và nhất là giá thành rẽ hơn so với kỹ thuật thông thường. Tiết kiệm tiền bạc : Một LOGO! của bạn thay thế cho hàng dãy các thiết bị đóng cắt thông thông thường với giá tương đối cạnh tranh. Với LOGO! bạn có thể sử dụng chương trình tích hợp, đầu vào làm việc và các chức năng hiển thị mà không cần các thiết bị khác. Với một tủ điều khiển nhỏ, cần rất ít các phụ kiện, giá thấp hơn (thậm chí thấp hơn 50% của tổng giá). LOGO! là thiết bị chống va đập tốt, độ tin cậy trở nên tối ưu và chi phí bảo dưỡng nhỏ nhất. Tiết kiệm thời gian : LOGO! đồng nghĩa với việc nối dây nối ít nhất. Với LOGO! bạn có thể tiết kiệm 80% thời gian theo yêu cầu thông thường cho khoảng thời gian từ khi lắp đặt đến bảo dưỡng bởi vì nó không cần nhiều các thiết bị đóng cắt khác nhau. Tất cả là một bộ LOGO! chỉ cần một vài phím để lập trình và giải quyết các yêu cầu, thay vì phải đấu dây tỉ mỉ cho mỗi chức năng riêng. Tiết kiệm không gian : cần tủ điều khiển nhỏ hơn với LOGO! . LOGO! có thể tiết kiệm cho bạn lên đến 70% không gian cả tủ điều khiển và kho lưu trữ, vì vậy bạn có thể lập kế hoạch làm tủ nhỏ hơn cho thích hợp ngay từ ban đầu. II. ỨNG DỤNG CỦA LOGO! TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI Sau đây chỉ là một vài ví dụ ứng dụng LOGO! trong lĩnh vực điều khiển : Chiếu sáng trong các phòng nhà, cầu thang, cửa hàng, mạch đèn huỳng quang, các rèm cửa, hệ thống điều nhiệt và thông gió, cửa ga-ra ô tô, hệ thống cảnh báo và chuông báo động, các máy khoáy nước, nhà tắm nắng, hệ thống tưới nước, điều kiển thang máy, máy nâng, điều khiển máy hàn cáp, khắc mạch và làm sạch, máy cưa, máy uốn và máy cắt, máy mài giao, lò hơi, hệ thống làm mát và điều hoà không khí, hệ thống băng tải, hệ thống đo mức, máy nén khí, hệ thống quản lý năng lượng, các hệ thống chuyển tải, hệ thống quan sát, điều khiển bãi đổ xe, III.PHÂN LOẠI LOGO! LOGO! cơ bản : có 6 loại. Kích thước nhỏ gọn 72x90x55 mm, 19 chức năng tích hợp bên trong, 6 đầu vào và 4 đầu ra, có đồng hồ bên trong có thể lưu nguồn trong 80 giờ trên LOGO!12RC/24RC/230RC, tối đa 56 hàm, có khả năng tích hợp, có 3 bộ đếm thời gian, 2 đầu vào 1kHz trên mỗi LOGO!12RC/24 và 4 bộ chốt trạng thái. LOGO! cơ bản có loại có màn hình hiển thị và có loại không có màn hình hiển thị. LOGO! dài : Có 4 loại. Kích thước nhỏ gọn 126x90x55mm, 19 chức năng tích hợp, 12 ngõ vào/8 ngõ ra, tích hợp bên trong với kiểu duy trì nguồn trong 80 giờ khi mất nguồn nuôi với LOGO!230RCL/12RCL/24RCL, có tới 56 chức năng, khả năng nhớ được tích hợp sẵn, 3 bộ đếm thời gian làm việc, 2 ngõ vào 1kHz trên mỗi LOGO!12RCL/24L/24RCL và 4 bộ chốt trạng thái. LOGO!Bus : có 2 loại. Kích thước 126x90x55mm, 19 chức năng có sẵn, 12 đầu vào và 8 đầu ra, đồng hồ tích hợp bên trong, lưu trữ năng lượng trong 80 giờ đối với LOGO!230RCL/12RCL/24RCL, có tới 56 chức năng, 3 bộ đếm thời gian vận hành, 2 đầu vào 1kHz trên mỗi LOGO!24RCLB11, 4 khóa. IV. CẤU TẠO BÊN NGOÀI CỦA LOGO! LOGO! 230RC là một modun logic vạn năng của hãng Siemens sản xuất, nó có kích thước nhỏ, gọn 72* 90*55 m, trọng lượng 190g gồm có hai đầu vào cho nguồn (L và N), 6 đầu vào logic (I1, I2, I3, I4, I5, I6) và 4 đầu ra logic (Q1, Q2, Q3, Q4), nó có một màn hình hiển thị trạng thái của LOGO! 230 RC và 6 phím dùng để điều khiển cũng như lập trình cho LOGO! ngoài ra trên LOGO! còn có khe cắm cho modun /card lập trình và cáp máy tính dùng để giao tiếp với máy tính hoặc các bộ LOGO! khác. Phím ñieàu khieån Nguoàn Phím di chuyeån Ñaàu vaøo Maøn hình hieån thò Khe caém cho Module/card laäp trình vaø caùp maùy tính Ngõ ra Vì LOGO! 230RC có kết cấu nhỏ gọn nên có thể lắp ráp dễ dàng tại các tủ cung cấp trên các thanh DIN 35mm. Ta có thể sử dụng LOGO! Vào lắp đặt điện gia dụng (đèn cầu thang, đèn chiếu sáng...) và cho máy móc cơ khí hoặc các thiết bị điện thông thường (hệ thống điều khiển cổng ra vào, hệ thống bơm...) V. CAÙCH NOÁI DAÂY CHO LOGO! 1. Nối với các nguồn điện : LOGO! được nối với nguồn điện áp từ 115v đến 230v AC, tần số là 50 Hz / 60 Hz tuỳ loại và một số loại sử dụng nguồn một chiều DC. Nối các bộ cảm biến đến các đầu vào cảm biến có thể là các công tắc, cảm biến nhiệt hoặc công tắc điều khiển bằng ánh sáng, cảm biến quang điện, công tắc hành trình. LOGO! Nhận biết trạng thái 0 (khóa mở), tại điện áp < 40 VAC, dòng vào lớn nhất cho phép là 0,24 mA. LOGO! Nhận biết trạng thái 1 (khoá đóng) với điện áp > 79 VAC. khi trạng thái khóa thay đổi từ 0 lên 1, trạng thái 1 phải được duy trì ít nhất 50 ms để LOGO! nhận biết nó, cũng như vậy khi chuyển về trạng thái 0. 2. Nối các đầu vào của LOGO! Đầu ra của các LOGO! là các rơle. Khi đầu ra của LOGO! chuyển lên mức 1 thì nó đóng tiếp điểm cung cấp điện cho tải. Công tắc của rơle được cách ly với nguồn cung cấp và đầu vào. Ta có thể nối các tải khác nhau ở đầu ra, ví dụ như đèn, motor, contactor,...Các tải nối với LOGO! phải có đặc tính sau đây : Dòng chuyển mạch lớn nhất phụ thuộc vào tải và số lần tác động Khi rơle đóng (Q= 1), dòng điện cực đại là 8 Ampere cho tải thuần trở và cho tải có tính cảm kháng. BÀI 2: CÁC HÀM CHỨC NĂNG CƠ BẢN VÀ ĐẶC BIỆT CỦA LOGO! Mục tiêu: - Trình bày được các hàm chức năng cơ bản của Logo! - Trình bày được các hàm chức năng đặc biệt của Logo! I. KHÁI NIỆM VỀ KHỐI: Một khối trong LOGO! là một chức năng chuyển thông tin ngõ vào thành thông tin ngõ ra. Khi viết chương trình trong LOGO! ta sẽ kết nối các khối với nhau bằng các đường nối, các đường nối này được lấy từ menu Co (connetor). 1. Hiển thị của khối (Block) trong LOGO! Hình bên cho biết dạng hiển thị điển hình của một khối trong LOGO! 2. Cài đặt số khối: Khi chèn một khối vào chương trình thì LOGO! sẽ gán cho khối đó một số thứ tự. LOGO! sử dụng số khối để cho biết kết nối giữa các khối. Do đó số khối chủ yếu giúp người sử dụng soạn thảo chương trình. Ưu điểm của số khối: Chúng ta có thể kết nối với bất cứ một khối nào tới ngõ vào của khối hiện hành bằng cách dùng số khối. Điều này cho phép ta sử dụng kết quả của phép toán logic nhiều lần. Do đó ta có thể tiết kiệm được thời gian soạn thảo và bộ nhớ, làm cho chương trình sẽ trở nên rõ ràng hơn. Để đạt hiệu quả cao hơn khi sử dụng LOGO! nên vẽ ra sơ đồ tổng quát của chương trình sau đó mới nhập chương trình và LOGO! sẽ tự động gán khối. II. BỘ NHỚ VÀ DUNG LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH: Một chương trình trong LOGO! có các giới hạn sau : Số lượng khối kết nối nối tiếp Vùng lưu trữ ( việc chiếm bộ nhớ của các khối ) 1. Vùng nhớ : Chỉ có thể sử dụng một số lượng giới hạn các khối cho chương trình trong LOGO!. Ngoài ra các khối chức năng đặc biệt cần có thêm vùng nhớ Bộ nhớ dùng cho các chức năng đặc biệt được chia làm 4 vùng sau : Par : vùng nhớ lưu trữ các giá trị đặt ( ví dụ : giá trị giới hạn bộ đếm ) Ram : vùng nhớ lưu trữ các giá trị hiện hành ( ví dụ : trạng thái bộ đếm Time : vùng nhớ lưu trữ dùng cho các chức năng về thời gian Rem : vùng nhớ lưu trữ các giá trị thực cần được giữ lại. Vùng nhớ này chỉ được sử dụng khi chọn chức năng Retetive. 2. Giới hạn thông số : Block Par RAM Timer REM Markers 56 48 27 16 15 8 LOGO! giaùm saùt vieäc söû duïng boä nhôù. Caùc chöùc naêng chæ ñöôïc söû duïng khi boä nhôù ñuû choã troáng. 3. Số chức năng tối đa có thể sử dụng : Dựa vào yêu cầu vùng nhớ của các chức năng đặc biệt mà chúng ta có thể tính được số lượng các chức năng tối đa có thể sử dụng. Một đoạn chương trình gồm các khối chức năng kết nối nối tiếp khởi đầu và kết thúc bằng khối nối (Terminal block). Các ngõ vào và mức (I, Ia hi, lo) cũng như các ngõ ra và marker (Q, Qa, M) là các đầu nối. Chúng không có ký hiệu Khối Trong LOGO!. III. CÁC HÀM CHỨC NĂNG CỦA LOGO! 230RC Theo quy ước khi lập trình cho LOGO! ta sẽ gặp các ký tự mà LOGO! hiển thị. Ý nghĩa của các ký tự đó như sau: B01 : Block số 1 (B01,B02,). BN : (Block Number) Sử dụng để chọn Block. C0 : (Connector) Sử dụng để nối các lối vào/ra, đặt các thông số. GF : (Gate Function) Các hàm logic cơ bản như: AND, OR, NOT, XOR,. SF : (Specific Function) Các hàm đặt biệt như: Trigger, Pulse, Clock, Delay, Counter, Cnt : (Count) Lối vào bộ đếm. En : (Enable) Sử dụng để mở máy phát xung Clock. N0 : Sử dụng chọn đường đóng mở cho đồng hồ. Par : (Parameter)Tham số của bộ đếm. R : (Reset) Xoá. S : (Set) Xác lập. T : (Timer) Sử dụng để đặt thời gian thực. Trg : (Tigger) Lối vào Trigger điều khiển. CÁC HÀM CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA LOGO! Khi ta nhập một mạch điện vào LOGO! Khối các hàm cơ bản trong danh sách GF. Danh sách này có các chức năng cơ bản là : Sơ đồ tương đương chức năng Hiển thị trên màn chỉ thị LOGO! Hàm logic tương đương Công tắc thường đóng 1 NOT (negative,inverter) Công tắc thường mở mắc nối tiếp AND AND Với điều khiển sườn xung Các công tắc thường đóng mắc song song NAND (AND+NOT) NAND (AND+NOT) Với điều khiển sườn xung Các công tắc thường mở mắc song song. OR Các công tắc thường đóng mắc nối tiếp. NOR (OR+NOT) Công tắc đảo kép XOR (Exclusive OR) 1. Hàm NOT: Hàm logic NOT ( hay bộ đảo- inverter) có một lối vào và một lối ra Q được mô tả như một công tắc thường đóng, biễu diễn cho lối vào I. Sơ đồ tương đương và biễu diễn cho hàm logic NOT Bảng trạng thái hàm logic NOT 2. Hàm AND Hàm logic AND có 3 lối vào và một lối ra Q được mơ tả như một chuổi 3 công tắc thường mở mắc liên tiếp nhau. Mỗi công tắc biểu diễn cho một lối vào ( I1,I2,I3). Sơ đồ tương đương và biểu diễn cho hàm logic AND. Bảng trạng thái logic hàm AND Theo trang thái của hàm AND , lối ra rolay Q của LOGO chỉ đóng (Q=1) khi tất cả các công tắt lối vào đều đóng, nghĩa là các lối vào I ở mức cao ( I1=I2=I3=1). Khi có một trong các lối vào I=0 ( Công tắt tương ứng mở) lối ra Q là mở (Q=0). Như vậy khi sử dụng LOGO ! muốn đèn L1 sáng khi có 3 công tắt vào I1=I2=I3 cùng đóng, cần lập trình cho hàm AND để lối ra rơle Q1 đóng. Trường hợp sử dụng hàm AND cho 2 lối vào , lối vào thứ 3 không sử duïng, cần đặt lên cao bằng cách đặt dấu “X” ở lối vào này khi lập trình. 3. Hàm AND với điều khiển theo sườn xung: Sơ đồ tương đương và giản đồ hoạt động cho hàm logic AND với điều khiển theo sườn xung. Trạng thái ra của khối chỉ bằng 1 khi tất cả các lôi vào bằng 1 và có ít nhất một ngõ vào đã bằng 0 trong chu trình trước. Trường hợp sử dụng hàm này cho 2 lối vào, lối thứ 3 không sử dụng cần đặt lên cao bằng cách đặt dấu “X” ở lối vào này khi lập trình. 4. Hàm NAND Hàm logic NAND có 3 lối vào và một lối ra Q được mô tả như một chuỗi 3 công tắc thường đóng mắc song song với nhau.Mỗi công tắc biễu diễn cho một lối vào (I1,I2,I3). Sơ đồ tương đương và biểu diễn cho hàm logic NAND Bảng trạng thái logic hàm NAND Theo bảng trạng thái của hàm NAND lối ra rơle Q của LOGO! Chỉ ngắt (Q =0) khi tất cả các công tắc lối vào đều đóng, nghĩa là lối vào I ở mức cao (I1=I2=I3=1).Khi có 1 trong các lối vào I=0 (công tắc tương ứng mở) lối ra Q là đóng(Q=1). Như vậy khi sử dụng LOGO! Muốn đèn L1 tắt khi có cả 3 ngõ vào I1,I2,I3 cùng đóng, cần lập trình cho hàm NAND để lối ra rơle Q1 tắt. Trường hơp3 sử dụng hàm NAND cho 2 lối vào, lối thứ 3 khong sử dụng cần đặt lên cao bằng cách đặt dấu “X” ở lối vào này khi lập trình. 5. Hàm NAND với điều khiển theo sườn xung: Trạng thái ra của khối chỉ bằng 1 nếu tất cả các lối vào bằng 0 và có ít nhất mộ lối vào đã bằng 1 trong chu trình trước. Trường hơp3 sử dụng hàm này cho 2 lối vào , lối vào thứ 3 không sử dụng, cần đặt lên cao bằng cách đặt dấu “X” ở lối vào này khi lập trình. Sơ đồ tương đương và giản đồ hoạt động cho hàm logic NAND với điều khiển theo sườn xung. 6. Hàm OR Hàm OR có 3 lối vào và một lối ra Q được mô tả như một chuỗi 3 công tắc thường mở mắc song song với nhau.Mỗi công tắt biêĩ diễn cho một lối vào (I1,I2,I3). Sơ đồ tương đương và biểu diễn cho hàm logic OR Bảng trạng thái logic hàm OR Theo trạng thái của hàm OR lối ra Q của LOGO! Sẽ đóng (Q=1) khi có một trong các công tắt lối vào đóng (I ở mức cao). Khi tất cả các công tắt ở lối vào đều ngắt (ở mức thấp) . thì lối ra Q là mở (Q= 0). Như vậy khi sử dụng LOGO! muốn đèn sáng khi có 3 công tắt vào I1=I2=I3 cùng đóng, cần lập trình cho hàm OR để lối ra rơle Q1 đóng. Trường hợp sử dụng hàm OR cho 2 lối vào , lối vào thứ 3 không sử dụng, cần đặt xuống thấp bằng cách đặt dấu “X” ở lối vào này khi lập trình. 7. Hàm NOR Hàm NOR có 3 lối vào và một lối ra Q được mô tả như một chuỗi 3 công tắc thường đóng mắc song song với nhau.Mỗi công tắt biêĩ diễn cho một lối vào (I1,I2,I3). Sơ đồ tương đương và biểu diễn cho hàm logic NOR Bảng trạng thái logic hàm NOR Theo trạng thái của hàm NOR lối ra Q của LOGO! Sẽ ngắt (Q=0) khi có một trong các công tắt lối vào đóng (I =1). Chỉ khi tất cả các công tắt ở lối vào đều ngắt (I=0) thì lối ra Q là đóng (Q=1). Như vậy khi sử dụng LOGO! muốn đèn tắt thì chỉ cầnmột trong 3 công tắt vào I1=I2=I3 cùng đóng.Còn muốn đèn sáng ,cả 3 công tắt lối vào đều ngắt. Trường hợp sử dụng hàm NOR cho 2 lối vào , lối vào thứ 3 không sử dụng, cần đặt xuống thấp bằng cách đặt dấu “X” ở lối vào này khi lập trình. 8. Hàm XOR Sơ đồ tương đương và biểu diễn cho hàm logic XOR Bảng trạng thái logic hàm XOR Theo trạng thái của hàm XOR lối ra Q của LOGO! Sẽ ngắt (Q=0) khi cả hai công tắt lối vào cùng ngắt (I =0). Hoặc khi cả các công tắt ở lối vào đều đóng (I=1) . Khi tạng thái hai công tắc ngược ngau thì lối ra Q là đóng (Q=1). Như vậy khi sử dụng LOGO! muốn đèn sáng khi có một tronh hai công tắt vào I1,I2 đóng hoặc ngắt, cần lập trình cho hàm XOR để lối ra rơle Q đóng. Khi không sử dụng lối vào nào đánh dấu “X” ở lối vào này khi lập trình.Ở lối ra Q được mô tả như một công tắt thường đóng biễu diễn cho lối vào I. CÁC HÀM CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA LOGO! (SF) Các hàm đặc biệt trong danh mục SF được cho trong bảng bao gồm hàm tạo các tín hiệu trễ, tạo xung, đếm, đặt thời gian và đặt đồng hồ. Sơ đồ tương đương chức năng Hiển thị trên LOGO! Hàm logic tương đương On delay Đóng trễ Off delay Ngắt trễ On/OFF delay Đóng /Ngắt trễ Retentive On delay Hàm bộ nhớ thời gian trễ Latching relay Rơle chốt Pulse relay Rơle xung Wiping relay Rơle tạo khoảng thời gian định trước Edge triggered wiping relay Điều khiển theo sườn xung Weekly timer switch Chuyển mạch định thời gian trong tuần Yearly timer switch Chuyễn mạch định thời gian trong năm Up/Down counter Bộ đếm lên/xuống Operating hours Bộ đo thời gian vận hành Symmetric clock generator Phát xung đối xứng pulse generator Phát xung không đối xứng Random generator Phát xung ngẫu nhiên Analog trigger Điều khiển theo tín hiệu tương tự Analog comparator So sánh tín hiệu tương tự Stairway lighting switch Công tắt đèn cầu thang Message test Thông báo Softkey Công tắc mềm 1. HÀM ON –DELAY (HÀM ĐÓNG TRỄ) Mô tả Trong chức năng ON-DELAY ngõ ra không được cấp điện cho tới khi thời gian đặt trước đã kết thúc. Ký hiệu LOGO! Kết nối Mô tả Ngõ vào Trg (trigger) khởi động thời gian on delay. Sau thời gian T ngõ ra chuyển từ 0 lên 1. Ngõ ra Q được cấp điện sau thời gian T nếu ngõ vào Trg vẫn bằng 1. Giản đồ thời gian Phần in đậm của giản đồ thời gian giống ký hiệu trong LOGO! của on delay Thông số T : là thời gian sau đó tín hiệu đầu ra chuyển từ 0 lên 1. Mô tả chức năng Khi trạng thái ngõ vào thay đổi từ 0 lên 1, thì thời gian Ta được tính (Ta là thời gian được đặt trong LOGO!). Nếu trạng thái ngõ vào Trg duy trì mức 1 trong suốt thời gian T thì ngõ ra Q được lên mức 1 sau khi thời gian T đã hết (có sự trì hoãn thời gian từ khi ngõ vào Trg = 1 đến khi ngõ ra=1). Nếu ngõ vào Trg chuyển sang mức 0 trước khi thời gian T kết thúc thì Timer sẽ Reset. Ngõ ra Q bị Reset về 0 nếu ngõ vào Trg = 0. Nếu có sự cố mất nguồn thì Timer sẽ Reset. 2. HÀM OFF-DELAY (HÀM NGẮT TRỄ) Mô tả Trong chức năng off- delay ngõ ra không bị reset cho tới khi thời gian đặt trước đã kết thúc. Ký hiệu trong LOGO! Kết nối Mô tả Timer được khởi động khi tín hiệu tại ngỏ vào Trg đổi từ 1 xuống 0 Ngõ vào R reset thời gian off delay và set ngõ ra về 0 Sau thời gian T ngõ ra chuyển từ 1 xuống 0 Ngõ ra Q =1khi Trg =1 nhưng khi Trg = 0 thì Q vẫn duy trì ở mức 1 cho đến khi hết thời gian đặt trước T. Giản đồ thời gian Phần in đậm của giản đồ thời gian giống ký hiệu trong LOGO! của on delay. Thông số T : la thời gian sau đó tín hiệu đầu ra chuyển từ 0 lên 1. Mô tả chức năng Khi trạng thái ngõ vào Trg thay đổi từ 0 lên 1 thì ngay lập tức ngõ ra Q= 1. Nếu trạng thái ngõ vào Trg thay đổi từ 1 xuống 0 thì thời gian Ta trong LOGO! bắt đầu được tính và ngõ ra vẫn được set. Khi giá trị Ta đạt được (Ta =T) thì ngõ ra Q bị reset về 0 (off delay). Nếu ngõ vào Trg chuyển sang mức 1 một lần nữa thì thời gian Ta lại bắt đầu được tính. Ngõ vào R (Reset) sẽ reset thời gian Ta và ngõ ra trước khi hết thời gian delay đặt trước Ta. Nếu có sự cố mất nguồn thì thời gian đã tính bị reset. 3. HÀM ON/OFF DELAY Mô tả Trong chức năng on/off delay ngõ ra được set và bị reset sau các khoảng thời gian đặt trước. Ký hiệu trong LOGO! Kết nối Mô tả Input Trg Khi tín hiệu tại ngõ vào Trg chuyển từ 0 lên 1 thì thời gian on delay TH bắt đầu được tính. Khi tính hiệu tại ngõ vào Trg chuyển từ 1 xuống 0 thì thời gian off delay TL bắt đầu được tính. Parameter Par Sau thời gian TH ngõ ra sẽ lên mức 1 (Tín hiệu ngõ ra chuyển từ 0 lên 1). Sau thời gian TL ngõ ra sẽ xuống mức 0 (Tín hiệu ngõ ra chuyển từ 1 xuống 0). Output Q Ngõ ra Q = 1 sau thời gian TH và Trg vẫn được set. Ngõ ra Q = 0 thì thời gian TL đã hết và ngõ vào Trg không được set một lần nữa trong khoảng thời gian này. Giản đồ thời gian : Phần in đậm của giản đồ thời gian giống ký hiệu trong LOGO! của on delay. Thông số T : là thời gian sau đó tín hiệu đầu ra chuyển từ 0 lên 1. Mô tả chức năng Khi trạng thái ngõ vào Trg thay đổi từ 0 lên 1 thì thời gian TH bắt đầu được tính. Nếu trạng thái ngõ vào Trg vẫn duy trì = 1 trong suốt thời gian TH thì ngõ ra Q = 1 sau khi thời gian TH kết thúc (có sự trì hoãn thời gian từ lúc ngõ vào = 1 đến khi ngõ ra=1) Nếu trạng thái ngõ vào Trg xuống 0 trước khi kết thúc thì thời gian TH thì thời gian bị reset. Khi ngõ vào Trg xuống 0 thì thời gian TL bắt đầu được tính. Nếu trạng thái ngõ vào Trg duy trì ở mức 0 trong suốt thời gian TL thì ngõ ra Q bị set về 0 khi thời gian TL kết thúc (có sự trì hoãn thời gian từ khi ngõ vào xuống 0 đến khi ngõ ra xuống 0). Nếu trạng thái ngõ vào Trg xuống 0 trước khi kết thúc thời gian TL thì thời gian bị reset. Nếu có sự mất nguồn thì thời gian dã tính được bị reset. 4. HÀM Retentive ON-DELAY (BỘ NHỚ THỜI GIAN TRỄ) Mô tả Khi có một xung ngõ vào thì thời gian trì hoãn bắt đầu được tính sau thời gian này ngõ ra được Reset. Ký hiệu trong LOGO! Kết nối Mô tả Ngõ vào Trg khởi động tính thời gian on delay Ngõ vào R reset thời gian off delay và set ngõ ra về 0. Sau thời gian T ngõ ra = 1. Ngõ ra Q = 1khi hết thời gian đặt trước T. Giản đồ thời gian: Phần in đậm của giản đồ thời gian giống ký hiệu trong LOGO! của on delay. Thông số T : là thời gian sau đó tín hiệu đầu ra chuyển từ 0 lên 1. Mô tả chức năng Khi trạng thái ngõ vào Trg thay đổi từ 0 lên 1 thì thời gian Ta bắt đầu được tính.Khi thời gian đạt được bằng thời gian đặt trước T thì ngõ ra được set = 1. Các tín hiệu khác tại ngõ vào Trg không ảnh hưởng đến thời gian Ta.Ngõ ra Q và thời gian Ta không bị reset về 0 cho tới khi trạng thái ngõ vào R chuyển từ 0 lên 1. Nếu có sự cố mất nguồn thì thời gian đã