Giáo trình Dinh dưỡng gia súc

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã trở nên cấp bách. Sinh viên đã và sẻ là trung tâm của dạy và học. Giáo trình là khâu quan trọng không thể thiếu được nhằm góp phần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Quyển “Giáo trình Dinh dưỡng gia súc” do PGS.TS. Lê Đức Ngoan biên soạn và xuất bản ở nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2002 nhằm cung cấp cho sinh viên đại học những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng động vật nói chung và dinh dưỡng gia súc nói riêng. Giáo trình dày khoảng 150 trang A4, bao gồm 12 chương. Bố cục và nội dung các chương rõ ràng. Để hoàn thành tập tài liệu có giá trị này, tác giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước, và có những sách và tài liệu mới xuất bản trong những năm gần đây 2006- 2007).

doc173 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Dinh dưỡng gia súc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dauGenerated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Về tác giả: 1. Họ và tên: Lê Đức Ngoan 2. Năm sinh: 05-01-1953 3. Học vị, học hàm: PGS.TS 4. Cơ quan công tác: khoa CNTY, trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế 5. E-mail: le.ngoan@vnn.vn Phạm vi và đối tượng sử dụng giáo trình: 1. Giáo trình cho các ngành đào tạo ở bậc đại học, cao đẵng các ngành: chăn nuôi, thú y và thủy sản 2. Loại hình trường sử dụng: Nông nghiệp, Thủy sản 3. Từ khóa: Dinh dưỡng; Gia súc; Năng lượng; Protein và axit amin; Lipit và axit béo thiết yếu; Carbohydrate và xơ; Nhu cầu dinh dưỡng; Lượng ăn vào; Khoáng thiết yếu; Khoáng vi lượng và đa lượng; Vitamin tan trong nước; Vitamin tan trong dầu; Tiêu hóa và hấp thu 4. Yêu cầu kiến thức: phải học xong môn Hóa sinh động vật, Sinh lý động vật và Giống gia súc 5. Giáo trình đã được xuất bản 2002 tại Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội; giấy phép xuất bản 64/715 do Cục xuất bản cấp 01/7/2002. Nộp lưu chiểu 9/2002. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. PGS. TS. Lê Đức Ngoan Giáo trình DINH DƯỠNG GIA SÚC Đại học Huế Sách điện tử (ver. 2, 2008) 2 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã trở nên cấp bách. Sinh viên đã và sẻ là trung tâm của dạy và học. Giáo trình là khâu quan trọng không thể thiếu được nhằm góp phần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Quyển “Giáo trình Dinh dưỡng gia súc” do PGS.TS. Lê Đức Ngoan biên soạn và xuất bản ở nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2002 nhằm cung cấp cho sinh viên đại học những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng động vật nói chung và dinh dưỡng gia súc nói riêng. Giáo trình dày khoảng 150 trang A4, bao gồm 12 chương. Bố cục và nội dung các chương rõ ràng. Để hoàn thành tập tài liệu có giá trị này, tác giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước, và có những sách và tài liệu mới xuất bản trong những năm gần đây 2006- 2007). Trong khuôn khổ thời lượng của một môn học “Dinh dưỡng gia súc” với 4 học trình, nội dung sách không thể bao trùm hết những vấn đề chuyên sâu của môn học dinh dưỡng được. Mong bạn đọc góp cho chúng tôi những ý kiến quý báu để tài liệu hoàn chỉnh hơn. “Giáo trình dinh dưỡng gia súc” đã được GS.TS. Vũ Duy Giảng đọc và góp ý. Chúng tôi xin chân thành cám ơn những đóng góp có giá trị của giáo sư. Bản giáo trình điện tử này đã được bổ sung và chỉnh sửa trên cơ sở bản in năm 2002. Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn trước sự góp ý của bạn đọc. Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ: PGS. TS. Lê Đức Ngoan, khoa Chăn nuôi-Thú y, trường đại học Nông Lâm Huế. 102 Phùng Hưng, Huế. Tel. 0543.537 292; Fax 0543. 524 923; E.mail: le.ngoan@vnn.vn PGS.TS. Trần Văn Minh Hiệu trưởng, chủ tịch HĐKH Trường đại học Nông Lâm Huế 3 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang CHƯƠNG I ... .. 8 GIA SÚC VÀ THỨC ĂN CỦA GIA SÚC ... ... 8 I. KHÁI NIỆM ... ... 8 1.1. Thức ăn là gì? ... . 8 1.2. Dinh dưỡng là gì? ... . 8 1.3. Chất dinh dưỡng là gì?... ... 9 II. THÀNH PHẦN THỨC ĂN... 10 Chất dinh dưỡng ... 10 2.1. Nước ... 11 2.2. Vật chất khô ... 12 III. PHÂN TÍCH THỨC ĂN ... 12 3.1. Các phương pháp phân tích gần đúng ... 12 3.2. Các phương pháp phân tích hiện đại ... 14 CHƯƠNG II... 16 NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC CỦA GIA SÚC ... 16 I. CHỨC NĂNG CỦA NƯỚC ... 16 1.1. Nước và trao đổi chất của cơ thể ... 16 1.2. Nước trao đổi ... 16 1.3. Nước và sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ... 17 1.4. Sự hấp thu nước ... 17 1.5. Nước cơ thể ... 18 1.6. Thay đổi nước (Water turnover) ... 18 1.7. Nguồn nước ... 18 1.8. Sự mất nước ... 19 1.9. Điều chỉnh uống nước ... 20 II. NHU CẦU NƯỚC ... 21 2.1. Yếu tố khẩu phần ăn ... 21 2.2. Yếu tố môi trường ... 21 2.3. Lượng nước hàng ngày... 22 2.4. Hạn chế nước uống ... 22 2.5. Chất lượng nước ... 23 CHƯƠNG III ... 26 CARBOHYDRATE ... 26 I. KHÁI NIỆM... 26 II. PHÂN LOẠI CARBOHYDRATE ... 26 2.1. Monosaccharide ... 28 2.2. Oligosaccharide ... 29 2.3. Polysaccharide (Glycan) ... 30 CHƯƠNG IV ... 34 LIPIT ... 34 I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG ... 34 1.1. Khái niệm ... 34 1.2. Chức năng ... 34 1.3. Phân loại ... 34 II. TIÊU HÓA VÀ HẤP THU LIPIT ... 39 2.1.Gia súc dạ dày đơn ... 39 2.2. Gia súc nhai lại ... 40 III. TÍCH LŨY MỠ ... 41 3.1. Nguồn thức ăn tác động đến tích lũy mỡ cơ thể ở gia súc dạ dày đơn ... 41 3.2. Nguồn thức ăn tác động đến mỡ sữa và mỡ cơ thể ở động vật nhai lại ... 41 4 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. CHƯƠNG V ... 42 TIÊU HOÁ VÀ HẤP THU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ... 42 I. TIÊU HÓA Ở GIA SÚC DẠ DÀY ĐƠN ... 44 1.1. Tiêu hóa ở miệng ... 44 1.2. Tiêu hoá ở dạ dày... 44 1.3. Tiêu hoá ở ruột non ... 45 1.4. Tiêu hoá ở ruột già ... 46 1.5. Tiêu hoá ở lợn con ... 47 1.6. Tiêu hoá ở gia cầm ... 47 1.7. Hấp thu các chất dinh dưỡng ở gia súc dạ dày đơn ... 48 II. TIÊU HÓA Ở GIA SÚC NHAI LẠI ... 49 2.1. Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hoá và đặc điểm tiêu hoá ... 49 2.2. Vi sinh vật dạ cỏ... 50 2.3. Tiêu hóa carbohydrate ... 51 2.4. Tiêu hóa protein ... 53 2.5. Phân giải và chuyển hóa mỡ ở dạ cỏ ... 55 2.6. Tổng hợp vitamin ở dạ cỏ ... 56 2.7. Các động thái tiêu hoá ở gia súc nhai lại ... 56 CHƯƠNG VI ... 58 PROTEIN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ PROTEIN CỦA THỨC ĂN ... 58 I. KHÁI NIỆM ... 58 II. PHÂN LOẠI PROTEIN TRONG THỨC ĂN ... 58 2.1. Protein ... 58 2.2. N phi protein (Non Protein Nitrogen - NPN) ... 61 2.3. Amin ... 61 2.4. Amit ... 62 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ PROTEIN ... 62 3.1. Protein thô (Crude Protein) ... 62 3.2. Protein thuần (True Protein) ... 63 3.3. Protein tiêu hóa (Digestible Crude Protein) ... 63 3.4. Các chỉ số protein dùng cho lợn và gia cầm ... 63 3.5. Protein lý tưởng (Ideal Protein): ... 66 3.6. Chỉ số protein dùng cho gia súc nhai lại ... 67 CHƯƠNG VII ... 69 TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA THỨC ĂN ... .. 69 I. TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG ... .. 69 1.1. Khái niệm chung ... . 69 1.2. Chuyển hóa năng lượng của thức ăn ... .. 69 1.3. Hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi ... . 73 II. HỆ THÔNG ƯỚC TÍNH VÀ BIỂU THỊ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG ... . 75 2.1. Hệ thống tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa (Total Digestible Nutrients - TDN) ... .. 76 2.2. Hệ thống đương lượng tinh bột (Starch Equivalent System - SES) ... ... 76 2.3. Hệ thống NEF của Đức ... ... 76 2.4. Hệ thống đơn vị thức ăn của Pháp ... .. 77 2.5. Hệ thống biểu thị giá trị năng lượng ở UK ... .. 77 2.6. Đơn vị thức ăn của Việt Nam ... . 78 CHƯƠNG VIII ... ... 81 VITAMIN ... .. 81 I. KHÁI NIỆM ... . 81 II. VITAMIN TAN TRONG DẦU ... ... 82 2.1. Vitamin A ... ... 82 2.2. Vitamin D ... .. 84 2.3. Vitamin E ... ... 86 2.4. Vitamin K... ... 87 5 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. III. VITAMIN TAN TRONG NƯỚC ... . 88 3.1. Vitamin nhóm B ... .. 88 CHƯƠNG IX ... ... 95 CHẤT KHOÁNG... ... 95 I. KHÁI NIỆM CHUNG ... . 95 II. KHOÁNG ĐA LƯỢNG ... .. 96 2.1. Canxi (Ca) ... . 96 2.2. Phôtpho (P) ... .. 98 2.3. Natri (Na) và Clo (Cl): ... . 99 2.4. Kali (K) ... .. 99 2.5. Manhê (Mg) ... 100 2.6. Lưu huỳnh (S) ... 100 III. KHOÁNG VI LƯỢNG ... 100 3.1. Sắt (Fe) ... 100 3.2. Đồng (Cu) ... 102 3.3. Coban (Co) ... 103 3.4. Kẽm (Zn)... 103 3.5. Mangan (Mn) ... 103 3.6. Iốt (I) ... 104 3.7. Selen (Se) ... 104 3.8. Flo (F) ... 104 3.9. Arsen (As) ... 104 CHƯƠNG X ... 106 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN ... 106 I. CÂN BẰNG CHẤT... 106 1.1. Cân bằng nitơ ... 106 1.2. Cân bằng cácbon ... 107 II. TỶ LỆ TIÊU HÓA ... 108 2.1. Khái niệm ... 108 2.2. Các phương pháp xác định ... 108 CHƯƠNG XI ... 120 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GIA SÚC ... 120 I. KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG ... 120 II. NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO GIA SÚC DUY TRÌ ... 121 2.1. Trao đổi cơ bản... 121 2.2. Trạng thái duy trì và ý nghĩa ... 121 2.3. Nhu cầu năng lượng ... 122 2.4. Nhu cầu protein ... 124 2.5. Các yêu tố ảnh hưởng nhu cầu duy trì ... 125 III. NHU CẦU CHO SINH TRƯỞNG ... 125 3.1. Đặc điểm sinh trưởng ... 125 3.2. Nhu cầu năng lượng ... 126 3.3. Nhu cầu protein cho sinh trưởng ... 128 3.4. Nhu cầu khoáng ... 129 IV. NHU CẦU CHO SINH SẢN ... 130 4.1. Đặc điểm sinh sản và ảnh hưởng của dinh dưỡng ... 130 4.2. Nhu cầu của gia súc đực sinh sản ... 131 4.3. Kích thích tăng sinh sản (Flushing) ... 132 4.4. Nhu cầu dinh dưỡng gia súc cái mang thai ... 132 V. NHU CẦU CHO TIẾT SỮA ... 133 5.1. Đặc điểm và sự hình thành sữa ... 133 5.2. Năng suất và thành phần sữa... 134 5.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa ... 135 5.4. Nhu cầu cho lợn nái nuôi con ... 136 VI. NHU CẦU CỦA GIA CẦM ĐẺ TRỨNG ... 137 6.1. Đặc điểm của gia cầm đẻ trứng ... 137 6 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 6.2. Nhu cầu dinh dưỡng ... ... 138 CHƯƠNG XII ... ... 142 THU NHẬN THỨC ĂN ... ... 142 I. CÁC KHÁI NIỆM ... ... 142 1.1. Thu nhận thức ăn ... . 142 1.2. Điều chỉnh lượng ăn vào ... .. 142 II. LƯỢNG ĂN VÀO CỦA GIA SÚC DẠ DÀY ĐƠN ... .. 143 2.1. Trung tâm điều khiển ... . 143 2.2. Quan sát cảm quang (Sensory appriasal) ... .. 144 2.3. Các yếu tố sinh lý ... . 144 2.4. Thiếu chất dinh dưỡng... ... 145 2.5. Chọn lựa thức ăn ... . 145 III. LƯỢNG ĂN VÀO Ở GIA SÚC NHAI LẠI ... ... 146 3.1. Thuyết điều hóa, điều nhiệt và lipit ... .. 146 3.2. Cảm quang ... . 147 3.3. Yếu tố vật lý ... ... 147 3.4. Trạng thái sinh lý ... . 148 IV. DƯ ĐOÁN LUỢNG ĂN VÀO ... . 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ... . 151 7 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. CHƯƠNG I GIA SÚC VÀ THỨC ĂN CỦA GIA SÚC Thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong chăn nuôi vì ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vật nuôi và chi phí cho sản phẩm làm ra. Thức ăn là thành phần chính để trực tiếp tạo nên sản phẩm và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi. Thông thường, thức ăn chiếm 65-70% chi phí cho sản phẩm chăn nuôi và là chìa khóa về lợi ích kinh tế của ngành (Lã Văn Kính, 2006). Do đó, sử dụng thức ăn hiệu quả là nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của ngành chăn nuôi trên thị trường trong nước và thế giới. Để đạt được mục đích này, điều quan trọng nhất là hiểu biết và đánh giá giá trị dinh dưỡng, các yếu tố ảnh hưởng cũng như nhu cầu vật nuôi về các chất dinh dưỡng mà thức ăn cung cấp. Các vấn đề nêu trên sẽ được trình bày ở các chương trong giáo trình này. Trong chương 1 này, chúng tôi trình bày một số khái niệm cơ bản về thức ăn và dinh dưỡng và các khái niệm này liên quan đến các chương sau. Yêu cầu sinh viên nắm vững các khái niệm nhưng không nhất thiết phải học thuộc. I. KHÁI NIỆM 1.1. Thức ăn là gì? Thức ăn là từ ngữ thường được sử dụng hàng ngày và khái niệm thức ăn đã được đề cập trong nhiều tài liệu. Nhìn chung, thức ăn là vật liệu mà sau khi gia súc ăn vào có khả năng tiêu hóa, hấp thu và đồng hóa. Khái niệm này hay được sử dụng trong nhiều tài liệu. Nói chung, thuật ngữ “thức ăn - food hay feed” để mô tả những vật liệu có khả năng ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho gia súc. Ví dụ: rau muống, cám gạo, bột ngô, bột cá, bột đỗ tương.. là những thức ăn cụ thể. Để khái quát, chúng ta có thể định nghĩa thức ăn như sau: Thức ăn là những sản phẩm thực vật, động vật và khoáng vật được cơ thể gia súc ăn vào, tiêu hóa, hấp thu và sử dụng cho các mục đích khác nhau của cơ thể. Trong thực tế không phải tất cả các vật liệu ăn vào đều có thể được tiêu hóa như nhau hay hoàn toàn được tiêu hóa ở các vật nuôi khác nhau. Sự khác nhau về khả năng tiêu hóa và sử dụng đã làm cho giá trị dinh dưỡng của thức ăn khác nhau. Ví dụ, cỏ khô và cỏ tự nhiên là những thức ăn khó tiêu hóa nhưng cám gạo, bột cá.. dễ tiêu hóa đối với lợn. Trong khi, cỏ và rơm khó tiêu hóa trên lợn thì dễ tiêu hóa ở bò, trâu Điều này cho thấy, giá trị của thức ăn khác nhau theo đối tượng sử dụng ngoài khả năng tiêu hóa nói trên. 1.2. Dinh dưỡng là gì? Trong từ điển, dinh dưỡng (nutrition) được khái niệm như là những bước chuyển tiếp nhờ đó mà cơ thể sống đồng hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn và sử dụng chúng cho duy trì, cho sinh trưởng và tạo sản phẩm. Đó là khái niệm chung nhất cho cả thực vật và động vật. Khái niệm đơn giản hơn về dinh dưỡng, đó là những quá trình hóa học và sinh lý của sự chuyển hóa thức ăn thành các tổ chức mô và hoạt chất sinh học của cơ thể. Các quá trình này bao gồm sự thu nhận thức ăn, sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, vận chuyển các chất đã hấp thu đến tế bào và loại bỏ những chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hóa học, sinh hóa và sinh lý học là cơ sở của dinh dưỡng học và công cụ để nghiên cứu dinh dưỡng. Dinh dưỡng học nghiên cứu các quá trình trên nhằm giúp cho cơ thể động vật chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm chính mình một cách hiệu quả nhất. Mục đích của dinh dưỡng học là nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng của động vật một cách chính xác nhất. 8 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 1.3. Chất dinh dưỡng là gì? Chất dinh dưỡng (nutrient) là các nguyên tố hay hợp chất hóa học có trong khẩu phần làm thỏa mãn sự sinh sản, sinh trưởng, tiết sữa hay duy trì quá trình sống bình thường. Sáu nhóm chất dinh dưỡng đã được phân loại như sau: nước, protein và axit amin, carbohydrate, lipit, vitamin, và các nguyên tố khoáng. Năng lượng mà tất cả gia súc đều cần được lấy từ mỡ, carbohydrate và từ các sản phẩm khử amin của các amino axit. Các chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào: nước, các vật liệu, các hợp chất cấu trúc (da, cơ, xương, thần kinh, mỡ) và chất điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Gia súc cần hơn 40 chất dinh dưỡng khác nhau và được lấy từ khẩu phần thức ăn và có những chất bản thân cơ thể không tổng hợp được gọi là ”chất dinh dưỡng thiết yếu”, và một số chất bản thân có thể tổng hợp được gọi là “chất dinh dưỡng không thiết yếu”. Nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm: các axit amin thiết yếu, các axit béo thiết yếu và các khoáng thiết yếu. 9 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. II. THÀNH PHẦN THỨC ĂN Bảng 1.1. Các chất dinh dưỡng mà gia súc, cây trồng và con người yêu cầu Chất dinh dưỡng Cây Gia Người Chất dinh dưỡng Cây Gia Người trồng súc trồng súc Nước x x x Khoáng (tiếp): Năng lượng x x x kali x x x Carbohydrate ? ? selen x x x Mỡ: x x silic x x x axit linoleic x x kẽm x x x axit linolenic x x nhôm x ? ? Protein: x x brôm x ? ? nitrogen x cesi x các axit amin: x x stronti x arginine x x cadmium ? ? histidine x x thủy ngân ? ? isoleucine x x lithi ? ? leucine x x chì ? ? lysine x x niken x ? methionine x x thiếc x ? phenyalanine x x vanadi x ? prolin x x Vitamin: threonine x x A x x trytophan x x C x x valine x x D x x Khoáng: E x x bo x x x K x x canxi x x x B12 x x coban x x x biotin x x đồng x x x cholin x x chrôm x x x folacin x x clo x x x niacin x x fluor x x x axit pantotenic x x sắt x x x pyridoxin x x iốt x x x riboflavin x x manhê x x x myo-inositol x x molypden x x x ? ? phot pho x x x ? Không đủ bằng chứng để nói rằng thực vật, động vật hoặc con người có nhu cầu. Thức ăn gia súc phần lớn lấy từ sản phẩm thực vật. Thực vật nhờ quá trình quang hợp mà tổng hợp được các hợp chất hữu cơ phức tạp từ CO2 và H2O trong không khí, còn chất vô cơ lấy từ đất. Nguồn năng lượng của thực vật được dự trữ dưới dạng hóa năng và gia súc có thể sử dụng và biến đổi cho phù hợp các mục đích khác nhau của cơ thể nó. Như vậy, gia súc và thực vật đều chứa những hợp chất hóa học tương tự nhau và chúng ta có thể nhóm chúng lại như ở bảng 1.1. 10 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1. Nước Hàm lượng nước trong cơ thể gia súc rất khác nhau tùy theo theo tuổi. Gia súc non chứa 750-800 g nước/kg thể trọng, nhưng ở gia súc trưởng thành thì giá trị này còn 500 g. Hàm lượng nước trong cơ thể luôn luôn ổn định và gia súc sẽ chết nhanh khi thiếu nước hơn là thiếu thức ăn. nước giữ chức năng vô cùng quan trọng là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng đến nuôi mô cơ, và chuyển chất thải từ mô cơ đến các cơ quan bài tiết. Do nhiệt riêng của nước cao nên khi động vật sản nhiệt lớn nhưng nhiệt độ cơ thể thay đổi rất ít. Nước cũng bị bốc hơi khỏi cơ thể qua phổi và qua da chính vì vậy nó có thêm chức năng nữa là điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nước Carbohydrate Lipit THỨC ĂN Hữu cơ Protein và axit nuclêic Axit hữu cơ Vật chất khô Vitamin Lignin hỗn hợp; axit hữu cơ; các hợp chất tạo màu, mùi và vị; hormon... Vô cơ: Thiết yếu: Ca, Cl, K, Mg, Na, P, S, Co, Cr, Cu, F, Fe, I, Mn, Mo, Ni,Se, Si, Sn, V, Zn. Không thiết yếu: Ag, Al, Au, Bi, Ge, Hg, Pb, Rb,Sb, Ti. Độc: As, Cd, F, Hg, Mo, Pb, Se, Si. Bảng 1.2. Thành phần một số thực vật và sản phẩm động vật (g/kg tươi) Nước Carbohydrate Lipit Protein Khoáng Rau muống 894 47 7 21 15 Cây ngô non 869,4 66,8 4 14 12 Hạt gạo tẻ 127,2 758 15 83,8 10 Hạt ngô tẻ 119 700,6 42,1 92,8 15 Sữa bò 876 47 36 33 8 Thịt nạc 720 6 44 215 15 Trứng 667 8 100 118 107 Gia súc lấy nước từ ba nguồn khác nhau: nước uống, nước có trong thức ăn và nước trao đổi. Nước trao đổi được hình thành trong quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ có chứa hyđrô. Hàm lượng nước có trong thức ăn cũng rất khác nhau từ 60g trong thức ăn tinh đến 900g/kg trong một số củ, quả. Do khác nhau về hàm lượng nước trong thức ăn nên khi so sánh giá trị dinh dưỡng của thức ăn chúng ta thường biểu thị dưới dạng vật chất khô (VCK, Bảng 1.3). Hàm lượng nước trong thực vật liên quan nhiều đến giai đoạn sinh trưởng: cây non chứa nhiều nước hơn cây già và môi trường sinh sống; thực vật thủy sinh chứa nhiều nước hơn thực vật trên cạn. Gia súc mất nước từ 3 nguồn chủ yếu là thải qua phân, qua nước tiểu và qua mồ hôi, và một phần qua hơi thở. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nước uống là vấn đề trở ngại cho người chăn nuôi, nhất là ở những vùng khô hạn quanh năm hoặc các mùa vụ khan hiếm nước. 11 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Bảng 1.3. Thành phần một số loại thức ăn tính g/kg vật chất khô Carbohydrate Lipit Protêin Khoáng Cỏ non 685 40 175 100 Hạt lạc 214 478 285 23 Sữa bò 379 290 266 65 Thịt nạc 21 157 768 34 Trứng 24 300 355 321 2.2. Vật chất khô Vật chất khô được chia thành hai nhóm chất hữu cơ và chất vô cơ, tuy nhiên đối với một cơ thể sống khó để tách biệt hai nhóm này. Rất nhiều chất hữu cơ có chứa các chất vô cơ như là một thành phần cấu tạo của chúng. Ví dụ, protein chứa lưu huỳnh, lipit và carbohydrate chứa phốt pho... Các bảng 1.2 và 1.3 cũng cho thấy sự khác nhau về thành phần VCK của thức ăn, hạt hòa thảo và cỏ chứa nhiều carbohdrate, còn hạt họ đậu chứa nhiều lipit và protein. Ngược lại, sản phẩm động vật chứa rất ít carbohydrate. Sự sai khác này do tế bào thực vật chứa nhiều xơ và tinh bột, còn tế bào động vật chứa nhiều prôtein và lipit. Hơn nữa, thực vật dự trữ năng lượng chủ yếu dưới dạng hyđrat cacbon như là tinh bột và đường fructan, còn động vật dự trữ dưới dạng mỡ. Hàm lượng mỡ cơ thể gia súc cũng rất khác nhau và liên quan tới tuổi: gia súc già chứa nhiều mỡ hơn gia súc non. Hàm lượng lipit trong thực vật rất thấp, ví dụ trong cỏ 40-50 g/kg VCK. Ở cả động và thực vật, protein là chất chứa nitơ chủ yếu và lượng nitơ chiếm 16% trong protein. Ở thực vật, hầu hết protein có ở các enzymee và hàm lượng protein cao ở cây còn non và giảm dần theo tuổi. Ở động vật thì cơ, da, lông, móng và lông len chứa chủ yếu protein. Giống như protein, các axit nuclêic là những hợp chất chứa nitơ và đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein trong cơ thể sống. Chúng mang thông tin di truyền của tế bào. Các axit hữu cơ có trong thực và động vật gồm axit citric, malic, succinic và pyruvic. Mặc dù các a
Tài liệu liên quan