Đồ án Tìm hiểu lập trình phân tán với rmi ứng dụng truy cập csdl web

Sự phát triển như vũ bão của hệ thống mạng nhất là mạng Internet đã khiến cho máy tính trở nên gần gũi và phục vụ đắc lực cho con người hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó một thách thức lớn đặt ra cho các nhà phát triển ứng dụng là lập trình mạng ngày càng trở nên phức tạp. Mô hình lập trình đơn lẻ truyền thống đã bị thay đổi rất nhiều. Ngày nay, bạn không còn đơn thuần ngồi viết những ứng dụng để chạy trên một máy duy nhất. Chương trình ứng dụng đòi hỏi sự tương tác từ nhiều phía người dùng, chia sẻ tài nguyên, triệu gọi từ xa, liên kết giao tác, phân tán dữ liệu…Với những yêu cầu trên mô hình khách/chủ (hay Client/Server) đã ra đời và tồn tại rất lâu (thậm chí cho đến ngày nay). Theo mô hình khách/chủ tất cả các thao tác xử lý phức tạp đều được chuyển giao cho máy chủ xử lý. Máy khách chỉ đóng vai trò gửi yêu cầu và hiển thị dữ liệu. Hãy hình dung bạn quản lý và phân phối ứng dụng đến hàng trăm máy khách nằm ở nhiều quốc gia khác nhau (một trở ngại về mặt địa lý). Bạn cài đặt trình điều khiển kết nối cơ sở dữ liệu MS SQL Server lên từng máy. Sau một khoảng thời gian sử dụng, bạn muốn chuyển hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server sang hệ Oracle thì sao? Bạn phải yêu cầu hàng trăm máy khách cập nhật lại trình điều khiển truy xuất cơ sở dữ liệu Oracle thay cho MS SQL Server. Đó là chưa kể việc cấu hình và kết nối với từng hệ cơ sở dữ liệu xem ra cũng không phải là đơn giản đối với người dùng. Hay khi bạn muốn thay đổi mã nguồn của ứng dụng khách? Nếu ứng dụng khách của bạn bao gồm nhiều tập tin thực thi .exe và các thư viện liên kết động (dll) lên đến hàng chục Mb thì sao? Bạn phải gửi bản cập nhật hàng chục Mb này đến hàng trăm khách yêu cầu cập nhật lại chương trình. Tất cả những ứng dụng trên đã làm phát sinh mô hình phát triển ứng dụng đa tầng (multi-tier). Các ứng dụng xử lý của bạn không cài đặt trên máy khách nữa mà cài đặt ở một máy chủ khác. Mục tiêu là làm cho máy khách trở nên gọn nhẹ, dễ cấu hình, dễ thay đổi phía máy chủ. Nếu bạn cần thay đổi mã nguồn của trình ứng dụng bạn chỉ cần thay đổi trên một máy chủ. Tất cả các trình khách khi kết nối vào máy chủ chạy ứng dụng sẽ luôn được máy chủ phục vụ phiên bản mới nhất.

doc37 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 5590 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu lập trình phân tán với rmi ứng dụng truy cập csdl web, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA 5 1.1. Lịch sử ra đời của Java 5 1.2. Chu trình phát triển chương trình với Java 5 1.3. Môi trường Java 5 1.4. Các dạng chương trình ứng dụng của Java 6 1.4.1 Chương trình ứng dụng dạng độc lập 6 1.4.2. Chương trình ứng dụng dạng Applet 6 1.4.3 Chương trình ứng dụng ở dạng Applet lẫn dạng độc lập 6 1.5. Các phần tử cơ sở của Java 6 1.5.1. Định danh (Tên gọi) 6 1.5.2. Các từ khóa 7 1.5.3. Chú thích 7 1.6. Các kiểu dữ liệu nguyên thủy 7 1.7. Khai báo các biến 8 1.8. Cấu trúc tệp chương trình Java 8 Chương 2: CƠ SỞ VỀ MẠNG MÁY TÍNH 9 2.1. Định nghĩa mạng máy tính 9 2.2. Phân loại mạng máy tính 9 2.3. Một số kiến trúc mạng thường dùng 10 2.4. Giao thức mạng 10 2.4.1. Giao thức TCP/IP 10 1. Giao thức IP 10 2. Giao thức TCP 11 2.4.2 Giao thức UDP 11 2.5. Các mô hình hoạt động của mạng máy tính 11 Chương 3: LẬP TRÌNH ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÁN VỚI RMI 12 3.1. Tổng quan về RMI 12 3.1.1. RMI là gì 12 3.1.2. So sánh giữa RMI và RPC 12 3.2 RMI làm việc như thế nào 12 3.3. Kiến trúc của chương trình RMI 14 3.4. Các cơ chế liên quan trong một ứng dụng RMI 15 3.5. Cơ chế thực thi của một ứng dụng RMI 16 3.6. Các lớp, gói thường được sử dụng trong RMI 17 3.7. Những vấn đề gặp phải khi triển khai RMI 17 3.7.1. Nạp các lớp động 17 3.7.2. Sự khác nhau giữa các máy ảo Java 18 1. Máy ảo Java của Microsoft thiếu hỗ trợ lời triệu gọi phương thức từ xa 18 2. Những thay đổi trong RMI từ JDK 1.02 đến JDK 1.1 19 3. Những thay đổi trong RMI từ JDK 1.1 đến nền tảng thứ hai của Java 19 3.7.3 RMI và Applet 20 1. Không có khả năng kết nối tới cổng TCP 20 2. Các hạn chế trong những kết nối mạng 20 3. Các hạn chế bởi tường lửa. 21 3.8. Sử dụng RMI thực thi việc tham chiếu ngược 22 3.8.1. Tham chiếu ngược trong lập trình hướng đối tượng 22 3.8.2. Tham chiếu ngược trong RMI 24 3.9. Kích hoạt đối tượng từ xa 25 3.9.1 Kích hoạt đối tượng là gì 25 3.9.2. Kích hoạt đối tượng từ xa làm việc như thế nào 25 3.10. Classpath và Codebase 27 3.10.1. Giới thiệu chung 27 3.10.2. Classpath 27 3.10.3. URL (Uniform Resource Locator) 27 3.10.4. Codebase 27 Chương 4: CHƯƠNG TRÌNH DEMO TRUY NHẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU WEB 28 4.1 Các mô hình kiến trúc cơ sở dữ liệu 28 4.1.1 Kiến trúc đơn lớp (Single Architecture) 28 4.1.2 Kiến trúc hai lớp (Two - Tier Architecture) 28 4.1.3 Kiến trúc ba lớp (Three - Tier Architecture) 29 4.1.4. Giới thiệu về truy nhập cơ sở dữ liệu Web 29 4.2. Mô hình và hoạt động của chương trình demo 30 4.3. Thiết kế chương trình 31 4.3.1. Các tệp xây dựng trong chương trình 31 4.3.2. Các bước thực hiện chương trình 32 4.4 Một số giao diện của chương trình 32 KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển như vũ bão của hệ thống mạng nhất là mạng Internet đã khiến cho máy tính trở nên gần gũi và phục vụ đắc lực cho con người hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó một thách thức lớn đặt ra cho các nhà phát triển ứng dụng là lập trình mạng ngày càng trở nên phức tạp. Mô hình lập trình đơn lẻ truyền thống đã bị thay đổi rất nhiều. Ngày nay, bạn không còn đơn thuần ngồi viết những ứng dụng để chạy trên một máy duy nhất. Chương trình ứng dụng đòi hỏi sự tương tác từ nhiều phía người dùng, chia sẻ tài nguyên, triệu gọi từ xa, liên kết giao tác, phân tán dữ liệu…Với những yêu cầu trên mô hình khách/chủ (hay Client/Server) đã ra đời và tồn tại rất lâu (thậm chí cho đến ngày nay). Theo mô hình khách/chủ tất cả các thao tác xử lý phức tạp đều được chuyển giao cho máy chủ xử lý. Máy khách chỉ đóng vai trò gửi yêu cầu và hiển thị dữ liệu. Hãy hình dung bạn quản lý và phân phối ứng dụng đến hàng trăm máy khách nằm ở nhiều quốc gia khác nhau (một trở ngại về mặt địa lý). Bạn cài đặt trình điều khiển kết nối cơ sở dữ liệu MS SQL Server lên từng máy. Sau một khoảng thời gian sử dụng, bạn muốn chuyển hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server sang hệ Oracle thì sao? Bạn phải yêu cầu hàng trăm máy khách cập nhật lại trình điều khiển truy xuất cơ sở dữ liệu Oracle thay cho MS SQL Server. Đó là chưa kể việc cấu hình và kết nối với từng hệ cơ sở dữ liệu xem ra cũng không phải là đơn giản đối với người dùng. Hay khi bạn muốn thay đổi mã nguồn của ứng dụng khách? Nếu ứng dụng khách của bạn bao gồm nhiều tập tin thực thi .exe và các thư viện liên kết động (dll) lên đến hàng chục Mb thì sao? Bạn phải gửi bản cập nhật hàng chục Mb này đến hàng trăm khách yêu cầu cập nhật lại chương trình. Tất cả những ứng dụng trên đã làm phát sinh mô hình phát triển ứng dụng đa tầng (multi-tier). Các ứng dụng xử lý của bạn không cài đặt trên máy khách nữa mà cài đặt ở một máy chủ khác. Mục tiêu là làm cho máy khách trở nên gọn nhẹ, dễ cấu hình, dễ thay đổi phía máy chủ. Nếu bạn cần thay đổi mã nguồn của trình ứng dụng bạn chỉ cần thay đổi trên một máy chủ. Tất cả các trình khách khi kết nối vào máy chủ chạy ứng dụng sẽ luôn được máy chủ phục vụ phiên bản mới nhất. Web là một ứng dụng điển hình nhất của mô hình ứng dụng đa tầng cụ thể đó là mô hình ba tầng. Trình chủ Web nằm trên một máy chủ, máy khách chỉ cần dùng trình duyệt Web (browser) kết nối vào máy chủ và có thể truy cập được mọi thông tin cũng như dịch vụ. Trình chủ sử dụng java servlet, trang jsp hay các ứng dụng CGI để kết nối vào cơ sở dữ liệu, đối tượng phân tán RMI, CORBA (nằm trên một máy chủ khác) xử lý tính toán và trả về kết quả cho trình khách thông qua các trang Web tĩnh. Mô hình đa tầng đã phân rã chức năng một cách cụ thể, cho phép ứng dụng chạy trên nhiều máy chủ khác nhau. Dễ dàng cho người phát triển, nhà cung cấp cũng như người sử dụng mạng diện rộng nhất là mạng Internet. Trong phạm vi của đồ án em nghiên cứu cách truy cập sơ sở dữ liệu Web bằng đối tượng phân tán RMI. Cấu trúc của đồ án gồm bốn chương. Trong chương một trình bày sơ lược về Java, cấu trúc của một chương trình Java, các dạng chương trình ứng dụng của Java, các phần tử cơ sở và các kiểu dữ liệu nguyên thủy của Java. Trong chương hai trình bày khái niệm, kiến trúc, mô hình mạng máy tính và giao thức thường dùng trong mạng. Trong chương ba trình bày về lập trình đối tượng phân tán với RMI, khái niệm về RMI, kiến trúc của một chương trình RMI, các vấn đề gặp phải khi triển khai RMI và một số kỹ thuật triển khai RMI. Cuối cùng trong chương bốn xây dựng chương trình demo truy cập cơ sở dữ liệu Web. Chương trình có các giao diện cho người sử dụng và cả người quản trị hệ thống. Tất cả các chức năng của chương trình đều được thực hiện từ xa. Do trình độ và thời gian có hạn nên đồ án tốt nghiệp không thể tránh khỏi các thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để tốt đồ án tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập. Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA 1.1. Lịch sử ra đời của Java Ngôn ngữ lập trình Java do Java do James Gosling và nhóm cộng sự của hãng Sun Microsystems xây dựng vào năm 1990 với tên gọi ban đầu là Oak (Cây sồi). Java được xây dựng chủ yếu trong bộ công cụ phát triển JDK (Java Development Kit). Bắt đầu với JDK phiên bản 1.0 từ năm 1995, năm 1996 Sun đưa ra phiên bản JDK 1.1, năm 1998 cho ra đời phiên bản JDK 1.2 và hiện nay đã có phiên bản 1.6. 1.2. Chu trình phát triển chương trình với Java Java vượt qua được các nhược điểm trên bằng cách dịch các chương trình nguồn sang ngôn ngữ máy ảo không phụ thuộc vào chip (hệ lệnh cụ thể) nào cả và sau đó khi cần thực hiện sẽ thông dịch sang hệ máy cụ thể. Kết quả của chương trình là chuỗi các bytes cơ sở bao gồm các mã lệnh thực hiện (Opcode) và các tham số của máy lý thuyết (máy ảo), là máy Java ảo JVM. Chương trình được thực hiện như sau: 1.3. Môi trường Java Java có thể dịch và thực hiện trong mọi môi trường điều hành, miễn là ở đó có chương trình thông dịch (máy Java ảo - JVM). Cơ chế xử lý các Web site. Tại sao lại sử dụng Java cho công nghệ Web. Tổ chức thực hiện các dự án ứng dụng với Java. * Xử lý các Web site * Java và Web - Độc lập với môi trường (Platform Independent) - Đảm bảo an ninh (secure) thông tin - Đảm bảo an toàn (safe) - Thực hiện đa luồng (multithreads) - Đảm bảo sự linh hoạt - Đảm bảo sự gọn nhẹ - Đảm bảo tính nhất quán * Bộ công cụ phát triển ứng dụng JDK - Hiện nay có nhiều môi trường hỗ trợ để phát triển phần mềm Java như: Visual J++, Symantec’s Café, Boland Jbuilder, JDK v.v. Bộ JDK so sun cung cấp theo Web site: 1.4. Các dạng chương trình ứng dụng của Java Có ba loại chương trình có thể phát triển với Java: + Các chương trình ứng dụng độc lập. + Các chương trình ứng dụng nhúng (applet). + Các chương trình kết hợp cả hai loại trên. 1.4.1 Chương trình ứng dụng dạng độc lập Chương trình ứng dụng độc lập là một chương trình nguồn mà sau khi dịch có thể thực hiện trực tiếp. 1.4.2. Chương trình ứng dụng dạng Applet Applet là loại chương trình Java đặc biệt mà khi thực hiện phải được nhúng vào chương trình ứng dụng khác như trình duyệt Web Browser, hoặc appletviewer của JDK. 1.4.3 Chương trình ứng dụng ở dạng Applet lẫn dạng độc lập Java cho phép xây dựng chương trình chạy được cả ở Web Browser lẫn một ứng dụng độc lập. Một chương trình như thế phải: + Định nghĩa lớp ứng dụng mở rộng, kế thừa từ lớp Applet. + Trong lớp ứng dụng phải có hàm main(). 1.5. Các phần tử cơ sở của Java 1.5.1. Định danh (Tên gọi) Tên gọi của các thành phần trong chương trình được gọi là định danh (Identifier). Trong Java định danh là một dãy các ký tự gồm các chữ cái, chữ số và một số các ký hiệu như: ký hiệu gạch nối ‘_’, các ký hiệu tiền tệ $, ¥, £, ¢, và không được bắt đầu bằng chữ số. Lưu ý: Java phân biệt chữ thường và chữ hoa, ví dụ Hoa và hoa là hai định danh khác nhau. Độ dài (số ký tự) của định danh trong Java về lý thuyết là không giới hạn. 1.5.2. Các từ khóa Các từ khóa của Java có thể chia làm 9 nhóm. 1. Tổ chức các lớp 2. Định nghĩa các lớp 3. Các từ khóa cho các biến và các lớp 4. Các kiểu dữ liệu nguyên thủy (đơn giản) 5. Những từ khóa cho các giá trị và các biến 6. Xử lý ngoại lệ 7. Tạo lập và kiểm tra các đối tượng 8. Dòng điều khiển 9. Những từ khóa chưa được sử dụng. 1.5.3. Chú thích Chú thích trên một dòng: Tất cả các ký tự sau // cho đến cuối dòng là chú thích. Chú thích nhiều dòng: Giống như trong C, phần nằm giữa /* và */ là chú thích. Chú thích trong tư liệu: Đây là loại chú thích đặc biệt được đặt vào những chỗ thích hợp trong chương trình để javadoc có thể đọc và sử dụng để tạo ra tư liệu dạng HTML cho chương trình. Phần chú thích trong tư liệu được bắt đầu bằng /** và kết thúc bằng */. 1.6. Các kiểu dữ liệu nguyên thủy Mỗi ngôn ngữ lập trình đều định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản gọi là kiểu nguyên thủy. Các kiểu nguyên thủy của Java được chia thành 3 nhóm: + Kiểu nguyên gồm các số nguyên và kiểu ký tự. + Kiểu dấu phảy động hay kiểu số thực: Loại này có hai kiểu float và double biểu diễn cho các số thập phân có dấu. + Kiểu boolean: Là kiểu boolean có hai giá trị true (đúng) và false (sai). Hình 1.1. Các kiểu nguyên thủy trong Java 1.7. Khai báo các biến Trong Java có bốn loại biến: + Các biến thành phần + Các biến tham chiếu đối tượng (Object Reference) + Các biến tĩnh (static) + Các biến cục bộ (local) 1.8. Cấu trúc tệp chương trình Java Tệp chương trình Java có thể có các thành phần được đặc tả như sau: + Định nghĩa một gói là tùy chọn thông qua định danh của gói (package). + Một số lệnh import (không hoặc nhiều). + Một số định nghĩa lớp và interface có thể định nghĩa theo thứ tự bất kỳ. Chương 2: CƠ SỞ VỀ MẠNG MÁY TÍNH 2.1. Định nghĩa mạng máy tính Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho nhau. Hình 2.1. Mô hình liên kết các máy tính trong mạng 2.2. Phân loại mạng máy tính Dựa theo phạm vi phân bố của mạng người ta có thể phân ra các loại mạng như sau: + GAN (Globa Area Network) + WAN (Wide Area NetWork) + MAN (Metropolitan Area Network) + LAN (Local Area Network) 2.3. Một số kiến trúc mạng thường dùng + Ring Topology:  Hình 2.2. Ring Topology + Bus Topology:  Hình 2.3. Bus Topology Hình 2.4. Start Topology + Star Topology: 2.4. Giao thức mạng Giao thức mạng là một tập các quy tắc, quy ước để trao đổi thông tin giữa hai hệ thống máy tính hoặc hai thiết bị máy tính với nhau. Nói một cách hình thức thì giao thức mạng là một ngôn ngữ được các máy tính trong mạng sử dụng để trao đổi dữ liệu với nhau. Có nhiều loại giao thức được sử dụng trong mạng máy tính như: Apple Talk, DLC, NetBEUI,… nhưng hiện nay giao thức được sử dụng phổ biến nhất trong mạng máy tính là giao thức TCP/IP. 2.4.1. Giao thức TCP/IP 1. Giao thức IP Nhiệm vụ chính của giao thức IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên kết mạng để truyền dữ liệu, vai trò của IP là vai trò của giao thức tầng mạng trong mô hình OSI. Giao thức IP là một giao thức kiểu không liên kết (connectionlees) có nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu. 2. Giao thức TCP TCP là một giao thức hướng kết nối, có cung cấp một đường truyền dữ liệu tin cậy giữa hai máy tính. Tính tin cậy thể hiện ở việc nó đảm bảo dữ liệu được gửi sẽ đến được đích và theo đúng thứ tự như khi nó được gọi. 2.4.2 Giao thức UDP UDP (User Datagram Protocol) là giao thức theo phương thức không liên kết được sử dụng thay thế cho TCP ở trên IP theo yêu cầu của từng ứng dụng. 2.5. Các mô hình hoạt động của mạng máy tính Mô hình hình hoạt động của mạng máy tính chủ yếu có hai loại: + Mô hình hoạt động chủ khách (Clients/Server). + Mô hình hoạt động ngang hàng (Peer to Peer). Chương 3: LẬP TRÌNH ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÁN VỚI RMI 3.1. Tổng quan về RMI RMI là một công ngệ của các hệ thống phân tán nó cho phép một máy ảo Java (JVM) gọi những phương thức của đối tượng nằm trên máy ảo Java khác ở trong cùng một mạng. 3.1.1. RMI là gì RMI là một công nghệ Java cho phép một JVM giao tiếp với một JVM khác và thi hành các phương thức của đối tượng nằm trên JVM đó. Hình 3.1. Lời triệu gọi phương thức từ xa được thi hành trên máy ảo Java ở xa 3.1.2. So sánh giữa RMI và RPC Java là một ngôn ngữ nền tảng, dễ hiểu, nó cho phép những ứng dụng Java giao tiếp với những ứng dụng Java khác chạy trên bất kỳ môi trường phần cứng nào hỗ trợ một JVM. Sự khác nhau chủ yếu giữa RPC và RMI là RPC hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, trong khi RMI chỉ hỗ trợ những ứng dụng viết trên Java. 3.2 RMI làm việc như thế nào Các hệ thống sử dụng RMI cho việc truyền thông tiêu biểu được phân thành 2 loại: Clients và Servers. Server cung cấp dịch vụ RMI, và Client gọi các phương thức do Server cung cấp. RMI Server phải đăng ký một dịch vụ tìm kiếm, cho phép các Client tìm thấy thông tin Server cung cấp, hoặc chúng có thể tham chiếu tới dịch vụ khác. Một ứng dụng chạy nền cho RMI có tên là rmiregistry. Ứng dụng này chạy và xử lý độc lập với các chương trình RMI, nó cho phép các đối tượng trên Server đăng ký tên của mình. Mỗi lần một đối tượng được đăng ký xong, nó sẽ đợi sau đó thực hiện lời gọi từ phía Client. Hình 3.2. Nhiều dịch vụ đăng ký với một bộ đăng ký Các đối tượng trên Client sẽ gửi những thông điệp tới những phương thức ở xa. Trước khi một phương thức ở xa được thực thi Client phải có tham chiếu của nó trên Server. Điều đó được thực hiện bởi dịch vụ tìm kiếm trong bộ đăng ký RMI. Đối tượng trên Client yêu cầu một tên dịch vụ, và sẽ nhận được một URL. Nên nhớ những URL không phải cho HTTP, hầu hết các giao thức có thể đại diện sử dụng cú pháp của URL. Định dạng được sử dụng bởi RMI để đại diện cho một đối tượng tham chiếu từ xa như sau: rmi://hostname:port/servicename Trong đó hostname tên của của Server hoặc địa chỉ IP của Server, port số hiệu cổng cung cấp dịch vụ, servicename là một chuỗi mô tả dịch vụ. Những thông tin chi tiết của hoạt động mạng thì luôn trong suốt với người phát triển ứng dụng khi làm việc với các đối tượng ở xa, việc đó trở nên đơn giản như khi làm việc với đối tượng tại máy cục bộ. Điều này được thực hiện nhờ một phép chia thông minh của hệ thống RMI thành hai thành phần, một là stub và một là skeleton. Hình 3.3. Đối tượng stub gọi đối tượng skeleton. Tại RMI Server, đối tượng skeleton có nhiệm vụ lắng nghe những yêu cầu và chuyển các yêu cầu đó tới dịch vụ RMI. Sau khi người phát triển tạo ra một giao diện RMI, người đó còn phải định nghĩa cụ thể giao diện đó. Đối tượng được định nghĩa này sẽ được gọi là đối tượng skeleton. 3.3. Kiến trúc của chương trình RMI Kiến trúc của một chương trình theo cơ chế RMI được mô tả như hình sau: Hình 3.4. Kiến trúc chương trình kiểu RMI Trong đó: + Server là chương trình cung cấp các đối tượng có thể được gọi từ xa. + Client là chương trình có tham chiếu đến các phương thức của các đối tượng ở xa trên Server. + Stub chứa các tham chiếu đến các phương thức ở xa trên Server. + Skeleton đón nhận các tham chiếu từ Stub để kích hoạt phương thức tương ứng trên Server. + Remote Reference Layer là hệ thống truyền thông của RMI. + Transport là tầng giao vận được dựa trên giao thức TCP/IP giữa các máy trong mạng. Bằng cách sử dụng kiến trúc phân tầng như trên mà mỗi tầng có thể phân cấp hoặc thay thế mà không ảnh hưởng tới các tầng còn lại của hệ thống. 3.4. Các cơ chế liên quan trong một ứng dụng RMI Trong một ứng dụng phân tán cần có các cơ chế sau: + Cơ chế định vị đối tượng ở xa (Locate remote objects) + Cơ chế giao tiếp với các đối tượng ở xa (Communicate with remote objects) + Tải các lớp danh bytecodes cho các lớp mà nó được chuyển tải qua lại giữa máy ảo (Load class bytecodes for objects that are passed around) Hình 3.5. Vai trò của dịch vụ ánh xạ tên Trong đó: + Server đăng ký tên cho đối tượng có thể được gọi từ xa của mình với dịch vụ ánh xạ tên (Registry Server). + Client tìm đối tượng ở xa thông qua tên đã đăng ký trên Registry Server (looks up) và tiếp đó gọi các phương thức ở xa. + Hình 3.5 cũng cho thấy cách thức mà hệ thống RMI sử dụng một WebServer sẵn có để truyền tải mã bytecodes của các lớp qua lại giữa Client và Server. 3.5. Cơ chế thực thi của một ứng dụng RMI Tiến trình thực thi của một ứng dụng RMI diễn ra như sau: Hình 3.6. Tiến trình thực thi của ứng dụng RMI + Bước 1: Server tạo các đối tượng cho phép gọi từ xa cùng với Stub và Skeleton của chúng. + Bước 2: Server sử dụng lớp Naming để đăng ký tên cho một đối tượng từ xa (1). + Bước 3: Naming đăng ký Stub của đối tượng từ xa với Registry Server (2). + Bước 4: Registry Server sẵn sàng cung cấp tham chiếu đến đối tượng từ xa khi có yêu cầu (3). + Client yêu cầu Naming định vị đối tượng ở xa thông qua tên đã được đăng ký (phương thức lookup) với dịch vụ tên (4). + Naming tải Stub của đối tượng ở xa từ dịch vụ tên mà đối tượng đã đăng ký về Client (5). + Cài đặt đối tượng Stub và trả về tham chiếu đối tượng ở xa cho Client (6). + Client thực thi một lời gọi phương thức ở xa thông qua đối tượng Stub (7). 3.6. Các lớp, gói thường được sử dụng trong RMI Trong kỹ thuật triệu gọi từ xa, một hệ thống RMI sử dụng rất nhiều gói và lớp của Java nhưng các lớp quan trọng nhất vẫn là: + java.rmi. + java.rmi.activation. + java.rmi.dgc. + java.rmi.registry. + java.rmi.server. Trong các gói trên thì quan trọng nhất là gói java.rmi với gói này lớp Naming đóng vai trò cực kỳ quan trọng, tất cả các phương thức của lớp này đều là phương thức tĩnh. Lớp này dùng để đăng ký hoặc khôi phục các tham chiếu đối tượng với bộ đăng ký rmiregistry. Gói này gồm các phương thức: + static void bind(String url, Remote Object). + static String[] list(String url. + static Remote lookup(String url). + static void rebind(String url, Remote Object). 3.7. Những vấn đề gặp phải khi triển khai RMI 3.7.1. Nạp các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTom tat.doc
  • pptbc tot nghiep.ppt
Tài liệu liên quan