Điện - Điện Tử - Mô phỏng hệ thống bằng VT designer

Hướng dẫn cách tạo giao diện động sử dụng ô nhớ nội bằng phần mềm VT designer. + Thông qua 1 ví dụ nhỏ về mô hình bồn trộn qua đó sẽ có được thao tác cơ bản nhất để thiết kế và mô phỏng hệ thống. 1.Ví dụ : Băng tải C chạy đưa thùng tới vị trí chờ van bồn trộn phẩm màu mở . Bơm A sẽ bơm phẩm màu A vào bồn trộn tới lưu lượng P1. Đạt tới lưu lượng P1 thì reset bơm A cho bơm B chạy đổ phẩm B vào bồn trộn tới lưu lượng P2. Sau đó reset bơm B, trộn phẩm A, B trong thời gian T, mở van đổ phẩm màu vừa trộn vào thùng. *Vấn đề đặt ra : Tại thời điểm nào thì đối tượng nào đang hoạt động?

pdf12 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điện - Điện Tử - Mô phỏng hệ thống bằng VT designer, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 1 Hướng dẫn cách tạo giao diện động sử dụng ô nhớ nội bằng phần mềm VT designer. + Thông qua 1 ví dụ nhỏ về mô hình bồn trộn qua đó sẽ có được thao tác cơ bản nhất để thiết kế và mô phỏng hệ thống. 1.Ví dụ : Băng tải C chạy đưa thùng tới vị trí chờ van bồn trộn phẩm màu mở . Bơm A sẽ bơm phẩm màu A vào bồn trộn tới lưu lượng P1. Đạt tới lưu lượng P1 thì reset bơm A cho bơm B chạy đổ phẩm B vào bồn trộn tới lưu lượng P2. Sau đó reset bơm B, trộn phẩm A, B trong thời gian T, mở van đổ phẩm màu vừa trộn vào thùng. *Vấn đề đặt ra : Tại thời điểm nào thì đối tượng nào đang hoạt động? *Hướng giải quyết : - Tạo hiệu ứng lưu lượng dòng chảy cho đường ống bơm phẩm màu vào bồn trộn tại thời điểm tuần tự bơm A, B bơm lưu lượng phẩm vào bồn trộn. - Tạo ra mức dịch chuyển lưu lượng phẩm màu khi được bơm vào bồn trộn. - Chuyển động băng tải đưa thùng tới vị trí chờ. 2.Các bước thực hiện 2.1.Tạo hiệu ứng dòng chảy. Tạo đường ống bằng cách click vào biểu tượng pipeline -> tạo đường ống - Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 2 >click phải tạo rẽ nhánh trên, dưới , xuyên ngang theo yêu cầu thiết kế.  Click vào “Pipeline” vừa tạo để thay đổi thuộc tính: - Type : chọn hình dạng. - Dimension : kích thước đối tượng. - Thickness : bề dày đường ống - Border color/ body color : chọn màu cho đối tượng.  Tạo hiệu ứng dòng chảy . - Flow effect -> tạo ô nhớ chứa dữ liệu $U0. Bít thứ 3 là bít sẽ tác động việc on/off hiệu ứng dòng chảy. Khi bít thứ 3 này được set lên ($U3=08) thì sẽ có dòng dịch chuyển như hình dưới. - Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 3 - Click tab “pipe” -> Tạo tọa độ - Tick vào “Flow effect” -> chọn chiều mũi tên định hướng dòng chảy, định dạng thuộc tính, màu sắc. Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 4 2.2 Tạo mức dịch chuyển phẩm trong bồn. - Chọn “bar Graph” -> General -> chọn thuộc tính : hình dạng, màu sắc - Chọn tab “ Scale” -> tạo số lượng thanh trượt. - Chọn tab “ Advanced” -> chọn màu mức thấp , cao. - Chọn tab “visibility” -> chọn bít hiển thị đối tượng khi bị tác động. - Đặt $U300 là địa chỉ ô nhớ cho bồn trộn phẩm - $U100 : Đặt giá trịlưu lượng ở mức thấp - $U200 : Đặt giá trị lưu lượng ở mức cao. Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 5 2.3.Chuyển động băng tải. - Bằng công cụ “Draw” trên Toolbarta có thể thiết kế được tất cả hình dạng để có thể đáp ứng được tất cả loại đối tượng mà người thiết kế cần để tạo được một giao diện phù hợp nhất với yêu cầu hệ thống. - click vào đối tượng -> thiết lập thuộc tính cho đối tượng. + color control . + Outline : màu sắc, độ dày. + Solid : tạo khối màu đặc. + Visibility controlled by bit : bit điều khiển on/off đối tượng khi được tác động. *Tùy vào loại đối tượng và ứng dụng để thiết lập được thuộc tính phù hợp nhât. Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 6 *Chú ý : Ta có thể Group lại tất cả các đối tượng có cùng thuộc tính giống nhau bằng cách: +Tạo chuyển động cho băng chuyền thùng tới vị trí chờ van bồn trộn mở:click vào biểu tượng “Animated Graphic” trên Toolbar.Tạo thuộc tính cho hình ảnh như : - Tổng số trạng thái - Trạng thái điều khiển : điều khiển vị trí. - Tần số, quỹ đạo dịch chuyển (theo đường ngang, đường dọc). - Tốc độ dịch chuyển (số hình/ giây) Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 7 + Tạo nhiều giao diện bằng cách click “button screen” trong Toolbar. + Giao diện 1: Nguyên lý hoạt động. Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 8 + Giao diện 2 : Cài đặt thông số cho hệ thống. 3. Viết code Macro. Để mô phỏng nguyên lý hoạt động của một hệ thống mà không sử dụng phần cứng và thiết bị ngoại vi thì ta sử dụng công cụ hỗ trợ mô phỏng là viết đoạn chương trình Macro được tích hợp trong VT designer. Macro có thể được hiểu như một đoạn chương trình tích hợp cấu trúc lệnh điều khiển và nó có thể hoạt động giống như một chương trình máy tính đơn giản khi được tác động.  Các bước thực hiện một chương trình Macro. Bước 1 : Tạo chương trình Macro: - Tạo một nút nhấn on/off làm chế độ Auto. Khi tác động nút ấn “ Auto” thì hệ thống hoạt động tự động. Ta sẽ tạo chương trình “On Macro” trên đối tượng nút ấn này. Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 9 Bước 2 : Viết chương trình Macro. - Click “ on Macro” -> Đặt tên chương trình -> cửa sổ Macro xuất hiện-> Lập trình. Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 10 - Đoạn code chương trình : $U2 =01 /// Set bit điều khiển băng tải M2.0 lên 1 : Băng tải chạy// $U400 = $U100+$U200 /// $U400 : Tổng lưu lượng mức thấp và mức cao được cài đặt// /// $U300 : Địa chỉ ô nhớ bồn trộn /// /// $U100 : Địa chỉ ô nhớ cài đặt lưu lượng mức thấp cho phẩm A/// //// $U200 : Địa chỉ ô nhớ cài đặt lưu lượng mức thấp cho phẩm B/// If $U300 < $U100 $U0= 08 //// Set bit $U0.3 điều khiển bơm A lên 1 cho bơm phẩm A hoạt động./// $U1=00 $U300= $U300+1 /// tăng mức lưu lượng phẩm vào bồn./// ELIF $U300 < $U400 $U1= 08 /// Set bít $U1.3 điều khiển bơm B hoạt động bơm phẩm B vào bồn. Reset bơm A// $U300= $U300+1 /// tăng mức lưu lượng phẩm vào bồn./// ELSE $U5= 01 /// set bít $U5.0 lên 1 cho máy trộn hoạt động./// Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 11 4. Hoàn thành chương trình và tiến hành mô phỏng. - Chọn complie- >run offline simulation + Giao diện khi mô phỏng. Mô phỏng hệ thống bằng VT designer Page 12
Tài liệu liên quan