Giáo án Tuần 2 - Lớp 4

Môn: Tập đọc Tiết : 3 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt) I. Mục tiêu - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * HS có năng lực học tập nổi bậc chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4). KN: Thể hiện sự thông cảm; Xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân (Xử lí tình huống; Đóng vai (đọc theo vai). II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, SGK (phóng to). Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học

doc45 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 2 - Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Thứ hai, ngày 31 tháng 8 năm 2015 Môn: Tập đọc Tiết : 3 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt) I. Mục tiêu - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * HS có năng lực học tập nổi bậc chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4). KN: Thể hiện sự thông cảm; Xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân (Xử lí tình huống; Đóng vai (đọc theo vai). II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, SGK (phóng to). Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động 2. Kiểm tra bài cũ Bài “Mẹ ốm” + Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? + Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của bài “ Mẹ ốm ” - Nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài: b) H/ dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: HĐ1: Luyện đọc: - GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn. + Đoạn 1: Bọn Nhện hung dữ. + Đoạn 2: Tôi cất tiếng .giã gạo. + Đoạn 3: Tôi thét .quang hẳn. - GV ghi từ khó. Kết hợp sửa lỗi phát âm hướng dẫn HS cách đọc bài. Đoạn 1: Giọng căng thẳng, hồi hộp. Đoạn 2: Giọng đọc nhanh, lời kể của Dế Mèn dứt khoát, kiên quyết. Đoạn 3: Giọng hả hê, lời của Dế Mèn rành rọt, mạch lạc. - GV đọc diễn cảm toàn bài. HĐ2: Tìm hiểu bài: Đoạn 1: + Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? + Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì? + Em hiểu “sừng sững”, “ lủng củng nghĩa là thế nào? (Dành cho HS có năng lực học tập nổi bậc) + Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì? (HS có năng lực học tập nổi bậc) Đoạn 2 + Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? + Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn? - Giảng: Khi gặp trận địa mai phục của bọn nhện, đầu tiên Dế Mèn đã chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: Muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu, dùng các từ xưng hô: ai, bọn này, ta. Khi thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá, nặc nô. Dế Mèn liền ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh: quay phắt lưng lại, phóng càng đạp phanh phách. * Đoạn 3 + Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? + Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào? + Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cho em cảnh gì? + Em có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các dạnh hiệu sau? (HS có năng lực học tập nổi bậc) Võ sĩ: Người sống bằng nghề võ. Tráng sĩ: Người có sức mạnh và chí khí mạnh mẽ, đi chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả. Chiến sĩ: Người lính, người chiến đấu trong một đội ngũ. Hiệp sĩ: Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa. Dũng sĩ: Người có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với khó khăn nguy hiểm. Anh hùng: Người lập công trạng lớn đối với nhân dân và đất nước. HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn cách đọc đoạn 2. - GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc. - Yêu cầu HS lên bảng đánh dấu cách đọc và luyện đọc theo cách hướng dẫn đúng. - GV đọc mẫu. 4. Củng cố: Liện hệ - giáo dục: Em học tập được điều gì ở Dế Mèn? Nêu ý nghĩa bài học? (HS có năng lực học tập nổi bậc) 5. Dặn dò: - Học bài và Chuẩn bị bài “Truyện cổ nước mình” - Nhận xét tiết học. + Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ; Người cho trứng, người cho cam và anh y sĩ đã mang thuốc vào. - HS nêu nội dung bài. - HS đọc nối tiếp lần 1. - HS đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp lần 2. - HS đọc phần chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc thầm đoạn 1, và trả lời câu hỏi. + Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ. + Chúng mai phục để bắt Nhà Trò phải trả nợ. + Nói theo nghĩa của từng từ theo hiểu biết của mình. Sừng sững: dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn. Lủng củng: lộn xộn, nhiều, không có trật tự ngăn nắp, dễ đụng chạm. -Ý1: Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ - HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. Thấy vị chúa trùm nhà nhện xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách. + Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Ý2: Dế Mèn ra oai với bọn nhện - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Dế Mèn thét lên, phân tích vàso sánh để bọn nhện thấy được những hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ của chúng: giàu có, béo múp béo míp mà cứ đòi món nợ bé tí tẹo, đã mấy đời; kéo bè kéo cánh để đánh đập Nhà Trò yếu ớt. Thật đáng xấu hổ ! Có phá heat các vòng vây đi không? + Chúng sợ hã, cùng dạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang phá hết các dây tơ chăng lối. + Từ ngữ “cuống cuồng” gợi cảnh cả bọn nhện rất vội vàng, rối rít vì quá lo lắng. Ý3: Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải - HS tự do phát biểu theo ý hiểu. - Kết luận: Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối. - HS đọc nối tiếp toàn bài. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp - Thi đọc diễn cảm trước lớp. Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. Môn: Toán ; Tiết : 6 CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I. Mục tiêu - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số. * Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, b) II. Chuẩn bị - Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK (nếu có). - Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng. - Bảng các hàng của số có 6 chữ số: Hàng Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị III. Các hoạt động dạy - học HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động 2. Kiểm tra 3. Bài mới a.Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn: - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề; + Mấy đơn vị bằng 1 chục? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?) + Mấy chục bằng 1 trăm? (1 trăm bằng mấy chục?) + Mấy trăm bằng 1 nghìn? (1 nghìn bằng mấy trăm?) + Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn?) + Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn?) - Hãy viết số 1 trăm nghìn. - Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? * Giới thiệu số có sáu chữ số: - GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu. * Giới thiệu số 432516 - GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100000 là một trăm nghìn. + Có mấy trăm nghìn? + Có mấy chục nghìn? + Có mấy nghìn? + Có mấy trăm? + Có mấy chục? + Có mấy đơn vị? - GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số. * Giới thiệu cách viết số 432 516 GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị? - GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 432 516 có mấy chữ số? - Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu? - GV khẳng định: Đó chính là cách viết các số có 6 chữ số. Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp. * Giới thiệu cách đọc số 432 516 - GV: Bạn nào có thể đọc được số 432 516? - Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. Nếu HS đọc chưa đúng GV giới thiệu cách đọc: Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu. - GV hỏi: Cách đọc số 432 516 và số 32 516 có gì giống và khác nhau. - GV viết lên bảng các số 12 357 và 312 357; 81 759 và 381 759; 32 876 và 632 876 yêu cầu HS đọc các số trên. c. Luyện lập, thực hành: HĐ1: Cả lớp: Bài 1: Viết theo mẫu. - GV hướng dẫn bài 1a. Bài 1b, GV gọi 1 HS lên bảng viết, HS khác đọc số. Bài 2: Viết theo mẫu. - GV hướng dẫn để HS hiểu: cột thứ nhất trong bảng là Viết số, các cột từ thứ hai đến thứ 7 là số trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị của số, cột thứ tám ghi cách đọc số.) - GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số. HĐ2: Cá nhân: Bài 3: Đọc số. - GV viết các số trong bài tập (hoặc các số có sáu chữ số khác) lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi HS đọc số. - GV nhận xét. Bài 4: Viết số. - GV đọc từng số trong bài (hoặc các số khác) và yêu cầu HS viết số theo lời đọc. - GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 4. Củng cố GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Chính tả toán” Cách chơi: GV đọc các số có bốn, năm, sáu chữ số. HS viết số tương ứng vào vở. - GV củng cố nội dung bài học. 5. Dặn dò - HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - Quan sát hình và trả lời câu hỏi. + 10 đơn vị bằng 1 chục. (1 chục bằng 10 đơn vị.) + 10 chục bằng 1 trăm. (1 trăm bằng 10 chục.) + 10 trăm bằng 1 nghìn. (1 nghìn bằng 10 trăm.) + 10 nghìn bằng 1 chục nghìn. (1 chục nghìn bằng 10 nghìn.) + 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.) - 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 100 000. - 6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1. - HS quan sát bảng số. - Có 4 trăm nghìn. - Có 3 chục nghìn. - Có 2 nghìn. - Có 5 trăm. - Có 1 chục. - Có 6 đơn vị. - HS lên bảng viết số theo yêu cầu. - 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp (hoặc bảng con): 432516. - Số 432 516 có 6 chữ số. - Ta bắt đầu viết từ trái sang phải: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. - 2 đến 3 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS đọc lại số 432 516. - Khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 432516 có bốn trăm ba mươi hai nghìn, còn số 32516 chỉ có ba mươi hai nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết. - HS đọc từng cặp số. - HS đọc yêu cầu bài 1. - HS lên bảng. Lớp làm vào vở. b) 523 453 Đọc: Năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mười ba. - HS đọc yêu cầu bài 2. - HS tự làm bài vào vở, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. (HS có thể dùng bút chì để làm vào SGK) + 369 815: Ba trăm sáu mươi chín nghìn tám trăm mười lăm. + ... - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tự làm vào vở. Lên bảng viết theo yêu cầu của GV. + 96 315: Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm. + ... - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tự làm vào vở. Lên bảng viết theo yêu cầu của GV. + 63 115; 723 936; - Nhận xét, sửa sai. - HS tham gia trò chơi ========================== Môn: Kĩ thuật Tiết : 2 VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tiết 2) I. Mục tiêu - Hs biết đặc điểm và cách sử dụng kim. - Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ). - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II. Đồ dùng dạy học - Kim, chỉ khâu. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC - Em hãy nêu một số vật liệu cắt may mà em biết? - Em hãy nêu một số dụng cụ cắt may mà em biết? - GV nhận xét và ghi lời nhận xét cho hs. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học - Giới thiệu bài : như tiết 1 Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim. * Cách tiến hành: như sách HDGV/16,17 Hoạt động 2 : Hs thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. * Mục tiêu : thực hành nhanh, đúng kỹ thuật. * Cách tiến hành : theo nhóm 2 - Hs lắng nghe - Hs trả lời và thực hành - Hs thực hành 4. Củng cố - GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh. 5. Dặn dò - Chuẩn bị bài sau: + Vải trắng 20cm x 30 cm + Kéo cắt vải, phấn may. ================================== Môn: Đạo đức Tiết : 2 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2) I. Mục tiêu - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. (Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành) - Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. - Biết quí trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị - SGK Đạo đức 4. - Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. III. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động 2. Bài cũ + Em hãy kể một vài việc làm trong học tập thể hiện tính trung thực? - Nhận xét. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập thực hành: *HĐ 1: Thảo luận nhóm (BT3 - SGK): - GV chia lớp thành 3 nhóm: òNhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra? òNhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi? òNhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em? - GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống. *HĐ 2: Hoạt động cá nhân (BT 4- SGK) - GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập lên trình bày. - GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó. 4. Củng cố - GV củng cố nội dung bài học. - Liện hệ giáo dục HS: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. 5. Dặn dò - Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. + Không chép bài của bạn trong giờ KT, không mượn vở của bạn để chép bài ở nhà, .. - HS nêu bài học. - Nhận xét bài của bạn. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp góp ý trao đổi. a/. Chịu nhận điểm kém, rồi quyết tâm học để gỡ lại. b/. Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng. c/. Nói bạn thông cảm, vì làm vậy là không trung thực trong học tập. - HS kể trước lớp. - Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ về mẫu chuyện vừa nghe. - Đại diện HS trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình trước lớp. - HS nêu lại ghi nhớ chung. - HS chép bài. ========================== Thứ ba, ngày 01 tháng 9 năm 2015 Môn: Chính tả (Nghe - viết) ; Tiết : 2 MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định. - Làm đúng BT2 và BT(3) a/b. II. Chuẩn bị Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a. III. Các hoạt động dạy - học HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp những từ do GV đọc. - Nhận xét về chữ viết của HS. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Tìm hiểu bài: HĐ1: Hướng dẫn nghe – viết chính tả: - Yêu cầu HS đọc đoạn văn. + Nội dung bài học nói lên điều gì? Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả (Tuyên Quang, ki- lô- mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, ...) * Viết chính tả - GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu. * Soát lỗi và chấm bài HĐ2: H/dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. sau – rằng – chăng – xin – băn khoăn – sao – xem. - Yêu cầu HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi. + Truyện đáng cười ở chi tiết nào? Bài 3: GV có thể chọn bài a hoặc b. a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS giải thích câu đố. b) Tiến hành tương tự như phần a 4. Củng cố - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học 5. Dặn dò - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Nghe – viết Cháu nghe câu chuyện của bà; phân biệt tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã - Nhận xét tiết học. - Ngan con, dàn hàng ngang, giang, mang lạnh, bàn bạc, 1. Nghe – viết: Mười năm cõng bạn di học - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. + Sinh cõng bạn đi học suốt mười năm - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Nghe GV đọc và viết bài. - HS dùng bút chì, đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. 2. Bài tập: - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào VBT. - Nhận xét, chữa bài. + Truyện đáng cười ở chi tiết: Ông khách ngồi ở hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông, nhưng thực chất là bà ta chỉ đi tìm lại chỗ ngồi. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - HS tự làm bài. Lời giải: chữ sáo và sao. Dòng 1: Sáo là tên một loài chim. Dòng 2: bỏ sắc thành chữ sao. - Lời giải: chữ trăng và trắng. ========================== Môn: Luyện từ và câu; Tiết : 3 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT I. Mục tiêu Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1); nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3). II. Chuẩn bị - Giấy khổ to kẽ sẵn bảng + bút dạ (đủ dùng theo nhóm). - HS: bài cũ – bài mới. III. Các hoạt động dạy - học HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS tìm các tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: + Có 1 âm: cô + Có 2 âm: bác - Nhận xét các từ HS tìm được. 3. Bài mới a.Giới thiệu bài: b.Tìm hiểu bài: HĐ1: Nhóm: Bài 1: Tìm các tiếng. - Chia HS thành nhóm nhỏ, phát giấy và bút dạ cho trưởng nhóm, yêu cầu HS suy nghĩ, tìm từ và viết vào giấy. - Yêu cầu 4 nhóm HS dán phiếu lên bảng. GV và HS cùng nhận xét, bổ sung để có một phiếu có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất. Bài 2: Cho các từ sau: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài. - Kẻ sẵn một phần bảng thành 2 cột với nội dung bài tập 2a, 2b - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm vào giấy nháp. - Gọi HS lên bảng làm bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung - 2 HS lê bảng mỗi HS tìm một loại, HS dưới lớp làm vào giấy nháp. + Có 1 âm: cô, chú, bố, mẹ, dì, cụ, kị + Có 2 âm: bác, thím, ông, anh, em.. - 2 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Hoạt động trong nhóm. a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu mến, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, xót xa, thương cảm. b. Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương: hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, độc địa, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, bạo tàn, cay nghiệt, nghiệt ngã, ghẻ lạnh. c. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu. d. Trái nghĩa với đùm bọc và giúp đỡ: Ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột, chèn ép. - Nhận xét, bổ sung các từ ngữ mà nhóm bạn chưa tìm được. - 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - HS trao đổi, làm bài. - Báo cáo kết quả. - Nhận xét, bổ sung bài của bạn. - Lời giải. Tiếng “ nhân” có nghĩa là “người”. Tiếng “ nhân” có nghĩa là “ lòng thương người” Nhân dân công nhân nhân loại nhân tài Nhân hậu nhân đức nhân ái nhân từ - Hỏi HS về nghĩa của các ngữ vừa sắp xếp. Nếu HS không giải nghĩa được GV có thể giải nghĩa cho HS. công nhân: người lao động chân tay, làm việc ăn lương. nhân dân: đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lí. nhân loại: nói chung những người sống trên trái đất loài người. nhân ái: yêu thương con người nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình có nghĩa. nhân đức: có lòng thương người. nhân từ: có lòng thương người và hiền lành. HĐ2: Cá nhân: Bài 3: Đặt câu với mỗi từ ở bài tập 2. 4. Củng cố - GV chốt lại nội dung. - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 5. Dặn dò - Dặn HS về nhà học thuộc các từ ngữ, câu tục ngữ vừa tìm được và làm bài tập 4 trang 17 SGK. Chuẩn bị bài sau: “Dấu hai chấm” - Nhận xét tiết học. - Phát biểu theo ý hiểu của mình. - HS đọc yêu cầu. - HS làm vào VBT. Báo cáo