Giáo trình Giao nhận vận tải quốc tế

GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ 1. Khái niệm về giao nhận 2. Lịch sử hình thành và phát triển 3. Phạm vi hoạt động của NGN quốc tế 4. Quyền, nghiã vụ và trách nhiệm của NGN quốc tế 5. Mối quan hệ giữa NGN với các bên tham gia BÀI 2: GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1. Một số dịch vụ của NGN đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 2. Một số chứng từ vận tải sử dụng trong giao nhận hàng hóa đường biển BÀI 3: GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1. Một số dịch vụ của NGN đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không 2.Một số chứng từ vận tải sử dụng trong giao nhận hàng hóa đường hàng không BÀI 4: GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC VÀ DICH VỤ GOM HÀNG 1. Giao nhận vận tải đa phương thức 2. Dich vụ gom hàng

pdf33 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Giao nhận vận tải quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 1 GIÁO TRÌNH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ Ts Ngô Thị Hải Xuân GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 2 GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ 1. Khái niệm về giao nhận 2. Lịch sử hình thành và phát triển 3. Phạm vi hoạt động của NGN quốc tế 4. Quyền, nghiã vụ và trách nhiệm của NGN quốc tế 5. Mối quan hệ giữa NGN với các bên tham gia BÀI 2: GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1. Một số dịch vụ của NGN đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 2. Một số chứng từ vận tải sử dụng trong giao nhận hàng hóa đường biển BÀI 3: GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1. Một số dịch vụ của NGN đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không 2.Một số chứng từ vận tải sử dụng trong giao nhận hàng hóa đường hàng không BÀI 4: GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC VÀ DICH VỤ GOM HÀNG 1. Giao nhận vận tải đa phương thức 2. Dich vụ gom hàng GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 3 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ 1. Khái niệm về giao nhận 1.1 Dịch vụ giao nhận (DVGN) - Freight Forwarding Service  Theo “Quy tắc mẫu của Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA (Federation Internationale de Associations de Transitaries et Assimilaimes) về dịch vụ giao nhận”, DVGN là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu hàng, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.  Theo Luật Thương mại Việt Nam, DVGN là là hành vi thương mại, theo đó người làm DVGN nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc NGN khác. 1.2 Người giao nhận (NGN) - Forwarder / International Freight Forwarder Chưa có một một định nghĩa chuẩn tắc của quốc tế về thuật ngữ “NGN hàng hóa quốc tế”. Ơû các nước khác nhau, người kinh doanh DVGN được gọi tên khác nhau: ‘Đại lý Hải quan” (Customs House Agent), “Môi giới hải quan” (Customs Broker), “Đại lý gửi hàng và giao nhận” (Shipping and Forwarding Agent), một vài trường hợp là “Người ủy thác chuyên chở, tức Người Chuyên chở chính” (Principal Carrier),  Theo Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA thì, “NGN là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân NGN không phải là người vận tải, NGN cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan,.v.v.”  Theo Luật Thương mại Việt Nam, người làm DVGN là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. 2. Lịch sử hình thành và phát triển : 2.1 Thế giới: DVGN ra đời từ nhu cầu trao đổi của con người. Sự phát triển của DVGN gắn liền với sự phát triển thương mại và khoa học kỹ thuật của thế giới. GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 4  Cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, với những phát kiến điạ lý, ra đời máy hơi nước nhiều quốc gia có nhiều đội thương thuyền phát triển mạnh.  Thế kỷ 16, 17 trường phái Chủ Nghiã Trọng thương, Học thuyết Adam Smith (1723- 1790) được các quốc gia vận dụng triệt để, thương mại Âïu - Á, Aâu - Mỹ phát triển mạnh. Thuỵ Sỹ, Đức , Anh được xem là những cái nôi của nghề giao nhận. Năm 1522, Hãng E. Vansai ra đời ở Badilay, Thuỵ Sỹ – đây là hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới.  Những năm đầu thế kỷ 20, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm lượng hàng hóa trao đổi giữa các châu lục tăng cao. Các Liên Đoàn, Hiệp hội các công ty giao nhận ở các quốc gia, châu lục ra đời. Đặc biệt là Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA ra đời năm 1926.  2.2 Việt Nam:  Trước năm 1976, miền Nam đã có công ty giao nhận (trong và ngoài nước)  Từ 1960 trở về trước, ở Miền Bắc hầu hết do các đơn vị XNK tự đảm nhiệm  Sau 1976, hoạt động giao nhận tập trung ở Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương  Sau 1986, hoạt động giao nhận được phát triển mạnh mạnh mẽ với các công ty trong và nước ngoài.  18/11/1993, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFAS) được thành lập  Năm 1994, VIFAS trở thành hội viên chính thức của FIATA 3. Phạm vi dịch vụ của NGN: NGN có thể tư vấn hoặc thay thế cho người gửi hàng hay người nhận hàng thực hiện mọi khâu trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán: 3.1Tư vấn, cố vấn về: - Đóng goí : Lựa chọn nguyên liệu để sử dụng - Tuyến đường : Chọn hành trình và phương tiện vận chuyển - Bảo hiểm : Loaị bảo hiểm cần cho hàng hóa - Thủ tục hải quan: Khai báo hàng xuất nhập - Chứng từ vận tải: Những chứng từ đi kèm - Các quy định về thanh toán: Yêu cầu của ngân hàng GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 5 3.2 Thay mặt cho người gửi hàng / nhận hàng 4. Quyền, nghiã vụ và trách nhiệm của NGN 4.1 Những căn cứ luật pháp luật về địa vị pháp lý của NGN:  Ở một số nước có luật tập tục (Common law): Địa vị pháp lý của NGN dựa trên khái niệm về đại lý. NGN là đại lý của người ủy thác (tức là người gửi hàng hoặc người nhận hàng) trong việc thu xếp vận chuyển hàng hóa cho họ, và NGN phụ thuộc vào những quy tắc truyền thống về đại lý, như việc phải mẫn cán thực hiện nhiệm vụ của mình, phải trung thực với người ủy thác, phải tuân theo những chỉ dẫn hợp lý và phải có khả năng tính toán cho tòan bộ quá trình giao dịch. Mặt khác, NGN được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò đại lý. Trong trường hợp, NGN đảm nhiệm vai trò của một người ủy thác (tức là bên chính – Principal), tự mình ký kết hợp đồng sử dụng những người chuyên chở và các đại lý, thì NGN không được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm nói trên, NGN phải chịu trách nhiệm cho cả quá trình vận chuyển hàng hóa kể cả khi hàng hóa ở trong tay người chuyên chở và các đại lý khác mà anh ta sử dụng. Hàng nhập Khai báo hải quan Dỡ hàng Giám sát hàng nhận Vận chuyển nội điạ ... Tổ chức Hàng quá cảnh Những lô hàng xuất nhập và quá cảnh Gom hàng vận tải, hàng nặng, hàng công trình Lấy mẫu Đóng goí lại Lưu kho hải quan Gửi tiếp Lấy hàng Đóng goí và đánh ký mã hiệu Lưu cước / lưu khoang Cấp chứng từ vận tải, chứng từ cước phí đi kèm Giám sát hàng giao Thông báo giao hàng cho khách hàng Khai báo hải quan ... Hàng xuất GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 6  Ở các nước có luật dân sự (Civil law): Địa vị pháp lý của NGN theo thể chế đại lý hưởng hoa hồng: họ vừa là đại lý của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng), vừa là người ủy thác (người chuyên chở hay đại lý khác). Như vậy, NGN có bổn phận của người đại lý và cũng có quyền hạn của một bên chính để đòi hỏi thực hiện các hợp đồng NGN ký kết để chuyên chở hàng của khách hàng. Tuy nhiên, luật dân sự của mỗi quốc gia có những điểm khác biệt, dẫn đến quyền và nghĩa vụ vủa NGN quy định ở mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau.  Hiệp hội Giao nhận quốc tế – FIATA đã soạn thảo một mẫu Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn để các nước tham khảo xây dựng điều kiện cho ngành giao nhận của mình. Bản mẫu có một số điểm chính sau: - NGN phải thực hiện ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng - NGN điều hành và lo liệu vận chuyển hang hóa được ủy thác theo sự chỉ dẫn của khách hàng và với cách thức thích hợp cho khách hàng - NGN không đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất định, có quyền tự do chọn lựa người ký hợp đồng phụ, có quyền quyết định sử dụng những phương tiện vận tải và tuyến đường vận tải thông thường, có quyền cầm giữ hàng để đảm bảo những khỏan nợ của khách hàng. - NGN chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm bản thân và người làm công của mình, không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba, miễn là đã tỏ ra cần mẫn thích đáng cho việc lựa chọn bên thứ ba đó. Trong trường hợp, NGN là bên ủy thác, thì phải chịu thêm trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba. 4.2 Quyền, nghiã vụ và trách nhiệm của NGN theo quy định của luật Việt Nam:   Theo quy định Điều 167, Luật Thương mại Việt Nam quy định: - NGN được hưởng tiền công và các khoản thu hợp lý khác - Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng - Trong quá trình thực hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng phải thông báo cho khách hàng biết để xin được chỉ dẫn thêm. - Phải thực hiện nghiã vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghiã vụ với khách hàng.  Khi NGN là đại lý: sẽ phải chiụ trách nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiết sót như: - Giao hàng không đúng chỉ dẫn - Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn - Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan - Chở hàng sai nơi đến quy định - Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế - Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. - Chiụ trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình. Nhưng không cjhiụ trách nhiệm đối với những thiệt hại do người thứ ba gây ra. GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 7  Khi NGN là người chuyên chở: - Chiụ trách nhiệm cung cấp những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu - Chiụ trách nhiệm về những thiệt hại do người thứ ba gây ra - là người, anh ta thuê để thực hiện hợp đồng với khách hàng Điều 170, Luật Thương mại Việt Nam giới hạn trách nhiệm của NGN: - Trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng; - Không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải lỗi của mình gây ra - Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hóa ghi trên hoá đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. - Người làm DVGN không phải chiụ trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: + Không nhận được thông báo khiếu nại trong vòng 14 ngày làm việc, kể từ ngày giao hàng + Không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc toà án trong thời gian 9 tháng, kể từ ngày giao hàng. Điều 169, Luật Thương mại Việt Nam quy định Người làm DVGN không chiụ trách nhiệm trong những trường hợp sau: - Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác - Khách hàng đóng goí và ghi ký mã hiệu không phù hợp -Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa - Do chiến tranh, đình công - Do các trường hợp bất khả kháng -... 5. Mối quan hệ giữa NGN với các bên tham gia: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 8 5.1 Chính phủ và các nhà quản lý đương cục:  Cơ quan cảng, sân bay, cửa khẩu  Hải quan  Bộ Y tế, Cơ quan kiểm dịch  Cơ quan giám định hàng hóa  Bộ Thương mại (Phòng Thương mại)  Các Bộ, ban ngành có liên quan khác  Các cơ quan lãnh sự 5.2 Các tổ chức ngọai thương: đóng vai trò là các chủ hàng đối với hãng tàu, đại lý vận tải và cảng. 5.3 Công ty bảo hiểm: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận chuyển 5.4 Người chuyên chở hay các đại lý khác: - Chủ tàu, người kinh doanh vận tải bộ, đường sắt, hàng không - Người kinh doanh vận tải nội địa - Người bốc xếp, tổ chức đóng gói, lưu kho - Đại lý của NGN, hay chi nhánh, đại diện của họ ở nước ngoài NGƯỜI GIAO NHẬN Kiểm soát XNK Giám sát ngọai hối / cấp giấy phép y tế, Kiểm dịch, kiểm nghiệm Cơ quan lãnh sự Giám định Cơ quan Hải quan Cảng, sân bay, cửa khẩu Người gởi Người nhận Người chuyên chở và các đại lý khác Chủ tàu Người kinh doanh vận tải bộ / đường sắt / vận tải nội thuỷ / Hàng không Người giữ kho Tổ chức đóng gói Đại lý Chính phủ và các nhà đương cục khác Người bảo hiểm Ngân hàng GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 9 5.5 Ngân hàng: thực hiện việc thanh tóan hợp đồng mua bán, cước phí CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Trình bày khái niệm, phạm vi của người giao nhận 2. Quyền, nghiã vụ và trách nhiệm của NGN theo quy định của luật Thương Mại Việt Nam 3. Trình bày mối liên hệ giữa các bên có liên quan trong hoạt động giao nhận Yêu cầu học viên xem quy định của Luật Thương Mại Viêt Nam, Hiệp hội Giao Nhận quốc tế (www.fiata.com) GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 10 BÀI 2: GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1. Một số dịch vụ của NGN đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: Tùy vào nội dung hợp đồng giao nhận với chủ hàng (nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu) mà NGN có thể thực hiện các công việc sau: 1.1 Dịch vụ thuê tàu cho chủ hàng:  Thuê chỗ (booking / booking space): Đây là dịch vụ mà NGN thay mặt cho chủ hàng, thuê chỗ trên tàu còn được gọi là dịch vụ “lưu cước” hoặc “lưu khoang”, có nghĩa là chỉ thuê chỗ đủ cho hàng của mình có sẵn mà không thuê cả tàu. Đặc điểm tàu chợ: - Hoạt động trên tuyến đường (hay luồng tàu) thường xuyên (regular line) theo lịch trình (sailling schedule) - Giá cước ấn định trước - Không có hợp đồng vận tải - Hàng hóa được vận chuyển theo phương thức này thông thường là hàng bách hóa (General Cargo) hoặc hàng container với số lượng nhỏ. Thuê tàu chyến (Voyage charter): Đây là dịch vụ thuê tàu mà NGN đại diện cho chủ hàng, yêu cầu chủ tàu hoặc người chuyên chở cho thuê toàn bộ chuyến tàu theo các điều kiện đã thoả thuận giữa 2 bên trong hợp đồng thuê tàu để thực hiện chuyên chở hàng hóa. Dịch vụ thuê tàu chuyến chỉ thưcï hiện khi chủ hàng có đủ lượng hàng cho một hay nhiều chuyến tàu. Hàng trong trường hợp này thường là:than, quặng, gỗ, sản phẩm dầu mỏ, ngũ cốc, đường các loại, ciment, phân bón, dầu thực vật, hoa quả các loại, Đặc điểm tàu chuyến: - Khối lượng hàng hóa chuyên chở lớn - Lịch trình tàu chạy được ấn định trên cơ sở nhu cầu của người thuê - Cước phí được hình thành trên cơ sở thoả thuận - Quan hệ chuyên chở được thiết lập trên cơ sở hợp đồng thuê tàu chuyến (voyage charter – party), và theo mẫu in sẵn do các công hội hàng hải soạn thảo 1.2 Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu:  Đối với hàng không đóng trong container: * Hàng xuất: - Đóng gói bao bì hàng hóa GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 11 - Vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng gửi - Lưu kho, bãi - Xếp hàng tại cảng đi * Hàng nhập: - Nhận hàng tại cảng dỡ - Đóng gói bao bì - Vận chuyển hàng từ cảng về kho của chủ hàng  Đối với hàng container: * Hàng xuất: - Vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng gửi - Đóng hàng hóa vào container (kể cả xếp, chèn lót) tại bãi hay trạm làm hàng lẻ (Container freight station – CFS) tùy theo phương thức gửi nguyên container (FCL/FCL – Full container load) hay phương thức gửi hàng lẻ (LCL/LCL – Less than container load) - Xếp hàng tại cảng đi * Hàng nhập: - Nhận hàng tại cảng dỡ - Rút hàng tại bãi hoặc CFS - Vận chuyển hàng từ cảng về kho của chủ hàng 1.3 Dịch vụ khai thuê hải quan: Dịch vụ khai thuê có đã từ lâu, nhưng chỉ thực sự được xem là loại hình dịch vụ kinh doanh chính thức của NGN ở Việt Nam khi có quyết định số 15/1999/QĐ-TCHQ ngày 08/01/1999 của Tổng cục hải quan về “Quy chế tạm thời quản lý dịch vụ khai thuê hải quan”. NGN sẽ đại diện cho chủ hàng thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng quy định tại các cửa khẩu. Hiện nay, tại Viêt Nam có hai hình thức khai báo thủ tục hải quan: thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử. 1.4 Dịch vụ kho bãi: NGN cung cấp hệ thống kho bãi và trang thiết bị phục vụ công tác kho hàng cho chủ hàng khi có yêu cầu. Có một số loại kho sau đây:  Kho ngoại thương: có các đặc đỉêm chính như sau: - Là kho trung chuyển nên không cho phép chứa hàng lâu ngày; - Là kho dự trữ, tập kết hàng hóa làm thủ tục kiểm nghiệm, tái chế, sửa chữa bao bì, thủ tục hải quan chờ tàu đến để giao hàng trong thời gian sớm nhất. GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 12  Kho làm hàng lẻ – CFS: làm nơi lưu trữ, làm nơi tập trung các lô hàng lẻ để đóng chung vào container, đồng thời giúp các nhà sản xuất, thương mại trong và ngoài nước tập trung các đơn hàng xuất nhập khẩu lớn.  Kho hàng ngoại quan (Bonder warehouse): là nơi gửi hàng hóa của nước ngòai để nhập khẩu vào trong nước hay chuyển khẩu đi nước thứ ba hay hàng hóa trong nước để xuất khẩu nhưng chưa làm thủ tục hải quan. 2. Một số chứng từ vận tải sử dụng trong giao nhận hàng hóa đường biển: Bảng kê khai hàng hóa (Cargo list) Là chứng từ của chủ hàng gửi cho hãng tàu hoặc người chuyên chở để làm cơ sở lập Manifest, và là cơ sở xếp hàng vào container. Chứng từ lưu cước (Booking note): Là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của người thuê một phần con tàu và người cho thuê về việc đồng ý xếp hàng lên tàu. Khi ký vào booking note, chủ tàu hay người chuyên chở đã đồng ý cung cấp cho người gửi hàng diện tích hầm hàng hoặc số lượng container mà chủ hàng đăng ký. Lệnh xếp hàng (Shipper Order – S/O): Là chứng từ của người gửi hàng, nêu các yêu cầu cụ thể về lô hàng sẽ xếp để hãng tàu / người chuyên chở nắm được và thực hiện, và là cơ sở để lập vận đơn. Lệnh cấp container rỗng ( Delivery order of empty container) Là chứng từ do hãng chuyên chở cấp cho người gửi hàng dựa trên cơ sở booking note, trong trường hợp hàng gửi nguyên container. Theo lệnh này, hãng chuyên chở sẽ cung cấp container rỗng cho chủ hàng đóng hàng. 2.5 Hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter – Party / CP): Là văn bản được ký kết giữa người thuê tàu và chủ tàu hoặc người chuyên chở khi thuê tàu chuyến. Do tập quán hàng hải quốc tế, khi giao dịch thuê tàu chuyến người ta sử dụng hợp đồng mẫu. Có hai loại hợp đồng mẫu chính: - Loại tổng hợp: GENCON, NUVOY, - Loại chuyên dụng(Tanker CP - dầu, Grain CP – thóc lúa,): NOGRAIN 89, MOBILVOY 96, SHELLVOY 5, CEMECO, CUBASUGAR, Nội dung hợp đồng(C/P), bao gồm: - Các điều khoản in sẵn (có thể thoả thuận xoá bỏ hoặc thay đổi hoặc bổ sung thêm). GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ GV. THS NGÔ THỊ HẢI XUÂN 13 - Các điều khoản thoả thuận bổ sung: được tập hợp trong phụ kiện kèm theo C/P. Bảûn Lược Khai (Manifest): Là bản liệt kê tóm tắt tất cả hàng hóa chở trên tàu, do người vận tải lập ra. Có hai loại manifest: Manifest chính do hãng tàu lập (Masterr Manifest) Manifest cua NGN (House Manifest) Trường hợp sử dụng: - Thông báo của tàu cho người nhận hàng biết về hàng hóa - Làm chứng từ để thuyền trưởng khai báo hải quan - Làm cơ sở thanh toán với cảng hay đại lý tàu biển về các loại chi phí có liên quan đến hàng hóa - Làm căn cứ lập biên bản giao nhận hàng hóa giữa tàu và cảng Thông Báo Sẵn Sàng (Notice Of Readiness): Là văn bản do thuyền trưởng gửi cho người gửi hàng hay người nhận hàng để thông báo về việc tàu đã sẵn sàng xếp hay dỡ hàng, nhằm mục đích thông báo cho chủ hàng hay người nhận hàng chuẩn bị xếp dỡ Nội dung: Báo tin ngày giờ tàu đến cảng và sẵn sàng bốc dỡ loại hàng nhất định với số lượng nhất định. Ngày giờ mà chủ hàng chấp nhận thông báo, ghi rõ tên và chức vụ Lịch Trình Bốc Dỡ (Time-Sheet): Là bản thống kê tổng hợp việc sử dụng thời gian bốc dỡ nhằm tính toán tiền thưởng phạt bốc dỡ do hãng tàu / người chuyên chở lập Tác dụng: là cơ sở cụ thể tính tiền thưởng bốc dỡ nhanh (dispatch) hay tiền phạt bốc dỡ chậm (demurrage) Biên lai thuyền phó (mate’s receipt): Là biên lai nhận hàng để chở do thuyền phó ký, làm căn cứ để thuyền trưởng / hãng tàu ký phát vận đơn đường biển. Biên lai thuyền phó không phải là chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa được bốc lên tàu. Nội dung: tên tàu, tên cảng đến, ngày tháng ký biên lai, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng
Tài liệu liên quan